Đề Xuất 6/2023 # Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền # Top 15 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đối với xét nghiệm máu tổng quát hay dành cho bà mẹ mang thai đều cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng, không được dùng các loai nước uống có đường, nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê. Tốt nhất làm xét nghiệm buổi sáng khi chưa ăn gì.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm:

Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu

ường và mỡ (tiểu đường)

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…),

Bệnh về gan mật.

Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai

Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.

Xét nghiệm máu để biết nhiễm hiv

Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm nhóm máu

Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.

Xét nghiệm cytomegalovirus

Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi B

Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu

Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm rubella khi mang thai

Lịch tiêm phòng cho bà mẹ mang thai

Dù đã có thông tin chi tiết theo từng lần khám thai định kỳ như ở trên nhưng thông tin này cũng cần được nhắc lại chi tiết để mẹ bầu biết được có bao nhiêu mũi tiêm cần tiêm phòng khi mang thai.

Và quan trọng hơn nữa chính là các mẹ bầu cần có cả lịch tiêm chủng trước khi mang thai vì đây cũng là thời điểm quan trọng để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi trước khi mang bầu.

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Tiêm phòng thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Tiêm ngừa Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Tiêm phòng bệnh Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Bà mẹ mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Từ khoá:

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Hết Bao Nhiêu Tiền?

Xét nghiệm máu khi mang thai để sàng lọc trước sinh là một biện pháp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi có độ an toàn cao và được nhiều mẹ bầu hiện đại tin tưởng. Thế nhưng, xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền thì không phải mẹ nào cũng biết. Trong bài viết này chúng tôi xin được bật mí địa chỉ uy tín sàng lọc bằng xét nghiệm máu khi mang thai cũng như chi phí dịch vụ này!

Cơ chế xét nghiệm máu khi mang thai để sàng lọc bệnh di truyền

Sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm máu khi mang thai có thể giúp các mẹ bầu dễ dàng phát hiện sớm các hội chứng: Down, Edwards, Patau, bất thường NST giới tính, đột biến vi mất đoạn cũng như tất cả các bất thường số lượng NST. Xét nghiệm sử dụng mẫu máu tĩnh mạch người mẹ nên có độ an toàn cao và chính xác lên tới 99,9%.

Xét nghiệm NIPT(GenEva) chỉ cần sử dụng từ 7 – 10 ml mẫu máu tĩnh mạch người mẹ nên có độ an toàn cao.

Sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm máu là xét nghiệm được khuyên dùng cho mọi bà mẹ mang thai. Xét nghiệm đặc biệt cần thiết cho những sản phụ:

Độ tuổi mang thai cao, nhất là từ 35 tuổi trở lên

Có tiền sử từ 2 lần sảy thai liên tiếp

Có tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân, thai dị dạng

Có kết quả siêu âm, xét nghiệm sinh hóa bất thường

Các ca mang thai thụ tinh trong ống nghiệm

Có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền

Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?

Tại GENTIS – địa chỉ No.1 về xét nghiệm di truyền tại Việt Nam hiện đang ứng dụng công nghệ sàng lọc trước sinh được phát triển bởi hãng Illumina – hãng công nghệ sinh học hàng đầu thế giới. GenEva (Illumina’s NIPT) có độ chính xác cao lên đến 99,97% đối với hội chứng Down. Đặc biệt, tỉ lệ dương tính giả của xét nghiệm này chỉ có 0,01% – thấp nhất so với các xét nghiệm cùng loại trên thế giới.

GENTIS là đầu tiên và duy nhất đến nay được hãng Illumina (Mỹ) chuyển giao công nghệ NIPT. Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện ngay tại phòng Lab của GENTIS tại Việt Nam, GENTIS cam kết mang tới cho quý khách hàng những gói dịch vụ xét nghiệm GenEva (Illumina’s NIPT) chất lượng tốt nhất với giá thành phải chăng nhất. Chính vì vậy, khi tới làm sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm máu tại GENTIS “Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?” sẽ không còn là nỗi lo của bạn.

Gói sàng lọc trước sinh không xâm lấn GenEva: 12.800.000 vnđ

Phát hiện các hội chứng: – Hội chứng Edwards (Trisomy 18) – Hội chứng Patau (Trisomy 13) – Hội chứng Down (Trisomy 21) – Hội chứng Turner (XO) – Hội chứng Klinefelter (XXY) – Hội chứng tam nhiễm XXX – Hội chứng Jacobs (XYY)

Áp dụng thai đơn, thai đôi

Thực hiện tại Mỹ

Hỗ trợ gói bảo hiểm lên đến 150 triệu

Hỗ trợ 3,5 – 7 triệu khi kết quả dương tính

Trả kết quả sau 5 ngày không tính thứ 7, chủ nhật

Gói sàng lọc trước sinh không xâm lấn GenEva Plus: 18.900.000vnđ

Phát hiện các hội chứng: – Hội chứng Edwards (Trisomy 18) – Hội chứng Patau (Trisomy 13) – Hội chứng Down (Trisomy 21) – Hội chứng Turner (XO) – Hội chứng Klinefelter (XXY) – Hội chứng tam nhiễm XXX – Hội chứng Jacobs (XYY)

Áp dụng với thai đơn.

Thực hiện tai Mỹ

Kèm bảo hiểm trị giá 150 triệu

Hỗ trợ 3,5 – 7 triệu khi kết quả dương tính

Trả sau 9 – 12 ngày không tính thứ 7 và chủ nhật

Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Ở Đâu, Chi Phí Bao Nhiêu Tiền?

Xét nghiệm trước khi mang bầu vô cùng cần thiết. Nhưng chi phí xét nghiệm trước khi mang thai bao nhiêu? Xét nghiệm mang thai ở đâu tốt? Chắc chắn rất nhiều chị em đang băn khoăn đến vấn đề này. Chính vì vậy chuyên mục hôm nay sẽ cung cấp một số thông tin để những ai quan tâm được rõ.

Những điều bạn cần biết về các xét nghiệm trước khi mang thai

Sàng lọc trước khi mang thai đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch mang thai của mỗi cặp vợ chồng. Ngoài việc thực hiện các thăm khám tổng quát thì các xét nghiệm chuyên sâu cũng không được bỏ qua nếu muốn phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; đồng thời chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nhưng cần xét nghiệm gì? Để đánh giá tình hình sức khỏe toàn diện thì nữ giới cần xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai. Bao gồm: + Xét nghiệm đánh giá nguy cơ sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ:

Xét nghiệm chẩn đoán Rubella lgM – IgG bằng kỹ thuật ELISA giúp chẩn đoán nguy cơ sốt virus Rubella gây nhiễm trùng bào thai, khiến trẻ trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ và mẹ có nguy cơ sảy thai cao.

+ Xét nghiệm đánh giá nguy cơ gây ra sảy thai, sinh non, và thai chết lưu:

Xét nghiệm giang mai – TPHA để chẩn đoán xác định nhiễm bệnh giang mai, ngăn ngừa khả năng sảy thai, sinh non và thai chết lưu.

Xét nghiệm Glucose (Máu) để chẩn đoán khả năng đái tháo đường thai phụ, dẫn đến gây sinh non.

Xét nghiệm Ure (Máu) và Creatinin (Máu): Xác định các bệnh lý về suy thận sẽ dẫn đến tăng huyết áp giúp ngăn ngừa tình trạng đẻ non hoặc sảy thai.

+ Xét nghiệm đánh giá khả năng con bị nhiễm bệnh di truyền nguy hiểm từ bố mẹ:

Xét nghiệm nguy cơ mắc bệnh ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai, bao gồm các xét nghiệm như: AST (GOT), ALT (GPT), GGT (g-GT), Anti-HBs (ELISA), Anti-HCV (ELISA), HBsAg (elisa )…

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu (UIT) giúp xác định nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường ở thai phụ. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.

Xét nghiệm HIV test nhanh để chẩn đoán HIV.

+ Xét nghiệm đánh giá tổng quát sức khỏe của mẹ và bé:

Định lượng sắt trong cơ thể mẹ từ đó xác định tình trạng thiếu máu ở sản phụ. Ngoài ra còn xác định nhóm máu để truyền máu khi sinh cũng như đề phòng trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ và con qua xét nghiệm công thức máu và định nhóm máu hệ ABO, Rh(D)

Xét nghiệm trước khi mang thai ở đâu?

Để kết quả xét nghiệm trước khi mang thai đảm bảo chính xác và có phương án đối phó phù hợp, được tư vấn khoa học thì chị em cần lưu ý đến việc lựa chọn địa chỉ uy tín – chất lượng.

Bạn có thể đến các bệnh viện chuyên khoa sản, cơ sở y tế có dịch vụ sản phụ khoa hoặc các phòng khám sản phụ khoa lớn được đánh giá cao. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thu Cúc,… Còn ở chúng tôi thì bệnh viện Từ Dũ, bệnh Viện Hùng Vương, bệnh viện Phụ sản Mekong, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,… là những gợi ý tốt cho bạn.

Chi phí xét nghiệm trước khi mang thai

Thông thường, bạn chỉ cần sử dụng gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai cơ bản bao gồm 16 xét nghiệm gồm:

Ngoài ra, với những đối tượng có chế độ ăn giàu đạm (các loại thịt, hải sản, trứng…) đặc biệt là dân văn phòng/công sở hay phải đi tiếp khách; thường phải vận động chân tay nhiều; có thói quen ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, thừa cân, béo phì thì khuyến khích nên sử dụng gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai nâng cao.

Chi phí xét nghiệm trước khi mang thai cũng vì thế mà khác nhau tùy thuộc vào từng gói xét nghiệm và địa chỉ thực hiện. Có thể lấy ví dụ:

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương: Gói cơ bản: 1 466 000đ; Gói nâng cao: 1 801 000đ.

Bệnh viện Bạch Mai: Gói cơ bản: 1 466 000đ; Gói nâng cao: 1 801 000đ.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Gói cơ bản: 1 392 000đ; Gói nâng cao: 1 748 000đ.

***Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí xét nghiệm có thể thay đổi tại từng thời điểm khác nhau.

Không Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai Có Sao Không? Bao Nhiêu Tiền

Không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không? Đây không phải là điều hiếm thấy, nhất là các mẹ ở vùng sâu vùng xa, không tiêm phòng uốn ván khi mang thai sẽ dẫn tới các nguy cơ không an toàn cho trẻ sơ sinh lúc mới sinh ra, nặng nhất là bé có thể tử vong.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Bệnh uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt trong cơ thể thường làm chết người. Nguyên nhân là do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da.

Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai hầu hết chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván, do đó cũng không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém (nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn) cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván rốn là gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơvà trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Trẻ bị bệnh uốn ván rốn là do cắt rốn không vô khuẩn như bằng nứa, bằng liềm, dao kéo ban V.V.. thường là do đẻ tại nhà, đẻ rơi, do những người không chuyên môn đỡ đẻ.

Kể từ khi cắt rốn tới khi có dấu hiệu cứng hàm là thời kỳ không có gì báo trước về bệnh uốn ván, thời gian ủ bệnh từ 4-15 ngày, trung bình là 7 ngày, ủ bệnh ngắn bệnh càng nặng.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu tháng thứ mấy?

Các bà mẹ mang thai nên lưu ý điều này trước và trogn quá trình mang thai để tiêm phòng đầy đủ để ngừa nguy cơ lây/nhiễm bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh.

Liều đầu tiên biến độc tố uốn ván ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt.

Liều thứ 2 sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần.

Liều thứ 3 ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2.

Hai liều cuối cùng được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.

Tiêm vacxin ngừa uốn ván cho bà bầu

Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván, với nguyên tắc: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bao nhiêu tiền?

Theo bảng giá tiêm phòng của Viện Dịch tễ trung Ương thì mỗi mũi tiêm tiêm phòng Vacxin uốn ván Tetavax hết 85.000đ và 30.000đ tiền khám.

Tetavax là thuốc ngừa uón ván có nguồn gốc từ Pháp.

Chích ngừa uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu Hà Nội có thể đến tiêm theo địa chỉ:

70 Nguyễn Chí Thanh hoặc 55D Hàng Bài vào giờ hành chính.

Chích ngừa uốn ván ở đâu tphcm?

Nếu mẹ ở TpHCM có thể đến

Địa chỉ: 167 Pasteur, phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh, Vietnam

Các mẹ ở tỉnh thành khác: có thể đến các trung tâm y tế, bệnh viện tỉnh để tiêm phòng uốn ván.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!