Đề Xuất 6/2023 # Uống Bia Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Gây Dị Tật, Sảy Thai Không? # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Uống Bia Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Gây Dị Tật, Sảy Thai Không? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Uống Bia Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Gây Dị Tật, Sảy Thai Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lỡ uống bia khi mang thai tháng đầu với một lượng ít thường không gây ảnh hưởng đối với thai nhi. Tuy nhiên trong suốt cả thai kỳ, mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng với rượu bia hoặc các đồ uống có cồn.

Lỡ uống bia khi mang thai tháng đầu

Mang thai trong những tuần đầu tiên, không phải ai cũng dễ dàng nhận ra mình đang có các dấu hiệu thai kỳ. Điều này khiến một số mẹ bầu lỡ phạm phải những điều vốn được cho là “cấm kị” trong 3 tháng đầu.

Chị Trần Thị B., tâm sự:

“Tôi vừa đi chơi Sapa với chồng cách đây ít lâu. Trong chuyến đi, tôi leo núi khá nhiều, có vài bữa uống rượu, hút thuốc, lại còn “gần gũi” chồng.

Vừa qua, thấy người mệt, tôi có đi khám. Bác sĩ nghi ngờ kêu tôi thử thai, khám thai luôn, kết quả là em bé được 6 tuần… Tuy bác sĩ nói rằng thai vẫn bình thường nhưng tôi rất lo lắng. Những điều tôi lỡ làm trong chuyến đi có khiến con tôi bị dị tật hay gặp nguy hiểm gì không?”.

Về mặt lý thuyết thì không nên mang thai trong lúc say rượu, không uống rượu, hút thuốc khi có thai vì có thể tăng nguy cơ bất thường ở thai.

Tuy nhiên, “lỡ” đôi lần trong chuyến du lịch như chị B, . nói trên thì cũng không đáng ngại. Mẹ bầu không nên lo lắng quá vì tâm trạng đó có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Uống bia khi mang thai tháng đầu có gây dị tật, sảy thai không?

Những trường hợp vô tình uống rượu bia một vài lần khi mới mang thai thường không gây tác hại. Nhưng có những chị em biết mình mang thai nhưng vẫn uống rượu bia thì sao?

Bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:

Nhiều tài liệu đã chứng minh, việc uống bia khi mang thai dù với lượng nào và trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Theo một số nghiên cứu, việc uống bia sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi mẹ uống bia, một phần bia sẽ đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi, do đó việc mẹ bầu uống bia cũng đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng uống rượu.

Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể.

Nếu mẹ bầu uống bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.

Thai nhi có thể gặp phải hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD), khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Chính vì những lý do trên mà các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu tuyệt đối không nên uống rượu bia trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi.

Mẹ bầu nên uống gì để tốt cho thai nhi?

Các loại thức uống tốt sẽ cung cấp nhiều khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Mẹ bầu đã bổ sung 8 loại nước uống khi mang thai đại bổ dưỡng này để giúp thai nhi đạt cân nặng chuẩn, khỏe đẹp cho đến ngày chào đời chưa?

Các loại sữa như sữa bầu, sữa tươi không đường giúp cung cấp protein, canxi, vitamin D, … cho hệ cơ xương của thai nhi.

Bột ngũ cốc

Nước mía

Các loại nước giàu vitamin C, đặc biệt là nước cam

Nước dừa (nên uống từ tháng thứ tư trở đi)

Các loại nước ép rau củ quả

Nước lọc

Hi vọng rằng mẹ đã hiểu rõ hơn về một chế độ dinh dưỡng với các loại nước uống giàu dưỡng chất, đồng thời biết được cần kiêng cữ các loại đồ uống “nguy hiểm” như rượu bia nói trên để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Uống Kháng Sinh Khi Mang Thai Có Thể Gây Dị Tật Bẩm Sinh

Không biết có thai nên uống kháng sinh hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Trong khoảng tuần 1 đến tuần 4 mẹ uống kháng sinh thì không sao. Nhưng trong tuần thứ 5 đến thứ 10, kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều chị em uống thuốc mà không biết mình có bầu

Đa số chị em sẽ phát hiện mình mang thai sau 1 tháng hoặc 2 tháng. Vì trong những tháng đầu, bụng chưa nhô cao và ít xuất hiện các dấu hiệu của việc mang thai, nên chị em không để ý.

Vậy nên thời gian đầu mang thai, nhiều chị em không ngần ngại mà uống kháng sinh khi mắc bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phải uống kháng sinh như cảm cúm, sốt virus…

Và sau đó chị em sẽ lo lắng không biết có thai nên uống kháng sinh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.

Giải đáp băn khoăn không biết có thai nên uống kháng sinh có sao không?

Mẹ bầu hay thắc mắc: Không biết có thai nên uống thuốc kháng sinh không? Không biết có thai uống kháng sinh được không? Không biết có thai uống thuốc kháng sinh được không? Khi uống kháng sinh trong tháng đầu thai kỳ. Nghĩa là trong khoảng tuần 1 đến tuần 4 thì các mẹ có thể phần nào yên tâm. Vì lúc này thai còn rất nhỏ, mới hình thành nên thường nằm lơ lửng trong vòi trứng chứ chưa làm tổ ở tử cung.

Theo các bác sĩ, kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong tuần thứ 5 đến thứ 10. Vì lúc này, thai đang vào giai đoạn hình thành, phát triển nên dễ bị tác động đến quá trình hình thành các cơ quan, dễ gây dị tật bẩm sinh. Đây chính là lời giải đáp cho các câu hỏi: Không biết có thai nên uống thuốc kháng sinh không? Không biết có thai uống kháng sinh được không? Không biết có thai uống thuốc kháng sinh được không?

Do đó, mẹ bầu cần chú ý để bé phát triển một cách khỏe mạnh nhất trong suốt thai kỳ.

Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng sinh có thể gặp phải rủi ro gì?

Uống kháng sinh mà không biết mang thai có thể gây ra một vài tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cụ thể, uống kháng sinh mạnh trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải chấm dứt thai kỳ.

Mỗi loại kháng sinh sẽ chứa thành phần hoạt tính khác nhau. Do đó, chúng có thể ảnh hưởng đến cơ thể chị em theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, bà bầu không nên tự ý dùng kháng sinh khi bị bệnh. Chị em cần gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và kê thuốc phù hợp.

Phải làm gì nếu không biết có thai nên uống kháng sinh?

Nếu lỡ uống kháng sinh khi không biết mình mang thai thì chị em nên đi khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Bác sĩ sẽ biết được tình trạng và sự phát triển của thai nhi bình thường hay bất ổn. Khi có kết quả thì tùy từng trường hợp mà bác sĩ tư vấn phương pháp xử lý kịp thời.

Nhưng tốt nhất vẫn là mẹ bầu chăm sóc bản thân cho thật tốt. Nên thường xuyên uống các loại quả họ cam, để tăng cường sức đề kháng chống lại một số bệnh thông thường. Đồng thời bảo vệ được thai nhi trong suốt thai kỳ.

Khi bị bệnh, hãy thử áp dụng các cách chữa trị dân gian nếu tình trạng nhẹ. Còn tình trạng nặng hơn thì bà bầu nên đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị đúng cách, không ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu nên và không nên sử dụng loại kháng sinh nào?

Không biết có thai nên uống kháng sinh là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu đã mang thai thì nên chú ý loại thuốc kháng sinh có thể uống và không nên uống.

Amoxicillin

Ampicillin

Augmentin

Penicillin

Cephalexin

Clindamycin

Erythromycin

3 Tháng Đầu Bà Bầu Không Nên Ăn Gì Và Uống Gì Tránh Sảy Thai, Thai Dị Tật Bẩm Sinh?

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì và uống gì để thai phát triển tốt, hạn chế tình trạng thai bị dị tật bẩm sinh, sảy thai… các mẹ có thể tham khảo bài viết sau.

3 tháng đầu thai nhi chưa ổn định, đang trong quá hình thành và phát triển dễ nhiễm độc từ các thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Giai đoạn này mẹ phải cực kỳ cẩn thận trong chế độ ăn uống của mình, bà bầu không nên gì và uống gì?

Thói quen ăn uống vô tư của mẹ sẽ khiến bé bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh từ trong bụng mẹ thậm chí là thai lưu, sảy thai…

38 thực phẩm và đồ uống bà bầu không ăn 3 tháng đầu 1. Rau ngót

Đây là loại rau chứa papaverin – loại chất làm mềm cổ tử cung và kích thích, gây co bóp cổ tử cung mạnh.

3 tháng đầu mẹ tuyệt đối không được ăn rau ngót, loại rau này có thể khiến mẹ đau bụng dưới dữ dội, ra máu… gây sảy thai, động thai.

2. Hải sản

Hải sản gồm các loại cá, hàu, tôm, mực, cua… Đây là các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, nhất là các loại cá đông lạnh.

Thủy ngân là kim loại nặng không hề tốt cho thai nhi, nếu cơ thể mẹ tích tụ lượng thủy ngân nhiều sẽ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, làm tổn thương não, thị lực và thính giác giảm.

Tuy nhiên, cá hồi, cá chép, tôm, cua… chứa lượng protein, vitamin B12, omega 3, kẽm… rất tốt cho bà bầu. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mẹ chỉ nên ăn tuần từ 2 lần hải sản và phải nấu chín mới được ăn.

3. Rau răm

Rau răm là loại thực phẩm mẹ nên tránh tuyệt đối. Đây là loại rau gây co bóp cổ tử cung mạnh, gây lên những cơn đau bụng dữ dội ở mẹ bầu dẫn đến tình trạng sảy thai.

4. Đu đủ xanh

Bà bầu không nên ăn hoa quả gì thì đu đủ xanh là loại mẹ không nên ăn. Loại trái cây này có tác dụng kích thích các cơ trơn, làm co thắt tử cung mạnh gây ra hiện tượng động thai, sảy thai.

Mẹ chỉ nên sử dụng đu đủ sau khi sinh để giúp lợi sữa, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.

5. Măng

Măng tươi/măng khô là loại thực phẩm chứa độc tính cao, không tốt với bà bầu. Loại thực phẩm này chứa Cyanide rất cao (230mg/kg), hợp chất này sau khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzym sẽ chuyển hóa thành ACid Cyanhydric (HCN) gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra bà bầu ăn măng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy tế bào làm thai nhi có nguy cơ nghẹt thai, chết lưu. Bà bầu không nên ăn gì thì măng tươi là thực phẩm mẹ nên kiêng tuyệt đối.

6. Quả nhãn

Nhãn là loại quả có tính nóng, chứa nhiều glucose. Mẹ bầu ăn nhiều nhãn sẽ gây táo bón, nổi mụn, bệnh tiểu đường thai kỳ, sạm da và ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của thai nhi.

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì thì nhãn là loại quả mẹ có thể kiêng không ăn để tốt cho mẹ và bé nhất.

6. Ngải cứu

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn ngải cứu, loại rau này sẽ làm co thắt tử cung mạnh, chảy máu dẫn đến sảy thai, sinh non. Ở tam nguyệt cá thứ nhất mẹ nên kiêng tuyệt đối loại rau này.

7. Khoai mì (Sắn)

Theo nghiên cứu khoai mì chứa hàm lượng HCN cao sẽ gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

8. Dưa muối, cà muối

Những loại thực phẩm rau, củ, quả muối đã bị lên men chua dưới tác dụng của vi sinh vật. Mang thai bà bầu không nên ăn gì, mẹ phải kiêng các loại dưa muối để đảm bảo an toàn, tốt cho thai nhi.

9. Sushi

Sushi là món ăn chứa cá sống, đồ sống chưa qua chế biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn vẫn tồn tại, sau khi đi vào cơ thể nó có thể gây bệnh, ngộ độc thực phẩm khiến mẹ cảm thấy đau bụng buồn nôn và có nguy cơ động thai cao.

10. Thịt nguội

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn thịt nguội, loại thực phẩm này tỉ lệ nhiễm vi khuẩn listeria cao. Khi mẹ bầu nhiễm loại vi khuẩn này có thể dẫn đến sảy thai, vì thế mẹ bầu cần nên ăn thực phẩm chín.

11. Gan, nội tạng động vật

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ không được ăn nội tạng và gan động vật. Đây là nơi lưu trữ và đào thải chất độc trong cơ thể động vật, các loại thực phẩm này có hàm lượng độc tố cao, khiến thai nhi bị quái thai, nhiễm độc.

12. Đồ buffet

Buffet là loại đồ ăn được nhiều người lựa chọn, thế nhưng mẹ bầu nên thận trọng với loại đồ ăn này có thể để lâu, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cao. Đồ ăn nguội, không đảm bảo sẽ khiến mẹ bị nhiễm vi khuẩn, ngộ độc gây đau bụng.

13. Rau mầm, giá đỗ

Bà bầu không nên rau mầm khi 3 tháng đầu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các loại hạt trước khi hạt nảy mầm, phát triển. Các loại vi khuẩn, vi trùng này rất khó để rửa sạch loại bỏ kể cả ngâm với nước muối.

14. Củ dền

Loại củ này có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin khiến hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy, làm thiếu máu, gây ngộ độc cho thai nhi.

15. Các loại khoai đã nảy mầm

Khoai lang, khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố cực kỳ có hại là solanine (chất kiềm sinh vật). Chất này nếu đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ gây dị tật bẩm sinh thai nhi.

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì thì các loại khoai đã nảy mầm mẹ tuyệt đối không được ăn.

16. Mướp đắng (Khổ qua)

Hàm lượng quinine, medicine, medicine trong loại quả này khiến tử cung bị co bóp mạnh, gây động thai, sảy thai. Vậy nên, 3 tháng đầu mẹ nên tránh ăn mướp đắng để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.

17. Quả dứa (thơm)

Thành phần Bromelain trong dứa sẽ làm mềm tử cung, tử cung bị co thắt mạnh gây động thai, ra máu, sảy thai ở mẹ bầu. Mới có thai bà bầu không nên ăn gì thì dứa là loại thực phẩm bà bầu cần tránh, không nên ăn dưới dạng ăn trực tiếp, nước ép, nấu kèm đồ ăn.

18. Đồ ăn chế biến sẵn

Đây là những loại thực phẩm có sử dụng chất bảo quản, đã nguội và để lâu vi khuẩn có thể xâm nhập không tốt cho bà bầu. Việc sử dụng đồ ăn chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị dạng, chậm phát triển hơn.

19. Salad

Salad thường dùng nước sốt từ trứng sống và các loại rau sống không được khuyến khích dành cho bà bầu. Mẹ bầu nên hạn chế hoặc không nên ăn salad để bảo vệ con yêu tốt nhất.

20. Pate

Pate là thực phẩm được làm từ gan động vật, thịt dễ bị hỏng có chứa listeria cao. Mang thai bà bầu không nên ăn gì thì pate là loại thực phẩm mẹ nên tránh, hạn chế.

21. Đậu phộng

Bà bầu có nguy cơ dị ứng với đậu phộng rất cao, nguyên nhân do nó có chứa chất đạm dị ứng, sau khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ bị dị ứng nổi mụn và con sau này cũng rất dễ bị dị ứng.

22. Ớt và gừng

2 loại này đặc tính nóng, dùng nhiều dễ gây đầy hơi, táo bón ở mẹ bầu. Chất gingerol trong củ gừng làm mỏng mạch máu và gây ra tình trạng máu cục. Mẹ bầu không nên làm dụng gừng, ớt và không sử dụng 2 loại này 3 ngày liên tiếp.

23. Táo mèo

Mẹ bầu không nên ăn táo mèo vì đây là loại quả gây co bóp tử cung khiến mẹ dễ sảy thai và sinh non.

24. Sữa chưa tiệt trùng

Sữa là đồ uống giàu canxi tốt cho bà bầu, nhưng các mẹ không nên uống sữa chưa tiệt trùng vì loại sữa này vi khuẩn, vi trùng còn tồn tại khi vào cơ thể mẹ sẽ gây bệnh. Mang thai bà bầu không nên ăn gì và uống gì thì sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng mẹ không nên dùng.

25. Nước dừa

3 tháng đầu mẹ đang ốm nghén, với các triệu chứng ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi… uống nước dừa sẽ khiến bạn ốm nghén hơn. Uống nước dừa tốt nhất cho mẹ bầu là thời điểm bắt đầu từ tam nguyệt cá thứ 2.

26. Đồ sống, chín tái

Các loại hàu sống, cá sống, trứng sống, thịt sống, phở tái chín… mẹ bầu không nên dùng. Vi sinh vật có thể vẫn sống trong các loại thực phẩm này, khi đi vào cơ thể sẽ gây bệnh, làm đau bụng, ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ nên dùng những thực phẩm đã nấu chín kỹ để diệt khuẩn, an toàn cho mẹ và bé.

27. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng với mẹ bầu nó lại làm tăng khả năng động thai, sinh non, thải thai.

28. Đậu nành và sữa đậu nành

Khi có bầu cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố, vì vậy nếu mẹ dùng hạt đậu nành hoặc sữa đậu nành sẽ gây khuyết tật bộ phận sinh dục với thai nhi, làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng khi mang thai.

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì, mẹ không nên sử dụng đậu nành để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

29. Nem chua

Đây là thực phẩm được làm từ thực sống và sử dụng được sau khi thịt đã lên men. Thực phẩm này không an toàn, tốt cho bà bầu và vi khuẩn có khả năng tồn tại cao dễ gây đau bụng, buồn nôn cho bà bầu.

30. Pho mát mềm

Để ngăn ngừa bệnh tim mạch, béo phì, rối loạn mỡ trong máu… mẹ không nên dùng pho mát mềm. Thực phẩm này dùng nhiều sẽ khiến mẹ tăng cân vượt mức cho phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

31. Thịt nguội

Bà bầu không nên ăn gì 3 tháng đầu, mẹ bầu phải tránh xa thịt muối vì loại đồ ăn này chứa nhiều vi khuẩn listeria gây co thắt tử cung, buồn nôn, động thai. Với những mẹ yếu, sức đề kháng kém thì khả năng giữ được thai nhi rất thấp nếu sử dụng thịt muối.

32. Nước ép hoa quả chưa được khử trùng

Bà bầu không nên uống các loại nước ép ở ngoài hàng, ngoài chợ… chúng không đảm bảo vệ sinh và chưa chắc đã được rửa kỹ trước khi ép nên chúng chứa vi khuẩn listeria gây hại cho mẹ và bé.

Tốt nhất, mẹ nên mua hoa quả về nhà chế biến, khử trùng thật kỹ trước khi ép lấy nước uống.

33. Đồ ăn chế biến nhiều lần

Đồ ăn được nấu lại nhiều lần, để lâu sẽ nguy hại tới sức khỏe đặc biệt là bà bầu. Thực phẩm này có thể gây đau bụng, đầy hơi, khó chịu.

34. Đồ lạnh

Mới có thai bà bầu không nên ăn gì và uống gì thì các loại đồ lạnh như: Nước lạnh, kem, trái cây để trong ngăn mát tủ lạnh… Những thực phẩm này đều có hại tới sức khỏe thai nhi và mẹ, gây ra tình trạng ê buốt răng, đau họng, đau bụng dưới và sảy thai.

35. Đồ uống có ga

Các loại nước giải khát có ga đều không tốt với bà bầu, các thành phần của loại nước này sẽ khiến thai nhi dễ bị quái thai, tổn thương não bộ, trẻ mắc bệnh Down cao.

36. Cafe

3 tháng đầu bà bầu không nên uống cafe sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi, làm mẹ mất ngủ và gây sảy thai nếu dùng nhiều.

37. Rượu bia

Đây là loại đồ uống cấm kỵ với bà bầu, nhất trong giai đoạn tam nguyệt cá thứ nhất. Rượu bia là đồ uống tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai rất cao hoặc làm chậm quá trình phát triển của bé.

38. Thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc

Với những thực phẩm này mẹ bầu nên nói “không”. Vì đây là những thực phẩm có nguy cơ gây bệnh, đau bụng, gây sảy thai cho mẹ bầu cao. Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì thì những đồ ôi thiu, không rõ nơi sản xuất không nên sử dụng.

Mẹ bầu nên ăn và uống gì?

Để con yêu hình thành và phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu mẹ cần lựa chọn những thực phẩm và đồ uống sau đây.

– Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm đã qua khử trùng, chế biến cẩn thận và tốt cho bà bầu như: Thịt, trứng, cá, quả bơ, kiwi, cam, bưởi, táo…

– Mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây đã khử trùng, sữa tươi tiệt trùng…

– Không nên ăn đồ ăn đã chế biến để qua đêm, để trong tủ lạnh, chế biến nhiều lần.

– Mua sản phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc về chế biến và sử dụng.

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Quan Hệ Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Gây Sảy Thai Không?

Quan hệ ra máu khi mang thai tháng đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi trong bụng không? Có khiến mẹ bị động thai hay tệ nhất là sảy thai không?

Quan hệ ra máu khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Có nhiều lý do khiến thai phụ có thể bị chảy máu nhẹ hoặc ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên, và dù đó là nguyên nhân gì thì cũng khiến mẹ bầu lo lắng và hoảng sợ.

Quan hệ ra máu khi mang thai tháng đầu cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân là do âm đạo bị kích thích đến mức dẫn đến chảy máu nhẹ hoặc đốm có màu hồng, đỏ nhạt hoặc nâu. Nhìn chung, đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai ngày.

Kéo dài hơn 1-2 ngày

Máu trở nên đỏ sẫm hoặc ra nhiều đến nỗi mẹ phải thay nhiều miếng băng vệ sinh

Xuất hiện kèm với chuột rút, sốt, đau bụng hoặc co thắt

“Yêu” khi mang thai tháng đầu có thể gây sảy thai không?

Nhìn chung, chuyện phòng the được xem là an toàn trong suốt 9 tháng, bao gồm cả ba tháng đầu. Trừ khi bác sĩ sản khoa yêu cầu hai vợ chồng nên kiêng “gần gũi” thì cả hai nên tuân thủ.

Các cơ bao quanh tử cung cũng như nước ối bên trong giúp bảo vệ thai nhi trong khi quan hệ và chất nhầy nút ở cổ tử cung ngăn không cho vi trùng đi qua. Vì lý do đó, “cậu nhỏ” không thể chạm vào hoặc làm tổn thương tử cung khi “tiến sâu vào cung cấm”.

Nói chung, nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên cao hơn so với các tam cá nguyệt khác, nhưng “yêu” không phải là nguyên nhân chính. Và khoảng 50% là do bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh của phôi. Ngoài ra, sẩy thai cũng có thể do nhiều yếu tố như:

Nhiễm trùng và bệnh lý ở mẹ

Vấn đề hormone

Bất thường về tử cung

Sử dụng một số loại thuốc

Lối sống của mẹ không lành mạnh như hút thuốc và sử dụng ma túy

Lạc nội mạc tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Ngoài quan hệ ra máu khi mang thai tháng đầu thì dấu hiệu của việc trứng đã thụ tinh làm tổ cũng khiến vùng kín của người phụ nữ xuất hiện một chút máu, còn được gọi là máu báo thai.

Khi nào không nên quan hệ khi mang thai tháng đầu?

“Yêu” trong khi mang thai là hoàn toàn an toàn trừ khi bác sĩ không cho phép. Vợ chồng gần gũi nhau sẽ giúp cho thai phụ hạnh phúc hơn, đạt cực khoái hơn và đời sống hôn nhân gắn kết hơn.

Những trường hợp sau có thể là điều khiến bác sĩ khuyên cặp đôi nên hạn chế hoặc tuyệt đối không giao hợp để đảm bảo an toàn cho bé.

Tiền sử sẩy thai

Tuy bản thân “chuyện ấy” không gây sảy thai, nhưng cần hạn chế phòng ngừa chống lại cơn co thắt tử cung trong những trường hợp mang thai có nguy cơ cao.

Mang đa thai

Nếu mẹ mang thai đôi hay nhiều hơn, bác sĩ có thể chỉ định mẹ cần giúp khung xương chậu nghỉ ngơi để cố gắng giúp thai kỳ sinh đủ tháng nhất có thể. Điều này có nghĩa là không nên đưa “bất cứ thứ gì” vào âm đạo, và bao gồm cả cậu nhỏ.

Cổ tử cung yếu hay bị suy cũng khiến bác sĩ không cho ba mẹ tương lai “yêu” trong thai kỳ. Điều này là cần thiết cho sự an toàn của bé.

Bệnh đường sinh dục

Nếu chàng đang bị Viêm gan B hoặc mụn rộp, thì bệnh này có thể lây sang con qua cơ thể của mẹ. Vì thế trong thời gian điều trị cả hai không nên quan hệ.

“Gần gũi” nhau khi mang thai hoàn toàn có thể mang lại khoái cảm như trước, hoặc có thể “đê mê” hơn. Nhưng hãy luôn đưa yếu tố an toàn lên trên hết cho mẹ và bé. Tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liệu mẹ có nên “vui vẻ” và như thế nào để an toàn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Uống Bia Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Gây Dị Tật, Sảy Thai Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!