Đề Xuất 3/2023 # Vận Động Trong Thai Kỳ # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Vận Động Trong Thai Kỳ # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vận Động Trong Thai Kỳ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vận động trong thai kỳ – cần thiết cho mẹ, khỏe cho con

27-12-2019

Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai kỳ thì vận động trong thai kỳ cũng mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe của mẹ và bé. Một chế độ vận động, luyện tập thể dục thường xuyên và điều độ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia không chỉ giúp mẹ có được một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh.

Tại sao vận động lại cần thiết cho thai kỳ?

Mang thai không có nghĩa là ngưng vận động, luyện tập thể dục. Một chế độ vận động đúng cách trong thai kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé mà không phải ai cũng rõ. 

Đối với mẹ:

– Chất endorphin được cơ thể tiết ra khi vận động giúp đem lại cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai - Vận động hợp lý, đều đặn trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng béo phì, duy trì cân nặng ổn định ở cả trước và sau sinh. - Giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý thường gặp trong thai kỳ như: tiểu đường, tăng huyết áp, đau lưng, táo bón,… - Hạn chế sinh non, dễ sinh thường hơn: Năng vận động giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai, tăng sức chịu đựng cho bà bầu, giúp quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn. - Ngủ ngon hơn: vận động nhẹ nhàng, vừa đủ giúp mẹ bầu tiêu hao năng lượng dư thừa từ đó có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Đối với thai nhi

- Gia tăng quá trình trao đổi chất ở thai nhi, giúp trẻ phát triển tốt hơn - Cũng giống như mẹ, chất endorphin làm tăng hưng phấn ở mẹ thì thông qua nhau thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé, giúp thai nhi thư giãn thoải mái và sảng khoái hơn trong bụng mẹ.

Các môn thể thao an toàn cho mẹ bầu

Đi bộ

Đi bộ 30 phút mỗi ngày rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Là môn thể thao dễ tập, dễ thực hiện, có thể áp dụng hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, đi bộ được chứng minh là có tác động theo hướng tích cực đến sức khỏe tim mạch ở mẹ bầu. Chỉ cần lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp, trang phục thoải mái, mẹ bầu có thể bắt đầu luyện tập môn thể thao tốt cho sức khỏe bà bầu mỗi ngày. Do vận động liên tục trong thời gian dài, mẹ bầu khi luyện tập cần bổ sung nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước.

Yoga

Là một trong số ít những môn thể thao mẹ có thể tập luyện, yoga mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích không ngờ đến như: lưu thông khí huyết, giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở thai kỳ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể,…trang bị tốt cho mẹ cả về thể lực và tinh thần cho chuyến vượt cạn sắp tới. Mỗi thời điểm, giai đoạn của thai kỳ đều có những bài tập yoga riêng biệt, thai phụ cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có quá trình luyện tập khoa học nhất có thể. 

Bơi lội

Việc bơi lội sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực lên khớp xương, giảm đau khớp, giúp máu lưu thông tốt. Bơi lội nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu duy trì nhịp tim và tinh thần ổn định. Mẹ bầu không nên bơi quá lâu hoặc bơi khi nước quá lạnh. Bài tập Kegel

Cơ sàn chậu đóng vai trò chính trong việc giữ đúng vị trí của các cơ quan sinh dục, niệu dưới, tiêu hóa dưới. Cơ sàn chậu cũng đóng vai trò lớn trong việc điều tiết, đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn từ đó giúp kiểm soát các hoạt động đại, tiểu tiện,…Cuộc sinh nở của các mẹ bầu sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nếu cơ sàn chậu của sản phụ khỏe mạnh. 

Bài tập Kegel hay còn được gọi là bài tập cơ sàn chậu có tác dụng giúp săn chắc, tăng cường sức mạnh ở các cơ sàn chậu vốn phải chịu áp lực lớn và trở nên yếu đi khi phụ nữ bắt đầu mang thai và sinh nở, ngăn ngừa các bệnh xuất hiện khi mang thai (đau lưng dưới, giãn tĩnh mạch chi dưới, phù 2 chân,…), tăng cường và duy trì chức năng tim mạch,…

Bài tập Kegel là một trong những bài tập trước sinh được các bác sĩ khuyên sản phụ nên luyện tập thường xuyên, đều đặn. Với bài tập này, sản phụ có thể luyện tập trong mọi điều kiện, hoàn cảnh mà không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị. 

Một số lưu ý khi vận động trong thai kỳ

– Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn khác nhau của thai kỳ mà mỗi thai phụ nên có cho mình những bài tập, mức độ luyện tập thể dục thể thao khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, trước khi thực hiện các bài tập, mẹ bầu nên xin ý kiến từ bác sĩ sản khoa, chuyên gia để thiết kế cho bản thân một lộ trình luyện tập, vận động phù hợp. 

– Nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức 

– Không nên tham gia các môn thể thao mạo hiểm, mất nhiều sức lực, dễ ngã, nguy hiểm như: trượt ván, lặn, judo,…

– Nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt. Mẹ bầu đừng bắt cơ thể mình hoạt động quá giới hạn, nếu cảm thấy mệt, khó chịu cần nghỉ ngơi ngay để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.

Trường hợp nào không nên tập thể dục, vận động trong thai kỳ

– Chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con. – Rau bám thấp – Thai phụ có dấu hiệu đẻ non trước tuần thai thứ 37 – Thai phụ bị nhức đầu, huyết áp cao hay huyết áp thấp, bị phù, bệnh tim, chẩn đoán tiền sản giật. – Em bé phát triển chậm hoặc không theo chuẩn thông thường.  – Thai phụ không tăng đủ cân theo tiêu chuẩn, bác sĩ khuyến cáo hạn chế luyện tập thể dục, vận động để đảm bảo sức khỏe. 

BAN TƯ VẤN SỨC KHỎE BỆNH VIỆN HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG 

Lợi Ích Của Việc Vận Động Khi Mang Thai

Vận động khi mang thai giúp chị em chống lại sụ mệt mỏi

Vận động khi mang thai giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón

Một trong những bệnh thông thường mà các chị em thường hay gặp khi mang thai là táo bón. Do chế độ ăn uống, sự giãn nở của tử cung, ít vận động khiến vùng ổ bụng chịu áp lực, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả dẫn đến táo bón. Do đó, các bà bầu nên thường xuyên đi bộ, tập một số động tác cơ nhẹ nhàng để kích thích hoạt động của đưởng ruột kết hợp việc bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, uống nhiều nước để giảm thiểu nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.

Vận động giúp bà bầu chống lại mệt mỏi

Sự phát triển của thai nhi, những thay đổi thất thường trong cơ thể sẽ khiến các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, bắt đầu vận động từ việc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động được thuận lợi hơn và chị em sẽ thấy cơ thể đỡ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái hơn.

Khi mang thai các bà bầu không thể tránh khỏi các triệu chứng như sưng phù mắt cá chân, tay,…nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tập thể dục, thể tao đều đặn sẽ góp phần gia tăng lưu lượng oxy trong máu và cải thiện quá trình lưu thống máu trong cơ thể, giảm tình trạng sưng phù đáng kể cho các bà bầu.

Vận động giúp các bà bầu dễ dàng sinh nở

Khi sinh nở các chị em phải trải qua những cơn đau chuyển dạ, phải dùng nhiều sức để sinh con. Vì vậy, việc tập thể dục đều đặn với những bài tập vừa sức sẽ có lợi cho vùng sàn chậu và giúp các mẹ có thể sức mạnh để vượt qua những cơn đau chuyển dạ.

Nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh

Nhiều chị em vì trong quá trình mang thai ít vận động, ăn nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng nên sau khi sinh thường bị tăng cân, vóc dáng cũng không còn được như trước. Vì thế, việc vận động khi mang thai sẽ giúp các mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Cử Động Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ

“Không biết cảm giác thai nhi đạp như thế nào nhỉ?” chắc hẳn là điều mà các mẹ mới mang thai lần đầu băn khoăn. Cảm giác này được các các mẹ đã sinh con bật mí rằng đó là cảm xúc bất ngờ và vô cùng hạnh phúc.

Vậy thực chất em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào, khi nào thì con sẽ đạp, ý nghĩa của từng cú đạp mạnh mẽ đó là gì, vì sao lại có em bé đạp nhiều, em bé đạp ít và ngoài việc đạp ra thì con cử động như thế nào trong bụng mẹ?

Những cử động thai nhi giật giật trong bụng ban đầu rất dễ bị mẹ nhầm lẫn với hoạt động của ruột, nhất là ở các mẹ mang thai lần đầu tiên.

Các mẹ thường cảm nhận được hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ (thai máy) vào khoảng tuần thứ 18 đến tuần 20 của thai kì. Các mẹ đã từng mang thai có thể sẽ cảm nhận được con cử động trong bụng sớm hơn một chút, vào khoảng tuần thứ 16.

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ vào giai đoạn mẹ cảm nhận được thai máy lần đầu tiên thường là tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên, vì thế mẹ thường cảm nhận được con đạp hay cử động ở phía trên hoặc phần giữa bụng nhiều hơn là ở bụng dưới.

Thai nhi chuyển động trong bụng mẹ ở mỗi tuần như thế nào?

Tử cung của mẹ không chỉ là nơi nuôi dưỡng con mà còn là “sân chơi” để con biểu diễn đủ mọi hành động. Thế nhưng không phải màn biểu diễn nào mẹ cũng cảm nhận được mà mẹ chỉ có thể phát hiện ra khi con thực hiện động tác mạnh và đủ lâu mà thôi.

Mẹ có thể cảm nhận thai nhi trườn trong bụng mẹ, các cú đá hoặc nấc cụt của con nhưng rất khó để nhận ra con đang cử động ngón tay, ngón chân hay đang nuốt nước ối.

Nếu mẹ lo lắng về việc con đạp ít hoặc không cảm nhận được con đạp hay chơi đùa gì thì mẹ có thể thử một số cách để khuyến khích con cử động mạnh mẽ.

Con càng lớn hơn thì mẹ sẽ cảm nhận được các chuyển động của con càng ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng, thế nhưng đến tháng cuối thai kì, gần đến ngày chuyển dạ thì dường như con lại đạp ít hơn trước.

Nguyên nhân mẹ không cảm nhận được thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là do kích thước cơ thể của con đã to hơn lúc trước rất nhiều nên không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội khiến con khó cử động.

Trong thời gian này nếu con đã xoay người theo tư thế ngôi thuận để sẵn sàng ra đời thì mẹ sẽ cảm nhận được các cú đạp mạnh ở hai bên mạn sườn.

Câu chuyện của mẹ: Cảm nhận những cú đạp của con

Nhiều mẹ đã từng mang thai chia sẻ rằng mỗi cử động của con trong thai kì đều mang đến cho mẹ những cảm giác và liên tưởng khác nhau.

Có mẹ ví cử động của con như một chú bướm đậu trên bụng, có mẹ lại thấy giống như có một cầu thủ tí hon đang đá bóng ở trong bụng.

Mẹ bầu thừa cân mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận những cú đạp của con?

Cuối thai kì là thời gian thai nhi đạp nhiều nhất và con thường tích cực đạp khi mẹ vừa ăn xong, mẹ nghe nhạc thư giãn và khi mẹ tắm. Nhiều mẹ lại cảm nhận con đạp nhiều nhất vào ban đêm và lo lắng không biết hành động này của con có gì bất thường hay không.

Vậy tại sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm? Thật ra con chơi đùa, lăn lộn và đạp mẹ cả ngày nhưng chỉ vào ban đêm, khi mẹ đã dừng hết mọi công việc và nằm nghỉ ngơi thì mẹ mới cảm nhận rõ nhất các cử động của con, vì thế mẹ cảm giác con đạp nhiều hơn.

Thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

Đôi khi mẹ cảm thấy thai nhi giật giật trong bụng với cường độ nhẹ nhàng thì rất có thể là con đang bị nấc. Có thể mẹ thấy việc thai nhi nấc bị nghe thật khó tin, đặc biệt là với các mẹ lần đầu mang thai.

Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt có thể là do con đang tập phản xạ bú mút để khi ra đời sẵn sàng cho việc bú mẹ, do con hít nhiều nước ối một lúc khiến cơ hoành non nớt phải chịu áp lực lớn dẫn đến bị nấc hoặc có thể là do dây rốn của con đang bị chèn ép.

Thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là điều bình thường nhưng mẹ cũng cần chú ý đến phản ứng nấc của con.

Nếu con ngày càng nấc ít kèm theo ít chuyển động và đạp hơn trước, hay thậm chí là ngừng đạp thì mẹ nên đến bác sĩ siêu âm để kiểm tra xem liệu có phải dây rốn của con bị chèn ép khiến con khó thở hay không.

Thai nhi nấc ở bụng dưới thường được các mẹ miêu tả giống như tiếng gõ nhè nhẹ và bố mẹ có thể cảm nhận rõ hơn bằng cách đặt nhẹ tay lên vùng bụng đó.

Xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ dựa vào chuyển động của con

Cách xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ chính xác nhất là siêu âm. Thế nhưng siêu âm chỉ biết được tư thế của con ngay lúc ấy chứ không phải vị trí cố định của con vì con thường xuyên chuyển động và thay đổi tư thế liên tục.

Thế nên các mẹ thường đoán vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ tại nhà bằng cách dựa vào các chuyển động của con.

Ví dụ như nếu lưng của thai nằm bên trái bụng thì mẹ có thể cảm nhận được thai máy ở phía bên phải nhiều hơn vì tay và chân của trẻ sẽ quay về hướng bên phải và ngược lại.

Nếu mẹ thấy thai máy phía bên trái bụng nhiều hơn thì rất có thể lưng của con đang quay về phía bên phải.

Vì thế tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 7 trở đi có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển dạ của mẹ. Nếu con không thể di chuyển về vị trí ngôi thuận để sinh thường tự nhiên thì khả năng mẹ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ là rất cao.

Ngôi thai thuận (còn được gọi là ngôi đầu) là tư thế mà thai nhi chúc đầu xuống bên dưới đường sinh, mông hướng lên trên và gáy hướng về phía bụng mẹ.

Thai nhi đạp trong bụng mẹ có gây đau đớn, khó chịu?

Cảm giác hạnh phúc, ngỡ ngàng của mẹ trong những lần đầu tiên cảm nhận được cử động của con sẽ dần thay thế bằng sự căng tức, giật mình, đau nhói hay khó chịu khi con ngày càng đạp và di chuyển mạnh mẽ hơn.

Nhiều mẹ thậm chí còn bị mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm hoặc luôn cảm thấy khó chịu trong dạ dày vì con đạp liên tục từ lúc ăn đến lúc ngủ. Tần suất và cường độ đạp của trẻ sẽ tăng lên liên tục theo tháng tuổi của con.

Thai nhi đạp gần cửa mình (âm đạo) còn có thể khiến mẹ cảm thấy đau buốt vì tử cung đang ngày càng to ra và chèn ép lên toàn bộ vùng xương chậu, trong đó có âm đạo của mẹ.

Nếu thai nhi đạp nhói bụng dưới khiến mẹ quá đau đớn và bất tiện, mẹ có thể thử các cách khuyến khích con di chuyển sang vị trí khác như quỳ bằng cả tay cả chân hay thử các cách thai giáo ánh sáng bằng đèn pin để con cử động theo hướng ánh sáng mà mẹ chiếu.

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không?

Nhiều mẹ tin rằng cách thai nhi di chuyển trong bụng mẹ có thể bộc lộ một phần tính cách của trẻ sau này. Ví dụ như nếu con đạp ít thì có thể con là một đứa trẻ hướng nội, hay suy tư, nếu con đạp nhiều thì con có thể là một em bé năng động, tinh nghịch chẳng hạn.

Những mẹ có thai nhi đạp nhiều khi nghe nhạc cũng chia sẻ suy nghĩ của mình rằng có thể con sẽ trở thành một ca sĩ, nhạc sĩ hoặc nhạc công trong tương lai.

Thông thường thai nhi đạp nhiều vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối và tối, đây thường là thời gian mẹ cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất.

Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhiều bất thường vì dụ như bỗng nhiên đạp nhiều hơn hẳn bình thường và mẹ lo lắng về sức khỏe của con thì mẹ nên đi siêu âm để biết được kết quả chính xác nhất.

Thai nhi đạp ít hơn vào cuối thai kỳ

Giai đoạn từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 30 là thời gian mà con bắt đầu chuyển động nhiều và mạnh lên nhiều so với giai đoạn trước.

Đến khi con được 32 tuần là mẹ đã có thể cảm nhận rất rõ sức mạnh và sự năng động của con mỗi khi con đạp hay chuyển động.

Vì thế nếu thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 hoặc sớm hơn thì mẹ nên đi siêu âm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ.

Thông thường bé ít đạp vào tháng cuối do không gian trong bụng mẹ không đủ rộng để con có thể thoải mái chơi đùa nhưng mẹ vẫn nên để ý theo dõi và thường xuyên thử phản ứng của trẻ.

Đối với các mẹ quá ngày dự sinh thì mẹ càng nên thường xuyên thử xem con có phản ứng lại với các hành động của mẹ hay không.

Nếu thấy thai nhi 39 tuần ít đạp, đạp nhẹ bất thường hoặc không đạp khi được kích thích thì mẹ nên tới bệnh viện ngay vì có nhiều nguy cơ con đang gặp tình trạng nguy hiểm về sức khỏe.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/

Phù Chân Trong Thai Kỳ

Mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua thời gian đầy biến động cho toàn bộ cơ thể và cho hệ thống tĩnh mạch nói riêng, với những cơn đau như chuột rút, đau vùng chậu, giãn tĩnh mạch âm hộ, viêm tĩnh mạch, phù nề, …

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Phù chân gây những khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày. Phù chân là một dấu chứng để bác sĩ quan tâm đến nguy cơtiền sản giật. Khi đã được thăm khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch.

– Sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim.

– Sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn, gây ứ đọng máu ở chân làm xuất hiện của các triệu chứng: chân nặng, sưng phù, ngứa ran hoặc chuột rút.

Phù chân trong thai kỳ: các giải pháp phòng ngừa.

Nếu không thể “chữa trị” chứng suy tĩnh mạch, một số biện pháp phòng ngừa cơ bản và lối sống lành mạnh có thể làm giảm các triệu chúng – bao gồm chứng phù chân khi mang thai:

Tình huống cần tránh

-Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

– Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt

– Tránh hoặc mặc quần áo quá chật, mang “bốt” hoặc giày có gót quá cao hay đế quá phẳng.

– Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng.

– Tránh tăng cân quá mức

– Tránh thức ăn quá mặn hoăc quá cay làm nặng thêm sự giãn nỡ của tĩnh mạch.

– Uống nhiều nước, nhất là nước lúa mạch, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

– Khi ngủ, gác chân lên gối để máu lưu thông tốt hơn.

– Nên tắm nước nóng. Nên ngâm chân trong nước ấm, sạch khoảng 10 – 15 phút vào cuối mỗi ngày. Có thể chườm lạnh vào chỗ sưng

Các hoạt động nên thực hiện

Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương….

– Tập thể dục đều đặn, các bài tập thở, đi bộ hay bơi lội, thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.

Điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Phần lớn các trường hợp suy giãn (rối loạn) tĩnh mạch ở thai phụ thường giảm dần sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường họp phải dùng thuốc để làm bền và tăng trương lực của thành mạch có tên goi phlebotomic hoặc phlebotonic mặc dù, được khuyến nghị không có hại gì cho người mẹ và thai nhi, cũng cần hết sức thận trọng với các tác dụng ngoài ý muốn.

Minh Tâm

(Theo Medical new today, Santé magazine)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vận Động Trong Thai Kỳ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!