Cập nhật nội dung chi tiết về Xin Chào Bác Sĩ Sản Phụ Khoa. Cháu Năm Nay 25 Tuổi, Đang Mang Thai Tháng Thứ 7. Khoảng 1 Tuần Nay Cháu Bị Ngứa Mu Vùng Kín, Có Ra Nhiều Huyết Tr… mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trả lời
Các yếu tố gây ngứa cơ quan sinh dục ở thai phụ
– Sự rạn da do căng giãn quá mức(xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ). Tình trạng này gây ngứa (mảng và sẩn mề đay) ở 20% thai phụ.Thai phụ bị ngứa cơ quan sinh dục do nguyên nhân này thường bị ngứa ở vùng háng và vùng mu. Bên cạnh đó thai phụ có thể bị ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, tay, mông, đùi… – Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai.Điều này làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có…). thường gây ngứa ở vùng bẹn và vùng mu.
– Đổ mồ hôi nhiều:Làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn… – Thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo:Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
– Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng):Xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục. Gây ngứa vùng hậu môn. Thai phụ cần làm gì?
Cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi. Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau:
– Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót). Không được mặc quần áo bó sát.
– Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.
– Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa (tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ của mỗi người).
– Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Việc nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng giúp giảm ngứa và giảm rôm sảy. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.
– Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi…). Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
– Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng sinh dục, ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữthông thường.
– Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel… Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.
– Đảm bảo thai phụ không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nên đến bác sĩ trong các trường hợp sau:
– Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên.
– Ngứa toàn thân kèm với vàng da: Có thể là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ.
– Phát ban kèm với sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng thường bắt đầu bằng tình trạng phát ban như thủy đậu, sốt phát ban do nhiễm virus đường hô hấp, nhiễm herpes…
– Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)…
– Ngứa không kèm với sang thương da: Có thể gặp trong các bệnh toàn thân như rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), nội tiết (bệnh tuyến giáp), ung thư, dị ứng thuốc, bệnh thận, bệnh huyết học (thiếu máu, u lympho bào)…
– Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ – âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục.
Để an toàn cho thai nhi, thai phụ nhất thiết không được tự ý dùng một loại thuốc nào.
Chào Bác Sỹ. Bác Cho Cháu Hỏi, Cháu Hiện Đang Mang Thai Tuần Thứ 29. Tuần 20 Cháu Có Tiêm Phòng Uốn Ván Mũi Đầu Tiên. Sau Khi Đi Tiêm Về Cháu Bị Sốt, …
Trả lời
Vaccin phòng uốn ván là vaccin hấp thụ tinh khiết. Vaccin không những không gây nguy hiểm cho thai phụ mà còn được chỉ định dùng cho thai phụ ở các nước có nguy cơ uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh trong đó có Việt Nam. Liều lượng mỗi lần 0,5ml, được tiêm bắp, số lần tiêm phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp 1 : Nếu thai phụ hoàn chưa tiêm phòng uốn ván thì tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ 2 phải được tiêm trước khi sinh 1 tháng trở lên mới có tác dụng nên thường được tiêm vào quí II của thời kỳ mang thai.
– Nếu 2 lần sinh cách nhau dưới 5 năm mà lần sinh trước đã tiêm đủ 2 mũi hoặc mới chỉ được tiêm 1 mũi thì lần sinh này chỉ cần tiêm 1 mũi là đủ, cũng nên tiêm vào quí II.
– Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng (do ở một số nơi việc quản lý thai nghén khó khăn nên có chủ trương tiêm chủng mở rộng cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18-35) 2 mũi phòng uốn ván) thì khi có thai chỉ cần tiêm 1 mũi là đủ, cũng nên tiêm vào quí II.
– Trường hợp thai phụ đã được tiêm tất cả 5 mũi phòng uốn ván tính từ khi đang có thai trở về trước thì không cần tiêm bổ sung vì với 5 mũi, khả năng bảo vệ đạt tới 95% và suốt đời. Như vậy trường hợp của bạn, các bác sĩ sẽ căn cứ vào số lần tiêm ngừa uốn ván từ lần có thai lần này trở về trước và lần có thai đầu tiên cách nhau dưới 5 năm để xác định số mũi tiêm cần thiết. Do vậy bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Vấn đề truyền máu song thai thì các bệnh viện ở Việt Nam chưa điều trị được truyền máu song thai nhưng cũng có phương án giúp cứu sống thai nhi bằng cách phát hiện sớm và hỗ trợ giữ thai đến cùng bằng cách nâng cao sức khoẻ mẹ và bé hoặc cách phổ biến hơn là tiến hành mổ lấy thai ngay lập tức. Việc phát hiện truyền máu song thai và tiến hành mổ lấy thai rồi nuôi dưỡng ở bên ngoài có thể giúp cứu sống thai nhi, đặc biệt, khả năng sống sẽ cao hơn nếu thai được lấy ra khi đã đạt từ 28-30 tuần.
Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Phải Làm Sao ? Bác Sĩ Chuyên Khoa Tư Vấn
Tác giả : Trâm Anh
Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng ngứa vùng lông mu, ngứa vùng kín khi mang thai. Vậy Ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao ?, bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối , bà bầu có được xông lá trầu không …Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao?
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai
Bà bầu bị ngứa vùng kín có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bởi vậy, thai phụ cần chú ý một số nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai như sau:
Khi mang thai cơ thể của chị em bắt đầu có những biến đổi lớn. Về nội tiết tố, hormone estrogen tiết ra mạnh, chất glycogen cũng được hình thành nhiều hơn. Khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển. Từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Ngứa vùng kín do viêm nhiễm âm đạo
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, đa số chị em sẽ bị viêm nhiễm âm đạo. Viêm nhiễm chính là nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở chị em khi mang thai.
Độ pH tại vùng kín có sự thay đổi
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai, tính kiềm tại vùng âm hộ – âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều nên dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa vùng kín.
Ngoài ra, chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai còn có thể do mắc phải các căn bệnh xã hội nguy hiểm. Như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, lậu,…
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không ?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thai phụ bị ngứa vùng kín khi mang thai rất nguy hiểm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, mà còn có thể gây hại cho thai nhi.
Gây bất tiện trong sinh hoạt: Cảm giác ngứa vùng kín do hiện tượng rạn da gây ra sẽ khiến mẹ bầu không thể tập trung trong công việc. Thậm chí còn gây bất tiện trong đời sống hàng ngày.
Làm tổn thương vùng kín: Thai phụ mang bầu khi ngứa vùng kín thường có thói quen gãi. Điều này hoàn toàn sai bởi sẽ gây tổn thương, trầy xước vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng âm đạo.
Tăng nguy có mắc các bệnh phụ khoa khác: Bị ngứa vùng kín khi mang thai sẽ khiến chị em dễ mắc một số bệnh phụ khoa. Như: viêm tử cung, viêm nấm âm đạo,… Nếu chị em không sớm phát hiện có thể gây sảy thai, sinh non.
Ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi: Các bệnh lý gây ngứa vùng kín thường do vi khuẩn, vi rút tấn công. Nếu trẻ được sinh ra qua đường âm đạo có thể mắc các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng thị giác,…
Mẹo trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà bằng lá trầu không
Trị ngứa vùng kín tại nhà bằng lá trầu không là cách chữa được nhiều chị em tin tưởng. Bởi trong lá trầu không dồi dào hàm lượng protein, chất béo, đường, tanin, muối khoáng, carbohydrate, vitamin. Đặc biệt, lá trầu chứa một hàm lượng lớn tinh dầu.
Những thành phần này có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn, nấm, các nguyên sinh động vật. Chúng tạo thành lớp rào bảo vệ, không cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong “cô bé”. Chính vì vậy, từ lâu chị em đã biết sử dụng loại lá này để ngăn ngừa mùi hôi. Giúp âm đạo khô ráo, làm lành vết thương và khắc phục triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai gây ra hữu hiệu.
Để sử dụng lá trầu không trị ngứa vùng kín khi mang bầu, chị em có thể làm như sau:
Rửa thật sạch lá trầu không rồi vò nát lấy nước lá, sau đó hòa thêm với 1 chút nước sạch cho loãng bớt. Dùng nước này để lau rửa nhẹ nhàng vùng kín. Cuối cùng là dùng khăn mềm để lau khô vùng kín.
Tuy nhiên, sử dụng lá trầu không để chữa viêm âm đạo chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu. Không nên sử dụng trong nhiều ngày bởi có thể gây khô âm đạo. Chị em mang thai khi thấy các biểu hiện bất thường của ngứa vùng kín. Nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kiểm tra. Cũng như tiến hành điều trị kịp thời sao cho hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Có bầu bị ngứa vùng kín – Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu
Chị em khi có bầu bị ngứa vùng kín luôn mong muốn nhanh chóng tìm ra cách trị ngứa vùng kín cho bản thân mình. Bởi vậy, sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng bệnh lý của từng người. Bác sỹ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả nhất.
Hiện nay Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM đang áp dụng rất nhiều phương pháp vào điều trị ngứa vùng kín khi mang thai cho chị em như sau:
Kỹ thuật Oxy xanh công nghệ Đức
Tác động trực tiếp vào vùng âm đạo giúp phá hoại kết cấu DNA của vi khuẩn gây bệnh. Tiêu diệt đến 99,85 % các loại vi khuẩn có hại trong âm đạo chỉ trong thời gian ngắn từ 5-10 phút. Giúp khắc phục vùng tổn thương mà không hề gây bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Vừa nâng cao sức đề kháng của cơ thể vừa mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Giúp tiêu diệt đến 99.98% các loại vi khuẩn như E.coli. Hay tụ cầu vàng, nấm Candida albicans và một số loại vi khuẩn khác. Phương pháp điều trị này có tính ứng dụng cao, hiệu quả điều trị tốt. Có thể tiêu diệt hết ổ bệnh, không bỏ xót, chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
Phương pháp Đông- Tây y kết hợp
Tạo hiệu quả điều trị kép giúp trị bệnh một cách dứt điểm. Hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc kháng sinh có thể gây ra. Cũng như thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể.
Mang bầu bị ngứa vùng kín – Những lưu ý chị em cần biết
Chú ý vệ sinh đúng cách vùng kín hàng ngày với nước sạch.
Không được tự ý dùng tay thụt rửa hoặc dùng các loại dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín.
Nên mặc đồ lót bằng các chất liệu cotton có khả năng thấm hút tốt và thay đồ lót hàng ngày. Không mặc đồ lót quá chật hay bó sát.
Luôn sử dụng giấy vệ sinh đảm bảo để lau chùi vùng kín sau khi đi vệ sinh. Chị em nên lau từ trước ra sau để không làm dính bẩn từ vùng hậu môn vào vùng kín.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước hàng ngày. Để có thể nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại vi khuẩn.
Phụ Nữ Đang Mang Thai Bị Ngứa Vùng Kín Phải Làm Sao?
Nhiễm nấm âm đạo
Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc yếu hơn, nấm Candida có xu hướng trở nên phát triển quá mức và có thể gây nhiễm trùng. Vì thế, nhiều chị em bị ngứa vùng kín, nó có thể kéo dài và lặp lại thường xuyên.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Vi khuẩn thường sống trong vùng âm đạo, góp phần giữ cho khu vực này khỏe mạnh. Đôi khi, các vi khuẩn xấu sẽ xâm nhập vào và gây nhiễm trùng. Cùng với cảm giác ngứa, mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng kín có cảm giác đau nhức, viêm nhiễm, dịch tiết ra có mùi hôi khó chịu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngứa vùng kín khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ và tình trạng này thường khá phổ biến. Nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn E. coli khiến người mắc phải có cảm giác ngứa và rát khi đi tiểu.
Bệnh lây qua đường tình dục
Rận mu
Nếu bạn chỉ bị ngứa quanh lông mu, rận mu có thể là thủ phạm đứng đằng sau tình trạng này. Do đó, bạn sẽ cần phải đến bác sĩ để được điều trị cũng như khử trùng giường và quần áo triệt để.
Một nguyên nhân khác là các sản phẩm mà bạn thường sử dụng hàng ngày có thể làm khó chịu vùng âm đạo trong khi mang thai. Những sản phẩm đó là xà phòng, nước hoa, chất làm mềm vải, chất tẩy giặt, bao cao su …sẽ khiến vùng kín dễ nhạy cảm hơn.
Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai
Ăn sữa chua
Sữa chua tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp giữ cân bằng độ pH trong cơ thể. Do đó, bạn hãy lựa chọn sữa chua không đường, ít chất béo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Đồ lót thích hợp
Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu được, bạn có thể không mặc quần lót khi ngủ vào ban đêm.
Chườm lạnh
Hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Không sử dụng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích và khiến mẹ bầu càng bị ngứa nhiều hơn. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn nước mát.
Baking soda
Bạn có thể tạo ra hỗn hợp baking soda hoặc cho bột baking soda vào bồn tắm. Sau đó, cho vùng kín tiếp xúc với baking soda trong vòng 10 – 15 phút để giúp giảm viêm và ngứa vùng kín khi mang thai. Cuối cùng, hãy rửa lại thật sạch bằng nước lạnh và lau khô bằng một chiếc khăn mềm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xin Chào Bác Sĩ Sản Phụ Khoa. Cháu Năm Nay 25 Tuổi, Đang Mang Thai Tháng Thứ 7. Khoảng 1 Tuần Nay Cháu Bị Ngứa Mu Vùng Kín, Có Ra Nhiều Huyết Tr… trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!