Đề Xuất 6/2023 # Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Vợ Mang Thai 3 Tháng Đầu # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Vợ Mang Thai 3 Tháng Đầu # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Vợ Mang Thai 3 Tháng Đầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

0 lượt xem

Tuyệt chiêu chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu

Từ khi biết vợ có bầu chồng nên quan tâm đến vợ hơn, chịu khó đi ra ngoài cùng vợ, đưa đón vợ đi làm, đi ra ngoài. Dù công việc này mất thời gian của các ông bố nhưng nó sẽ khiến cho người vợ cảm thấy được quan tâm, yêu thương, động viên và an ủi. Tuy thời gian này người vợ chưa phải khệ nệ với bụng bầu nhưng đầy cũng là thời gian mà cô ấy rất mệt mỏi, yếu đuối. Vì vậy, người chồng nên bỏ bớt một số cuộc nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè… để ở nhà với vợ.

Ngoài ra, không chỉ người vợ mà người chồng cũng nên bắt đầu tìm hiểu kiến thức mang thai về chế độ nghỉ thai sản của vợ để hỗ trợ cô ấy. Đồng thời, người chồng cũng nên đảm bảo việc vừa chăm sóc được vợ, vừa không nghỉ làm quá nhiều gây ảnh hưởng đến công việc của mình để đảm bảo tài chính.

2. Thăm khám đúng quy định

Xét nghiệm máu

Ngoài xét nghiệm thường quy để xác định nhóm máu, công thức máu hay tình trạng Rh thì các ông chồng còn cần phải đưa vợ đi xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, các bệnh lây nhiễm như: thủy đậu, giang mai, rubella, viêm gan B, HIV… và kịp thời can thiệp nếu mắc phải, hạn chế tối đa nguy hiểm cho thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu

Bệnh tiểu đường thai kỳ cực kỳ đáng sợ, nó khiến cho sức khỏe mẹ bầu suy giảm nhanh chóng vì các hội chứng đi kèm như: tim mạch, huyết áp cao, dễ sinh non, thai to, suy thai, dị tật, sinh non, chết lưu, sảy thai…

Chính bởi những nguy hiểm luôn rình rập cận kề, các ông chồng cần nhớ đưa vợ đi xét nghiệm nước tiểu ngay ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ để phát hiện và phòng tránh bệnh tiểu đường thai kì cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Đo độ mờ da gáy

Đa số những đứa trẻ mắc hội chứng Down sẽ có da gáy dày. Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến nhất giúp tầm soát hội chứng Down. Đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm sinh hóa máu, vợ chồng bạn sẽ biết chắc đến 90% khả năng con mình có bị hội chứng Down và rối loạn nhiễm sắc thể hay không.

Siêu âm đầu dò ngả âm đạo

Siêu âm dầu dò ngả âm đạo là một kỹ thuật giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có, điển hình ở đây là tình trạng thai ngoài tử cung.

3. Bổ sung dinh dưỡng

3 tháng đầu thai kỳ là tiền đề phát triển sức khỏe cho những tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn ốm nghén nên các bà vợ cũng thường lơ là hơn trong việc ăn uống. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự động viên của các ông chồng sẽ giúp vợ mình vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên dễ dàng.

Nhóm tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn

Nhóm chất đạm: tôm, cua, thịt, cá, trứng

Nhóm chất béo: các loại dầu thực vật, dầu bổ sung omega 3

Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, trái cây tươi

Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước, chia làm nhiều lần

Bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày: Có thể bổ sung Canxi bằng cách uống trực tiếp hoặc thông qua thực phẩm hàng ngày. Nếu mẹ không được bổ sung đủ canxi trong giai đoạn này, thai nhi sẽ bào mòn lượng canxi trong cơ thể mẹ, khiến mẹ bầu sau sinh tăng nguy cơ bị loãng xương.

Bổ sung 400mg axit folic mỗi ngày vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và cột sống của em bé.

Bổ sung khoảng 10 – 18g protein mỗi ngày, vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, vừa ngăn ngừa các triệu chứng bất thường ở thai nhi.

Bổ sung 15gr sắt mỗi ngày là cách tốt nhất để cung cấp lưu lượng máu cho cơ thể. Mẹ bầu thiếu sắt dễ bị choáng đầu, mệt mỏi, chán ăn…

Những thực phẩm có lợi cho thai phụ trong 3 tháng đầu:

Caffein: Đây là một chất kích thích có trong cà phê, nước ngọt khiến nhịp tim, huyết áp của mẹ bầu tăng cao, từ đó dẫn đến các vấn đề nguy hại về sức khỏe.

Các chất kích thích: Rượu, bia là hai chất kích thích phổ biến, gây nhiễm độc cồn bào thai (FAS), khiến sức khỏe và tinh thần thai nhi suy giảm nghiêm trọng

Đồ hộp, đồ ăn nhanh: Tuy tiện lợi nhưng trong đó lại chứa không nhỏ hàm lượng vi khuẩn listeria monocytogene – gia tăng hiện tượng sảy thai, sinh non.

Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Ăn quá mặn trong thời gian này sẽ khiến mẹ bầu bị huyết áp cao, phù nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Ăn đồ ăn quá ngọt khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kì, gây ra những hậu quả đáng tiếc như đã nói ở trên.

Thực phẩm gây sảy thai: đu đủ xanh, ớt, dứa, đào, lôi hội, rau răm… là những thực phẩm rất dễ gây sảy thai, sinh non.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu mẹ không vận động nhẹ nhàng, cẩn thận thì mẹ bầu rất dễ bị sảy thai. Để đảm bảo an toàn cho vợ con, giai đoạn chăm sóc bà bầu mang thai 3 tháng đầunày các ông bố cần giúp vợ mình đảm đương việc nhà cửa, tránh để nàng mang vác vật nặng, làm việc quá sức…

5. Sinh hoạt vợ chồng

Đây là vấn đề mà nhiều người ông chồng quan tâm, đó là khi vợ mang thai có được quan hệ tình dục hay không. Khi vợ mang thai không nhất thiết cần phải kiêng quan hệ vợ chồng nhưng việc này cần dựa trên sự tự nguyện của người vợ, khi vợ cảm thấy thoải mái nhất nhưng bố chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng với tần suất vừa phải thôi.

Đó là đối với những người trong thời gian mang bầu khỏe mạnh. Còn một số trường hợp người vợ mang bầu có một số biểu hiện như: chảy máu âm đạo, bất thường về nước ối… thì cần kiêng quan hệ vợ chồng tuyệt đối và cần đưa vợ đi thăm khám ngay để tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Theo Dinhduongbabau.net

Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Sắc Đẹp Dành Cho Bà Bầu

Phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi và quá trình này hoàn toàn có thể khiến cho vóc dáng cũng như sắc đẹp vốn có của bà bầu xấu đi bởi sự biến đổi hoóc môn và lưu lượng máu tăng cao. Vì thế phụ nữ mang thai cũng cần quan tâm đến việc làm đẹp để chăm sóc cơ thể và có vẻ ngoài tốt nhất.

Trên mặt phụ nữ mang thai thường xuất hiện tàn nhang hoặc nám da, các bác sĩ gọi đây là “mặt nạ của thai kỳ’. Nguyên nhân là do các nội tiết tố estrogen tăng lên kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin). Vấn đề này đặc biệt khó chịu bởi tàn nhang, nám da thường xuất hiện ở những vùng da dễ nhìn thấy vì thế dù đa phần nó sẽ mờ đi sau khi sinh nhưng các bà bầu cũng cần chú ý.

Ánh nắng mặt trời có thể làm cho tình trạng nám da của bà bầu tồi tệ hơn, vì vậy cần tránh xa nắng. Luôn dùng kem chống nắng có độ SPF cao trước khi ra ngoài ít nhất là 15 phút, kể cả trong mùa đông.

Sự tăng cao của hormone trong lúc mang thai sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết dầu trên da. Chính sự bài tiết chất nhờn này dẫn đến lỗ chân lông bị bít kín và nổi mụn. Khi da mặt bị nổi mụn, bà bầu nên thường xuyên làm sạch da mặt. Hạn chế dùng mỹ phẩm và luôn rửa sạch lớp son phấn trước khi đi ngủ. Các bà bầu cũng nên tẩy tế bào chết thường xuyên hơn để da luôn sạch sẽ.

Mắt bị thâm quầng không có gì là lạ ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi bà bầu thường không có một giấc ngủ sâu vì nằm ở tư thế nào cũng khó chịu.

Giải pháp lý tưởng nhất là tìm ra tư thế ngủ thoải mái nhất giúp bà bầu có được một giấc ngủ ngon. Có thể khắc phục tạm thời bằng cách cho một chiếc thìa vào tủ lạnh chừng 10 phút rồi để thìa lên mắt bạn vài phút. Hoặc dùng kem che khuyết điểm cho vùng da quanh mắt cũng có thể giúp giảm sự xuất hiện của quầng thâm.

Tay của bà bầu sẽ bị đỏ lựng lên hoặc nổi mẩn đỏ nếu như họ phải rửa nhiều bát, giặt nhiều quần áo hay khi động nhiều đến nước mà không chịu dùng găng tay. Đây là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Vấn đề này không mấy nghiêm trọng vì đó chỉ là biểu hiện của việc tăng cường lưu thông máu ở các chi gây ra.

Nếu bạn phải rửa bát, đặc biệt là dưới nước lạnh, nhớ mang găng tay. Nếu không thể mang găng tay khi rửa bát, hãy đảm bảo rằng, sau khi làm việc xong, bạn sẽ ngâm tay trong nước ấm với vài bông hoa cúc vạn thọ. Hoa cúc vạn thọ có chứa nhiều vitamin C, resins, protein và flavonoids có thể kích thích tuần hoàn máu.

Tình trạng phù nề cũng là một vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai vì trọng lượng em bé đang lớn đặt áp lực lên các mạch máu ở bụng và chân. Điều này còn làm cho đôi mắt bạn trở nên sưng húp và làn da mọng nước.

Các bà bầu có thể giúp giảm bớt vấn đề này bằng việc đừng dồn trọng lượng vào bàn chân, tức là đừng đứng hoặc ngồi xổm nhiều, hãy thay đổi tư thế liên tục để máu được lưu thông. Bạn cũng có thể chườm đá lên mắt cá chân để nó được thư giãn.

Những đường rạn da trên bụng, mông, đùi sẽ xuất hiện nhiều vào những tháng cuối của thai kỳ. Rạn da không gây ra đau đớn những nó làm mất đi thẩm mĩ trên cơ thể và làm cho bạn cảm thấy tự ti

Vậy nên nếu các bà bầu có ý thức dưỡng ẩm cho làn da từ những tháng đầu của thai kỳ thì có thể làm giảm sự phát triển của những vết rạn da. Bơ cacao hoặc dầu ôliu đều rất hữu dụng, giúp cải thiện tính đàn hồi của da. Vì vậy bà bầu hãy tìm một loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần bơ ca cao hoặc dầu ô liu và chú ý thoa kem thường xuyên, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Trên thực tế không có các nào để xóa hoàn toàn vết rạn dạ ngoài phẫu thuật thẩm mĩ . Tuy nhiên chúng ta có thể làm mờ chúng đi bằng một số biện pháp như sau :

Thoa kem dưỡng cho da : Là một trong những biện pháp hữu hiệu để điều trị rạn da, các loại mỹ phẩm có chứa Trentinoin sẽ tốt cho quá trình phục hồi rạn da của bạn . Tuy nhiên việc sử dụng bất kì thuốc và mỹ phẩm nào cần phải có sự tư vấn của bác sĩ . Sau khi sinh giai đoạn cho con bú rất quan trọng , nếu bạn sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng sẽ ảnh hưởng tới con bạn .

Chế độ ăn : Ăn các thức ăn có chứa nhiều Vitamin A , C ,E , kẽm sẽ tốt cho làn da của bạn làm giảm quá trình lão hóa ,phục hồi da , giữ cho da cưng mịn . Bơ thực vật có tác dụng là cho làn da trở nên săn chắc , hãy dùng loại bơ này thoa đều lên vùng da bị rạn nứt . Chuối cũng có tác dụng làm mờ các vết ran nứt trên dạ , hãy dùng quả chuối nghiền nát sau đó thoa lên da , sau 15-20p hãy rửa sạch bằng nước ấm .

Yến mạch và bơ sữa : Hãy trộn ½ bột yến mạch nấu chính với ½ chén bơ sữa , sau đó thoa lên da ,để cho khô và rửa sạch . Hỗn hợp này sẽ giúp cho da ban trở nên săn chắc , se lỗ chân lông và phục hồi vẻ tươi trẻ của làn da .

Viên Vitamin E : Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin dạng viên cho quá trình trị rạn da . Viên vitamin E có tác dụng cải thiện các vết rạn , hoặc bạn có thể dùng chúng trong quá trinh massage .

Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể ,trung bình mỗi ngày 2-3l nước và có những bài luyện tập cơ bản để tăng độ đàn hồi cho da nên chú ý nhưng bài luyện tập cơ bắp , săn chắc da .

Mách Các Ông Chồng Chăm Sóc Vợ Mang Thai Lần Đầu

0 lượt xem

1. Chăm sóc vợ 3 tháng đầu thai kỳ

Thay đổi về sinh lý của người vợ

Tháng đầu mang thai rất nhiều người vẫn chưa thể biết được là mình đã mang thai bởi độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau.

Sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ biểu hiện nào của chứng ốm nghén nào cả. Thêm nữa, do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Thai phụ không nên nhịn tiểu vì như vậy sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thai phụ cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…

Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.

Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nên việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của mẹ trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày. Ngoài ra, bố cũng cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho mẹ đầy đủ các dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,…

3 tháng đầu là giai đoạn thai phụ bị những cơn ốm nghén hoành hành. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong thời gian này bố nên giúp chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng buồn nôn, nôn,… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén.

Trong giai đoạn đầu này, bố giúp mẹ tránh xa những thức ăn như như bia rượu, đồ uống có gas, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

Chế độ sinh hoạt

Bố nên cùng mẹ bầu đi khám thai định kỳ: mẹ cần được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm; các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu,…

Cẩn thận trong mọi chuyện: 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ vì con mới hình thành còn rất yếu, bố nhớ dặn mẹ lưu ý trong ăn uống và vận động để tránh động thai, sảy thai.

Quan tâm, chăm sóc tốt khi mẹ bầu bị ốm nghén

Quan tâm đến giấc ngủ của mẹ: bố nên cho mẹ uống một ly sữa nóng trước khi ngủ. Thêm vào đó, hãy hạn chế cho mẹ uống quá nhiều nước vào buổi tối vì bụng căng tức và việc đi vệ sinh sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.

Nhắc mẹ bầu tập thể dục: Bố có thể cùng mẹ đi bộ nhẹ nhàng để không làm mẹ quá mệt mỏi và thích hợp với tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, môn yoga cùng rất phù hợp với mẹ, bố nên khuyến khích. Tập yoga sẽ giúp cơ thể mẹ bầu trao đổi khí oxy và làm dịu hệ thần kinh.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, bố nên làm thay mẹ việc nhà cửa, chở mẹ đi lại,… vì đây là giai đoạn con đang hình thành, rất dễ bị sảy thai.

2. Chăm sóc vợ 3 tháng giữa thai kỳ

Những thay đổi về sinh lý

Sang tháng thứ 4, bụng mẹ bắt đầu nhô ra rõ rệt. Và sang tháng thứ 5, tử cung bắt đầu to ra làm cho bụng dưới nhô ra, chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng. Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Trong thời kì này, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Do đó bố và mẹ nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.

Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên các mẹ thường có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt… Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên mẹ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu trong 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, cân nặng hợp lý cho mẹ bầu là tăng từ khoảng 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Ngoài ra mẹ cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn.

Bên cạnh bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ cũng cần phải uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước lý tưởng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là 2 lít nước/ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng để cân bằng lượng ối trong cơ thể mẹ tương đồng với sự phát triển của con. Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng mẹ bầu cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Chế độ sinh hoạt

Không quên tập thể dục: Bố nên nhắc mẹ thường xuyên tập thể dục để giúp tăng cường sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn, giúp tăng cường trí thông minh của con.

3. 3 tháng cuối thai kỳ

Thay đổi về sinh lý

Một số thay đổi về sinh lý của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ như:

Bụng bắt đầu nhô về phía trước làm cho sống lưng cũng đưa về phía trước để giữ cho trọng tâm cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.

Chân bắt đầu bị tê, bàn tay và bàn chân bị phù

Đối mặt với các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn

Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Đó là những vết rạn có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, có dạng cong.

Mẹ bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và phải chịu sức nặng của thai nhi.

Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu trong 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho Mẹ bầu vào 3 tháng cuối của thai kì vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…Trong đó:

Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…

Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ…

Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, khoai tây…

Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi

Sắt có nhiều trong các cây rau màu xanh thẫm, gan, thận, tim lơn…

Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm con, tép, cua…

Đảm bảo đủ nước uống: uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.

Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh.

Chế độ sinh hoạt

Ghi nhớ khám thai trong 3 tháng cuối: việc các mẹ bầu tái khám với mục đích kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những xét nghiệm trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu tập trung vào một số bệnh thông thường như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn… Không chỉ vậy, trong những tháng cuối cùng này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và thống nhất một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối…

Chứng phù nề: trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi mà lưu lượng máu gia tăng cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sưng phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân,… bố nên đưa mẹ đi khám bác sĩ.

Bài viết nên xem: Chế độ ăn uống chuẩn theo từng tháng cho bà bầu

Theo Dinhduongbabau.net

Tóm lại, mang thai và sinh con là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian mang thai này, bố nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng như sinh hoạt để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”.

5 Bí Kíp Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Đầu

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bịra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.

2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

– Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.

– Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.

4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da

Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng

Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Theo http://bachkhoasuckhoe.vn/suc-khoe-a-z/me-va-be/5-bi-kip-cham-soc-ba-bau-3-thang-dau-375/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Vợ Mang Thai 3 Tháng Đầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!