Cập nhật nội dung chi tiết về Vợ Chồng Đang Nhờ Mang Thai Hộ Thì Chồng Có Bị Hạn Chế Quyền Yêu Cầu Ly Hôn Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề như sau rất mong được luật sư giải đáp:
Vì một số lý do hai vợ chống tôi không thể sinh con vì vậy chúng tôi đã nhờ chị gái mang thai hộ. Tuy nhiên, trong thời gian này hai vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn phát sinh và chồng tôi có ý định ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi, trong thời gian chị tôi đang mang thai hộ thì chồng tôi có quyền được ly hôn với tôi không?
Người gửi: Diễm My (Hải Phòng)
Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp vợ đang mang thai hay sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Pháp luật quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đối với chồng khi vợ mang thai hay sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi là hợp lý. Bởi lẽ vào thời điểm này tâm sinh lý của người vợ không ổn định vì vậy quy định trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho người vợ cũng như bảo đảm điều kiện thuận lợi về việc chăm sóc con cái còn nhỏ. Như vậy, để xác định chồng bạn có quyền yêu cầu ly hôn hay không thì chúng tôi sẽ xem xét bạn có thuộc trường hợp kể trên không?
“Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.
Có thể thấy hiện nay pháp luật không quy định về việc chồng có bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn với vợ không khi người mang thai hộ đang mang bầu tuy nhiên có thể dựa vào các quy định hiện hành để giải quyết đối với trường hợp của bạn. Cụ thể, trước hết chúng tôi có thể khẳng định bạn không được xác định là người mang thai vì vậy mục đích về vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người vợ đang mang thai sẽ không đặt ra. Thứ hai, theo như bạn trình bày thì hiện chị bạn vẫn đang mang thai. Như vậy, vì con sinh ra do nhờ mang thai hộ chưa ra đời nên chồng bạn có quyền yêu cầu ly hôn.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai
Vợ Đang Mang Thai Có Được Yêu Cầu Ly Hôn Không ?
Xin chào luật sư , tôi là Hà ở Phúc Thọ – Hà Nội tôi có câu hỏi về hôn nhân rất mong được luật sư tư giải đáp . Tôi kết hôn được 3 năm đang mang thai ở tháng thứ 5 nhưng cuộc sống vợ chồng tôi không hạnh phúc , chồng không chịu làm ăn, suốt ngày rượu chè tụ tập cùng đám bạn, mỗi khi say về nhà thường đánh đập tôi, đã nhiều lần tôi nhờ bố mẹ chồng, anh em họ hàng khuyên bảo nhưng vẫn không thay đổi, đỉnh điểm là có lần tôi bị đánh phải nằm viện điều trị hơn 1 tuần . Vì không chịu đựng được nên tôi đã dọn về nhà mẹ đẻ ở hơn 4 tháng nay , trong 4 tháng nay chồng vẫn gọi điện chửi bới đe dọa tôi, chửi bới cả bố mẹ đẻ tôi . Giờ tôi muốn ly hôn có được không ạ ? và sau khi sinh con thì tôi có được quyền nuôi con không? Vì cả tôi và chồng đều không có việc làm ổn định, gia đình nhà chồng kinh tế tốt hơn gd tôi. Cảm ơn luật sư.
+ Về quyền yêu cầu ly hôn
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Theo đó luật hôn nhân và gia đình chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng .
Điều 56 luật hôn nhân và gia đình quy định : “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được“. , , Vì vậy dù bạn có đang có thai thì bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng .
+ Về quyền nuôi con
Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Như quy định trên thì con bạn dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ được trực tiếp nuôi con nhưng nếu trường hợp bạn không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nhưng chồng bạn có điều kiện hơn thì khi chồng bạn yêu cầu thì tòa án sẽ xem xét bên nào có điều kiện cũng như thời gian chăm sóc giáo dục con cái thì sẽ giao cho người đó. Vì vậy, trường hợp này bạn cũng cần phải chứng minh mình dù chưa có việc làm ổn định nhưng vẫn có đủ điều kiện , tài chính để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái tốt.
Điạ chỉ : NCV – 61 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0985488333
Email : uplaw.info@gmail.com Website: http://uplaw.vn
các Hôn nhân khác:
Trách nhiệm cấp dưỡng cho con sau ly hôn (07/12/2019, 04:47, pm)
Tư vấn về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (11/10/2019, 07:14, pm)
Chồng vay nợ, Vợ có phải trả ? (15/10/2018, 12:04, pm)
Thủ tục ly hôn như thế nào (08/10/2017, 09:47, am)
Ly hôn khi một bên đang sống ở nước ngoài (16/05/2016, 05:25, pm)
Tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình (22/01/2016, 04:25, pm)
Thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Việt với người nước ngoài (22/01/2016, 03:02, pm)
Chồng Đòi Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai Tháng Thứ 8
Người ta bảo giữ kẻ muốn ở, chứ làm sao níu người muốn đi. Níu kéo, cố gắng trong tình huống này có lẽ chỉ làm cho bạn đau lòng thêm.
Vợ quỳ khóc trước cổng tòa cầu xin tôi rút đơn ly hôn
Ly hôn vì… ‘con em’, ‘con chúng ta’
Cay đắng nhường chồng sau màn ly hôn giả
Bị vợ rao bán giá 20 triệu, chồng nhất mực ly hôn?
Chào chị Hạnh Dung,
Em năm nay 33 tuổi và kết hôn tháng 2/2014. Em đang mang thai tháng thứ 8. Tháng trước em về nhà mẹ đẻ chơi hơn 1 tháng, khi về lại nhà chồng thì phát hiện chồng có người khác bên ngoài. Em đã không giữ được bình tĩnh và đã gây nhau với chồng. Lúc đầu anh còn chối bay chối biến nhưng bây giờ thì lại thừa nhận nhưng cứ mập mờ như đùa như thật, nhưng chuyện có người khác bên ngoài là 100% thật.
Giờ đây anh nói muốn chia tay với em vì không còn tình cảm nữa trong khi em sắp sinh nở tới nơi rồi, vậy mà anh rất kiên quyết. Em nói mẹ chồng biết chuyện đó nhưng mẹ chồng lại còn bênh con trai nói em là hung dữ, không thích, với lại em và mẹ chồng không hợp tính nhau. Em và chồng vẫn chưa làm giấy kết hôn chị à. Cách đây 2 tuần đứa bạn em nó thấy chồng em và cô ta chở nhau đi ăn phở, nhìn thấy bạn em chồng em trợn mắt ngạc nhiên rồi qua chỗ khác ngồi như không có chuyện gì.
Anh nói giờ em về nhà mẹ đẻ mà sinh con chứ sinh ở đây là anh không tới viện đâu. Và khi em về nhà sinh là vợ chồng chia tay luôn. Anh nhẫn tâm đến đáng sợ chị à. Bây giờ em biết phải làm sao đây khi em không muốn chia tay vì em nghĩ đến con và còn rất yêu chồng. Xin hãy cho em lời khuyên
Chào bạn,
Đọc thư mà thương tình cảnh của bạn, lúc đang bầu bì, sắp sinh con mà gặp phải những điều quá đau lòng. Hạnh Dung không biết là bạn hung dữ tới cỡ nào, nhưng dù người vợ có ra sao thì khi vợ mình đang có bầu, gần tới ngày sinh, hiếm có người chồng, người mẹ chồng nào lại có thể cư xử đoạn tình đoạn nghĩa đến như thế.
Tuy vậy, điều đó cũng chứng tỏ rằng họ là một gia đình mà bạn không cần thiết phải níu kéo, giữ gìn gì nữa. Trong trái tim họ không có tình, càng chẳng có nghĩa. Họ không có đến cả chút lương tâm cuối cùng đối với người đang mang trong mình giọt máu của họ. Người như thế, bạn phải căm ghét, khinh bỉ chứ, sao còn nói chữ yêu? Sao có thể yêu kẻ đã chà đạp lên cả mình lẫn con mình như thế?
Người ta bảo giữ kẻ muốn ở, chứ làm sao níu người muốn đi. Níu kéo, cố gắng trong tình huống này có lẽ chỉ làm cho bạn đau lòng thêm. Trước mắt, bạn hãy vì em bé cố giữ cho lòng mình bình yên. Thu xếp về mẹ đẻ để sinh con. “Con so nhà mạ”. Chuyện bạn về bên mẹ đẻ lúc này cũng là bình thường. Sau đó thì tùy vào cách xử trí của chồng, gia đình chồng mà tính tiếp. Có thể lời nói đòi chia tay của chồng bạn, mẹ chồng bạn chỉ là do tức giận cách bạn ghen tuông . Dãn ra một khoảng cách là để cả hai cũng nghĩ lại xem bạn có thể chấp nhận chuyện ngoại tình, chồng hiểu cảm xúc của bạn mà bỏ qua những điều bột phát vì giận dữ của bạn.
Nếu anh ta thật sự cương quyết ly hôn, gia đình anh ta cũng không cần đến cháu nội thì bạn cũng đành chấp nhận điều này, cố gắng vượt qua để mà nuôi con và xây dựng lại cuộc sống mới cho mình. Lúc này đây, con chính là chỗ dựa tinh thần của bạn để làm lại từ đâu. Và dù sao, cũng hãy suy nghĩ lại chút ít những điều mẹ chồng và chồng nói, liệu có phải lúc ghen tuông nóng nảy, mình đã có gì quá lời, hành động thiếu suy nghĩ… để họ có cớ mà vin vào. Nếu đúng là như thế thì hãy có những thay đổi trong tính cách cho một tương lai hạnh phúc hơn.
Hạnh Dung
Ban Hành Quy Định Vợ Chồng Vô Sinh Có Quyền Nhờ Người Mang Thai Hộ
Trong văn bản được Bộ Y tế ban hành áp dụng từ 15/3 có nội dung cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Bé Đ.Q.A (Ninh Bình) là em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày 22/1/2016. Ảnh: H.Hải.
Trong văn bản hợp nhất nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực từ 15/3/2019, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Cũng theo quy định này, vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
Người nhận mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng, tức là chị – em cùng cha mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ, chị em con chú bác, con cô cậu.
Quy định này cũng nêu rõ người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây: người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng; người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ; phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến là người thực hiện ca mổ lấy con cho sản phụ đầu tiên mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Quy định này cũng yêu cầu trước khi cho tặng tinh trùng, trứng, người cho được xét nghiệm để đảm bảo không mắc bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không nhiễm HIV, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Theo quy định, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (như thụ tinh nhân tạo…).
Trước đó vào ngày 22/1/2016, em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bằng kỹ thuật mổ sinh.
Bé là con của một cặp vợ chồng vô sinh 18 năm ở Ninh Bình. Mang thai hộ cho cặp vợ chồng này là một người cô họ 46 tuổi. Cháu bé ra đời nặng 3,6kg, hoàn toàn khỏe mạnh được đặt tên là Đ.Q.A.
Đây là niềm vui lớn và minh chứng rằng, Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ 1/1/2015 cho phép mang thai hộ là một chính sách nhân văn, mang lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng tưởng chừng không thể có con.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vợ Chồng Đang Nhờ Mang Thai Hộ Thì Chồng Có Bị Hạn Chế Quyền Yêu Cầu Ly Hôn Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!