Đề Xuất 3/2023 # Trọn Bộ Bí Kíp Xông Hơ Sau Sinh Để Mẹ Vừa Khỏe Vừa Đẹp Như Gái Đôi Mươi # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Trọn Bộ Bí Kíp Xông Hơ Sau Sinh Để Mẹ Vừa Khỏe Vừa Đẹp Như Gái Đôi Mươi # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trọn Bộ Bí Kíp Xông Hơ Sau Sinh Để Mẹ Vừa Khỏe Vừa Đẹp Như Gái Đôi Mươi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trọn bộ bí kíp xông hơ sau sinh để mẹ vừa khỏe vừa đẹp như gái đôi mươi

Lượt view: 2098

Ở cữ là khoảng thời gian phù hợp nhất để chị em “cải tổ” nhan sắc của mình bởi lúc này không cần ra ngoài, có nhiều thời gian và nhận được sự hỗ trợ từ nhiều người thân. Xông hơ sau sinh chính là giải pháp nhanh, an toàn và hiệu quả nhất để lấy lại nhan sắc tuổi đôi mươi được truyền tai từ bao đời nay.

1. Những lợi ích to lớn từ xông hơ sau sinh mà không biện pháp nào khác thay thế được

Từ khi mang thai, cơ thể chị em thay đổi rất nhiều từ ngoại hình đến sức đề kháng. Cụ thể:

Tăng cân nhiều, lỗ chân lông giãn nở

Làn da sạm đen, mọc mụn, nám

Tích tụ mỡ thừa và nước

Hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công

Tinh thần căng thẳng, lo lắng, đặc biệt là những ngày gần sinh

Cô bé thâm sạm, xỉn màu và nhăn nheo, luôn trong trạng thái ẩm ướt

Xông hơ sau sinh là giải pháp hiệu quả giúp hồi phục sức khỏe sau sinh

Việc xông hơ sau sinh sẽ giúp giải quyết hầu hết các vấn đề kể trên. Xông hơ ở nhiệt độ cao khiến lỗ chân lông giãn nở, độc tố và bụi bẩn tích tụ lâu ngày trong lỗ chân lông, mồ hôi khi sinh nở sẽ được đào thải hết ra bên ngoài. Làn da loại bỏ hết độc tố sẽ sáng màu hơn, căng mịn hơn. Cả cơ thể cũng nhanh chóng hồi phục, tràn đầy sinh khí.

Hơn nữa, lượng nước cùng với mỡ thừa sẽ được đào thải trong quá trình xông hơ thông qua lỗ chân lông. Từ đó chị em dễ dàng lấy lại vóc dáng sau sinh. Các mạch máu dần giãn nở, hệ thống dây thần kinh tương tác với các cơ trong thành mạch giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Kết quả là chị em bớt căng thẳng, lo âu và tránh rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh.

2. Thời điểm phù hợp nhất để xông hơ

**Xông hơ toàn thân:

Theo Bác sĩ Vũ Công Khanh – Phó trưởng khoa sản Bệnh Viện Bạch Mai, thời điểm phù hợp nhất để xông hơ là 3 ngày sau sinh thường hoặc 7 – 10 ngày sinh mổ (khi vết mổ đã khô). Trong những ngày đầu chưa xông hơ được chị em có thể lau người với nước ấm để loại bỏ bớt mồ hôi và bụi bẩn.

Cách 1 ngày nên xông hơ và tắm gội 1 lần sẽ cho hiệu quả cao nhất. Trường hợp sinh mổ nên xông hơ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để đảm bảo sức khỏe được hồi phục hoàn toàn. Mỗi lần nên xông kéo dài khoảng 10 – 15 phút, xông quá lâu có thể làm phản tác dụng. Khi thấy cả cơ thể đã toát hết mồ hôi hoặc nước đã nguội thì tắm gội nhanh để tránh bị cảm lạnh. Trường hợp chị em nào có tiền sử bệnh huyết áp thì chỉ nên xông 5 phút cho ra mồ hôi toàn thân. Nếu thấy choáng váng, mệt mỏi thì nên dừng ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ.

** Xông hơ “cô bé”

Riêng với xông hơ cô bé, thời điểm phù hợp nhất là khoảng 5 – 6 ngày sau sinh áp dụng cả sinh thường và sinh mổ. Lúc này chị em đã đỡ đau vết khâu (vết may) nên có thể ngồi xông khá thoải mái. Thời gian mỗi lần xông “cô bé” kéo dài khoảng 10 phút, nên ngồi ghế thấp để lượng hơi nước tác động trực tiếp vào “cô bé” sẽ tốt hơn.

3. Các bước xông hơ sau sinh chuẩn khoa học nhất

** Xông hơ toàn thân:

Các dụng cụ cần chuẩn bị khi xông hơ toàn thân

Chuẩn bị:

– 1 chậu lớn, 1 gáo múc nước, 1 nồi nước lá đã nấu kỹ và nóng già, 25 – 30l nước ấm

– 2 khăn tắm lớn, khô và sạch

– 1 ghế ngồi xông

– 1 chiếc chăn to, mỏng hoặc 1 lều xông hơi

Các bước thực hiện:

+ Bước 1: trùm chăn kín từ đầu xuống chân hoặc ngồi trong lều xông, mở vung nồi nước xông và bắt đầu ngồi xông.

+ Bước 2: khi nước xông đã nguội dần, pha nồi nước xông với nước ấm, quấn 1 chiếc khăn tắm to quanh người, dội nước từ từ để kì cọ và gội đầu trong khoảng 10 – 15 phút.

+ Bước 3: lấy chiếc khăn tắm còn lại thấm khô da và tóc, nhanh chóng mặc quần áo mới.

** Xông hơ “cô bé”:

Chuẩn bị:

– 1 chậu nhỏ, 1 nồi nước lá đã nấu kỹ và còn nóng già

– 1 khăn khô, sạch

– 1 ghế ngồi xông thấp

– 1 chiếc chăn nhỏ, mỏng hoặc 1 chiếc váy dài, rộng

Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Trùm váy hoặc trùm chăn từ thắt lưng xuống, ngồi ghế thấp, mở hé từ từ vung nồi nước xông cho đến khi mở hết toàn bộ, không mở toàn bộ vung ngay từ đầu để tránh bị bỏng “cô bé”.

+ Bước 2: Khi nước xông đã nguội, sờ tay thấy nước ấm thì dùng nước xông để rửa lại “cô bé” cho sạch sẽ.

+ Bước 3: dùng khăn mềm thấm khô “cô bé” và mặc quần áo mới.

4. Xông hơ sau sinh bằng lá gì tốt?

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại lá để xông toàn thân có rất nhiều loại, mỗi loại lá khi kết hợp cùng các loại khác sẽ cho hiệu quả khác nhau. Xông “cô bé” cũng vậy. Tuy nhiên, các bài thuốc lá này hầu hết đều dựa trên kinh nghiệm dân gian là chính, tác dụng chưa được kiểm chứng và cũng chưa tìm ra được công thức tối ưu nhất.

Xông hơ bằng lá dân gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hơn nữa, việc chuẩn bị để có một nồi nước xông tốn khá nhiều thời gian và công sức. Từ khâu tìm đủ các loại lá tắm đã phải đi lòng vòng quanh làng hoặc ra chợ tìm mua ở nhiều sạp mới gom đủ cho đến khâu rửa sạch, đun nấu. Nếu ngày nào cũng phải tìm lá và đun nấu thì quá vất vả, việc chăm em bé đã đủ tất bật rồi.

Trong số các bài thuốc lá tắm cho phụ nữ sau sinh, bài thuốc của người Dao đỏ Sapa được xem là có tác dụng nổi trội hơn cả. Bằng chứng là người phụ nữ Dao sử dụng bài thuốc này 3 ngày sau sinh đã có thể lên nương làm rẫy, có người sinh liền 7 – 8 người con vẫn khỏe mạnh và không hề mắc một chứng bệnh hậu sản nào.

PGS.TS Trần Văn Ơn, nhà khoa học với hơn 20 năm gắn bó cùng cây thuốc Việt vẫn luôn đau đáu tìm kiếm bài thuốc giúp hồi phục sức khỏe cho sản phụ sau sinh. Tình cờ đặt chân lên vùng đất Sapa, ông biết đến sự kỳ diệu của bài thuốc người Dao đỏ nơi đây. Ông quyết tâm nghiên cứu để tìm ra các hoạt chất, các loại dược liệu được sử dụng trong bài thuốc này.

PGS.TS Trần Văn Ơn đang nghiên cứu bài thuốc tắm cổ truyền người Dao đỏ

Cùng với các cộng sự ngày đêm miệt mài nghiên cứu, ông phát hiện ra một điều rằng khi kết hợp bài thuốc cổ truyền của người Dao đỏ với 3 loại dược liệu khác gồm Tô mộc, Quắn hoa và Nghệ Đắng Thái Lan sẽ cho tác dụng vượt trội gấp nhiều lần. Thành phẩm cuối cùng thu được chính là Yaocare mama – Giải pháp chăm sóc và bảo vệ toàn diện cho phụ nữ sau sinh.

Sau sinh, chị em chỉ cần xông tắm toàn thân với Yaocare mama sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, lấy lại sức để chăm em bé. Ngoài ra, các độc tố và bụi bẩn tích tụ trong quá trình mang thai và vượt cạn được đào thải hết qua da, cả người sẽ hết đau mỏi và trở nên nhẹ nhõm, thư thái, tinh thần phấn chấn. Đặc biệt, từ đầu đến chân sau khi xông tắm sẽ thơm mùi thảo mộc, sạch mùi bà đẻ và không lo mắc các chứng bệnh hậu sản về sau.

Yaocare mama mang đến những công dụng tuyệt vời cho sản phụ

Đặc biệt, khi sử dụng Yaocare mama để xông “cô bé” ngay trong thời gian ở cữ, những công dụng mà Yaocare mama mang lại trên vùng kín còn nhiều hơn rất nhiều lần so với công dụng làm sạch thông thường như xông với lá trầu không hay trà xanh theo phương pháp dân gian. Cụ thể:

Hơi nóng và các dược liệu kích thích co bóp dạ con, tống nhanh sản dịch ra ngoài

Diệt khuẩn, kháng khuẩn loại bỏ mùi hôi tanh, giữ “cô bé” khô thoáng, thơm mùi thảo mộc tự nhiên

Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng “cô bé”, loại bỏ các tế bào tổn thương và thay thế bằng các tế bào mới; giảm thâm xỉn, nhăn nheo.

Làm dày lớp da niêm mạc “cô bé”, tăng độ đàn hồi, hết chảy sệ.

Khi sử dụng Yaocare mama để xông toàn thân và xông “cô bé”, sản phụ không mất thời gian chuẩn bị mà chỉ cần pha vào nước là có thể xông được luôn. Không những tiện lợi khi sử dụng, Yaocare mama còn có công dụng vượt trội so với các loại lá thông thường.

Yaocare mama được dùng để xông tắm toàn thân và xông hơ “cô bé”

5. Những chú ý nhất định phải nhớ khi xông hơ sau sinh

– Phải xông hơ ở nơi kín gió, tránh bị gió lùa

– Tắm gội và vệ sinh “cô bé” với nước xông xong không được tráng lại bằng nước để các cây thuốc thẩm thấu qua da phát huy tác dụng

– Xông toàn thân phải mặc quần áo rộng, xông “cô bé” không mặc quần lót

– Không xông quá 20 phút

– Nếu xông xong thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu hoặc có biểu hiện lạ thì dừng lại ngay

– Không xông hơ khi vừa ăn no hoặc đang đói

– Xông xong uống 1 cốc nước to để bù nước

Rõ ràng những lợi ích của xông hơ sau sinh ai cũng có thể thấy, chịu khó xông hơ trong 1 tháng ở cữ các chị em sẽ nhận được “trái ngọt” về sau. Chúc chị em thành công!

 

Sau Sinh Nên Ăn Rau Gì Vừa An Toàn Vừa Tốt Cho Sức Khỏe Của Mẹ?

Vì sao bà đẻ sau sinh nên ăn nhiều rau xanh?

Không chỉ bà đẻ mà bất kỳ ai cũng cần bổ sung lượng rau xanh cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày. Ăn rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:

Giúp ngăn ngừa và điều trị chứng bệnh táo bón sau sinh. Đa số các bà đẻ sau sinh thường mắc táo bón, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đặc biệt táo bón dịp Tết của mẹ bầu cũng như mẹ sau sinh lại càng tăng cao. Chính vì vậy, việc bổ sung chất xơ chứa trong rau xanh là giải pháp hữu hiệu để trị táo bón.

Trong rau xanh còn chứa chất chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.

Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày còn giúp các bà đẻ cải thiện tinh thần hiệu quả. Giảm các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm, stress sau sinh,…

Ăn rau xanh còn bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Giúp dưỡng ẩm cho làn da mềm mại, hồng hào hơn.

Tình trạng tích tụ mỡ thừa sau sinh khiến nhiều bà đẻ cảm thấy cơ thể sồ sề, mất tự tin về vòng eo quá khổ. Để giảm béo và giảm cân an toàn tại nhà thì bà đẻ nên bổ sung rau xanh vào thực đơn. Nhờ hàm lượng chất xơ chứa rau rau xanh khiến các bà đẻ có cảm giác no lâu hơn.

Ngoài ra, rau xanh còn giúp các bà đẻ lợi sữa, nhiều sữa cho con bú.

Sau sinh nên ăn rau gì để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể?

Với những lợi ích tuyệt vời mà rau xanh mang lại, chắc chắn các mẹ sau sinh nên bổ sung lượng rau xanh mỗi ngày. Vậy bà đẻ nên ăn rau gì và kiêng rau gì vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe sau sinh?

Những loại rau xanh bà đẻ nên ăn sau sinh:

Rau ngót: Giúp lợi sữa, bổ máu và giúp dạ con co bóp đều đặn, đẩy các sản dịch ra ngoài nhanh chóng.

Rau lang: Giúp chữa chứng táo bón, kích thích tuyến sữa về nhiều, giải độc và thanh nhiệt cơ thể.

Rau đay: Giúp sữa có vị mát, giải nhiệt và trị táo bón.

Rau mồng tơi: Giúp lợi sữa, cải thiện xương khớp và trị táo bón.

Giá đỗ: Cải thiện sinh lý sau sinh, trị táo bón, làm đẹp da và điều hòa kinh nguyệt.

Rong biển: Trị táo bón, giúp làm đẹp da, đẹp tóc và mang đến cho bà đẻ trái tim khỏe mạnh.

Bắp chuối: Giúp điều trị và ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm sau sinh, điều hòa kinh nghuyệt, bổ máu.

Đậu cove: Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp giảm cân an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Mướp: Giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, chữa táo bón và điều trị chứng nhức đầu. Cân bằng lượng đường huyết và giúp lợi sữa.

Súp lơ xanh ( bông cải xanh): Chống lại các tác nhân gây oxy hóa, trị táo bón và giải nhiệt.

Rau cải bó xôi: Giúp làm đẹp da, cải thiện chức năng thị lực, trị táo bón và giảm huyết áp cao.

Măng tây: Ngăn ngừa quá trình lão hóa, làm đẹp da. Giúp giảm cân, trị táo bón và kích thích sữa về nhiều hơn.

Chế biến các món rau đúng cách, an toàn cho chị em sau sinh

Ngoài việc tham khảo các món rau xanh nên ăn sau sinh thì các mẹ bỉm sữa cũng cần tham khảo cách chế biến rau. Bởi chế biến rau đúng cách vừa đảm bảo an toàn khi ăn vừa giúp phát huy các công dụng của rau xanh đối với sức khỏe.

Với các nhóm rau xanh thì các mẹ bỉm sữa dễ dàng chế biến với đa dạng cách nấu khác nhau. Rau xanh có thể đem luộc chấm nước tương. Xào với các nguyên liệu khác hoặc làm salad rau củ,…

Khi chế biến rau sạch nên rửa rau thật sạch và luôn nấu rau chín kỹ trước khi ăn. Tránh ăn các loại rau còn sống dễ khiến bà đẻ bị đau bụng, ngộ độc,…Tốt nhất, nên tìm mua nguồn rau đảm bảo chất lượng để an tâm khi chế biến và ăn hàng ngày.

Với những giải đáp thắc mắc của các chị em bỉm sữa sau sinh ăn rau gì. Tùy vào nhu cầu và sở thích ăn uống mà các chị em chọn lựa nguyên liệu phù hợp. Mỗi món rau chứa những chất dinh dưỡng và có các cách chế biến riêng. Ăn nhiều rau xanh đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời giúp mẹ bỉm sữa có thời gian ở cữ thoải mái, an toàn.

Bà Bầu Ăn Trái Sung Thế Nào Để Vừa Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh Lại Vừa Đẹp Da?

Quả sung được coi là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe, giàu chất dinh dưỡng. Bà bầu ăn sung sẽ giảm được ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, nó còn đem lại cho mẹ nhiều lợi ích tuyệt vời.

Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Giá trị dinh dưỡng trong 50 gram quả sung như sau:

Calo – 37

Chất xơ – 1,45 g

Vitamin B6 – 0,06 mg

Kali – 116 mg

Mangan – 0,06 mg

Đồng – 0,03 mg

Axit pantothenic – 0,15 mg

Chỉ số đường huyết – trung bình

Protein – 0,38 g

Carbohydrate – 9,59 g

Chất béo – 0,15 g

Bà bầu có thể ăn mỗi ngày bao nhiêu quả sung?

Bà bầu ăn sung có nhiều lợi ích, nhưng cũng chỉ nên ăn có giới hạn. Ăn quá nhiều sung có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên coi sung như một loại trái cây.

Bạn có thể ăn 5 quả sung mỗi ngày khi mang thai. Bạn có thể ăn như một món ăn nhẹ, hoặc ăn vào chiều muộn. Sung cũng có thể xay làm nhuyễn để nấu ăn hay bỏ vào món salad.

Lợi ích sức khỏe của trái sung với mẹ bầu và em bé

Sung có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho bà bầu và giúp em bé phát triển nhanh. Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều lợi ích lớn cho mẹ.

Tăng lượng canxi của bạn

Canxi là một yếu tố thiết yếu trong sự phát triển xương và răng của thai nhi cũng như của người mẹ. Sung giúp xương của mẹ chắc hơn để hoạt động hàng ngày.

Nguồn omega-3 và folate phong phú

Sung vô cùng tốt cho sự phát triển của não bộ thai nhi nhờ giàu omega-3 và folate.

Kiềm chế cơn đói

Khi mang thai, nhiều bà mẹ có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì. Quả sung giúp ngăn ngừa tình trạng ấy do tính chất kiềm. Sung sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đói và thèm ăn.

Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho thai nhi. Quả sung cung cấp đủ hàm lượng sắt cho cơ thể, do đó ngăn ngừa mệt mỏi và thiếu máu trong thai kì.

Tăng cường tiêu hóa

Sung rất giàu chất xơ, giúp điều chỉnh nhu động ruột của bạn và ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, các chế phẩm sinh học có trong quả sung hỗ trợ các vi khuẩn tốt trong ruột và tiêu hóa.

Giúp làn da khỏe đẹp

Quả sung có chứa psoralen. Đây là chất có thể giúp điều trị các vấn đề sắc tố da và nám thường xảy ra trong thai kỳ.

Tránh ốm nghén

Vitamin B6 trong sung có khả năng giúp mẹ giảm ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ.

Sung có lượng natri thấp và kali cao giúp giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nó có một lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Kiểm soát huyết áp và mức cholesterol

Nhiều phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai. Quả sung có các thành phần lành mạnh như omega-3, axit béo omega-6 và phytosterol giúp giảm mức cholesterol. Ngoài ra, pectin trong quả sung cũng giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Tối ưu hóa sự hấp thụ sắt

Quả sung rất giàu vitamin C hỗ trợ cho việc hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Điều này giúp các bà mẹ giảm nguy cơ thiếu máu. Nếu thiếu máu trong thai kỳ, mẹ bổ sung sắt nhưng không có vitamin C để hấp thụ thì sẽ không hiệu quả.

Nguồn đường tự nhiên

Quả sung có vị ngọt. Do đó đây là giải pháp tốt để đáp ứng nhu cầu glucose ở phụ nữ mang thai. Bất kì khi nào mẹ cảm thấy thèm ngọt, hãy ăn sung.

Tác dụng phụ khi bà bầu ăn sung

Quả sung có thể điều trị nám da trong thai kỳ. Nhưng trong một số trường hợp một lượng lớn psoralens (có trong quả sung) vào cơ thể có thể gây ra viêm da.

Sung giúp kiểm soát huyết áp. Nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ bị hạ đường huyết.

Mẹ có thể bị dị ứng với sung. Dù trước đó không bị dị ứng, nội tiết tố thay đổi khi mang thai có thể gây ra vấn đề ấy.

Vậy bà bầu ăn sung rất tốt cho sức khỏe, lại vừa giúp mẹ có làn da đẹp. Tuy nhiên mẹ hãy luôn nhớ chỉ ăn 5 trái mỗi ngày để tận dụng tốt lợi ích của thực phẩm này.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bà Bầu Uống Sữa Thế Nào Vừa Lợi Con, Vừa Khỏe Mẹ?

Sữa bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ. Chính bởi vậy mà nhiều bà bầu ép mình uống sữa trong khi cơ địa lại không chịu được, dẫn tới ói mửa, đầy bụng, đi ngoài … Vậy uống sữa như thế nào để vừa lợi cho con, vừa khỏe cho mẹ?

Khi mang thai uống bao nhiêu sữa là đủ?

Sữa là nguồn cung cấp lượng lớn canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất cho em bé và mẹ bầu. Bởi vậy, trong thai kỳ mẹ nên duy trì uống khoảng 400 – 500 ml sữa mỗi ngày. Đặc biệt trong những giai đoạn chị em bị nghén năng, ít ăn uống được thì việc uống sữa sẽ giải quyết nhu cầu dinh dưỡng tạm thời.

Bạn có thể chọn sữa công thức dành riêng cho bà bầu hoặc sữa tiệt trùng . Tùy từng thể trạng và khẩu vị của từng mẹ bầu để chọn một trong hai loại sữa này. Bạn lưu ý không nên uống các loại sữa tươi vắt trực tiếp từ bò ra. Bởi sữa này chưa qua được tiệt trùng, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.

Một số mẹ bầu cho rằng nếu không thể uống được sữa thì có thể uống sữa đậu nành thay thế được không. Thực tế, sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng việc thay thế cho sữa tươi hoặc sữa bà bầu thì bạn cần cân nhắc. Bởi hàm lượng canxi, photpho và omega 3 có trong sữa đậu nành thấp hơn hai loại sữa kia rất nhiều.

Làm thế nào để mẹ bầu bớt sợ sữa?

Nhiều mẹ bầu khi mang thai mặc dù biết uống sữa là tốt nhưng không thể uống nổi, thường dễ bị nôn ói hoặc đau bụng. Nếu như vậy, bạn nên thử nhiều cách khác nhau để giúp mình làm quen với việc uống sữa. Đầu tiên hãy uống 2 ly sữa lớn mỗi ngày sau đó dồn lại thành mỗi lần 1 ly. Hoặc mẹ có thể uống mỗi lần 1/3 ly và uống 6 lượt mỗi lần.

Ngoài ra, bạn có thể một số loại hương vị pha kèm với sữa như vani, cam, chocolate, dâu .. để khiến mẹ dễ dàng uống sữa hơn. Trên thị trường có tồn tại một vài loại bột cacao, vani …dạng bột chuyên dụng để pha với sữa hoặc mẹ có thể mua trực tiếp sữa đã có hương vị này rồi. Hạn chế việc pha sữa với thực phẩm hay nước hoa quả pha cùng sữa. Những pha chế kiểu này có thể gây ra phản ứng hóa học với thành phần dinh dưỡng của sữa làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và thai nhi.

Một cách khác để giúp mẹ bầu bớt sợ sữa là dùng 1 ít bánh mì chấm sữa rồi ăn để mùi bánh lấn át đi mùi sữa, nhờ vậy bạn sẽ không bị khó chịu.

Nếu bà bầu không hấp thu được sữa thì phải làm sao?

Một tỷ lệ khá nhỏ mẹ bầu rơi vào trường hợp này, thậm chí cứ uống sữa là bị dị ứng nặng. Theo lời khuyên của bác sĩ bạn nên dừng việc uống sữa mà hãy chọn cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tương tự từ sữa thông qua thực phẩm khác.

Ví dụ, bạn có thể chọn một số hải sản lành tính như cua, tôm, cá … nấu kỹ để bổ sung canxi. Trong khi, bổ sung vitamin thay vì uống sữa có thể ăn nhiều rau xanh, củ quả và uống nước ép trái cây, sinh tố mỗi ngày.

Đặc biệt, những chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem chua, sữa chua dạng uống cũng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tương đương sữa nhưng không gây đầy bụng, khó chịu

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/ba-bau-uong-sua-nao-vua-loi-con-vua-khoe/

mẹ bầu uống sữa tươi

bà bầu nên uống bao nhiu sữa mỗi ngày

bà bầu nên uống bao nhiêu sữa tươi 1 ngày

bà bầu nên uống bao nhiêu sữa 1 ngày

bà bầu nên uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày

bà bầu nên uống ao nhiêu sữa mỗi ngày

bà bầu mỗi ngày uống bao nhiêu sữa la đủ

vua sinh uong gi co sua

bà bầu cần uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trọn Bộ Bí Kíp Xông Hơ Sau Sinh Để Mẹ Vừa Khỏe Vừa Đẹp Như Gái Đôi Mươi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!