Đề Xuất 6/2023 # Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai # Top 14 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, các bác sĩ hay chỉ định xét nghiệm đường huyết khi mang thai với các bà bầu để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ nếu có và có thể xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra. Căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào, do đó xét nghiệm là biện pháp duy nhất để mẹ bầu sớm phát hiện ra bệnh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu ở cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra hiện tượng này trong quá trình mang thai. Có tới 5% phụ nữ mang thai đã mắc tình trạng này và xét nghiệm đường huyết khi mang thai là xét nghiệm sàng lọc chỉ ra những nguy cơ, có tác dụng như một bước đệm quan trọng để các bác sĩ quyết định có nên tiến hành các xét nghiệm khác cho bạn hay không.

Nếu như kết quả là dương tính thì các mẹ bầu sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm dung nạp G…L…U…C..O…S…E…. Xét nghiệm này lâu hơn nhưng sẽ khẳng định được chính xác tình trạng tiểu đường của thai kỳ.

Khi làm xét nghiệm nước tiểu, nếu phát hiện thấy lượng đường cao thì ngay lúc đó các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu làm xét nghiệm thử G…L…U…C..O…S…E… trước khi bước vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu kết quả không có gì bất thường thì bạn sẽ được làm các xét nghiệm tầm soát khác vào tuần thứ 24 tới tuần thứ 28 của thai kỳ.

Khi tiến hành làm xét nghiệm, bạn sẽ được uống một dung dịch ngọt có chứa 50g G…L…U…C..O…S…E…, bạn cần phải uống hết dung dịch này trong 5 phút để có thể tiến hành xét nghiệm đường huyết khi mang thai. Một tiếng sau đó, bạn sẽ được lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết. Cơ thể bạn chuyển hóa đường như thế nào sẽ được cho thấy sau thí nghiệm này. Vài ngày sau đó, kết quả sẽ được thông báo. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao, bạn cần làm thêm xét nghiệm dung nạp G…L…U…C..O…S…E… sau đó.

Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai Tháng Thứ 7

Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên mẹ tiến hành xét nghiệm đường huyết khi mang thai tháng thứ 7, xét nghiệm này sẽ giúp mẹ sớm phát hiện và có cách xử lý kịp thời

Bác sĩ nói rằng tôi cần phải làm xét nghiệm đường huyết để kiểm tra xem mình có mắc chứng tiểu đường khi mang thai hay không. Tại sao tôi cần phải làm xét nghiệm này, và quy trình kiểm tra gồm những bước gì?

Đừng cảm thấy quá phiền phức về kiểm tra này mẹ à. Hầu hết các bác sĩ đều thực hiện xét nghiệm đường huyết đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ từ 24 -28 tuần. Những phụ nữ mang thai lớn tuổi, béo phì hoặc gia đình có tiểu sử tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Và họ thường sẽ được kiểm tra đường huyết sớm và đều đặn trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, việc bác sĩ yêu cầu mẹ xét nghiệm đường huyết là một thao tác rất thông thường.

Quá trình xét nghiệm đường huyết cũng rất đơn giản, đặc biệt khi mẹ là một người thích ăn ngọt. Trước khi lấy máu để kiểm tra, chuyên viên xét nghiệm sẽ cho mẹ uống một ly nước glucose rất ngọt (50 gram glucose), thường có vị giống như soda (chúng có thể có vị cam, cola hay chanh), một số nơi còn ướp lạnh cho mẹ nữa; mẹ cũng không cần phải nhịn ăn trước khi thử máu. Đa số các mẹ đều uống một hơi hết ly nước này và không gặp phải vấn đề hay tác dụng phụ gì cả; một số ít, đặc biệt là những người không thích uống nước ngọt, có thể cảm thấy hơi buồn nôn sau đó.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra mức độ đường huyết trong máu của mẹ Nếu việc xét nghiệm đường huyết cho kết quả cao, điều đó có nghĩa là có thể mẹ chưa tiết đủ lượng insulin để chuyển hóa đường trong máu; và do đó mẹ phải thực hiện tiếp một bước xét nghiệm nữa gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose. Đây chính là bước kiểm tra để chẩn đoán xem mẹ có bị chứng tiểu đường khi mang thai hay không. Quá trình này sẽ kéo dài trong 3 giờ đồng hồ và mẹ không được ăn bất cứ thứ gì trước khi tiến hành; lượng glucose mà mẹ dung nạp vào cơ thể cũng sẽ cao hơn lần trước.

Mỗi bác sĩ sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để xác định xem đường huyết của mẹ có quá cao không. Một số sẽ xác định theo chuẩn, nếu lượng đường trong máu sau một giờ của mẹ là 140 miligam glucose/1 decilít huyết tương (mg/dL) hoặc nhiều hơn, mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Một số bác sĩ khác đặt chuẩn là 130 mg/dL để sàng lọc được nhiều phụ nữ có thể có tiểu đường thai kỳ hơn, mặc dù theo chuẩn này sẽ ít có trường hợp dương tính hơn.

Nếu lượng đường trong máu của mẹ cao hơn 200 mg/dL, hầu hết các bác sĩ sẽ kết luận mẹ bị tiểu đường và mẹ sẽ không cần làm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Nhưng nếu kết quả là bất kỳ điểm số nào giữa 140 và 200, mẹ sẽ phải đi xét nghiệm dung nạp glucose để có một chẩn đoán chính xác.

Chứng tiểu đường khi mang thai xảy ra trên 4 – 7% thai phụ. Đây là biến chứng phổ biến nhất trong quá trình mang thai. May mắn thay, nó cũng là biến chứng dễ đối phó nhất. Một khi đã kiểm soát được lượng đường trong máu bằng một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, và nếu cần thiết thì sử dụng thêm thuốc hỗ trợ; phụ nữ mắc chứng tiểu đường khi mang thai hoàn toàn có thể mang thai và hạ sinh em bé một cách khỏe mạnh. Tổng hợp & BT: Hiền Nhi (sinhcon.com)

Xét Nghiệm Khi Mang Thai: 3 Xét Nghiệm Chẩn Đoán Quan Trọng

Mục đích của thủ thuật chọc ối là gì? Thủ thuật này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và một số bệnh nhiễm trùng bào thai.

Trường hợp nào cần thực hiện thủ thuật chọc ối? Bác sĩ có thể đề nghị thai phụ thực hiện chọc ối nếu trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó.

Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc ối? Thông thường, việc chọc ối được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20.

Cách tiến hành thủ thuật chọc ối? Các bác sĩ sẽ trích xuất một lượng nước ối qua màng bụng và tử cung trong quá trình siêu âm bằng một cây kim rất mỏng. Bạn có thể cảm thấy hơi đau và căng tức ở điểm tiếp xúc. Những tế bào nước ối này được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phân tích. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.

Rủi ro có thể gặp phải? Thai nhi có thể gặp tai nạn thương tích gây ra bởi kim tiêm nhưng khả năng này là rất thấp. Một rủi ro khác khiến nhiều mẹ bầu lo ngại khi phải thực hiện thủ thuật chọc ối là nguy cơ sảy thai 0,5%.

Ngoài ra, loại xét nghiệm khi mang thai này còn có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và rò rỉ nước ối.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Mục đích của việc lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì? Xét nghiệm khi mang thai này cũng nhằm phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các rối loạn di truyền. Ưu điểm của xét nghiệm này so với thủ thuật chọc ối là có thể được thực hiện ở những tuần thai sớm hơn, do đó, các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn và có thể ra quyết định từ sớm.

Trường hợp nào cần thực hiện lấy mẫu lông nhung màng đệm? Tương tự với thủ thuật chọc ối, những thai phụ trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm CVS.

Thời điểm nào để thực hiện xét nghiệm? Thông thường xét nghiệm này được thực hiện khi thai được 10 đến 12 tuần.

Cách tiến hành xét nghiệm? Một kim tiêm được sử dụng để trích lấy một phần nhỏ mô nhau thai trong quá trình siêu âm. Các tế bào mô nhau thai này sẽ được phân tích để phát hiện dị tật bẩm sinh dựa trên cơ sở thai nhi phát triển từ nhau thai, do đó tế bào mô sẽ có các nhiễm sắc thể tương đồng với thai nhi. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.

Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ sảy thai trong xét nghiệm này là 1%. Ngoài ra còn có nguy cơ lây nhiễm và thúc đẩy các dị tật bẩm sinh phát triển nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm trong thai kỳ.

Mục đích của thủ thuật chọc dây rốn là gì? Thông thường, thủ thuật chọc dây rốn, còn gọi là chọc lấy máu thai, được thực hiện để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn di truyền, các vấn đề về nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu sơ sinh.

Ưu điểm chính của xét nghiệm khi mang thai này là có thể được thực hiện một cách nhanh chóng để can thiệp sớm nếu thấy tình trạng bất thường.

Trường hợp nào cần thực hiện chọc dây rốn? Nếu thai phụ có kết quả bất thường trong các xét nghiệm sàng lọc trước đó, trong quá trình siêu âm thai hoặc đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiểm ngay trước và trong khi mang thai, có khả năng bác sĩ sẽ chỉ định việc chọc dây rốn.

Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc dây rốn? Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng thời gian 18 đến 23 tuần của thai kỳ.

Các tiến hành thủ thuật chọc dây rốn? Một kim nhỏ được đưa vào qua màng bụng và tử cung của thai phụ để lấy máu thai nhi qua đường dây rốn trong quá trình siêu âm. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành thủ thuật chọc dây rốn.

Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 3-5 ngày.

Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ gây ra sảy thai của thủ thuật này là 1% – 1,5%.

Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Có Quan Trọng Không?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh…Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp kiểm soát tình trạng này.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Ở thai phụ, tiểu đường thai kỳ có thể khiến người mẹ bị tăng cân quá mức gây béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh (tăng khoảng hơn 2 ký mỗi tháng). Ngoài ra thai phụ còn có nguy cơ:

– Bị đa ối khiến làm tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ;– Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non;– Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần;– Dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận;– Cuộc chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh;– Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng;– Rối loạn lượng đường trong máu nặng có thể đưa đến hôn mê…

Riêng với thai nhi của những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

– Tăng tỉ lệ dị tật thai nếu mẹ bị tiểu đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách.– Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Trong trường hợp thai to sẽ khiến mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Mẹ cũng dễ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ vì con quá to.– Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao.

Đối với trẻ sơ sinh, được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ có những biến chứng sau:

– Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin;– Trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, hạ can xi, vàng da nặng và có thể hôn mê;– Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…

Theo thống kê thực tế, có khá nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh với chỉ số đường huyết an toàn nhưng khi mang thai lại mắc tiểu đường thai kì. Vậy nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là gì?

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ?

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản sinh này. Tuyến tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Nhu cầu tăng cao nhưng tuyến tụy không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ.

Tình trạng này có mối quan hệ mật thiết với các thai phụ thừa cân béo phì, hoặc những người có tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường…

Để kiểm soát được tình trạng tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất. Vậy thời điểm thích hợp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi nào?

Thời điểm thích hợp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Theo các Bác sĩ Sản khoa: Tất cả phụ nữ mang thai nên sớm làm xét nghiệm định lượng Glucose và nghiệm pháp đường huyết (Glucose tolerance test – GTT) vào tuần thứ 24-28 để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức… thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.

– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ được làm vào buổi sáng, với điều kiện thai nhịn ăn uống (trừ nước lọc) từ 8h tối hôm trước ngày lấy máu. 

– Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút.

– Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường: Nếu ít nhất một trong mẫu máu cho kết quả vượt quá mức chuẩn tại từng thời điểm thì thại phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi đó sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết và đặc biệt cần thiết với những thai phụ:

Các Bác sĩ sản khoa cũng lưu ý các thai phụ trong suốt thai kỳ không nên ăn quá nhiều “ăn cho hai người”, nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi…, hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, và đặc biệt là thai phụ không nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến nguy cơ tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.

Hotline: 0972 88 1125

Tổng đài CSKH: 0243 853 5522 / 0247 309 6888

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!