Đề Xuất 3/2023 # Viêm Xoang Khi Mang Thai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 4 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Viêm Xoang Khi Mang Thai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Viêm Xoang Khi Mang Thai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viêm xoang khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Theo số liệu điều tra y tế, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh nở có các triệu chứng viêm xoang là 20 – 40%. Trong đó tỉ lệ phụ nữ bị viêm xoang khi mang thai có triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn là 10 – 30%. Điều này khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang lo lắng. Vậy viêm xoang trong thai kỳ có nguy hiểm không và cần chú ý những gì?

Triệu chứng viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang là bệnh đường hô hấp phổ biến có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó có các mẹ bầu. Phụ nữ có thể bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối hoặc bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị tốt.

Viêm xoang ở phụ nữ mang thai cũng gây ra những triệu chứng tương đồng với ở bệnh nhân viêm xoang bình thường. Tuy nhiên mức độ nặng nề của triệu chứng thường tăng cao hơn. Những dấu hiệu viêm xoang thường gặp là:

Cảm giác đau: Mẹ bầu nhức đầu, nặng đầu nhiều về sáng, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, người bệnh bị đau và áp lực ở vùng mũi, mặt, tại khu vực xoang bị viêm.

Ngạt mũi: Người bệnh có thể bị ngạt 1 bên hoặc cả 2 bên lỗ mũi. Nhiều bệnh nhân phải thở bằng miệng do dịch nhầy quá đặc bít kín lỗ thở.

Chảy nước mũi: Dịch nhầy chảy ra nhiều, lan xuống mũi hoặc sau họng. Chất dịch đặc, màu xanh hoặc vàng, có thể có mùi hôi.

Sốt: Mẹ bầu có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Triệu chứng khác: Ho, mệt mỏi, đau tai…

Các triệu chứng trên có thể kéo dài khoảng 4 tuần với người bị viêm cấp tính và kéo dài hơn 12 tuần nếu bị viêm xoang mãn tính.

Nguyên nhân gây viêm xoang ở bà bầu

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm xoang là bởi các nguyên nhân sau:

Sức đề kháng yếu: Phụ nữ có thai thường bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm… xâm nhập gây viêm xoang.

Nội tiết tố không ổn định: Sự thay đổi của nội hormone progesterone và estrogen khiến viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Những hormone này thúc đẩy máu lưu thông trong niêm mạc và màng nhầy. Vì vậy mạch máu giãn nở, màng nhầy sưng lên dẫn tới tắc nghẽn xoang và chảy dịch mũi.

Tác nhân dị ứng: Bụi bẩn, nấm mốc, lông thú, phấn hoa…

Cấu trúc xoang bất thường hoặc chấn thương ở vùng mũi.

Do nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

Viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi bị viêm xoang các mẹ bầu thường rất hoang mang. Nhiều phụ nữ bị viêm xoang khi mang thai đã tìm đến các diễn đàn như webtretho, page facebook sức khỏe thai kỳ để tìm hiểu về những nguy hiểm đối với con yêu và kinh nghiệm chữa viêm xoang.

Theo các bác sĩ, viêm xoang khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bởi vì nhau thai sẽ sàng lọc các yếu tố gây hại giúp trẻ chống lại bệnh tật. Tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan vì viêm xoang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Khó thở: Đây là tình trạng phổ biến đối với bệnh nhân viêm xoang và sẽ đặc biệt trầm trọng với mẹ bầu. Nhiều chị em bị viêm xoang trong thai kỳ thường bị tắc mũi không thở được do chất dịch tiết ra quá nhiều và đặc hơn bình thường. Chị em thường phải thở bằng miệng khiến họng bị ảnh hưởng.

Viêm đường hô hấp: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm phế quản…

Biến chứng ở mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mí mắt, áp xe túi lệ, viêm mô liên kết hốc mắt, suy giảm thị lực, mù mắt…

Biến chứng ở não: Viêm màng não, viêm não, áp xe não…

Viêm tắc tĩnh mạch hang…

Viêm xoang có thể không nguy hại ngay đến em bé trong bụng nhưng nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm. Khi bệnh đã biến chứng nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy khi có các triệu chứng viêm xoang chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.

Cách điều trị viêm xoang cho mẹ bầu

Chữa trị khi bị viêm xoang lúc mang thai rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Mục tiêu việc điều trị là tạo ra sự thông thoáng cho mũi và các xoang, giảm viêm nhiễm, giảm đau. Bên cạnh đó điều trị cũng nhằm ngăn ngừa viêm xoang mãn tính và biến chứng khi mang thai. Vì cơ địa của bà bầu khá nhạy cảm, việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi thăm khám, các bác sĩ cũng thường cân nhắc kỹ càng về độ an toàn, lợi ích và rủi ro của các loại thuốc.

Nếu muốn tiện dùng, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y. Còn nếu muốn đảm bảo an toàn cao nhất cho mẹ và con thì nên dùng thuốc Đông y.

Chữa viêm xoang cho phụ nữ mang thai bằng thuốc Tây y

Nhiều chị em luôn cho rằng, trong thai kỳ tuyệt đối không sử dụng thuốc uống, nhất là kháng sinh. Chính vì vậy chị em thường không đi khám khi bệnh còn nhẹ. Chỉ khi dấu hiệu kéo dài mới đến gặp bác sĩ. Việc không điều trị đúng cách khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn.

Theo các bác sĩ, trong những trường hợp nhất định, phụ nữ có thai vẫn cần điều trị bằng thuốc uống. Những thuốc được kê đơn, kể cả kháng sinh cũng sẽ được cân nhắc kỹ về độ rủi ro trước khi cho mẹ bầu sử dụng. Vì vậy chị em không nên bài trừ việc dùng thuốc hoặc quá lo lắng khi điều trị. Những thuốc thường được sử dụng cho phụ nữ có thai là:

Thuốc kháng histamin: Dùng để ức chế hoạt động của kháng thể gây dị ứng histamin. Thường dùng có chlorpheniramine, loratadine,…

Thuốc kháng viêm: Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng nề, bao gồm cả thuốc chứa và không chứa steroid.

Thuốc kháng sinh: Được chỉ định dùng để giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Những loại thuốc chữa viêm xoang được đánh giá là tương đối an toàn với mẹ bầu gồm có cefprozil (Cefzil) và amoxicillin-clavulanate…

Thuốc giảm đau: Thường dùng có Acetaminophen. Tuyệt đối không sử dụng aspirin và ibuprofen để giảm đau trong thai kỳ vì có thể làm giảm nước ối, tăng nguy cơ sảy thai.

Thuốc điều trị tại chỗ: Dùng thuốc điều trị tại chỗ là giải pháp an toàn hơn so với thuốc toàn thân. Những thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng sinh dạng nhỏ mũi, thuốc thông mũi co mạch dạng xịt hoặc nhỏ, nước muối sinh lý dạng xịt.

Một số thuốc khác: Thuốc long đờm, thuốc ho sử dụng trong thời gian ngắn.

Lưu ý: Dù dùng thuốc toàn thân hay thuốc tại chỗ, chị em cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Trong thai kỳ nếu dùng thuốc không thận trọng có thể khiến em bé gặp nhiều nguy hiểm.

Dùng thuốc Đông y chữa viêm xoang cho phụ nữ mang thai

Theo lý luận của y học cổ, viêm xoang là tình trạng bệnh hình thành từ các yếu tố phong nhiệt, nhiệt độc, khí hư. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân này sẽ làm xuất hiện các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở… Để trị bệnh, Đông y sẽ sử dụng các loại thảo dược có khả năng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, mát gan, bồ bổ tạng thận, tăng cường lưu thông máu, cân bằng lại âm dương, giúp cơ thể trở về trạng thái ban đầu.

Cách chữa này sẽ giúp trị bệnh tận gốc và đạt hiệu quả lâu dài. Đặc biệt với nguyên liệu từ tự nhiên, các bài thuốc Đông y cũng được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính. Một số vị thuốc thường được dùng để chữa viêm xoang cho bà bầu gồm có:

Kim ngân hoa: Có tác dụng tiêu viêm, giải nhiệt, tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Bồ công anh: Dùng để thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống viêm, chữa viêm xoang.

Quế chi: Giúp làm ẩm niêm mạc, thông xoang, giảm tình trạng tiết dịch nhầy, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Huyền sâm: Nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi yết hầu, giúp điều trị viêm xoang.

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của lương y, thầy thuốc. Mỗi một thể trạng bệnh sẽ cần sử dụng đến những vị thuốc khác nhau, tỷ lệ gia giảm khác nhau. Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên tìm đến các cơ sở khám chữa bằng y học cổ truyền uy tín để bốc thuốc uống.

Biện pháp khắc phục viêm xoang tại nhà cho mẹ bầu

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, các biện pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị tại nhà cũng rất quan trọng. Phụ nữ có thai có thể thực hiện theo những gợi ý sau:

Kê cao gối khi ngủ

Các triệu chứng viêm xoang thường có xu hướng tăng nặng về đêm khiến nhiều mẹ bầu khó chịu và mất ngủ. Để cải thiện tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng một chiếc gối cao để kê cao đầu khi ngủ. Cách này sẽ giúp dễ thở hơn và ngăn ngừa dịch tiết chảy vào họng.

Vệ sinh xoang mũi bằng nước muối loãng

Nước muối có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Dùng nước muối để vệ sinh mũi, xoang hàng ngày sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và làm loãng dịch nhầy, giúp xoang mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng xi lanh hút nước muối sinh lý. Bịt một bên mũi và bơm nhẹ nước muối vào bên mũi còn lại.  Nếu bị đau họng, mẹ bầu có thể dùng nước muối ấm để súc miệng và ngậm mật ong, chanh để giảm đau.

Uống nhiều nước và cân bằng dinh dưỡng

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong các hốc xoang, giúp dễ dàng dàng đẩy các vi khuẩn ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng sẽ tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi, tránh bị khô khan, làm khó thở. Theo đó, mỗi một thai phụ nên bổ sung từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.

Bên cạnh uống nước, bà bầu cũng có thể tăng cường bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ quả, các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, magie,… Và cần lưu ý hạn chế các loại đồ uống có cồn, gas vì có thể làm cơ thể mất nước. Các đồ ăn cay nóng hoặc có nhiều phụ gia thực phẩm vì sẽ khiến niêm mạc mũi phù nề.

Dùng máy tạo ẩm 

Sử dụng máy tạo ẩm không khí hoặc xông hơi mũi bằng nước ấm để giúp giảm các triệu chứng bệnh nghẹt mũi. Ngoài ra, cần hạn chế dùng nước hoa, nuôi thú cưng trong nhà để tránh gây kích ứng mũi.

Cách phòng tránh viêm xoang khi mang thai

Để phòng ngừa viêm xoang, phụ nữ khi mang thai cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

Giữ gìn sức khỏe, tránh để bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm đường hô hấp trên.

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp.

Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở chốn đông người.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ xoang mũi.

Tránh xa những dị nguyên có khả năng gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc,…

Dọn dẹp nhà ở thường xuyên để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn và tác nhân có hại với đường hô hấp.

Xây dựng chế độ ăn uống, chế độ tập luyện cơ thể khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng của bản thân.

Viêm xoang khi mang thai có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các chị em. Chữa trị bệnh không tốt viêm mẹ bầu có thể bị viêm xoang mãn tính khi mang thai và dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, chị em nên điều trị sớm nếu mắc bệnh và chủ động phòng tránh.

Bệnh Đau Mắt Hột Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể được truyền qua bằng cách dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt.

Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt có thể bị sưng và mủ chảy ra từ mắt. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa. 

Triệu chứng đau mắt hột

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt như:

Triệu chứng cơ năng:

– Ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt

– Đổ ghèn có chứa chất nhầy hoặc mủ

– Mí mắt sưng

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Đau mắt

Triệu chứng thực thể:

-Thẩm lậu kết mạc: Hiện tượng thâm nhập tế bào viêm, chủ yếu tế bào lympho.

-Nhú gai, hột: Hột thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, kích thước không đều, từ 0,5 – 1mm.

-Màng máu giác mạc: Hột đặc hiệu, bệnh mắt hột giác mạc, màng máu khu trú lớp nông, phần trên giác mạc. Màng máu do thâm nhiễm giác mạc hột và tân mạch.

-Sẹo và lõm hột trên giác mạc. (Sẹo kết mạc là đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo).

-Nhú gai: Khối đa giác có ranh giới rõ, giữa khối nhú có một chùm mao mạch

Chẩn đoán bệnh mắt hột

Chẩn đoán lâm sàng:

-Hột trên kết mạc sụn mi trên: hột ở trung tâm.

-Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên

-Màng máu trên giác mạc.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

-Tế bào học: Chích hột hoặc nạo nhẹ kết mạc sụn mi trên làm xét nghiệm tế bào học.

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm kết mạc dị ứng: tổn thương nhú to, dẹt, hình đa diện ở kết mạc sụn mi trên.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Có năm giai đoạn trong sự phát triển của bệnh đau mắt hột:

– Viêm – nang. Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu – có thể xuất hiện trên bề mặt bên trong của mí mắt.

– Viêm – cường độ cao. Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng.

– Sẹo mí mắt. Nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng.

– Lông mi mọc ngược (trichiasis). Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.

– Đục giác mạc: Giác mạc trở nên bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, thường được nhìn thấy dưới mí trên. Viêm liên tục với gãi dẫn đến đục giác mạc. Nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến sự phát triển loét trên giác mạc và cuối cùng là mù một phần hoặc hoàn toàn.

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột bao gồm:

– Điều kiện sống thấp. Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển

– Điều kiện sống đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

– Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn

– Tuổi tác. Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.

– Điều kiện vệ sinh kém. Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Phân loại bệnh đau mắt hột

Phân loại giai đoạn theo qui định của tổ chức y tế thế giới (WHO):

TF (trachoma follicle): viêm mắt hột có hột. Đây là tình trạng đau mắt hột nhẹ và vừa phải có ít nhất 5 hột ở diện sụn mi trên

TI (trachomatous inflammation): Đây là tình trạng đau mắt hột nặng, thâm nhiễm tỏa lan trên kết mạc diện sụn mi trên, che khuất ít nhất 50% hệ mạch kết mạc sâu.

TS (trachomatous conjunctival scar): TS là bệnh đau mắt hột đã xuất hiện sẹo kết mạc. Các dải sẹo hình sao, mạng lưới sẽ xuất hiện trên kết mạc mi

TT (trachomatous trichiasis): Đây là trường hợp đau mắt hột có biến chứng, lông xiêu cọ vào giác mạc

CO (corneal opacity): Đây là trường hợp nặng nhất của đau mắt hột, bệnh có thể gây tổn thương trên giác mạc nguy cơ mù lòa

Biến chứng bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột nếu được phát hiện sớm có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu bệnh không được điều trị kip thời có thể dẫn đến biến chứng, bao gồm:     

– Viêm kết mạc bờ mi

– Sẹo mí mắt bên trong

– Biến dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp bên trong (entropion) hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis)

– Sẹo giác mạc, viêm loét giác mạc

– Lông xiêu, lông quặm, khô mắt.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị bao gồm: 

– Thuốc kháng sinh – thuốc kháng sinh azithromycin (dùng 1 liều 1 năm) được sử dụng để điều trị trong trường hợp không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Điều trị có thể cần phải được lặp lại sau mỗi 6 đến 12 tháng

– Thuốc tra mắt mỡ Tetracyclin – tra ngày 2 lần trong 6 tháng.

– Erythromycin 250mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần

– Phẫu thuật mổ quặm

– Nước mắt nhân tạo và các vitamin

Phòng ngừa đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột có khả năng tái nhiễm nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của người khác cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Thực hành vệ sinh thích hợp:

– Không dùng phương pháp day kẹp hột. Phương pháp điều trị này không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà gây chấn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.

– Cải thiện vệ sinh môi trường: sử dụng nước sạch, xây nhà vệ sinh, diệt ruồi. Xây chuồng gia súc xa nhà, chôn, đốt rác thải đúng nơi quy định

– Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân: rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn, chậu… 

– Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS. Nguyễn Văn Hòa

Diagnosis and Assessment of Trachoma Anthony – W. Solomon, Rosanna W. Peeling, Allen Foster, David C. W. Mabey (https://cmr.asm.org/content/17/4/982)

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/eyes-trachoma

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trachoma/symptoms-causes/syc-20378505

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4791051/

https://dspace.ttu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/4288/%5BFall%202017%5D%20Ophthalmology-B%E1%BB%86NH%20M%E1%BA%AET%20H%E1%BB%98T.pdf?sequence=1&isAllowed=y

Bà Bầu Bị Viêm Họng Nguyên Nhân Do Đâu? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh An Toàn

Viêm họng ở bà bầu không phải là một căn bệnh nguy hiểm

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu và họng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này ở bà bầu là do virus cảm lạnh hoặc cúm gây ra, đôi khi cũng có thể là do nhiễm khuẩn.

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể ở thời kỳ mang thai có thể dẫn đến đau họng cùng với các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nhức đầu. Viêm họng không phải là một bệnh quá nghiêm trọng trong thai kỳ và thường nó sẽ biến mất sau 7 ngày nếu được điều trị đúng cách.

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng

– Nguyên nhân gián tiếp:

Do sự thay đổi nội tiết khiến cho sức đề kháng giảm

Do viêm amidan, viêm thanh quản, viêm amidan

Mẹ bầu bị nhiễm trùng cấp tính gây ra các bệnh về đường hô hấp

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn…

Do dị ứng với các hóa chất, phấn hoa, lông động vật…

Do thời tiết thay đổi, chuyển lạnh, không khí khô, nhiệt độ và độ ẩm thấp

Phụ nữ có thai bị trào ngược dạ dày thực quản lên vùng mũi họng do áp lực ổ bụng thay đổi

Cơ bị căng (do nói chuyện to, nói chuyện liên tục mà không nghỉ ngơi)

Những nguyên nhân khiến bà bầu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thường bị đau họng có thể kể đến bao gồm:

– Nguyên nhân trực tiếp: Do virus, vi khuẩn, nấm

Những triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải khi bị viêm họng

Mẹ bầu bị viêm họng có những biểu hiện gì?

Với viêm họng do virus, mẹ bầu sẽ cảm thấy ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người. Còn viêm họng do vi khuẩn, mẹ sẽ bị sốt, khô môi, lưỡi bẩn.

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai; có thể bị ho khan trong giai đoạn đầu sau đó có thể xuất hiện đờm, có thể kèm theo khan tiếng nếu quá trình viêm lan xuống thanh quản.

Các triệu chứng của viêm họng toàn thân có thể gặp bao gồm: đau, nhức mỏi, cơ thể uể oải, đau đầu, buồn nôn, chán ăn…

Triệu chứng thực thể: Khám niêm mạc họng thấy đỏ, tăng xuất tiết. Nếu bệnh do vi khuẩn, trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ. Xét nghiệm dịch tiết tại họng bằng cách quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Hướng điều trị viêm họng ở bà bầu

Khi bà bầu bị viêm họng, trước hết có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để đẩy lùi các biểu hiện của bệnh. Đặc biệt là khi chỉ bị viêm họng do virus. Kế đó, nếu như các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đến bệnh viện để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cách tối ưu nhất cho các mẹ bầu đó là tới bệnh viện để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có phương án điều trị thích hợp nhất.

Dùng chanh muối, quất ngâm mật ong, nước bột nghệ mật ong

Nước ép cà rốt, tỏi và sữa nóng, các loại trà nóng

Cháo củ cải cùng tía tô, rau hành, hạt tiêu

Một số mẹo dân gian chữa viêm họng cho phụ nữ có thai

Cần lưu ý là những bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của viêm họng do virus. Thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Những lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa viêm họng cho bà bầu

Mẹ bầu có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol là an toàn. Tuy nhiên, cần xin chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Các loại thuốc điều trị viêm họng khác

Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai… Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì.

Cepacol: Dạng xịt

Sucrets: Dạng viên

Chloraseptic (không dùng quá 2 ngày): Dạng xịt hoặc dạng viên

Robitussin: Dạng viên

Vicks: Dạng viên

Nhưng thực ra bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú, bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

Cephalexin – An toàn cho bà bầu

Penicillin – An toàn cho bà bầu

Amoxicillin – Chưa chắc an toàn cho bà bầu

Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị chứng viêm họng liên cầu khuẩn:

Uống nhiều nước để làm mát cơ thể.

Uống các loại trà thảo dược như trà chanh hoặc trà xanh để giảm cảm giác đau rát ở cổ họng.

Mẹ bầu nên uống trà nóng để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng hơn

Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi và đau rát cổ họng.

Súc miệng bằng nước muối ít nhất ba lần một ngày vì muối có đặc tính kháng khuẩn. Người bệnh cũng có thể thêm một ít bột nghệ vào nước muối vì nghệ có tính chất chống viêm và sát trùng tự nhiên.

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất.

Tránh thức ăn nhanh và những loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những món ăn có nhiều màu nhân tạo và chất bảo quản.

Tránh đồ uống có ga và nước lạnh khi bị viêm họng bởi những thức uống này có thể khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng thêm.

Nghỉ ngơi đầy đủ.

Không nói hay hát quá nhiều

Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.

Tránh hút thuốc lá vì nó có thể làm tình trạng này trở nên xấu đi.

Chế độ ăn lành mạnh là giải pháp để điều trị và phòng ngừa viêm họng ở bà bầu

Bà bầu bị viêm họng lưu ý gì trong quá trình điều trị?

Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và chăm súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng miệng, bảo vệ cổ họng.

Không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hay dùng quá nhiều đồ ăn rán, nướng, xào, khô, cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo… mà nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, rau xanh và các loại hoa quả, uống nhiều nước…

Khi ra đường cần đeo khẩu trang, không ngồi điều hòa nhiều.

Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng. Không dùng chung những vật dụng cá nhân, khăn tắm hoặc ly với người bị viêm họng vì có thể bị lây.

Cách phòng ngừa viêm họng khi mang thai

Để phòng tránh và hạn chế khả năng mắc bệnh, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Tóm lại, bà bầu bị viêm họng cần nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như có chế độ ăn uống, điều trị phù hợp để nhanh chóng hết bệnh. Tránh những nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ và thai nhi.

Táo Bón Ở Bà Bầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Táo bón ở bà bầu là nỗi ám ảnh với không ít phụ nữ khi mang thai. Liệu tình trạng này có đáng lo ngại? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.

5

/

5

(

635

bình chọn

)

“Tôi đang mang thai ở tháng thứ 7. Thời gian gần đây, tôi bị táo bón, mỗi lần đại tiện rất khổ sở. Xin chuyên gia cho biết táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào để không ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Xin cảm ơn chuyên gia!” (Nguyễn Vân Anh, 26 tuổi, ở Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh)

1. Táo bón ở bà bầu là gì?

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Biểu hiện táo bón ở bà bầu còn có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

2. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Táo bón thai kỳ tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp nó còn tác động tới thai nhi, thậm chí góp phần gây sảy thai.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, táo bón khiến phụ nữ mang thai cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến chán ăn. Từ đó khiến mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Trong chất thải chứa các chất độc như phenol, amoniac, indol,… Nếu không được tống ra ngoài cơ thể mà tích tụ lâu trong ruột, chúng có thể khiến hấp thụ ngược, gây hại cho thai phụ và thai nhi.

Táo bón khi mang thai kéo dài còn gây áp lực về tâm lý khiến bà bầu bị căng thẳng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hơn nữa, việc dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, nếu được hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời là bà bầu không nên gắng sức rặn.

Táo bón kéo dài còn có thể dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, sa trực tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

3. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

3.1. Sự thay đổi hormone

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ có sự gia tăng hormone progesterol với tác dụng giãn cơ bắp. Hormone này lại làm chậm quá trình di chuyển của phân trong ruột. Thời gian ở trong ruột càng lâu phân càng bị mất nước nhiều hơn. Điều này khiến phân cứng hơn và khó đi qua hậu môn.

3.2. Nôn nghén

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị nôn nghén, gây mất nước. Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, ruột sẽ tái hấp thụ nước từ phân khiến phân trở nên khô hơn gây táo bón ở bà bầu 3 tháng đầu.

Thai nhi phát triển khiến tử cung lớn dần chiếm không gian trong ổ bụng, chèn ép đường tiêu hóa, gây áp lực lên ruột. Từ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn, tăng khả năng bị táo bón. Đặc biệt là táo bón ở bà bầu 3 tháng cuối.

Tâm lý của phụ nữ mang thai là luôn muốn ăn thật nhiều để có chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Tuy nhiên việc ăn uống quá đà sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, cơ thể không kịp hấp thụ dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, thực đơn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào cũng làm gia tăng khả năng bị táo bón khi mang thai.

3.5. Uống ít nước gây táo bón ở bà bầu

Trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Việc làm này dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Từ đó, tạo điều kiện cho bệnh táo bón xuất hiện.

3.6. Ngại vận động

Do sự phát triển của thai nhi cùng sự gia tăng của trọng lượng cơ thể, mẹ bầu thường có xu hướng ngại vận động. Điều này khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, gây táo bón.

3.7. Bổ sung canxi và sắt gây táo bón ở bà bầu

Việc bổ sung canxi và sắt là điều cần thiết trong quá trình mang thai. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều hai yếu tố vi lượng này sẽ dẫn đến táo bón.

Phụ nữ mang thai bị táo bón còn có thể là hệ quả của tiểu đường thai kỳ, bệnh nhược tuyến giáp, đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng.

4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Táo bón không phải là một tình trạng gây nguy hiểm, phụ nữ có thai hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà nếu biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài, đau bụng táo bón ở bà bầu trở nên dữ dội, phân rắn lẫn máu, bà bầu nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị táo bón cho bà bầu cần hết sức lưu ý để vừa giảm các triệu chứng, vừa không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Những cách chữa táo bón cho bà bầu phải  lành tính, an toàn, dễ thực hiện.

5.1. Thay đổi thói quen đi đại tiện

Tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng hàng ngày. Hãy đặt chân lên một chiếc ghế vì tư thế giống ngồi xổm này sẽ giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, bà bầu có thể massage khu vực giữa âm hộ và vùng chậu khi đang đi vệ sinh.

5.2. Mẹo trị táo bón cho bà bầu

Bà bầu táo bón phải làm sao? Lời giải cho vấn đề này là bà bầu có thể áp dụng các mẹo trị táo bón đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

5.2.1. Trà bồ công anh

Trà bồ công anh giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích gan tiết nhiều dịch mật hơn, tạo thuận lợi trong tiêu hóa. Loại trà này còn cung cấp nước, lợi tiểu, giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi.

Đối với tình trạng táo bón thai kỳ ở dạng nhẹ, bà bầu có thể uống trà bồ công anh ngay sau mỗi bữa ăn.

Uống một ly trà hoa cúc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ là cách chữa táo bón an toàn cho bà bầu. Tinh chất trong loại trà này giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng.

Một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất là sử dụng kết hợp giữa mật ong và mè đen. Mật ong giúp tăng cường đề kháng, bôi trơn đường ruột. Mè đen giàu chất xơ, nhuận tràng.

Chuẩn bị: 50g mè đen, 30ml mật ong.

Cách thực hiện:

– Rang chín mè đen.

– Trộn mè đen đã rang với mật ong rồi chia làm 2 lần ăn trong ngày.

– Dùng liên tục trong 3 ngày.

Để cải thiện các biểu hiện táo bón ở bà bầu hãy dùng dầu dừa. Bà bầu có thể sử dụng dầu dừa để trộn salad hay pha với nước ấm để uống.

Các loại axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa sẽ cung cấp nhanh năng lượng cho các tế bào ở đường ruột. Từ đó kích thích ruột trao đổi chất, làm mềm phân. Hơn nữa, dầu dừa khi vào đường ruột sẽ giúp bôi trơn, giảm ma sát trong quá trình đại tiện.

Quả sung chính là lời giải cho táo bón ở bà bầu phải làm sao. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, sung từ lâu đã trở thành vị thuốc nhuận tràng hiệu quả.

Chuẩn bị: 10g sung tươi, 1 đoạn ruột già của lợn.

Cách thực hiện:

– Sung rửa sạch với nước muối, bổ đôi và hầm chung với ruột lợn đã sơ chế sạch.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Nếu táo bón là do uống bổ sung sắt và canxi, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để đổi sang loại khác hoặc thay đổi liều lượng.

Song song với đó bạn có thể dùng thêm viên uống bổ sung magie dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Bởi magie sẽ giúp làm mềm phân. Tuy nhiên nên lưu ý nếu bổ sung quá nhiều viên uống magie có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu cần 350mg magie mỗi ngày (bao gồm trong cả viên uống bổ sung và thông qua thực phẩm như: bơ, chuối, hạt chia,…)

5.4. Sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu

Trong trường hợp bất khả kháng, bác sỹ sẽ kê thuốc nhuận tràng an toàn dành riêng cho bà bầu. Đây không phải là loại thuốc nhuận tràng mà mọi người vẫn hay dùng bởi bà bầu được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc nhuận tràng thông thường.

Vậy bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì? Đây là những loại thuốc bác sỹ có thể kê đơn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

– Thuốc Psyllium: thuốc trị táo bón tạo khối chứa chất xơ.

– Thuốc Fybogel: Đây là thức uống giàu chất xơ, phát huy tác dụng sau vài ngày uống.

– Thuốc Senna: Loại thuốc này được sử dụng ngắn hạn để điều trị táo bón bởi nó có thể gây tiêu chảy và đau bụng. Nó là thuốc nhuận tràng tự nhiên, được làm từ lá và quả của cây senna. Mất khoảng 8 giờ để thuốc phát huy tác dụng.

– Thuốc Glycerol: Thuốc chỉ mất 20 phút để phát huy tác dụng.

Lưu ý, phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự uống thuốc mà không tham vấn bác sỹ.

6. Phòng tránh táo bón ở bà bầu

Lý tưởng nhất là bà bầu hãy phòng tránh táo bón bằng việc tạo lập cho mình chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.

– Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt, bà bầu nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy.

– Bổ sung từ 25 – 30g chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, táo, nho, lê, dâu tây…

– “Loại bỏ” các loại thực phẩm làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Cụ thể là: đồ chiên rán, mít, nhãn,…

– Tích cực vận động vừa sức, tập  yoga dành cho bà bầu, đi bộ hoặc bơi

XEM THÊM:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Viêm Xoang Khi Mang Thai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!