Đề Xuất 6/2023 # Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tụt huyết áp khi mang thai khiến mẹ bầu thiếu máu lên não dẫn đến thiếu máu nuôi thai. Trường hợp tụt huyết áp thường dễ khiến mẹ bầu bị ngất bất thường, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Huyết áp bao nhiêu là thấp?

Thông thường, huyết áp ổn định sẽ nằm vào khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, bà bầu bị tụt huyết áp được xác định khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60 mmHg.

Huyết áp thấp khi mang thai có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau đầu dữ dội hay tê một phần cơ thể.

Huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60mm Hg thì gọi là huyết áp thấp.

Bà bầu bị tụt huyết áp dễ chóng mặt, hoa mắt dẫn đến té ngã nguy hiểm cho thai nhi. Huyết áp thấp khiến cho máu không thể truyền lên não gây thiếu oxy và dẫn đến mẹ có thể bị ngất. Theo đó, thai nhi cũng không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để phát triển khi mẹ bị huyết áp thấp.

Bà bầu bị cao huyết áp nên ăn gì?

Với mẹ bầu bị tụt huyết áp, việc bổ sung vitamin C và vitamin B các loại là việc rất cần thiết. Trong các bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B và chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau dền, quả lựu, táo…

– Ngược lại với những mẹ bị cao huyết áp, mẹ bầu bị tụt huyết áp nên bổ sung một lượng muối nhất định vào thực đơn hàng ngày, theo khuyến cáo mẹ nên ăn khoảng 10g muối mỗi ngày.

– Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 6 – 7 bữa nhỏ.

– Mẹ tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng bởi đây là nguồn năng lượng cần thiết để mở đầu cho một ngày mới. Không nên để dạ dày trong tình trạng “vườn không nhà trống” quá lâu, chú ý cứ 4 tiếng/ lần mẹ nên bổ sung thêm năng lượng cho cơ.

– Mẹ có thể dự trữ sẵn các loại bánh, kẹo để bổ sung ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị tụt huyết áp.

– Uống nhiều nước hơn bình thường sẽ làm tăng thể tích máu, khắc phục được chứng huyết áp thấp. Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế các loại thức uống có cồn và cafein.

Bà bầu huyết áp thấp nên nghỉ ngơi nhiều, sinh hoạt hợp lý

– Mẹ tuyệt đối không đứng dậy đột ngột. Việc đứng dậy đột ngột sẽ làm cho huyết áp giảm xuống bất ngờ, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai sẽ giúp các cơ được co giãn, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.

– Mẹ nên hạn chế leo cao, ở quá lâu ngoài nắng hay đứng liên tục trong thời gian dài. Mẹ cũng nên tránh đến chỗ đông người để tránh trường hợp không đủ dưỡng khí.

– Ngủ trưa sau khi ăn sẽ giúp mẹ đảm bảo đủ lượng máu lên não. Bởi tình trạng mất ngủ khi mang thai cũng khiến cho huyết áp của mẹ bầu giảm xuống thấp hơn bình thường, vì thế, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, đảm bảo đủ 8 tiếng mỗi ngày.

– Duy trì chế độ luyện tập, vận động cơ thể thường xuyên, với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn.

– Mẹ bầu tuyệt đối không nên xông hơi hay ngâm mình trong nước nóng quá lâu bởi việc này sẽ gây nên tình trạng mất nước khiến huyết áp mẹ bầu bị xuống thấp một cách đột ngột.

– Đồng thời, chị em cần tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để lượng huyết áp luôn ổn định…

từ khóa

mang thai bị tụt huyết áp có nguy hiểm không

bà bầu huyết áp thấp có nên uống nước dừa

huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường

bà bầu huyết áp 120/80

Bài viết Tụt huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Huyết Áp Cao Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Thống kê cho thấy có khoảng 15% phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị chứng huyết áp cao và 25% trường hợp đẻ non do tăng huyết áp. Huyết áp cao khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, vì vậy việc theo dõi và kiểm soát cao huyết áp khi mang thai là điều hết sức cần thiết.

Tăng huyết áp khi mang thai là gì?

Khi mang thai, để nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể mẹ tăng sinh nhịp tim và tăng lượng máu. Đồng thời, một số cơ quan như vú và tự cung phát triển lớn hơn nên cần nhiều lượng máu đi qua hơn. Chính vì vậy mà áp lực lên thành mạch cũng tăng lên nên huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ tăng nhẹ.

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp tăng xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và sau khi sinh khoảng 6 tuần thì huyết áp trở về mức bình thường. Huyết áp của mẹ bầu bình thường vẫn được khuyến cáo không vượt quá 140/90 mmHg.

Một số chỉ số về huyết áp cần lưu ý:

Huyết áp bình thường: dưới 140/90

Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99

Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109

Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn

Nguyên nhân gây huyết áp cao khi mang thai

Mẹ bầu tăng cân nhanh có nguy cơ bị cao huyết áp

Bà bầu bị cao huyết áp mãn tính

Thói quen ăn nhiều muối

Ít vận động thể lực

Béo phì, tăng cholesterol

căng thẳng thần kinh, tâm lý…

Tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng

Mang thai đôi, thai ba

Thai phụ có nước ối quá nhiều

Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…

Triệu chứng của cao huyết áp khi mang thai

Để biết được mình có bị cao huyết áp khi mang thai hay không thì thai phụ cần chú ý quan sát sức khỏe của bản thân và đo huyết áp tại nhà hoặc trong những lần khám.

Tùy theo cơ địa mỗi người, triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ có thể khác nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp mẹ bầu không có bất kỳ triệu chứng nào. Cao huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ mẹ bầu có thể nhận diện qua một số biểu hiện sau:

Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, phù mềm ấn lõm. Nếu là phù sinh lý do thai chèn ép thì nằm nghỉ sẽ hết phù nhưng ở người bị cao huyết áp nằm nghỉ cũng không đỡ.

Không có hoặc có protein niệu trong nước tiểu (dùng để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)

Tăng cân đột ngột

Thị giác yếu đi: tầm nhìn thường xuyên bị nhòe hoặc nhìn đôi

Nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt

Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh vùng thượng vị

Đi tiểu ít

Chức năng gan hoặc thận có vấn đề

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào thời gian mang thai khi bị cao huyết áp và mức độ tăng huyết áp của thai phụ. Tình trạng cao huyết áp càng nặng và càng xuất hiện sớm trong thai kỳ thì nguy cơ gặp phải các vấn đề cho mẹ và bé càng lớn.

Ảnh hưởng tới mẹ bầu

Những người phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai có thể có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề như:

Tiền sản giật: Có khoảng một phần tư phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ tiếp tục tiến triển nhanh thành tiền sản giật trong quá trình mang thai, chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Tiền sản giật thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ nên nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi nếu thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ trước tuần thứ 30. Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai trong tử cung người mẹ. Bệnh còn ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim, mắt và hệ thần kinh của người mẹ.

Tăng nguy cơ cao huyết áp cho lần mang thai sau: Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột qụy cao sau này.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Thai phụ bị cao huyết áp, em bé có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ khiến bé chậm phát triển, không đạt cân nặng trung bình theo tiêu chuẩn, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến hiện tượng thai lưu khi còn trong bụng mẹ.

Sinh non: Mặc dù đã được điều trị nhưng một số trường hợp thai phụ bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể cần sinh sớm hơn để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Những em bé sinh non, không đủ sức khỏe có nguy cơ tử vong cao.

Cao huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến những nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, ngày từ trước khi mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ để được thăm khám sức khỏe trước khi mang thai, kiểm tra và kiểm soát huyết áp của bạn. Nếu bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp, bác sĩ sẽ xác nhận xem bạn có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc đó hay phải chuyển sang một loại thuốc khác để mang lại an toàn khi mang thai.

Cao huyết áp khi mang thai khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Khi thấy cơ thể có những thay đổi sau cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp và điều trị kịp thời:

Cảm thấy thai ít cử động hoặc không cử động như bình thường.

Bắt đầu có những cơn co thắt. Cơn co xuất hiện khi cơ tử cung co bóp, có thể gây đau và làm bụng của bạn trở nên cứng.

Đau bụng.

Chảy máu từ âm đạo.

Bất kỳ triệu chứng tiền sản giật, có thể bao gồm: đau đầu, thay đổi thị lực, đau bụng trên…

Huyết áp cao khi mang thai sinh thường hay sinh mổ

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp vẫn có thể chuyển dạ tự nhiên nếu như sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, với những trường hợp huyết áp càng cao, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ đề nghị kích thích chuyển dạ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Từ Dũ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật vẫn sinh thường khỏe mạnh, còn lại được mổ lấy thai theo chỉ định. Nếu có biểu hiện của tiền sản giật nặng hoặc các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ cân nhắc cách sinh phù hợp với mỗi sản phụ để bạn được “mẹ tròn con vuông”

Lời khuyên dành cho thai phụ bị cao huyết áp

Phụ nữ mang thai rất cần phải khám thai định kỳ và đo huyết áp với mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị cao huyết áp trước khi mang thai (cao huyết áp mãn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai.

Huyết áp cao khi mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Trong thời gian mang thai, bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bị cao huyết áp trước đó và đồng thời cần đi khám thai thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trọng lượng và huyết áp của bạn sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Bạn cũng có thể cần được làm xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên.

Siêu âm giúp theo dõi sự phát triển của bé. Kiểm tra nhịp tim thai cũng là cách giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe thai nhi ở người mẹ bị cao huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho bạn cách đếm chuyển động của thai hàng ngày.

Phòng tránh cao huyết áp khi mang thai

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, bạn nên xây dựng chế độ ăn vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa ngăn ngừa tình trạng tăng cân đột ngột, thừa cân, béo phì làm dẫn đến nguy tiểu đường và cao huyết áp trong thai kỳ,….

Bạn nên bổ sung chế độ ăn cân đối đầy đủ rau xanh, chất đạm, chất xơ, protein trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, trong quá trình chế biến món ăn bạn nên hạn chế muối, đường, mỡ động vật… Một số thực phẩm tốt cho bà bầu có thể kể tới như : cà rốt, rau cần, sinh tố táo, lê, nho. ..

Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nicotin… Những loại chất kích thích này không chỉ không tốt cho huyết áp của bạn mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mỗi người sẽ có chế độ ăn uống khác nhau. Vì thế, khi đi thăm khám trước khi mang thai bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dựa trên thói quen, sở thích ăn uống của mình để tạo ra chế độ ăn hợp lý, khoa học dựa trên chỉ số chiều cao và cân nặng cụ thể.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp cho cơ thể thanh lọc mà còn giúp cho huyết áp luôn duy trì ở mực ổn định. Nếu để bị thiếu nước, mất nước, cơ thể sẽ bù lượng nước thiếu hụt bằng cách giữ lại Natri – chất có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng tăng huyết áp.

Vận động, tập thể dục thể thao

Vận động, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe giúp khí huyết lưu thông và giảm thiểu được nguy cơ bị cao huyết áp khi mang thai. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao và bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bầu bí của mình như các khóa tập Yoga, bơi lội hay đi bộ.

Kiểm soát căng thẳng

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng làm thay đổi về cả tâm lý và thể chất của mẹ bầu. Điều này có thể gây căng thẳng, khiến huyết áp cao khó kiểm soát hơn. Vì thế, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền… để giảm thiểu stress.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Huyết áp cao khi mang thai nếu không được theo dõi và can thiệp phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu như nghiêm trọng hơn còn có thể nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Vậy nên, điều quan trọng nhất là hãy theo dõi cẩn thận và thực hiện một số thay đổi lối sống để có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng do huyết áp cao.

Bảo Ngọc – Omron-yte

Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Nên Làm Gì?

Hướng dẫn cách duy trì huyết áp bình trong tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân huyết áp thấp khi mang thai

Các hướng dẫn hiện tại xác định chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120mm Hg tâm thu (số trên cùng) trên 80 mm Hg tâm trương (số dưới cùng). Các bác sĩ thường xác định bạn bị huyết áp thấp nếu chỉ số ở dưới 90/60mmHg. Có một số tình trạng huyết áp thấp “đi suốt” cuộc đời mà không có dấu hiệu gì của tình trạng này. Tình trạng tụt huyết áp khi mang thai thường gặp ở phụ nữ có thể trạng gầy ốm, thiếu máu, ăn ít, không cung cấp đủ vitamin 12, acid filic hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính… Nguyên nhân chính gây huyết áp thấp khi mang thai là do lưu lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên 1,2 – 1,5 lần so với bình thường để có thể cung cấp đầy đỉ cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormon progesterone được sản sinh nhiều hơn nên dễ gây giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Bên cạnh đó, tình trạng tụt huyết áp hay huyết áp thấp ở thai phụ còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài.

Suy tuyến giáp

Mang thai đôi, ba,…

Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thai phụ cần theo dõi chỉ số huyết áp liên tục, thường xuyên trong thai kỳ. (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp khi mang thai:

Hầu như các trường hợp huyết áp thấp là mạn tính. Bởi vậy, nhiều người đã quen và thích nghi với mức huyết áp này nên không cảm thấy rõ các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên đến thời kỳ mang thai, các triệu chứng huyết áp thấp có thể xuất hiện nhiều hơn trong suốt thai kỳ. Đó là:

Buồn nôn, nôn.

Luôn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi.

Hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, nhất là khi đổi tư thế.

Đau đầu, thiếu tập trung trong tất cả mọi việc

Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt và thiếu sắc hồng.

Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt, tức giận.

Cảm thấy lạnh nhưng cơ thể lại vã mồ hôi.

Tụt huyết áp khi mang thai nên làm gì?

Lưu ý đến vận động khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp, việc thay đổi tư thế một cách đột ngột sẽ khiến máu lưu thông không kịp, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Do đó, trước khi đứng dậy, mẹ bầu  nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai giúp co giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể thai phụ có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.

Điều quan trọng, mẹ bầu nên duy trì chế độ tập luyện mỗi ngày với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,…

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục ở một mức độ vừa phải có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn, từ đó tinh thần sảng khoái hơn cho cả mẹ và bé luôn.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các mẹ đang mang thai

Mẹ phải ăn đủ bữa mỗi ngày, không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì đây là nguồn năng lượng cần thiết mỗi ngày.

Những mẹ bầu bị tụt huyết áp nên bổ sung một lượng muối nhất định vào thực đơn, khoảng 10g muối mỗi ngày là vừa.

Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B các loại. Bởi vì, thiếu vitamin cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp;

Chủ động mang theo đồ ăn vặt ngọt như bánh, kẹo bên người đề phòng những trường hợp tụt huyết áp đột ngột

Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc;

Không uống các loại thức uống có cồn và caffein

Tham khảo bài viết Triệu chứng tăng huyết áp khi mang thai

Đặc biệt các mẹ không quên đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi tình hình huyết áp.

Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tụt huyết áp khi mang thai cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu ở bà bầu. Vì thế việc kiểm tra chỉ số huyết áp cần được thực hiện trong mỗi lần khám thai định kỳ.

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu dưới 60 mmHg. Huyết áp thường được đo tại đoạn dưới cánh tay trên khuỷu, đo ở cả tay trái và tay phải. Một số người phụ nữ có huyết áp sinh lý ở mức khá thấp nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi hay có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng. Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng huyết áp thấp xảy ra trong thai kỳ. Bất thường này thường được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ khi khám thai hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gợi ý.

Mang thai là một quá trình dài và phức tạp, trong đó cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi để thích nghi với việc sống chung và nuôi dưỡng thai nhi bên trong tử cung. Vì vậy, sức khỏe của người phụ nữ luôn cần được quan tâm và theo dõi định kỳ khi mang thai. Chỉ số huyết áp là một trong những thông số cơ bản phản ánh tình trạng sức khỏe tổng quát của người mẹ, thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác như thức ăn, lối sống, căng thẳng tâm lý, thời điểm đo.

Theo sinh lý, trong nửa đầu thai kỳ, huyết áp của người mẹ thường được giữ ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo tuần hoàn nhau thai nuôi dưỡng thai nhi. Lý giải cho điều này là sự giãn nở của hệ mạch máu tăng cường thể tích tuần hoàn đến tử cung và bánh nhau. Tuy nhiên, tụt huyết áp trong thai kỳ không phải lúc nào cũng là tình trạng sinh lý. Huyết áp tụt quá thấp có thể gây nguy hại cho tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một số thói quen không tốt có thể gây tụt huyết áp khi mang thai như thay đổi tư thế đột ngột, tắm quá lâu. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai như: bệnh lý tim mạch, thiếu máu, nhiễm trùng, chảy máu, chấn thương, bệnh lý thận, mất nước, nôn mửa gây giảm thể tích tuần hoàn, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của các loại thuốc.

Hậu quả đáng lo khi xảy ra tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng té ngã của thai phụ. Khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi hoặc nằm sang đứng. Các chấn thương va chạm sau những đợt ngất xỉu như vậy là những mối nguy hại cho sức khỏe của thai nhi. Do khi tụt huyết áp xảy ra, lượng máu đến bánh nhau để nuôi dưỡng cho bào thai bị sụt giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, có thể gây ra các biến chứng như thai chết trong tử cung, thai chậm phát triển, sinh non …

Một số người phụ nữ khi mang thai có trị số huyết áp thấp nhưng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Một số khác gặp phải tụt huyết áp khi mang thai sẽ biểu hiện bằng nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau như:

Nếu huyết áp thấp do sự thay đổi sinh lý trong những tháng đầu tháng kỳ thì không có biện pháp điều trị cụ thể. Giá trị huyết áp thường sẽ trở lại trong giới hạn bình thường trong quý 3 thai kỳ. Tuy nhiên, nếu huyết áp ở mức giá trị quá thấp, người bệnh cần được điều trị cấp cứu. Khi bước qua giai đoạn nguy hiểm, các nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai cần được tìm kiếm và giải quyết một cách triệt để. Khi nghi ngờ tụt huyết áp khi mang thai xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng hoặc thay thế bằng thuốc khác.

Tụt huyết áp khi mang thai có thể được dự phòng bằng nhiều biện pháp như:

Không thay đổi tư thế đột ngột: Giá trị của huyết áp có thể tụt giảm nhanh chóng nếu thai phụ thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Vì vậy, mọi hành động đều cần thực hiện chậm rãi và nhẹ nhàng. Buổi sáng sau khi thức dậy, nên tập ngồi dậy từ từ, tránh ngồi bật dậy đột ngột. Nếu cảm thấy mệt mỏi và sắp ngất, thai phụ nên tìm kiếm chỗ để ngồi nghỉ ngơi nhẹ nhàng và thở sâu đều đặn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thiết lập chế độ ăn với nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp phòng ngừa được tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và đa dạng hóa các loại thực phẩm là việc làm cần thiết. Theo đó, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.

Uống đủ nước: Phụ nữ khi mang thai cần uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Tránh các loại thức uống gây buồn nôn, có thể thay thế bằng trà gừng hoặc các loại trà thảo mộc để tạo cảm giác thoải mái dễ chịu.

Tụt huyết áp khi mang thai có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Do đó bà bầu cần được phát hiện sớm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!