Cập nhật nội dung chi tiết về Xua Tan Nỗi Lo Da Xấu Trong Thời Kỳ Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mang thai, nội tiết tố cơ thể thay đổi gây nên nhiều vấn đề về da mà các mẹ bầu không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc chăm sóc da trong giai đoạn thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết để mẹ bầu có một vẻ ngoài tự tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc đúng cách mà thường hay mắc phải những sai lầm cơ bản khi dưỡng da trong thai kỳ. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu biết thêm những thông tin cơ bản để có một làn da mịn màng như “sao Hàn” ngay cả khi mang thai.
Đa số các mẹ vẫn thường gặp nhiều rắc rối khi chăm sóc da khi mang thai
1. Các vấn đề về da khi mang thai
Mụn
Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi làm kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông và sinh ra mụn trứng cá. Vì vậy, mụn là một trong những vấn đề thường gặp của nhiều phụ nữ khi mang thai.
Mụn có thể là một nỗi lo của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai
Để ứng phó an toàn với kẻ thù cứng đầu này, mẹ bầu nên rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày với loại sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ và không gây kích ứng da. Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da khác, nhưng phải đặt sự an toàn và dịu nhẹ của nó lên hàng đầu. Và nếu có bất kỳ sản phẩm nào làm bạn băn khoăn trước và sau khi sử dụng, thì hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi khi dưỡng da trong thai kỳ.
Da bị mẩn đỏ
Làn da của chị em phụ nữ khi mang thai thường bị khô, mẩn đỏ và trở nên nhạy cảm. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng xà phòng có hoạt tính dịu nhẹ để vệ sinh vùng da đó mỗi ngày hoặc dùng một chiếc khăn lạnh để đắp lên vùng da bị mẩn đỏ khoảng 30 phút. Tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng hay những biện pháp lan truyền trên mạng vì có thể gây ra dị ứng cho làn da bạn. Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không cải thiện được tình hình thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.
Việc nổi mẩn đỏ khiến da nhạy cảm và trông mất thẩm mỹ
Da bị nám
Do sự thay đổi sắc tố da khi mang thai, di truyền hoặc do tác động của ánh nắng mặt trời, trong giai đoạn thai kỳ, các vết nám trên má có thể xuất hiện. Để bảo vệ làn da khỏi nám và tàn nhang, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khi ra ngoài và chờ đến sau khoảng thời gian cho con bú để có thể sử dụng các loại mỹ phẩm trắng da, trị nám.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để không tạo môi trường cho nám da và các đốm tàn nhang
Rạn da
Khi mang thai, vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không thể giãn ra kịp dẫn đến tình trạng đứt gãy. Sau khi sinh, các vết rạn sẽ chuyển thành sẹo màu trắng, vì đã trở thành sẹo nên việc điều trị lúc này trở nên vô cùng khó khăn.
Mặc dù chưa có một phương pháp cụ thể nào để điều trị rạn da và các sản phẩm trên thị trường chỉ có thể giảm thiểu bớt tác động xấu của rạn da, bạn có thể chủ động phòng tránh bằng cách chú ý tới quá trình tăng cân của mình. Đảm bảo cơ thể không lên cân quá nhiều, quá nhanh, cần duy trì chế độ ăn cân bằng với nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có một làn da cân đối và khỏe mạnh.
Rạn da có thể để lại sẹo vô cùng mất thẩm mỹ
Da bị ngứa
Trong giai đoạn mang thai, đôi khi mẹ bầu mắc phải tình trạng da nhạy cảm: khô rát và ngứa ngáy. Đặc biệt là da ở vùng mặt, bụng, chân và tay. Để tránh tình trạng da bị ngứa, bạn có thể dưỡng da trong thai kỳ bằng cách sử dụng sữa tắm và sữa rửa mặt có độ pH dịu nhẹ cho da, đồng thời, dùng các loại khăn lau mềm, dịu để chăm sóc vùng da nhạy cảm. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh các loại mỹ phẩm nhiều mùi thơm, dạng lỏng, chứa hydrocortisone vì chúng có thể dễ gây kích ứng lên da.
Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm nhiều mùi thơm khi da bị ngứa vì có thể gây kích ứng trên da
Mọc nhiều lông
Khi mang thai bạn có thể thấy xuất hiện thêm nhiều lông mọc ở vùng nách, vùng bụng, dưới cằm và ria mép. Do quá trình thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể, việc này sẽ thỉnh thoảng xảy ra với những mẹ bầu khác nhau. Tuy nhiên, sau khi sinh khoảng vài tuần hay vài tháng, hiện tượng này sẽ không còn nữa.
Phải cẩn thận khi xử lý những vùng vi ô lông cứng đầu
2. Phương pháp chăm sóc da khi mang thai
Giai đoạn mang thai là một quá trình nhạy cảm vì những gì mẹ làm, mẹ ăn, mẹ uống đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chúng mình hiểu rằng, phụ nữ ai cũng muốn mình đẹp, ngay cả khi mang thai, nhưng để an toàn cho cả mẹ và bé, bạn vẫn phải hết sức cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm khi dưỡng da trong thai kỳ. Do đó, sausinh đã tổng hợp một số phương pháp làm đẹp đơn giản nhưng lại giúp ích rất nhiều cho làn da của mẹ đấy!
Uống đủ nước giúp bạn có một làn da khỏe mạnh
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp bạn duy trì sức sống, tăng cường trao đổi chất, chống khô và bảo vệ làn da.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng và chống lại hiện tượng nám da.
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF cao, ít kích ứng khi ra đường.
– Khi sử dụng kem dưỡng da, ưu tiên loại chứa nhiều mật ong và vitamin C vì chứa nhiều dưỡng chất có ích và không gây hại đến làn da của bạn.
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm dưỡng da có chứa nhiều tạp chất, các biện pháp chữa trị nám, sẹo trên da khi dưỡng da để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Hỏi ý kiến chuyên khoa da liễu và các bác sĩ để hiểu rõ hơn về các sản phẩm trước khi sử dụng.
Ăn trái cây, hoa quả tươi để bổ sung khoáng chất và vitamin, giúp bảo vệ làn da
Bà Bầu Ăn Gì Để Chuyển Dạ Nhanh ? Xóa Tan Nỗi Lo Ở Tháng Cuối Thai Kỳ
Trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu không thể không lo lắng đến ngày em bé của mình ra đời. Chỉ mong sao cho mau mau gặp được thiên thần nhỏ của mình. Hiểu được tâm lý đó Medplus đã có bài viết bà bầu ăn gì để chuyển dạ nhanh dành cho các mẹ bầu.
Bà bầu ăn gì để chuyển dạ nhanh ?
Thơm/dứa
Nhờ vào đặc tính chua của thơm mà chúng chứa hàm lượng vitamin C cao. Từ đó giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Chất chống oxy hóa có khả năng hòa tan trong nước sẽ ngăn chặn suy giảm tế bào.
Lưu ý rằng nồng độ bromelain trong dứa rất thấp, bạn sẽ phải ăn một lượng lớn dứa tươi để đạt được hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng tiêu chảy nên mẹ cần lưu ý.
Mè đen
Mè đen không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp chuyển dạ nhanh hơn. Mẹ hãy ăn chè mè đen từ tuần thai thứ 35. Mè đen cũng là một trong những loại thực phẩm kích thích chuyển dạ các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dùng.
Vì trong mè đen không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: protein, vitamin E, dầu hay axit folic, mà còn có tác dụng bổ máu và cực kì tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời làm đẹp da và tóc cũng như kích thích quá trình sinh nở cho mẹ bầu.
Từ tuần thai thứ 34, 35, mẹ bầu có thể nấu món chè hoặc cháo mè đen ăn khoảng 3 lần/ tuần. Mỗi lần ăn khoảng 1 bát cơm sẽ rất tốt cho quá trình sinh thường.
Rau lang
Ăn rau lang luộc trong 2 tuần cuối thai kỳ không chỉ giúp chống táo báo, lợi sữa mà còn giúp việc chuyển dạ nhanh hơn.
Ăn rau lang vào tháng cuối thai kỳ thường xuyên đến khi đau bụng sắp sinh. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian lâm bồn. Vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm các cơn đau đáng kể.
Để chế biến món ăn từ rau lang nhanh chóng và đơn giản chúng ta có thể làm món rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu canh tôm…
Nước lá tía tô
Tuy nhiên, mẹ chỉ uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ, tránh uống những tuần trước khi sinh vì có thể dẫn đến sinh non.
Những điều lưu ý khi bà bầu bắt đầu chuyển dạ :
Khi bà bầu có dấu hiệu chuyển dạ phải lập tức đến ngay bệnh viện
Những tháng cuối thai kỳ bà bầu nên theo dõi thường xuyên những dấu hiệu của thai nhi
Tập đi lại nhiều hơn để chuyển dạ được dễ hơn
Cố gắng bồi dưỡng, ăn uống để có sức khỏe ở những tháng cuối
Nguồn: Tổng hợp
Giải Đáp Nỗi Lo ‘Bà Bầu Ăn Lá Lốt Trong Thai Kỳ Sẽ Bị Mất Sữa’
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần thận trọng trong ăn uống để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn lá lốt trong thai kỳ sẽ bị mất sữa. Nỗi lo này khiến nhiều mẹ bầu dù rất thích vị thơm thơm, cay cay của lá lốt cũng phải dè chừng những món ăn có lá lốt vì sợ ảnh hưởng đến bào thai
Bà bầu ăn lá lốt được không?
Lá lốt – một loại rau quen thuộc thường được dùng trong chế biến món ăn và dùng làm thuốc.
Trong Đông Y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Tác dụng của lá lốt giúp giảm đau, chống phong hàn, chữa chứng tay chân lạnh, nôn mửa, đầy hơi khó tiêu. Với bà bầu, lá lốt giúp tăng cường sức đề kháng, trị cảm hàn. Bà bầu ăn lá lốt có thể giúp giảm chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi tay chân, đau lưng, đau đầu.
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá lốt rất tốt cho sức khỏe con người vì nó khả năng chống viêm, bảo vệ gan, chống loét, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, giảm chảy máu chân răng, mất nước… cùng nhiều công dụng khác.
Bà bầu ăn lá lốt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Đặc biệt, thông tin nào cho rằng bà bầu ăn lá lốt sẽ làm tắc sữa là không có căn cứ. Vì hiện chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào chứng minh bà bầu ăn lá lốt dẫn đến tình trạng mất sữa. Thay vào đó, một số thử nghiệm cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid và tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tích cực với sức khỏe mẹ bầu.
Như vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt trong thai kỳ với số lần ăn trung bình 1 – 2 bữa/tuần để thay đổi khẩu vị.
Tuy nhiên các mẹ bầu cần lưu ý, không nên ăn lá lốt với số lượng quá nhiều vì có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ nhiệt trong người, gây khó chịu. Nếu có ý định ăn lá lốt trong thời gian dài, đặc biệt là có tiền sử sảy thai thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Những món ăn ngon từ lá lốt mẹ bầu có thể ăn
Có rất nhiều món ăn được chế biến cùng lá lốt. Một số món ăn ngon, bổ dưỡng từ lá lốt tốt cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển thai nhi mà mẹ bầu có thể ăn là: Chả cuốn lá lốt, thịt bò hoặc thịt heo xào lá lốt, canh thịt bò nấu lá lốt, thịt heo xào sả ớt – lá lốt, trứng rán lá lốt…
Chị em phụ nữ cần nhớ rằng, mang thai là thời điểm cực kỳ quan trọng nên việc ăn uống và giữ gìn sức khỏe cần phải được chú ý cẩn thận. Vì thế, ngoài lá lốt vẫn còn có rất nhiều những loại thực phẩm khác tốt cho bà bầu mà chị em có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình.
10 Cách An Toàn Giúp Bà Bầu Xóa Tan Nỗi Lo Nghẹt Mũi, Không Cần Dùng Đến Thuốc
Có khoảng 30% bà bầu gặp phải triệu chứng nghẹt mũi trong thai kỳ. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé nhưng khiến chị em cảm thấy khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bà bầu bị ngạt mũi không nên dùng thuốc, thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số giáp pháp an toàn cho thai kỳ ngay tại nhà.
Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao?
1. Hít hơi nước
Cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng nghẹt mũi là hít hơi nước. Bà bầu hãy lấy một ít nước nóng cho vào bát. Tiếp đến, trùm khăn lên đầu và từ từ hít thở sâu trong khoảng từ 3 – 5 phút.
2. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ cũng giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu. Hoạt động này làm tăng độ ẩm trong phòng và giúp bạn hết nghẹt mũi. Bà bầu lưu ý nên vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên và thay nước để vi khuẩn không phát triển.
3. Vệ sinh mũi bằng nước muối
4. Ngửi hỗn hợp muối, baking soda
Bà bầu bị nghẹt mũi có thể lấy một ít nước sạch, thêm một muỗng cà phê muối và baking soda trộn đều. Tiếp đến, đổ một ít vào lòng bàn tay rồi ngửi liên tục đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày đến khi triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm.
5. Xì một bên mũi
Giữ một lỗ mũi bằng ngón tay cái và nhẹ nhàng xì bằng mũi bên kia. Không khí thoát qua lỗ mũi sẽ làm thông thoáng lối đi. Lặp lại tương tự với bên mũi còn lại để giảm cảm giác nghẹt mũi.
6. Kê cao đầu khi ngủ
Khi bị nghẹt mũi, bà bầu nên kê cao gối để đầu ở vị trí cao hơn khi ngủ. Hoạt động này sẽ giảm nguy cơ nghẹt mũi và chứng ợ nóng trong thai kỳ.
7. Tập thể dục
Các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhanh sẽ làm giảm nguy cơ nghẹt mũi ở bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn những khu vực không khí trong lành để tình trạng nghẹt mũi không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
8. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C
9. Bấm huyệt
Để thoát khỏi tình trạng nghẹ mũi, bà bầu hãy dùng ngón tay cái nhấn các điểm tại khu vực sống mũi và hốc mắt trong khoảng năm phút. Bà bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn sau khi thực hiện động tác này.
10. Uống trà gừng
Gừng chứa các dưỡng chất chống viêm. Bà bầu bị nghẹt mũi hãy bắt đầu ngày mới với một tách trà gừng nóng bằng cách pha gừng tươi nghiền nhỏ và một ít mật ong. Đồ uống này có tác dụng làm sạch đường mũi cực kỳ hiệu quả.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xua Tan Nỗi Lo Da Xấu Trong Thời Kỳ Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!