Đề Xuất 3/2023 # Vitamin Và Các Chất Dinh Dưỡng Khác Trong Thai Kỳ # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Vitamin Và Các Chất Dinh Dưỡng Khác Trong Thai Kỳ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vitamin Và Các Chất Dinh Dưỡng Khác Trong Thai Kỳ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

VITAMIN VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG KHÁC TRONG THAI KỲ

CLB Sinh Viên Dược Lâm Sàng

Sử dụng các thực phẩm lành mạnh sẽ cung cấp cho bạn tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Nhưng rất khó để bổ sung đầy đủ các chất như axit folic và sắt nếu chỉ thông qua thực phẩm. Uống vitamin dành cho phụ nữ trước sinh (prenatal vitamin) cùng với việc ăn những thực phẩm lành mạnh giúp bạn và cả thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trước, trong và sau khi mang thai.

Cơ thể của bạn sử dụng các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác lấy từ thực phẩm để giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong thời kỳ mang thai, sự phát triển của thai nhi là nhờ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể mẹ. Vì vậy, trong thai kỳ bạn có thể cần nhiều dinh dưỡng hơn so với trước đây. Và nếu bạn mang đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba hoặc nhiều hơn nữa) bạn có thể cần nhiều dinh dưỡng hơn so với mang thai đơn.

Uống “prenatal vitamin” (vitamin dành cho phụ nữ trước sinh) mỗi ngày trong thai kỳ.

Chắc chắn rằng “prenatal vitamin” bạn sử dụng có chứa acid folic, sắt và canxi. Hầu hết các loại “prenatal vitamin” đều có chứa lượng phù hợp của các chất dinh dưỡng trên.

Trao đổi với bác sĩ của bạn để đảm bảo rằng bạn nhận đủ vitamin D, DHA và iốt mỗi ngày.

Báo với bác sĩ nếu bạn có sử dụng bất kỳ loại vitamin và chất bổ sung nào. Không dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.

Vitamin và chất bổ sung trước khi sinh là gì?

Vitamin trước khi sinh (prenatal vitamin) là loại vitamin tổng hợp (gồm nhiều loại vitamin) dành riêng cho phụ nữ mang thai. So với vitamin tổng hợp thông thường, chúng chứa nhiều hơn một vài chất dinh dưỡng mà bạn cần trong thai kỳ. Bác sĩ có thể kê một loại vitamin trước khi sinh cho bạn vào lần khám sức khỏe tiền sản đầu tiên. Bạn cũng có thể mua chúng mà không cần toa bác sĩ.

Những chất dinh dưỡng nào là quan trọng nhất khi mang thai?

 Axit folic

 Sắt

 Canxi

 Vitamin D

 DHA

 Iốt

Axit folic là gì?

Trong thời kỳ mang thai, uống “prenatal vitamin” có chứa 0,6 miligam axit folic mỗi ngày. Nếu bạn chưa mang thai, hãy uống loại chứa 0,4 miligam axit folic mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ không cần nhiều hơn 1 miligam axit folic mỗi ngày, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để đảm bảo bạn bổ sung đủ lượng.

Bạn có thể bổ sung axit folic từ thực phẩm. Một số loại thực phẩm được bổ sung thêm axit folic, bao gồm:

Bánh mỳ

Ngũ cốc.

Bột ngô

Bột mì

Mỳ sợi

Gạo trắng

Bạn cũng có thể bổ sung axit folic từ một số loại trái cây và rau quả. Axit folic tự nhiên có trong thực phẩm được gọi là folate. Các nguồn folate tốt bao gồm:

Các loại rau xanh, như rau bina và bông cải xanh

Đậu lăng và đậu

Sắt là gì?

Sắt là một khoáng chất. Cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin – một loại protein giúp mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Cơ thể bạn trong thai kì cần lượng sắt gấp 2 lần so với trước khi mang thai. Khi mang thai, sắt cần để tạo ra nhiều máu hơn giúp mang oxy đến thai nhi. Em bé cũng cần sắt để tự tạo máu.

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần 27 mg sắt mỗi ngày. Hầu hết các loại vitamin trước khi sinh đều chứa lượng này. Bạn cũng có thể lấy sắt từ thực phẩm. Các nguồn chứa sắt tốt bao gồm:

Thịt nạc, thịt gia cầm và hải sản

Ngũ cốc, bánh mì và mì sợi có thêm sắt (kiểm tra nhãn bao bì)

Lá rau xanh

Đậu, quả hạch, nho khô và trái cây khô

Có 2 loại Sắt:

Sắt heme từ thịt, gia cầm và cá

Nếu không bổ sung đủ sắt trong khi mang thai, bạn có nhiều khả năng:

Bị nhiễm trùng.

Bị thiếu máu. Điều này có nghĩa là bạn có quá ít chất sắt trong máu.

Mệt mỏi. Điều này có nghĩa là bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi hoặc kiệt sức.

Sinh non. Điều này có nghĩa là em bé của bạn được sinh ra quá sớm, trước 37 tuần của thai kỳ.

Sinh con nhẹ cân. Điều này có nghĩa là em bé của bạn sinh ra chỉ nặng dưới 2,27kg

Canxi là gì?

Canxi là khoáng chất giúp phát triển xương, răng, tim, cơ và thần kinh của bé. Khi mang thai, bạn cần 1.000 mg canxi mỗi ngày. Bạn có thể nhận được lượng này bằng cách uống vitamin trước khi sinh và ăn thực phẩm có nhiều canxi. Các nguồn canxi tốt bao gồm:

Sữa, pho mát và sữa chua

Bông cải xanh và cải xoăn

Nếu bạn không nhận đủ canxi trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ lấy nó từ xương và cung cấp cho em bé của bạn. Điều này có thể gây ra các tình trạng sức khỏe sau này như loãng xương. Trong tình trạng này, xương của bạn trở nên mỏng và dễ gãy.

Vitamin D là gì?

Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi. Nó cũng giúp các dây thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Em bé của bạn cần vitamin D để giúp xương và răng phát triển.

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần 600 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể nhận được lượng này từ thực phẩm hoặc vitamin trước khi sinh. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt bao gồm:

Cá béo như cá hồi

Cơ thể cũng tự tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến lão hóa da và ung thư, vì vậy tốt hơn hết bạn nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc vitamin trước khi sinh.

DHA là gì?

DHA là viết tắt của axit docosahexaenoic. Đó là một loại chất béo (được gọi là axit béo omega-3) giúp tăng trưởng và phát triển. Trong thời kỳ mang thai, bạn cần 200 mg DHA mỗi ngày để giúp não và mắt của thai nhi phát triển. Không phải tất cả các loại vitamin trước khi sinh đều chứa DHA, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần bổ sung DHA. Bạn cũng có thể ăn thực phẩm có DHA. Các nguồn cung cấp DHA tốt bao gồm:

Cá chứa ít thủy ngân như cá trích, cá hồi, cá cơm và cá bơn. Trong thời kỳ mang thai, hãy ăn 225mg đến 340mg các loại cá này mỗi tuần.

Iốt là gì?

Iốt là một khoáng chất mà cơ thể cần để tạo ra các hormone tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến ở cổ, sản xuất ra các hormone giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn. Bạn cần iốt khi mang thai để giúp phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi. Hệ thần kinh (não, tủy sống và dây thần kinh) giúp bé di chuyển, suy nghĩ và cảm nhận.

Khi mang thai, bạn cần 220 microgam iốt mỗi ngày. Không phải tất cả các loại vitamin trước khi sinh đều chứa iốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn ăn thực phẩm có iốt. Hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn cần bổ sung iốt.

Các nguồn iốt tốt bao gồm:

Sữa, pho mát và sữa chua

Bánh mì và ngũ cốc bổ sung iốt (kiểm tra nhãn gói)

Người dịch: Trần Thị Thùy Trang – D4A

Người hiệu đính: Nguyễn Hoài Anh Thư – D5A

March of dimes (2016), “Vitamins and other nutrients during pregnancy”.

Link: https://bom.to/hUYNw9QG 

Related

Dinh Dưỡng Trong Thai Kỳ

Dinh dưỡng trong thai kỳ – Bổ sung như thế nào là hợp lý?

Dinh dưỡng trong thai kỳ – Bổ sung như thế nào là hợp lý?

Chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của người phụ nữ khi mang thai đặc biệt quan trọng vì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mỗi người phụ nữ cần quan tâm tới khẩu phần ăn của mình lúc mang thai một cách khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng đầu. – Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng giữa. – Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng cuối.

– Một số lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng đầu:

Đây là GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan…nên cần tăng cường

các thực phẩm giàu đạmnhư: trứng, sữa, thịt, đậu đỗ.

Chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để bớt cảm giác nghén nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển. Dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén để đạt mức tăng cân phù hợp với tình trạng trước khi mang thai (bình thường là tăng 1kg). Bổ sung Sắt-acid folic/ viên đa vi chất:

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, bà mẹ cần uống bổ sung viên sắt-acid folic/ viên đa vi chất để phòng thiếu máu và giảm nguy cơ con bị dị tật. Liều dùng như sau:

+ Mỗi ngày uống 1 viên trong suốt thời gian có thai đến sau đẻ 1 tháng. Mỗi viên gồm 60mg sắt và 400mcg acid folic.

+ Nếu phụ nữ mang thai có thiếu máu: cần uống theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý: Uống viên sắt – acid folic có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn nhưng không gây hại gì và thường mất đi sau vài tuần. Để giảm bớt cảm giác khó chịu do tác dụng phụ của thuốc, nên uống thuốc vào một giờ nhất định; Ăn thêm rau, quả và uống nhiều nước.

Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng giữa:

Đây là GIAI ĐOẠN THAI PHÁT TRIỂN NHANH vì vậy cần tăng đáp ứng năng lượng cho bà mẹ khi có thai.

Khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đoạn 3 tháng giữa nên tăng 250kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý). Đây là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ nên người mẹ chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản. Đảm bảo cung cấp đủ Can-xi:

Đảm bảo cung cấp đủ 1200mg/ngày, vì thế ngoài chế độ ăn thông thường cần bổ sung thêm 6 đơn vị sữa/ngày. 1 đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg can xi, tương đương:

1 miếng phô mai có trọng lượng bằng 15g

– 1 hộp sữa chua 100g.

– 1 cốc sữa dạng lỏng 100ml ( sữa dạng lỏng có thể là sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột).

Đây là GIAI ĐOẠN THAI NHI PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG NHANH NHẤTvì vậy người mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đoạn 3 tháng cuối nên tăng 450kcal/ngày (tương đương 2 bát cơm và thức ăn hợp lý). Tăng cường bổ sung đa dạng thực phẩm: ngoài cơm ăn đủ no, bữa ăn của bà mẹ cần bổ sung thêm chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ.

Nên cố gắng sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa sao cho đạt 6 đơn vị sữa/ ngày như ở 3 tháng giữa thai kỳ (tương đương 600mg canxi bao gồm: 2 miếng phô mai, 2 hộp sữa chua và 200ml sữa/ ngày)

Một số lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai:

1) Đồ ăn, thức uống nên hạn chế:

Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, chất kích thích. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi. Hạn chế uống cà phê và các thức ăn chế biến công nghiệp trong thời gian mang thai. Giảm ăn mặn đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi sanh. 2) Không nên quá kiêng khem:

Phụ nữ có thai không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua hoặc cay…, vì dễ gây thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau (nên có ít nhất 10 loại thực phẩm/1 bữa ăn chính).

3) Việc dùng thuốc trong thời gian mang thai cần đặc biệt thận trọng và phải tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế.

Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng Giữa Thai Kỳ, Các Mẹ Đã Nắm Rõ Chưa?

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là khi mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để con phát triển nhanh và hoàn thiện các bộ phận quan trọng của cơ thể.3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ mệt mỏi, ăn uống kém do ốm nghén.

Bắt đầu từ tháng thứ 4, khẩu vị của mẹ đã tốt hơn và đây cũng là thời kỳ thai phát triển những bộ phận quan trọng trong cơ thể nên mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý.

Tăng bao nhiêu cân là đủ?

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên đạt mức tăng từ 0,5 – 1kg một tuần. Đương nhiên, không phải toàn bộ số cân này sẽ vào con mà việc mô ngực phát triển, lượng nước ối tăng lên, nhau thai, cơ tử cung phát triển và mẹ béo lên cũng góp phần làm tăng cân. Hầu hết phụ nữ mang thai cảm thấy khá thoải mái trong giai đoạn giữa thai kỳ vì không còn ốm nghén và em bé cũng chưa đủ lớn để khiến mẹ thấy nặng nề. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ lơ là chế độ ăn uống hợp lý, tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này có thể khiến mẹ gặp những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Lượng chất đạm cần thiết cho bà bầu 3 tháng giữa

Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày nhưng không phải lấy từ các loại đồ ăn nhanh. Từ tháng thứ 4 trở đi, cả mẹ và con đều cần được cung cấp thực phẩm chất lượng cao, nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Protein sẽ giúp tạo ra mô mới để cơ thể bé phát triển hoàn thiện các bộ phận, tăng khoảng 1kg và 16cm. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung từ 75-100g protein mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa là những nguồn cung protein tốt nhất. Ngoài ra, các loại hạt như đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa lượng protein khá dồi dào.

Lượng carbohydrat cần thiết

Carbohydrat chủ yếu cần bổ sung để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Đối với phụ nữ mang thai, carbonhydrat nên chiếm khoảng 40-50% lượng calo hàng ngày. Nhưng thay vì bổ sung carbohydrat bằng cách các loại bánh ngọt đóng sẵn, bà bầu nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ. Vì những loại thực phẩm này không chỉ chứa carbohydrat mà còn giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp mẹ bầu tránh táo bón.

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu nên chú ý bổ sung canxi và sắt. Canxi cần thiết cho quá trình phát triển hệ thống xương còn sắt giúp tạo hồng cầu mới cho thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu trong giai đoạn này cần ít nhất 1000mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày. Viên vitamin tiền sản có thể đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất cần thiết này nhưng chất dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là tốt nhất.

Theo V.A (Theo Mom) (Khám Phá)

Nguồn:http://phununews.vn/me-va-be/dinh-duong-cho-ba-bau-trong-3-thang-giua-thai-ky-cac-me-da-nam-ro-chua-203834/

Bổ Sung Vitamin D Trong Thai Kỳ

Axit folic, sắt, canxi, protein và các loại vitamin là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển của con yêu.

Vai trò của vitamin D trong thai kỳ

Vitamin D là một tập hợp của các Secosteroid và có khả năng hòa tan trong dầu, chất béo, không chỉ có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu mà còn có lợi cho sự phát triển của con yêu trong thai kỳ.

Trên cơ thể con người, nhóm các Secosteroid này chứa 2 yêu tố quan trọng và có lợi nhất cho cơ thể là Cholecalciferol (vitamin D3) và Ergocalciferol (vitamin D2). Vitamin D3 được cơ thể tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

Cũng giống như nhiều vitamin và các khoáng chất khác, việc bổ sung vitamin D khi mang thai là vô cùng cần thiết đối đối với thai nhi.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thống miễn dịch, sự phân chia của các tế bào và giúp cho sự phát triển xương của thai nhi, đồng thời là vitamin cần thiết cho sự hấp thu và chuyển hóa của canxi và phốt-pho, những khoáng chất đặc biệt cần thiết cho việc xây dựng răng và xương chắc khỏe.

Khi nào bà bầu nên bổ sung vitamin D?

Việc bà bầu bổ sung hợp lý vitamin D trong suốt thai kỳ của mình còn có lợi cho sự phát triển về xương của con yêu trong suốt 9 năm đầu đời.

Hàm lượng vitamin D cho bà bầu

Bà bầu cần bao nhiêu vitamin d3 mỗi ngày?

Thông thường, hàm lượng vitamin D mà các chuyên gia đề nghị các mẹ bầu phải hấp thu là 600 IU/ngày.

Tuy nhiên, qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của thai kỳ, liều lượng vitamin d cho bà bầu có thể thay đổi. Vì vậy, các mẹ cần phải đi kiểm tra lượng vitamin D trong máu, và xin lời khuyên từ các bác sỹ về việc bổ sung vitamin D một cách hợp lý nhất.

Vitamin D giúp con yêu phát triển hệ xương chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, đối với những mẹ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mẹ chỉ cần phải uống 1000 đv vitamin D mỗi ngày, vì cơ thể có thể tự tổng hợp được nhiều vitamin D hơn khi được tiếp xúc với ánh mặt trời.

Bổ sung vitamin D như thế nào?

Cơ thể tạo ra vitamin D3 là khi da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên cách này rất khó để xác định bạn đã cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể hay chưa. Do đó, ngoài việc tắm nắng, các mẹ có thể bổ sung loại vitamin này bằng việc tăng cường nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D hoặc uống viên tổng hợp vitamin D.

Bổ sung vitamin D qua thực phẩm

Thực phẩm giàu vitamin D cho bà bầu

Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm:

Bổ sung vitamin D bằng thuốc

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???

Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vitamin Và Các Chất Dinh Dưỡng Khác Trong Thai Kỳ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!