Cập nhật nội dung chi tiết về Triệu Chứng Phù Nề Ở Bà Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 95% phụ nữ mang thai gặp phải rắc rối này.
Tuy nhiên, không nên xem thường triệu chứng phù khi mang thai, vì rất có thể thai phụ đang có bệnh lý về thận. Theo Bác sĩ Châu Thị Kim Liên, Khoa Nội thận, Bệnh viện Chợ Rẫy, thai phụ trong quá trình thai nghén rất thường bị triệu chứng phù, nhưng đa số chị em ít chịu đi xét nghiệm nước tiểu để xem có bệnh lý về thận hay không.
Bác sĩ Kim Liên còn cho biết thêm: Thai phụ bị phù nếu do hội chứng thận hư mà không kịp điều trị sẽ dẫn đến tình trạng thai lưu và khó giữ thai vào lần mang thai thứ hai, hội chứng thận hư sẽ dẫn đến tình trạng mất đạm gây tử vong cho bé. Tệ hơn nữa sẽ dẫn đến tình trạng suy thận phải chạy thận vĩnh viễn.
Hội chứng thận hư có thể xảy ra ở bất cứ người nào, tần suất đều giống nhau, bệnh nhân có thai phù do thận sẽ dẫn đến thai chết nếu không điều trị. Nếu bệnh nhân chịu điều trị sớm, bé sinh ra vẫn khỏe nhưng có cân nặng nhẹ hơn thai kỳ bình thường.
Theo nghiên cứu của khoa Nội thận tại bệnh viện Chợ Rẫy cân nặng của các bé khoảng dưới 2,5 kg.
Hiện nay, đa số các bệnh viện không để ý cho bệnh nhân xét nghiệm nước tiểu định kỳ ngay từ đầu thai kỳ. Đặc biệt các thai phụ ở nông thôn, rất ít chú trọng đến quá trình xét nghiệm nước tiểu lúc mang thai. Theo thống kê thai phụ bị hội chứng thận hư chiếm khoảng 67,3% ở nông thôn và khoảng 32,7% ở thành thị.
Trường hợp chị H.T.B.C là một điển hình, nhập viện trong tình trạng hội chứng thận hư nặng, dẫn đến thai tử vong ở tháng thứ 5. Những trường hợp như vậy điều trị ổn trong vòng 6 tháng đến 1 năm vẫn có thể có thai lại nếu không có biến chứng nào khác.
Theo nghiên cứu, thai phụ nên xét nghiệm nước tiểu định kỳ 1 lần/ tháng và khi phát hiện bệnh thận nên được gửi đến bác sĩ chuyên khoa thận càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm đưa đến một thai kỳ thành công tốt đẹp.
Ăn Gì Để Chống Lại Chứng Phù Nề?
1. Dưa chuột
Dưa chuột chứa các chất dinh dưỡng giúp làm sạch axit uric từ thận; cùng với axit caffeic giúp loại bỏ khả năng giữ nước. Bên cạnh đó, vì dưa chuột cũng có hàm lượng calo thấp nên chúng là một món ăn vặt tuyệt vời cho những người cố gắng giảm cân đấy.
2. Quả nam việt quất
Loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp loại bỏ tất cả lượng nước dư thừa đang tích tụ gây ra chứng phù nề. Quả nam việt quất cũng bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị hư hại do độc tố và các gốc tự do, được tạo ra bởi cơ thể bạn trong quá trình trao đổi chất.
Dưa hấu bao gồm đến 92% là nước, đồng thời chứa đầy các khoáng chất và vitamin có đặc tính lợi tiểu, là thần dược hỗ trợ loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể một cách tuyệt vời.
4. Cần tây
Ít ai biết rằng, trong cần tây có chứa một hợp chất gọi là coumarin có tác dụng làm sạch cơ thể bằng cách bài tiết tất cả lượng nước dư thừa dưới dạng nước tiểu. Ngoài ra, cần tây cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa huyết áp cao.
Bạn có biết rằng gừng được coi là một trong những loại thực phẩm lợi tiểu hiệu quả nhất không? Gừng có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời giúp loại bỏ tất cả độc tố có hại khỏi cơ thể rất tuyệt vời đấy.
Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin giúp giải độc tố trong cơ thể. Nhờ hàm lượng kali dồi dào, cà rốt cũng giúp duy trì lượng cholesterol và lượng đường trong máu ở mức độ ổn định. Vì thế, tội gì mà không uống một cốc nước ép cà rốt ngay thôi?
Món rau rất nổi tiếng ở các nước phương Tây này có chứa hàm lượng kali, giúp ngăn ngừa sự giữ nước không cần thiết dẫn đến phù nề. Măng tây cũng có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để chế biến ra món ăn vô cùng hấp dẫn đấy.
Bồ công anh từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc lợi tiểu tự nhiên vô cùng hiệu quả. Ở châu Âu, chiết xuất bồ công anh được sử dụng để điều trị nhiều bệnh trạng và được nhiều chuyên gia công nhận là có thể làm giảm sự tích trữ nước không cần thiết trong cơ thể. Món trà này còn rất thơm và dễ uống, nên chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng bổ sung món này vào thực đơn hàng ngày ngay thôi!
Triệu Chứng Khó Nói Ở Vùng Kín Bà Bầu
Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai sẽ khiến nhiều chị em lo lắng. Tại sao tiết dịch âm đạo lại ra nhiều khi mang thai?
Đó là hiện tượng chung của rất nhiều phụ nữ trong thai kỳ. Thông thường, đối với phụ nữ ai cũng có một ít dịch nhầy không có mùi hoặc mùi tự nhiên, màu trắng sữa. Khi bạn mang thai, dịch nhầy này tiết ra nhiều hơn vì sự tăng lên của nồng độ estrogen và máu di chuyển đến cơ quan sinh dục nhiều hơn. Đây là kết quả tự nhiên của những tế bào cũ trong thành tử cung và vi khuẩn chết được đào thải.
Đặc biệt khi bạn gần tới ngày sinh thì dịch nhầy càng ‘ồ ạt’ chảy ra hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra rộng hơn, nó làm bật ra các múi cơ và bạn nhận thấy rằng, những dịch nhầy này trông như màu trắng trứng, giống hệt nước mũi mà bạn thường bị chảy ra khi cảm lạnh. Có trường hợp còn dính một chút máu.
Đối phó với hiện tượng này thế nào?
Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường. Trong trường hợp này bạn không cần phải làm bất cứ điều gì mà chỉ nên:
– Giữ cho vùng âm đạo luôn được sạch sẽ và khô thoáng.
– Chỉ sử dụng nước rửa vệ sinh vùng ngoài âm đạo và không tự ý thụt rửa trong âm đạo.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
– Mặc đồ lót với chất liệu thấm hút tốt.
Bạn cần biết rằng việc tự ý thụt rửa âm đạo vô tình khiến làn da vùng kín bị kích ứng và phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong âm đạo.
Khi nào hiện tượng này là bất thường?
Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nữa hộ sinh nếu dịch âm đạo xuất hiện với những triệu chứng sau:
– Dịch âm đạo có mùi tanh khó chịu.
– Dịch âm đạo sủi bọt, có màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
– Dịch âm đạo bị đóng thành cục.
– Cảm thấy đau hoặc ngứa ngáy nhiều nơi vùng kín.
Với những triệu chứng này, có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc một bệnh nào đó tương tự. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu dịch âm đạo của bạn có màu nâu đi kèm với đốm máu. Đây là hiện tượng khá phổ biến đầu thai kỳ.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng âm đạo?
– Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần lót ẩm ướt, quần chật bó sát, ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu; nên thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ “vùng kín” luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và “vùng kín” hàng ngày. Không tắm bằng bồn lâu; không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
– Nên dùng nước ấm để làm sạch “vùng kín”. Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi… thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị.
– Không nên dùng thường xuyên dung dịch vệ sinh để rửa “vùng kín”, vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
– Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.
– Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
– Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng, vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su, không xuất tinh vào trong âm đạo.
Triệu Chứng Thiếu Máu Não Ở Bà Bầu Không Thể Bỏ Qua
Thiếu máu khi mang thai có thể mẹ sẽ sinh non, gây chứng trầm cảm sau sinh. Vì vậy, nhận biết càng sớm triệu chứng thiếu máu não ở bà bầu càng sớm càng tốt.
Những con số thống kê gần đây cho thấy có khoảng 30% phụ nữ mang thai có triệu chứng thiếu máu não. Đây không phải là bệnh nguy hiểm bởi thực tế, chỉ cần phát hiện và kiểm soát theo hướng dẫn của bác sĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Khi có thai cơ thể mẹ phải sản xuất gấp đôi lượng máu để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu lại không nhiều theo tỷ lệ thuận đó. Khi cơ thể thiếu sắt, sắt sẽ gây thiếu máu và gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
Tại sao bà bầu dễ thiếu máu?
Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ luôn cần phải xét nghiệm máu, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng này:
Thai nhi càng lớn thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Ốm nghén kéo dài, chán ăn, ăn vào là buồn nôn
2 lần sinh đẻ quá gần nhau
Mang đa thai, xuất huyết trước sinh…
Bà bầu thiếu máu não sẽ như thế nào?
Hồng cầu chứa các hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy cung cấp cho thai nhi. Mẹ thường bị thiếu sắt trong thời gian thai kỳ ở tháng thứ 4 đến thứ 9.
Nếu sự chênh lệch này quá lớn, tình trạng thiếu máu sẽ xảy đến, và tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu não có thể dẫn tới sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân và mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn. Cụ thể:
Thiếu máu giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Lý do tam cá nguyệt đầu tiên mẹ phải xét nghiệm máu mỗi lần siêu âm vì đây là thời điểm quan trọng đối với sự hình thành cơ thể của thai nhi. Thiếu máu trong giai đoạn này bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kì, nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Triệu chứng thiếu máu não mẹ cần biết
Đây là 6 triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị thiếu máu não thường gặp:
Đau đầu thường xuyên
Hoa mắt, chóng mặt
Cơ thể uể oải, mệt mỏi
Hay bị đánh trống ngực
Khó thở suốt thời kỳ mang thai
Thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica
Thiếu máu não bà bầu nên ăn gì?
Khởi phát ban đầu của tình trạng thiếu máu não ở phụ nữ mang thai là do thiếu hụt folate (a-xít folic – vitamin B6). Đây là vitamin quan trọng với sự phát triển của thai nhi cũng như sứ khỏe bà bầu.
Nếu không được cung cấp đủ folate trong suốt 40 tuần thai trẻ có thể gặp phải chứng bệnh gai đôi cột sống (bệnh bẩm sinh), thiếu cân khi sinh, thiếu máu nguyên hồng cầu… ảnh hưởng đến cuộc sống sau sinh của trẻ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45mg sắt trong suốt 9 tháng “mang nặng”.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên đảm bảo nồng độ vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ trên 300 ng/L để ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi
Một số thực phẩm giàu sắt:
Bên cạnh chế độ ăn khoa học, để phòng chống thiếu máu não khi mang thai, hàng ngày thai phụ cần uống bổ sung thêm viên sắt/ folate (loại viên chứa 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg a-xít folic) ngay từ lúc bắt đầu có thai đến sau khi sinh 1 tháng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Triệu Chứng Phù Nề Ở Bà Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!