Cập nhật nội dung chi tiết về Uống Rượu Bia Khi Mang Thai: Hậu Quả Khó Lường mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, rượu, bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.
Theo các nghiên cứu, việc uống rượu, bia gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, uống rượu, bia tại bất cứ thời điểm nào lúc mang thai cũng có thể gây hại cho thai nhi. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn và nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai thì không nên uống rượu, bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào khác.
Cục Y tế dự phòng cho biết, khi một phụ nữ mang thai uống rượu, bia, một phần rượu sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi. “Bà bầu” uống rượu cũng đồng nghĩa với việc em bé trong bụng uống rượu. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ “say rượu” vài giờ thì thai nhi có thể “li bì” đến vài ngày. Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu, bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.
Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường; Môi trên mỏng đôi khi bị chẻ, khoảng cách giữa các mắt nhỏ và các bất thường khác trên khuôn mặt; Chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình; Tăng động, thiếu tập trung; Kém phối hợp vận động; Chậm phát triển trí tuệ và gặp phải những vấn đề về tư duy, ngôn ngữ, chuyển động và các kỹ năng xã hội; Khả năng đánh giá yếu kém; Gặp phải các vấn đề về thị giác, thính giác; Khuyết tật khả năng học tập và trí tuệ; Dị tật tiết niệu; Dị tật chi và ngón tay, ngón chân; Dễ thay đổi tâm trạng.
Ngoài ra, dù không uống nhiều, nhưng phụ nữ mang thai uống thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ. Do thói quen sử dụng rượu bia hằng ngày, kể cả trong thời gian mang thai, nhiều bà mẹ đã tự hại chính đứa con của mình. Khoa học đã chứng minh việc uống rượu, bia trong khi mang thai sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Khi con phải sống và phát triển trong môi trường có chất cồn, cơ thể non yếu của trẻ sẽ không thể chống chọi lại với điều này. Chính vì thế đã có rất nhiều trường hợp thai bị tác động dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do bia, rượu gây ra.
“Không có một giới hạn an toàn nào cho việc uống bia, rượu trong thời gian mang thai của bạn” – Đây là nhận định của David Garry – Phó giáo sư tại Đại học Y khoa Albert Einstein. Ông cũng cho biết uống rượu, bia với bất kỳ liều lượng nào và ở bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai cũng đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Đó là chưa kể đến việc, bà mẹ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về thể chất, tinh thần và mắc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, nếu uống thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động trí não, gây mất tập trung, buồn ngủ, không tỉnh táo… Hệ tiêu hóa cũng gặp rắc rối, gây các bệnh về đường ruột, dạ dày…
Nhiều chị em không biết mình mang thai nên lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu. Câu hỏi đặt ra là như vậy có tác hại gì không? Trong thực tế không có ngưỡng nào là an toàn bởi vì việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu, bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chỉ lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu thì các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy dừng lại ngay vì bất cứ lý do gì. Còn nếu không biết có thai nên lỡ uống quá nhiều rượu thì các bà mẹ tốt nhất nên gặp bác sỹ để được tư vấn, kiểm tra sàng lọc.
Không chỉ phụ nữ sử dụng rượu bia mới bị ảnh hưởng cả mẹ và con, nếu người chồng uống rượu khi vợ mang thai cũng gây những ảnh hưởng nhất định về tâm lý của vợ. Người vợ có thể cảm thấy không thoải mái (bởi mùi rượu, hoặc những hành động khó chịu của chồng khi say rượu…).
Phụ Nữ Mang Thai Hay Khóc: Con Có Thể “Gánh” 4 Hậu Quả Khó Lường!
Phụ nữ mang thai hay khóc có thể do nhiều nguyên nhân:
– Trước hết, xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hormone Estrogen và Progesterone tăng lên, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc. Từ đó, khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn.
– Những căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khi mang thai như: Con có khỏe mạnh, phát triển bình thường không? Liệu mình có thể chăm sóc tốt cho con được không? Điều này cũng khiến thai phụ mệt mỏi, tâm lý bất ổn và hay khóc khi mang thai.
– Sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, đặc biệt là người chồng cũng rất quan trọng. Nếu không nhận được sự chia sẻ, động viên từ gia đình, người vợ sẽ cảm thấy bị tủi thân, buồn chán, tâm trạng u uất và dễ khóc lóc, suy nghĩ tiêu cực.
– Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay khóc cũng có thể do mệt mỏi, kiệt sức vì bị ốm nghén, chán ăn, thường xuyên buồn ngủ và không thể tập trung cho công việc, cuộc sống hàng ngày.
4 hậu quả thai nhi phải gánh chịu khi mẹ mang thai hay khóc
Bà mẹ mang thai hay khóc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, người lúc nào cũng mệt, mất sức, ảnh hưởng tới thị giác, thậm chí kéo dài có thể dẫn tới mờ mắt.
Mặt khác, khóc lóc nhiều sẽ khiến tâm lý trở nên bất ổn, điều này sẽ gây hại trực tiếp cho thai nhi:
1. Thai nhi có thể bị dị tật, hở hàm ếch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh nếu người mẹ thường xuyên căng thẳng và hay khóc khi mang thai. Đặc biệt là tháng thứ 2, vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Nếu mẹ hay khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch do sự thay đổi hormone.
2. Con có thể chậm phát triển nếu mẹ mang thai hay khóc
Thai nhi từ 7 tháng tuổi đã có thể hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài nên nếu mẹ hay khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Con sinh ra chậm phát triển, dễ mắc các bệnh về tâm lý, tự kỷ, chậm nói, hay quấy khóc…
Bà mẹ mang thai hay khóc, tâm lý bất ổn, căng thẳng, sợ hãi… đặc biệt là trong những tháng cuối, máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Trong trường hợp này, bé sinh ra thường yếu, nhẹ hơn 0,5 – 1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
4. Mẹ mang thai hay khóc cũng có nguy cơ cao bị sinh non
Tình trạng khóc nhiều, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, tuyệt vọng… có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non, bong nhau non. Hoặc nhiều người có những suy nghĩ tiêu cực có thể bị trầm cảm khi mang thai, thậm chí giết hại đứa con của chính mình khi nó còn chưa kịp chào đời.
Lời khuyên từ chuyên gia khi phụ nữ mang thai hay khóc
Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai hay khóc tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé, sự phát triển của con sau này. Vì vậy, các bà mẹ nên:
Kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Chấp nhận những thay đổi cả về tâm, sinh lý trong thai kỳ, bao gồm cả việc ốm nghén, không ăn được gì, người mệt mỏi hơn, dễ cáu gắt hơn…
Thư giãn, thoải mái tinh thần, suy nghĩ tích cực trong mọi vấn đề, tránh tình trạng hay khóc khi mang thai.
Chia sẻ nhiều hơn với chồng, người thân về những khó khăn mình gặp phải để được giúp đỡ.
Ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tác nhân gây bệnh.
Tập thể dục thể thao thường xuyên: đi bộ, ngồi thiền, tập yoga… để tăng cường sức khỏe, thư giãn đầu óc.
Nguồn: chúng tôi
Mẹ Bầu Uống Rượu Bia Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Thai Nhi
Rượu bia là đồ uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, việc uống rượu bia không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà bên cạnh đó còn làm nguy hiểm đến sự phát triển, thậm chí cả tính thai nhi.
Theo thống kê hằng năm, Việt Nam là nước có tỉ lệ tiêu thụ rượu bia đứng đầu trên thế giới. Khi chúng ta sử dụng rượu bia lâu ngày, các chất độc hại sẽ được tích tụ trong cơ thể và gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe.
Trong khi mang thai mẹ uống rượu bia, con cũng sẽ hấp thụ
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu liên tục uống bia thì con cũng sẽ hấp thu theo mẹ. Việc hấp thu lượng cồn thật sự không hề tốt cho sức khỏe của con trong bụng mẹ cũng như ảnh hưởng đến cả sau khi con chào đời.
Chắc hẳn các chị em khi mang thai điều hiểu rõ tất cả mọi chất dinh dưỡng mẹ sử dụng hàng ngày, đều sẽ được tổng hợp để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Chính vì thế, loại thực phẩm mẹ ăn hay thức uống mẹ dùng con cũng đều gián tiếp được thừa hưởng.
Chính vì điều này mà ngay cả khi mẹ sử dụng các chất kích thích khác, phổ biến như bia rượu thì đồng nghĩa với việc bạn đang chia sẻ đồ uống đó với con mình. Đặc biệt chất cồn có trong bia rượu, sẽ nhanh chóng theo đường máu và xâm nhập vào tế bào thai. Khi đó nồng độ cồn tràn vào máu của bé, có nồng độ gần bằng với mức độ cồn có trong máu của người mẹ. Nhưng thai nhi cần có thời gian dài hơn để có thể đào thải nó ra bên ngoài cơ thể, vì vậy nếu như chị em thường xuyên uống rượu bia khi mang thai sẽ làm cho cơ thể của con bạn liên tục tiếp nhận chất cồn và gây ra những ảnh hưởng to lớn cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Uống rượu bia nguy cơ xảy thai lớn
Do thói quen sử dụng rượu bia hằng ngày, kể cả trong thời gian mang thai thói quen đó không được thay đổi, thậm chí nhiều mẹ còn uống nhiều hơn. Với sở thích hay thói quen này nhiều mẹ đã tự giết chính đứa con của mình. Đã không ít trường hợp xảy thai do mẹ sử dụng quá nhiều rượu bia.
Khoa học đã chứng minh, việc uống rượu bia trong khi mang thai, sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Khi con phải sống và phát triển trong môi trường có nhiều chất cồn, cơ thể non yếu của trẻ sẽ không thể chống chọi lại với điều này. Chính vì thế đã có rất nhiều trường hợp thai bị tác động dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do bia rượu gây ra.
Mẹ bầu sử dụng rượu bia nguy cơ con bị dị tật cao
Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác hại của cồn đối với thai nhi, nhưng vì thiếu kiến thức mà có nhiều chị em vẫn ung dung sử dụng bia rượu mà không biết đến hậu quả của nó. Đặc biệt có những chia sẻ của nhiều người xoay quanh việc uống bia có thể giúp làn da của em bé trong bụng được mịn màng, hay giúp mẹ tăng tiết sữa hơn… Tuy nhiên đây chỉ là những mặt tích cực chưa có kết quả nào chỉ ra được, nên vì thế mẹ không nên “đánh đổi” lợi ích vô cùng nhỏ này mà gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho bé yêu.
Khi nói về ảnh hưởng của rượu trên thai nhi, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức – Người có trên 45 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Y khoa Gia đình, Lão khoa tại Việt Nam và Hoa Kỳ cho biết vấn đề này đã được các giới chức y tế Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 1968. Vấn nạn này cũng đã được hai cơ quan uy tín về Bệnh Nghiện Rượu ở Mỹ lên tiếng rằng: phụ nữ có thai mà uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí. Và họ cũng đã nhanh chóng công bố một số kết quả nghiên cứu dịch tễ rằng rượu chính là chất gây ra quái thai, tâm trí bất thường cho bào thai hoặc khi đã tăng trưởng.
Mẹ bầu uống rượu bia con sẽ chậm phát triển
Chất ethanol trong rượu sau khi vào cơ thể mẹ sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde có khả năng gây độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào thai.
Rượu bia làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và bé, khiến trẻ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như các dưỡng khí nên sẽ khó phát triển khỏe mạnh bình thường và khả năng bị sinh non cao hơn những đứa trẻ khác.
Thai nhi kém phát triển nếu như mẹ dùng bia rượu
Sau khi mẹ bầu uống rượu chất ethanol sẽ được chuyển thành acetaldehyde, đây là chất gây ra nhiều độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào thai. Theo nhiều nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã chỉ ra rằng rượu có khả năng tương tác rất lớn đối với sự sự phát triển của thai nhi cũng như các chức năng của trẻ trong suốt thai kỳ.
Rượu bia sẽ làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và thai nhi, chính vì thế trẻ sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng khí cũng như chất dinh dưỡng cần thiết nên sẽ dễ bị non yếu và không phát triển mạnh.
Mẹ bầu uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến lượng sức sau này
Nếu ở cuối thai kỳ hoặc trong giai đoạn cho con bú, mẹ bầu thường xuyên sử dụng bia, rượu sẽ khiến cho chất lượng sữa bị giảm sút đáng kể. Trong khi đó, sữa mẹ lại vô cùng quan trọng đối với sự phát trẻ của bé, nhất là ở 6 tháng đầu đời. Trong sữa giàu folate, chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho bé lớn lên
Tác Hại Của Rượu Bia Với Phụ Nữ Mang Thai
Các cho thấy, phụ nữ phải chịu các tác động của rượu mạnh hơn đàn ông. Phụ nữ uống quá nhiều rượu có khả năng bị các vấn đề về rượu nhiều hơn so với đàn ông. Ở Mỹ, phụ nữ tử vong do có vấn đề về rượu cao hơn so với tử vong do tự tử, tai nạn và gặp các vấn đề khác. Phụ nữ tử vong do có vấn đề về rượu cũng nhiều gấp đôi tỷ lệ đàn ông tử vong vì rượu.
Cùng uống một lượng rượu, tuy nhiên nồng độ cồn trong máu của phụ nữ sẽ cao hơn đàn ông. Bởi phụ nữ thường nhỏ người hơn, lượng nước trong cơ thể ít hơn, và quá trình chuyển hóa rượu chậm hơn “cánh mày râu”. Phụ nữ uống rượu dù ít hay nhiều cũng khiến não, gan dễ bị ảnh hưởng xấu và bị các tác hại khác đối với sức khỏe hơn so với đàn ông.
Rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ ở phụ nữ. Theo nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, phụ nữ uống từ 3 – 6 loại đồ uống có cồn trong một tuần sẽ tăng 15% nguy cơ mắc
Phụ nữ uống rượu làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Nguồn: internet
Bên cạnh đó, uống rượu có thể là một phần nguyên nhân gây trầm cảm, khó ngủ, suy tim, tai nạn và hấp thu chất dinh dưỡng kém ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi.
Tác hại của rượu bia như thế nào đối với phụ nữ mang thai và thai nhi?
Các chuyên gia tại Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo: phụ nữ mang thai (và phụ nữ đang muốn thụ thai) không nên uống rượu để đảm bảo an toàn.
Nhìn chung, các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu bia đều không an toàn cho người đang mang thai. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn, và nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai thì không nên uống rượu bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào.
Rượu được xem là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. “Bà bầu” uống rượu cũng đồng nghĩa với việc em bé trong bụng uống rượu. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ say rượu vài giờ thì thai nhi có thể “li bì” đến vài ngày. Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu liên tục khi mang thai thì con sẽ liên tục tiếp nhận chất cồn, có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của việcuống rượu khi mang thai là hội chứng thai nhi nghiện rượu (FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng thai nhi nghiện rượu FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
Ngoài ra, dù không uống nhiều, nhưng phụ nữ mang thai uống liên tục trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ. Do thói quen sử dụng rượu bia hằng ngày, kể cả trong thời gian mang thai, nhiều bà mẹ đã tự hại chính đứa con của mình. Khoa học đã chứng minh, việc uống rượu bia trong khi mang thai, sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Khi con phải sống và phát triển trong môi trường có nhiều chất cồn, cơ thể non yếu của trẻ sẽ không thể chống chọi lại với điều này. Chính vì thế đã có rất nhiều trường hợp thai bị tác động dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do bia rượu gây ra.
Không có một giới hạn an toàn nào cho lượng bia rượu uống trong thời gian mang thai của bạn. David Garry, Phó giáo sư sản phụ khoa lâm sàng tại Đại học Y khoa Albert Einstein đồng ý với nhận định trên. Ông nói rằng các nhà nghiên cứu không biết đủ về những ảnh hưởng tiềm ẩn của việc uống rượu vào những thời điểm cụ thể trong thời gian mang thai để có thể nói rằng, bất cứ lúc nào thực sự an toàn.
Sử dụng bia rượu như thế nào là nhiều? Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng nhiều hơn 3 ly mỗi lần uống hoặc uống thường xuyên từ 7 lần trở lên trên một tuần được coi là nhiều. Nhiều người cho rằng, uống bia có thể giúp làn da của em bé trong bụng được mịn màng, hay giúp mẹ tăng tiết sữa hơn… Nhưng theo các bác sỹ, những mặt tích cực này khi sử dụng rượu bia thì chưa được kiểm chứng, vì thế phụ nữ mang thai không nên “đánh đổi” lợi ích vô cùng nhỏ này mà gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho em bé sau này. Khi nói về ảnh hưởng của rượu trên thai nhi, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức – Người có trên 45 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Y khoa Gia đình, Lão khoa tại Việt Nam và Hoa Kỳ cho biết, vấn đề này đã được các giới chức y tế Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 1968. Vấn nạn sử dụng rượu bia trong thai kỳ cũng đã được hai cơ quan uy tín về Bệnh Nghiện Rượu ở Mỹ lên tiếng rằng: phụ nữ có thai mà uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí và rượu, bia chính là chất gây ra quái thai, tâm trí bất thường cho bào thai hoặc khi đã tăng trưởng.
Các chuyên gia khuyên những phụ nữ có yếu tố nguy cơ nhất định nên đặc biệt thận trọng trong sử dụng rượu bia khi mang thai. Đặc biệt, không nên uống nếu mắc bệnh gan, tiền sử nghiện, hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc có thể xung đột với rượu, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm.
Đó là chưa kể đến việc, bà mẹ mang thai uống rượu cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất kích thích sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu. Đặc biệt, nếu uống thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động trí não, gây mất tập trung, buồn ngủ, không tỉnh táo… Hệ tiêu hóa cũng gặp rắc rối, gây các bệnh về đường ruột, dạ dày…
Nhiều chị emkhông biết mình mang thai nên lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu. Câu hỏi đặt ra là như vậy có tác hại gì không? Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra liều lượng rượu cho phép các bà mẹ được uống trong thai kỳ. Dù ít, dù nhiều thì nó cũng chứa cồn và sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cả mẹ và con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chỉ lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu thì các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy dừng lại ngay vì bất cứ lý do gì. Còn nếu không biết có thai nên lỡ uống quá nhiều rượu thì các bà mẹ tốt nhất nên chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ để được xét nghiệm, kiểm tra sàng lọc. Đặc biệt, theo dõi thường xuyên để phát hiện dị tật (nếu có) và xử trí kịp thời.
Không chỉ phụ nữ sử dụng rượu bia mới bị ảnh hưởng cả mẹ và con, nếu người chồng uống rượu khi vợ mang thai 3 tháng đầu cũng gây những ảnh hưởng nhất định về tâm lý của vợ. Người vợ có thể cảm thấy không thoải mái (bởi mùi rượu, hoặc những hành động khó chịu của chồng khi say rượu…)./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Uống Rượu Bia Khi Mang Thai: Hậu Quả Khó Lường trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!