Đề Xuất 6/2023 # Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chủ nhật, 26 Tháng 4 2015 23:12

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, mang thai hộ là hành vi dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản, lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Khi noãn và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi sẽ chuyển phôi vào dạ con của người phụ nữ khác.

Kể từ ngày 15/3, Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quyết định này mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, có nhiều trường hợp còn cứu giúp hạnh phúc của một gia đình.

Theo luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, việc mang thai hộ được cho phép tiến hành đối với những người họ hàng thân thích. Luật cũng quy định những yêu cầu dành cho bên nhờ mang thai hộ. Đó là người vợ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền, xác định không thể mang thai và sinh con kể cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thêm vào đó, cặp vợ chồng cần nhờ mang thai hộ cũng không có con chung, và họ phải được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.

Trong khi đó, luật cũng đưa ra yêu cầu dành cho người mang thai hộ. Theo đó, người mang thai hộ phải là họ hàng của bên vợ hoặc bên chồng. Người này từng sinh con và chỉ được phép mang thai hộ một lần. Nếu người phụ nữ này có chồng, người chồng của cô phải đồng ý bằng văn bản đối với việc mang thai hộ nói trên. Người phụ nữ mang thai hộ cũng phải ở trong độ tuổi phù hợp và phải khoẻ mạnh.

Mang thai hộ là tình trạng có lợi vì về mặt nguyên tắc họ không mang thai được về mặt y tế. Nó có lợi cho vợ chồng khi mà người ta muốn có con. Nó có lợi nhưng mình bị hạn chế vì chỉ cho phép người trong họ hàng mang thai hộ giùm thôi. Nó bị hạn chế vì người trong họ hàng không có ai có thể mang thai hộ giùm hoặc là họ từ chối không mang thai giùm.

Bác sĩ Nguyễn Anh Danh thuộc bệnh viện Từ Dũ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Bác sĩ Nguyễn Anh Danh cho biết hiện bác sĩ chưa tiếp nhận một ca mang thai hộ nào.

Trả lời phỏng vấn của báo điện tử VnExpress, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến cho biết hiện cả nước có khoảng 100 hồ sơ mang thai hộ, riêng bệnh viện phụ sản trung ương đã nhận tới 10 vụ. Hiện chỉ mới có ba bệnh viện là phụ sản trung ương, bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Trung ương Huế được phép thực hiện các ca mang thai hộ.

Có hay không thị trường “ngầm” mang thai hộ?

Cũng theo ông Tiến, các trung tâm hỗ trợ sinh sản phải kiểm tra kỹ hồ sơ để kiểm soát đúng rằng người mang thai hộ và người nhờ mang thai là cùng họ hàng. Ông khẳng định việc mang thai hộ theo mục đích thương mại là rất khó khăn do luật đặt ra các quy định chặt chẽ. Thêm một nguyên nhân nữa, theo ông, hầu hết các ca mang thai hộ đều kết thúc bằng việc mổ lấy thai. Hiếm có người nào mổ lấy thai quá hai lần vì sẽ nguy hiểm tới tính mạng của người mang thai.

Theo như khẳng định của ông Tiến, mang thai hộ là chuyện khó có thể diễn ra. Tuy vậy, dường như một thế giới ngầm về trao đổi chuyện mang thai hộ diễn ra từ lâu ở Việt Nam, trước cả khi nghị định mới đây công bố.

Gia đình em bây giờ hơi khó khăn một chút về kinh tế, một mình chồng em đi làm gánh cả gia đình. Chồng em cũng có bệnh về thần kinh toạ và xương khớp, nên anh cứ phải nghỉ ở nhà suốt. Chồng em lúc nào cũng ước có một số vốn để làm ăn, để anh khỏi phải đi làm công ty, anh ở nhà mở quán. Nhiều đêm em cũng nằm suy nghĩ nhiều, em không biết làm sao cả. Anh em họ hàng hai bên thì đều nghèo cả, mà mẹ em thì mất từ khi em còn nhỏ.

Một trong những cô gái này là Vinh, năm nay 30 tuổi, sinh sống ở Vũng Tàu và quê gốc ở Nghệ An. Chị Vinh đã có hai con trai, một đứa con sắp vào lớp một, còn cậu con còn lại mới hai tuổi rưỡi. Chị nói:

Em nghĩ là hay là bây giờ mình đánh đổi cuộc sống khoảng một năm để giúp người ta. Người ta cần có con, mình thì cần có tiền để làm ăn, thay đổi cuộc sống một chút, cho chồng em chữa bệnh. Em biết là đẻ rất đau, em nói với chồng em là em rất sợ nhưng mà em chấp nhận để có vốn làm ăn.

Chị Vinh nói sau hai, ba năm suy nghĩ, chị quyết định đi tìm “mối” để mang thai hộ. Chị cho biết kể từ khi đăng thông tin về việc sẵn sàng mang thai khoảng một tuần trước, cũng có 2-3 người tìm tới chị. Chị nói:

Bây giờ nếu em mà mang thai một thì chỉ khoảng 120 [triệu đồng] thôi, với cả nuôi người ta trong vòng thời gian người ta giúp mình. Mỗi tháng thì em trả cho người ta hai triệu [đồng]. Còn nếu em nhờ người ta tìm người thì mất khoảng 10 triệu [đồng] nữa. Chị thì chẳng cần nhờ ai tìm cho chị cả, tự chị tìm được.

Chị Vinh đưa ra mức giá ban đầu cho việc mang thai hộ là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, chị Hoài Thanh, ở Hà Nội, từng nhờ người mang thai hộ cho biết mức giá này là quá đắt. Chị Thanh nói:

Kỹ thuật mang thai hộ mà chị Thanh thực hiện năm 2014 là lấy trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha để thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, phôi này sẽ được chuyển cho một phụ nữ khác mang thai hộ. Như vậy, dù người mang thai hộ sinh con những đứa trẻ lại thuộc về người nhờ mang thai.

Đợt năm 2012 lần đầu tiên chị làm thì người đó cũng ngoài 30 rồi. Chị không có kinh nghiệm nên nó cũng có nhiều cái bất trắc. Đến năm ngoái chị đón người này sinh năm 1988,1989 thì cơ thể của người ta hấp thu được thai tốt nên người ta sinh được luôn. Cái quan trọng là người ta đang ở độ tuổi sinh sản mà người ta giúp được mình. Mình cũng phải có những cái hiểu biết thì mới làm được chứ mà tự dưng lao vào làm ầm ầm thì lại tốn kém tiền phôi của mình.

Chị Thanh nói, tổng chi phí cho lần mang thai hộ lần này là gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi tháng trong thời gian người phụ nữ kia mang bầu, chị cũng “trả lương” cho cô gái 2 triệu đồng nữa để tiêu vặt. Chị Thanh cho biết trước khi tìm kiếm người mang thai hộ, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kỹ càng. Chị nói:

Hải Ninh/RFA

Tuy vậy, hình thức tìm người mang thai hộ như chị Thanh và chị Vinh tham gia là không tuân theo luật pháp Việt Nam hiện hành. Theo bác sĩ Trần Anh Danh của bệnh viện Từ Dũ, luật Việt Nam còn quá chặt chẽ so với nước ngoài. Vì thế, lâu nay, nhiều người Việt Nam đã tìm đến những nước như Thái Lan để thực hiện các ca sinh hộ do nơi này luật lệ có nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng hơn. Chuyện mai thai hộ ở Thái Lan cũng bị chỉ trích nhiều sau hai vụ là một cặp cha mẹ Australia từ chối không nhận đứa con bị bệnh down và chuyện một người Nhật có cả chục đứa con nhờ người sinh hộ bị nghi ngờ.

​Lần Đầu Tiên Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ

Một công đoạn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): đưa phôi vào máy hạ nhiệt độ xuống -150OC (Ảnh: T.T.D)

Từ cấm hoàn toàn (theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và quy định về sinh con bằng phương pháp khoa học), Luật hôn nhân gia đình sửa đổi 2014 đã cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và dự kiến có thể đưa vào áp dụng từ năm 2015.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nói với Tuổi Trẻ: “Khi xét hồ sơ đề nghị của các gia đình mong muốn sinh con bằng phương pháp khoa học tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, chúng tôi thấy có những hồ sơ rất thống thiết, gia đình khao khát có một đứa con nhưng người mẹ có bệnh lý không thể mang thai được.

Từ thực tế đó, khi Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Luật hôn nhân gia đình sửa đổi, chúng tôi đã đề xuất nên cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và các bộ ngành đều đồng tình với đề xuất này”.

Chuyện của một người thuê mang thai

Đây là câu chuyện khá nổi tiếng trong giới những người làm nghệ thuật ở VN. Ông bố ở đây là người đồng tính, đã thuê một phụ nữ ở Hà Nội mang thai hộ, em bé được tạo ra từ tinh trùng của người bố và trứng của người được thuê mang thai. Ba ngày sau khi em bé được sinh ra, bố bé đã đưa con vào chúng tôi sống cho đến nay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bố bé cho biết đã gặp rất nhiều khó khăn khi làm giấy khai sinh cho con dù bé là con ruột của anh. “Tôi quê ở miền Bắc, hiện sống ở miền Nam, nhưng giấy khai sinh của con tôi lại làm ở một tỉnh miền Trung” – bố em bé cho biết.

Trong thực tế, ngoài các gia đình đồng tính thì hiện có một số lượng không nhỏ các gia đình hiếm muộn do người mẹ có bệnh lý không thể mang thai và rất mong muốn có con đẻ của mình. Khi pháp luật cho phép nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, họ sẽ thuận lợi hơn khi tiến hành thủ tục pháp lý như làm giấy khai sinh cho cháu bé và xác định cha mẹ thật sự của cháu.

* Cho hay không cho phép mang thai hộ là vấn đề được quan tâm khi xây dựng dự thảo Luật hôn nhân gia đình sửa đổi. Theo ông, vì sao cuối cùng đề xuất cho phép này được chấp thuận?

Những năm vừa qua, vì Việt Nam cấm mang thai hộ nên đã có người phải ra nước ngoài để thực hiện dịch vụ này. Trở về nước, họ gặp rất nhiều khó khăn khi làm giấy tờ, xác định hồ sơ nhân thân cho cháu bé.

Về mặt kỹ thuật và nhân văn, hỗ trợ sinh sản cho những người này hoàn toàn thực hiện được và hoàn toàn xứng đáng, tại sao không cho phép bệnh viện mình làm cho người dân của mình?

Tôi vẫn nghĩ rằng nếu không cho phép, những người có điều kiện sẽ đi nước ngoài để nhờ mang thai hộ, nhưng người có nhu cầu chính đáng mà không có điều kiện kinh tế thì đành chịu, vì chi phí dịch vụ ở nước ngoài tốn kém, đắt đỏ.

Có quy định này, bệnh viện mới có cơ hội giúp những người như vậy. Thế giới cũng đã có rất nhiều nước cho phép mang thai hộ, kể cả ở châu Âu, châu Á…

* Việc mang thai hộ sẽ được cho phép thực hiện thế nào?

– Đến giờ này thì dự thảo hướng dẫn thực hiện việc mang thai hộ theo Luật hôn nhân gia đình sửa đổi coi như đã hoàn tất, các bộ ngành đều đã thống nhất với dự thảo của Bộ Y tế, dự kiến quy định có thể được đưa vào áp dụng từ năm 2015.

Khi Bộ Y tế xây dựng dự thảo, có hai quan điểm. Một cho rằng nơi nào làm được kỹ thuật hỗ trợ sinh con bằng phương pháp khoa học thì cho triển khai dịch vụ cho những người cần nhờ người mang thai hộ.

VN hiện có gần 20 cơ sở y tế triển khai được kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như vậy. Quan điểm thứ hai là chỉ cho phép 2-3 cơ sở triển khai kỹ thuật. Cuối cùng chốt lại sẽ có ba cơ sở y tế là Bệnh viện Phụ sản T.Ư ở miền Bắc, Bệnh viện T.Ư Huế ở miền Trung và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ ở miền Nam được phép hỗ trợ các gia đình cần nhờ người mang thai hộ.

Một phần Bộ Y tế muốn quản lý thật tốt, tránh các hệ lụy và biến tướng thương mại, như kiểu thuê mang thai hộ rồi người mang thai thuê không trả con cho gia đình thuê chẳng hạn.

Về kỹ thuật, mang thai hộ là hình thức nhờ bệnh viện lấy trứng của mẹ (hoặc của người hiến tặng trứng) và tinh trùng của người cha để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chuyển phôi cho một phụ nữ khác nhờ mang thai hộ.

* Về mặt kỹ thuật, Việt Nam có cho phép mẹ mang thai hộ con như thế giới đã có những trường hợp mẹ hơn 60 tuổi mang thai giúp con gái và sinh cháu thành công?

– Về mặt kỹ thuật thì đây không phải là vấn đề gây trở ngại, nhưng chúng tôi không đặt ra khi xây dựng quy định. Lý do là khi bà ngoại đã lớn tuổi mà mang thai cháu thì có thể có rủi ro bệnh tật hoặc tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe bà và cháu, trong đó có cả những tai biến nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy Việt Nam chỉ cho phép chị em mang thai giúp nhau, chị em ruột mang thai giúp là tốt nhất, tiếp theo là các chị em trong họ hàng bên nội bên ngoại.

* Thực tế Việt Nam đã có người đồng tính thuê mang thai hộ và đã sinh con, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm giấy tờ xác định nhân thân cho cháu bé. Hiện nay khi luật pháp không bác bỏ quyền sống chung của các cặp đồng tính, có nên cho phép họ được nhờ mang thai hộ và có con ruột thật sự của mình không, thưa ông?

– Vấn đề này chưa được đặt ra trong hướng dẫn này, một phần vì Luật hôn nhân gia đình sửa đổi không bác bỏ nhưng cũng không cho phép hôn nhân đồng tính. Nếu cho phép họ có con thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Nên Cho Phép Mang Thai Hộ

Nên cho phép mang thai hộ

Gần 1 tuổi, bé O. mới có được giấy khai sinh. Quê và hộ khẩu thường trú của ba bé ở Quảng Ninh, mẹ ở Hải Phòng, hiện bé và ba đang sống ở chúng tôi nhưng giấy khai sinh của bé lại được làm ở một tỉnh… miền Trung. Sở dĩ có chuyện rắc rối như trên là vì bé O. là con của một người cha đồng tính và mẹ bé được coi là người mang thai hộ.

Gian nan đường tìm con

Vì mục đích nhân đạo

“Có những chị rất xinh đẹp, nữ tính, họ khao khát có con mà không thể, nên chúng tôi vẫn tư vấn các chị có thể nhờ em gái, chị gái, cháu gái mang thai hộ nếu muốn sinh con. Em gái, chị gái họ cũng rất sẵn sàng. Trong những trường hợp đặc biệt như dị dạng đường sinh dục, bị cắt bỏ tử cung do bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… khi chưa có con hoặc chưa đủ con, bị bệnh lý không thể mang thai… thì pháp luật nên có điều khoản cho phép họ. Đó cũng là quy định nhân văn và tránh việc mua bán, gian lận và các mục đích không nhân đạo”- TS Vũ Bá Quyết đề nghị.

Vẻ mặt hạnh phúc của một người được làm cha ở tuổi 35, nhưng ba bé O. nói “chỉ nghĩ cũng thấy hoảng về con đường đã đi”. Là một người đồng tính sống cùng bạn trai tại chúng tôi đã nhiều năm nay anh day dứt vì tội bất hiếu “không có người nối dõi”.

“Ba tôi bỏ đi để lại mẹ và hai anh em tôi, nhưng em tôi không may mắc bạo bệnh đã qua đời, mẹ tôi tuyệt vọng vì có hai thằng con trai mà không có cháu. Vì thế mẹ cứ lủi thủi ở Quảng Ninh, nói khi nào tôi có con sẽ vào sống cùng. Mà hoàn cảnh tôi vậy thì làm sao có con? Chính tôi cũng tìm cách, rồi bạn bè mách nước, gần hai năm trước tôi tìm được mẹ bé O. để thỏa thuận nhờ mang thai giùm” – ba bé O. tâm sự.

Nói nghe thì đơn giản, nhưng để “làm” được việc như ba bé O. đã làm hoàn toàn không dễ dàng. Mẹ bé O. vốn đã có gia đình êm ấm và hai đứa con ngoan, chẳng may vỡ nợ, chị quyết định cho trứng và mang thai bé O. theo phương pháp bơm tinh trùng để nhận 200 triệu đồng tiền “công”, chưa kể chi phí chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng, phí ăn ở… trong suốt quá trình mang thai.

Chồng chị cũng đồng ý. “Hợp đồng” ghi rõ chị không có tên trong giấy khai sinh và hoàn toàn không được liên lạc với bé sau này. Thế nhưng khi bé O. ra đời, việc khai sinh lại không dễ dàng như thỏa thuận của hai người.

“Tôi đã mất đúng 11 tháng để lo giấy khai sinh cho con. Cán bộ tư pháp nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú nói phải có tên mẹ và có giấy chứng sinh, giấy đăng ký kết hôn mới làm khai sinh được. Không thực hiện được phương án 1, quay về quê mẹ bé để làm khai sinh, chấp nhận để mẹ bé O. đi khai sinh thì cũng bị đòi giấy chứng nhận kết hôn. Có người bày cho tôi cách để bé ngoài cổng nhà rồi hô lên là nhặt được trẻ bỏ rơi, nhưng tôi nghĩ con mình thật sự, làm sao lại phải diễn?”. Ba bé O. cho biết việc làm giấy cho bé thật khổ sở.

Pháp luật vị con người

Mẹ bé O. không phải là trường hợp mang thai hộ hiếm hoi trên thực tế ở VN. Ba bé O. cho hay trong giới đồng tính có rất nhiều người có nhu cầu làm cha hoặc làm mẹ, có người đã có đủ tinh trùng và trứng, đã chờ đợi hơn một năm nay tìm người mang thai hộ.

TS Vũ Bá Quyết, phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, cho hay hầu như tháng nào bệnh viện ông cũng nhận điều trị vài trường hợp dị dạng đường sinh dục, không có âm đạo, nhưng xét nghiệm nhiễm sắc thể thì rõ ràng đây là nữ, soi ổ bụng thấy buồng trứng đẹp và rất đều. TS Quyết và các đồng sự đã thực hiện phẫu thuật tạo hình âm đạo để các chị có thể lập gia đình, nhưng cái khó là không thể sinh con.

Theo TS Vũ Bá Quyết, trước đây ung thư tử cung hay gặp ở người già, nhưng gần đây có cả những người bị ung thư tử cung khi mới 20 tuổi. Khi bệnh ổn định rồi thì họ, như những phụ nữ bình thường khác, có khao khát được làm mẹ.

“Về luật pháp thì quy định hiện nay chưa cho phép mang thai hộ, nhưng xã hội có khá nhiều trường hợp phải nhờ mang thai hộ. Họ chẳng may rơi vào hoàn cảnh không thể mang thai được và buộc phải đi nhờ vì họ thật sự mong muốn một đứa con đẻ, là máu thịt của mình, trong nước không được thì ra nước ngoài để thuê mang thai hộ” – TS Quyết cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Hải (Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Bộ Tư pháp, thành viên tổ biên tập dự án sửa đổi một số điều Luật hôn nhân gia đình năm 2000) cho biết vấn đề cho phép hay không cho phép mang thai hộ đang được xem xét nghiên cứu.

Luật sư Võ Thị Lài (Đoàn luật sư TP.HCM): Có thể điều chỉnh luật

Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về việc mang thai hộ, vì thế nên có nhiều cách hiểu và cách nghĩ khác nhau. Cách nghĩ thông thường nhất mang thai hộ có nghĩa là tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ mong con đã được cho thụ tinh thành phôi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và được đưa vào cơ thể người phụ nữ khác để nhờ mang thai. Còn trong trường hợp tinh trùng của người chồng nhưng trứng của người mang thai thì không thể gọi là mang thai hộ.

Theo tôi, pháp luật nên cho phép mang thai hộ, vì nhiều phụ nữ không có khả năng mang thai, điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Nhưng cần quy định chặt chẽ để việc mang thai hộ không biến tướng thành kinh doanh và sẽ kéo theo nhiều hệ quả pháp lý khác. Nên quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, nhất là quyền của đứa bé như các quyền nhân thân, quyền thừa kế của trẻ đối với người nhờ mang thai và người mang thai hộ.

Cũng cần chú ý chuyện có thể phát sinh tranh chấp quyền nuôi đứa bé giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai, và không loại trừ khả năng muốn vòi vĩnh tiền của người nhờ mang thai hộ. Thế nên cần phải có những quy định pháp luật cụ thể.

Bắt Đầu Cho Phép Mang Thai Hộ

Một người nông dân ở Nga đã chạm trán và vật lộn với một con sói lớn. Điều khác thường là anh đã dùng tay không siết cổ chết con sói. Sau trận chiến, anh phải đi xét nghiệm bệnh dại.

Các nhà khoa học thực phẩm từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã phát triển một loại cà phê và trà giàu probiotic, được thiết kế để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Một nghiên cứu được công bố gần đây của nhóm học giả thuộc Đại học Laurentian (Canada) cho thấy việc tập thể dục dưới thời tiết lạnh (ảnh) có thể đốt cháy nhiều chất béo hơn so với tập thể dục trong nhà, theo chuyên trang sức khỏe MedicineNet.

Sáng 20.1, Sở Y tế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp chúng tôi tổ chức khởi công dự án xây mới Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn (BV ĐKKV Hóc Môn; tại 65/2B Bà Triệu, TT.Hóc Môn, H.Hóc Môn).

Một người đàn ông 30 tuổi đã trực tiếp tiêm dung dịch nấm ma thuật vào tĩnh mạch của mình. Một thời gian sau, các bác sĩ phát hiện nấm bắt đầu phát triển trong mạch máu của ông.

Chuyên trang Everyday Health mới đây dẫn một nghiên cứu mới cho hay chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tinh thần, làm giảm nguy cơ trầm cảm ở nữ giới.

Mùa đông trong nhà với đầy đủ các thiết bị sưởi ấm như máy điều hòa, quạt sưởi…, bạn đã biết cách sử dụng như thế nào để những máy móc này không ảnh hưởng tới hệ hô hấp của các thành viên trong gia đình chưa?

GS-TS Huỳnh Thị Phương Liên (81 tuổi), chuyên gia cao cấp của Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) – trực thuộc Bộ Y tế, vừa đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào chiều 19.1 tại Hà Nội.

Cậu bé Tiziano (9 tuổi) bất ngờ bị một viên đạn lạc bắn ngay trước nhà mình. Viên đạn bắn ở khoảng cách gần đi ngay vào giữa ngực. Điều hy hữu là cậu bé vẫn sống và chỉ bị trầy xước ở ngực.

Các cơn đau tim xảy ra khi một động mạch cung cấp máu và ô xy cho tim bị tắc nghẽn.

Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia có công nghệ lọc máu chất lượng hàng đầu trên thế giới.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!