Cập nhật nội dung chi tiết về Truyền Ối – Kỹ Thuật Mới Giúp Giữ Thai Nhi Từ 16 Tuần mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Truyền ối là một trong những kỹ thuật can thiệp vào bào thai trong tử cung của người mẹ. Đây cũng là một kỹ thuật tiên tiến trong chuyên ngành sản phụ khoa trên thế giới hiện nay và là kỹ thuật hoàn toàn mới tại Việt Nam.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công 20 truyền ối cho sản phụ để giữ thai nhi đến khi chào đời khỏe mạnh.
“Trước đây, những trường hợp bị thiểu ối, các bác sĩ thường dặn bệnh nhân uống nhiều nước, hoặc truyền dịch cho bệnh nhân với hy vọng cung cấp đủ điện giải, nước ối cho thai nhi… Nhưng với kỹ thuật truyền ối hiện nay, chỉ cần truyền trực tiếp dung dịch vào tử cung khi màng ối còn nguyên vẹn là có thể giữ thai nhi an toàn”, chúng tôi Nguyễn Duy Ánh cho biết.
Nếu tình trạng thiểu ối của sản phụ kéo dài, phổi của thai nhi sẽ có vấn đề, hoặc khi thai nhi nằm bất động sẽ khiến cứng khớp thai nhi hoặc tử cung bóp chặt thai nhi, làm cản trở tuần hoàn của thai nhi, dẫn tới thai chết.
Bản chất của kỹ thuật truyền ối là đưa một dung dịch vô khuẩn để làm tăng nước trong buồng ối của bào thai.
Cách đây ít tháng, BV Phụ sản Hà Nội có công bố một trường hợp mang thai 26 tuần, bị vỡ tử cung, bung màng ối, tuy nhiên vết vỡ của màng ối không chảy máu và không phải vỡ ở đầu ối phía cổ tử cung âm đạo, nếu truyền ối thì sẽ không bị chảy ngay ra ngoài nên Bệnh viện đã quyết định truyền ối cho sản phụ với hy vọng giữ thai nhi. Trường hợp này, nếu không truyền ối thì phải mổ bỏ thai ở tuần thứ 6 và có khả năng bệnh nhân không có cơ hội mang thai lần sau.
“Rất may mắn, với kỹ thuật truyền ối, sản phụ đã giữ được thai tới 31 tuần và sinh con nặng 1,7kg. Đây là 1 trong 20 trường hợp sản phụ được can thiệp thành công kỹ thuật bào thai trong tử cung, thực hiện tại BV Phụ sản Hà Nội trong gần 1 năm nay. Trẻ sinh ra đều khỏe mạnh. Có 5 trường hợp thất bại do bị vỡ ối, sảy thai. Với những ca can thiệp bào thai tại BV Phụ sản Hà Nội đều được đánh giá đầu ra bằng sức khỏe của thai nhi sau sinh”, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ.
Hiện, BV Phụ sản Hà Nội thực hiện truyền ối cho sản phụ có thai từ 16-34 tuần. Đây là một biện pháp hiệu quả điều trị bệnh lý thiểu ối, tăng thời gian giữ thai trong tử cung, từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng có hại của thiểu ối đến thai nhi. Việc thực hiện kỹ thuật này không có gì phức tạp, thực hiện bằng cách xuyên kim vào buồng ối và bơm Ringer lactat vào buồng ối cho đến khi mức nước ối bình thường, thủ thuật có thể lặp lại nhiều lần nếu thiểu ối tái phát.
Kỹ thuật truyền ối chống chỉ định với trường hợp thai quá nhỏ, nguy cơ đẻ non cao, đặc biệt có nhiễm trùng thì không thể can thiệp.
Theo chúng tôi Nguyễn Duy Ánh, việc chia sẻ những kỹ thuật mới mà BV tuyến trên đã thực hiện được để tuyến cơ sở biết, từ đó phối hợp với BV tuyến trên để điều trị cho bệnh nhân tốt nhất, vì vấn đề sàng lọc phải được phát hiện ngay từ tuyến cơ sở.
“Sau khi chia sẻ những cập nhật mới với tuyến y tế cơ sở, khi gặp ca tương tự, họ sẽ có chẩn đoán chính xác hơn, có thể trao đổi với mình trực tuyến hoặc mình có thể xuống tận nơi để hỗ trợ tuyến cơ sở. Trước đây, nhiều người cứ nghĩ chuyển giao các kỹ thuật cho tuyến dưới thì họ sẽ lấy hết bệnh nhân của mình, nhưng hiện nay, theo tôi tuyến trên chỉ cần làm những phần khó, chỉ cần làm những phần đó thôi đã rất nhiều việc rồi, còn lại để các bệnh viện tuyến dưới thực hiện, đó mới là hệ thống y tế chuẩn. Nếu tuyến dưới làm được gì, BV Phụ sản Hà Nội sẽ chuyển giao”, chúng tôi Nguyễn Duy Ánh khẳng định.
Nguồn: http://baochinhphu.vn
Chi Phí Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ Ở Bv Từ Dũ?
Chào bạn,
Hiện tại, BV Từ Dũ là một trong ba cơ sở y tế có có đủ điều kiện về mang thai hộ trên cả nước (BV Phụ sản trung ương, BVĐK trung ương Huế, BV Phụ sản Từ Dũ TPHCM). Chi phí cho việc thực hiện một trường hợp mang thai hộ tại BV Từ Dũ khoảng 40 – 60 triệu đồng.
Hồ sơ đề nghị thực hiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm những loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo ”Mẫu số 04” ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo ”Mẫu số 05” ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.
– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và từng sinh con.
– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Chúc vợ chồng bạn sẽ được như ý.
AloBacsi.vn – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn .
Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).
Chân thành cảm ơn.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Hiệu Quả
Trong các ngành nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao thì nghề nuôi rắn mối cũng là nghề được nhiều bà con áp dụng vào chăn nuôi. Vì vốn đầu tư bỏ ra ít, việc nuôi cũng đơn giản, rắn mối lại đang được nhiều người thu mua. Vậy mình xin đưa ra hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mối hiệu quả để giúp mọi người nuôi rắn mối dễ dàng hơn.
Giới thiệu
Rắn mối là loài bò sát nhỏ ở Việt Nam, chúng có nhiều công dụng trị các bệnh như đau nhức người, đau lưng, hen xuyễn, vô sinh… Chúng còn là thức ăn, đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, người Nam Bộ rất thích ăn loại rắn mối này, rắn mối được chế biến thành thức ăn như rắn mối chiên giòn, rắn mối xào sả ớt… Vì nhu cầu của con người ngày một tăng cao nên việc nuôi rắn mối cũng dần được mở rộng và phát triển ở các vùng địa phương. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi rắn mối vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù loài vật này cũng khá dễ nuôi.
Phân loại
Ở miền Nam người ta gọi rắn mối là rắn mối nhưng miền Bắc thì họ gọi là ‘ thằn lằn bóng’, chúng là loại bò sát họ Scincidae, giống như thằn lằn, có cổ ngắn, kích thước thân khoảng 35 cm, chi nhỏ, chúng sống được ở mọi nơi trừ vùng lạnh giá. Ở Việt Nam có 3 loại thằn lằn là thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata, thằn lằn bóng đuôi Mabuya longiccaudata, thằn lằn bóng Sapa – Mabuya chapaense. Tuy nhiên theo một số tài liệu thì ta tạm phân loại chúng thành 2 loại là lưng sọc và lưng trơn.
Con giống
Bạn có thể mua rắn mối giống tại những trại thuần dưỡng rắn mối, hoặc bắt rắn mối ở ngoài tự nhiên, những khu vực có rắn mối. Bạn nên bắt rắn mối ngoài tự nhiên, như vậy thì rắn mối sẽ dễ dàng quen với môi trường sống nhà bạn hơn. Khi chọn giống thì bạn nên chọn những con không bị bệnh, khuyết tật gì, chúng to, khỏe mạnh.
Để phân biệt rắn mối đực và cái thì bạn dựa vào đặc điểm nhận dạng sau: Những con rắn mối đực thì thường có thân mình thuôn, đầu và chi to, đuôi dài. Rắn mối cái thì bụng bo, đầu và chi nhỏ, thân và đuôi ngắn, chúng có đốm trắng chạy bên hông dọc theo lưng, chúng đi lại không nhanh nhẹn như con đực.
Chuồng nuôi
Chuồng nuôi rắn mối nên là nền đất, có ống thoát nước để nước không thể đọng lại trong chuồng, khiến chuồng bị ẩm ướt. Bạn phải làm mái che chuồng che khkoangr 1/3 hoặc 1 nửa chuồng như vậy thì rắn mối sẽ có nơi trú khi mưa đến và là chỗ ngủ khi đêm xuống. Bạn có thể treo đèn sưởi ở bên trong để sưởi ấm cho chúng, đồng thời dẫn dụ côn trùng bay vào theo ánh sáng và làm thức ăn cho rắn mối, đoạn ngoài mái che có thể thành chỗ nắm nắng tuyệt vời cho rắn mối. Ngoài ra bạn có thể đặt các mảnh ngói vỡ, gạch ống vào bên trong chuồng để tạo thành các khe chú ẩn cho rắn mối, bạn có thể cho thêm rơm và lá chuối khô vào trong chuồng nuôi rắn mối.
Thức ăn của rắn mối
Rắn mối là loài động vật ăn thịt vì vậy mà chúng thích ăn những loài côn trùng như sâu bọ, gián, dế, cào cào, mối… chúng còn ăn được tép, chuột nhắt, rết, ốc, thằn lằn nhỏ, tuy nhiên món ăn khoái khẩu nhất đối với chúng vẫn là mối, vì vậy mà người ta mới gọi chúng cái tên rắn mối. Theo tài liệu trong sách thì rắn mối ăn được cả vụn cá, cơm, ếch, nhái con, thịt heo băm, thức ăn công nghiệp. Có những người còn cho rắn mối ăn thức ăn hỗn hợp có 60% là rau và 40% là thịt.
Rắn mối ăn 3 bữa mỗi ngày, bạn sẽ mất khoảng 0,5kg thức ăn cho 1000 con rắn mối. Do khi ăn rắn mối thường xuyên tranh giành nhau thức ăn, vì vậy bạn nên cung cấp lượng thức ăn đầy đủ kẻo rắn mối bị đói, máng nước và máng thức ăn cho rắn mối nên để 2 nới riệng biệt, bạn nhớ thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho rắn mối, vệ sinh máng ăn và máng nước sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho rắn mối.
Rắn mối sẽ đến mùa sinh sản sau khi chúng trưởng thành khoảng 6 đến 7 tháng tuổi, chúng thường sinh sản khi được 8 tháng tuổi. Rắn mối có thể sinh được 3 lứa mỗi năm, chúng thường sinh vào mùa mưa khi đó lượng thức ăn cũn dồi dào. Thời gian rắn mối mang thai khoảng 2,5 tháng, chúng sẽ sinh ra một cái bọc trứng, rắn mối con sẽ tự cắn vỏ bọc chui ra ngoài. Khi bạn phát hiện rắn mối mang thai thì nên mang chúng ra một chuồng khác để thuận tiện chăm sóc, chuồng sinh sản của rắn mối cũng giống như chuồng nuôi bình thường thôi nhưng kích thước sẽ nhỏ hơn và bạn phải trải nhiều lá chuối khô cho rắn mối nằm, khu vực chuồng cần phải yên tĩnh.
Khi rắn mối mẹ đẻ trứng xong thì bạn sẽ thả rắn mối mẹ vào trong chuồng trước đó. Bạn sẽ nuôi rắn mối con với thức ăn tương tự khi nuôi rắn mối trưởng thành, khi nào chúng đã lớn, cứng cáp thì bạn sẽ thả chúng vào chuồng nuôi rắn mối chung. Quá trình chăm sóc rắn mối con cũng đơn giản thôi, bạn chỉ việc cung cấp đẩy đủ lượng thức ăn cho chúng mỗi ngày để chúng nhanh chóng sinh trưởng phát triển, chú ý giữ nhiệt độ trong chuồng thích hợp cho rắn mối con, kẻo chúng bị rét, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kiểu rắn mối con sinh bệnh.
Bạn phải thường xuyên quan sát xem tình hình rắn mối có phát triển tốt không, nếu bạn thấy có con nào có biểu hiện bệnh tật thì nên nhanh chóng đem rắn bệnh đi cách li, cho uống thuốc điệu trị một thời gian, khỏi bệnh rồi mới thả lại vào đàn.
Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái Mang Thai Khỏe Mạnh
Nhận biết heo nái chửa và phân giai đoạn chăm sóc
Nhận biết heo nái chửa để áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái mang thai kịp thời rất quan trọng. 21 ngày sau khi phối giống không thấy heo động dục trở lại tức là heo đã mang thai. Cần áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái từ giai đoạn này.
Thời gian mang thai: Heo nái mang thai trong khoảng 114 đến 116 ngày. Heo sinh trước 108 ngày là sinh sớm, con sinh ra khó nuôi, yếu ớt, sức đề kháng kém hơn heo sinh đủ ngày rất nhiều.
Phân giai đoạn chăm sóc heo nái mang thai: Giai đoạn 1 từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 84. Giai đoạn 2 từ 85 ngày đến 110 ngày. Giai đoạn 3 từ ngày 111 đến ngày sinh. Kỹ thuật nuôi heo nái chửa áp dụng phù hợp theo từng giai đoạn này.
Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai theo giai đoạn
Kỹ thuật nuôi heo nái chửa giai đoạn 1
Từ những kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ, đây là giai đoạn quan trọng vì phôi thai đang hình thành, chăm sóc heo cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và hình thai. Kỹ thuật nuôi heo nái chửa giai đoạn 1 cần lưu ý điểm sau
Cách cho ăn: Heo nái không nên cho ăn quá no, quá nhiều, cũng không được để heo thiếu chất. Nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần để heo không bị táo bón. Cho ăn từ 1,8 đến 2kg để tránh heo quá no, thừa mỡ dẫn tới chèn ép thai.
Trong khoảng thời gian từ ngày phối tới ngày thứ 35, tuyệt đối không di chuyển heo nái. Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai này giúp quá trình thụ thai không bị ảnh hưởng, tỉ lệ thụ thai nhiều con sẽ tăng lên.
Việc kiểm soát tỉ lệ mỡ của heo trong giai đoạn trước rất quan trọng, heo quá gầy hay quá béo đều ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai và khả năng phát triển thai nhi.
Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai giai đoạn 2
Giai đoạn 2 cần áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái mang thai tập trung vào chế độ dinh dưỡng của heo. Heo con giai đoạn này bắt đầu cần đến nhiều dinh dưỡng để phát triển và hoàn thiện. Mọi hoạt động của heo nái đều sẽ tác động lên heo con.
Khẩu phần ăn của nái cần đảm bảo dưỡng chất, cho heo ăn đầy đủ nhưng khẩu phần ăn nên giữ nguyên như giai đoạn 1. Không nên cho heo ăn quá no. Tăng dần khẩu phần ăn vào giữa kỳ và cuối kỳ lại bắt đầu giảm dần. Giữa kỳ cho heo ăn từ 2,2 đến 2,5kg.
Chăm sóc: Giai đoạn 2 cần cho heo nái vận động để heo khỏe mạnh, chân vững chắc và xương chậu nở rộng hơn. Cho heo sưởi nắng sáng để chuyển hóa dinh dưỡng, heo con khi sinh ra không bị thiếu hụt canxi, khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
Cần tránh các tác nhân như gió, độ ẩm, mưa ảnh hưởng tới chuồng nái mang thai bởi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới heo, đa số các hộ chăn nuôi đều sử dụng các mô hình thông mình với giá chuồng nuôi heo nái hợp lý . Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai thời kỳ 2 chủ yếu tập trung vào dinh dưỡng và chuẩn bị cho giai đoạn sinh đẻ.
Kỹ thuật nuôi heo nái chửa giai đoạn 3
Khi heo nái chuẩn bị đẻ, kỹ thuật nuôi heo nái mang thai giai đoạn 3 chuyển dần sang chuẩn bị yếu tố cần thiết đợi heo đẻ.
Cách cho heo ăn: Giảm khẩu phần ăn từ đầu giai đoạn, giảm dần đến 1 ngày trước khi sinh. Trước ngày sinh có thể cho heo nhịn ăn để tránh bị chèn ép thai và tránh heo bị viêm vú. Heo nái nhịn ăn sẽ tốt cho việc tiết hoocmon, giúp nái dễ đẻ hơn.
Chăm sóc: Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai kỳ cuối cùng tập trung nhiều vào chăm sóc. Vệ sinh sạch sẽ khu chuồng đẻ, chuyển heo sắp đẻ tới khu chuồng nái đẻ đã được vệ sinh sạch. Lưu ý là chuồng heo nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị sẵn dụng cụ đỡ đẻ để heo nái đẻ thuận lợi nhất.
Bà con cần có kinh nghiệm nhận biết heo nái mang thai chuẩn bị đẻ để có thể chuẩn bị công tác đỡ đẻ tốt nhất và kịp thời giảm khẩu phần ăn, cho heo nhịn ăn đúng ngày.
Phương pháp nhận biết heo nái sắp đẻ
Tính toán theo từ ngày heo nái được phối giống. Thời gian heo nái đẻ có thể chệnh lệch vài ngày, vì vậy, bà con cần nắm được những dấu hiệu heo nái sắp sinh để có thể hỗ trợ heo đẻ kịp thời.
Heo sắp sinh sẽ cào chuồng như tập quán làm ổ, hũi quanh khu vực cao ráo để chuẩn bị đẻ. Quan sát thấy cơ quan sinh dục hơi phù, có màu đỏ, có chất nhầy và có thể xuất huyết nhẹ là heo đã gần sát giờ sinh. Bầu vú sau có thể vắt ra vài giọt sữa chứng tỏ vài giờ sau heo sẽ đẻ.
Sau khi sinh heo con và heo mẹ đều khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và tiếp tục các giai đoạn sinh trưởng khác bình thường. Bằng những kỹ thuật nuôi heo nái mang thai này, bà con có thể áp dụng và chăm sóc nái thật tốt, thật khỏe mạnh để heo nái sinh sản thuận lợi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Truyền Ối – Kỹ Thuật Mới Giúp Giữ Thai Nhi Từ 16 Tuần trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!