Đề Xuất 6/2023 # Triệu Chứng Bà Bầu Thiếu Canxi 3 Tháng Cuối Thai Kỳ # Top 12 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Triệu Chứng Bà Bầu Thiếu Canxi 3 Tháng Cuối Thai Kỳ # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Triệu Chứng Bà Bầu Thiếu Canxi 3 Tháng Cuối Thai Kỳ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(27/11/2020)

Ba tháng cuối thai kỳ bà bầu cần bổ sung một lượng canxi rất lớn phục vụ nhu cầu phát triển của thai nhi. Cách nhận biết triệu chứng bà bầu thiếu canxi 3 tháng cuối thai kỳ để bổ sung kịp thời.

Triệu chứng bà bầu thiếu canxi 3 tháng cuối thai kỳ

Một số triệu chứng phổ biến cho thấy bà bầu bị thiếu ở 3 tháng cuối thai kỳ:

Huyết áp caoCơ thể thiếu canxi khiến não phải bơm máu liên tục để lấy canxi của xương bà bầu cung cấp cho thai nhi. Việc này khiến áp lực máu tăng lên đáng kể. Huyết áp tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi.

Chân tay tê

Thai nhi càng lớn, áp lực đè lên mạch máu càng cao dẫn đến hiện tượng bà bầu bị ê chân tay. Tuy nhiên nếu chân tay thường xuyên bị tê thì bà bầu cần đi khám, đây có thể là dấu hiệu cho thấy phụ nữ mang thai bị thiếu canxi.

Đau lưng

Áp lực về phía trước của bà bầu tăng lên theo quá trình phát triển của thai nhi. Nhưng nếu bà bầu bị đau lưng dữ dội thì có thể xuất phát từ nguyên nhân lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt rất lớn.

Bị chuột rút ban đêm, cơ bắp thường xuyên đau nhức

Khi bị chuột rút nhiều vào ban đêm, cơ bắp thường xuyên bị đau nhức thì bà bầu cần được bổ sung canxi gấp. Thiếu canxi kéo dài không chỉ khiến cơ thể bà bầu đau nhức, mỏi mệt. Biến chứng nguy hiểm nhất của thiếu canxi là khiến tim mạch, hệ thần kinh, xương- răng của thai nhi kém phát triển.

Bổ sung canxi cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Mặc dù thực phẩm có thể cung cấp cho bà bầu khá nhiều canxi nhưng cơ thể lại không hấp thụ được hoàn toàn. 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, nhu cầu canxi của bé cũng tăng vọt. Không được bổ sung đủ canxi trong 3 tháng cuối, bà bầu rất dễ bị tăng huyết áp thai kỳ dẫn đến tiền sản giật, nhau tiền đạo.

Sử dụng thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn hàng ngày. Có nhiều loại thực phẩm giàu canxi khác nhau như hải sản, cá, xương động vật, rau xanh, các loại đậu,… giúp bà bầu đổi bữa thường xuyên. Bổ sung canxi thông qua thực phẩm là phương pháp bổ sung canxi lành mạnh nhất, không có tác dụng phụ.

Phương pháp bổ sung canxi cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả nhất là sử dụng viên uống. Các viên uống giúp bà bầu bổ sung đủ lượng canxi cần thiết nhanh chóng, hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi kéo dài.

Lựa chọn loại viên uống phù hợp với bà bầu, không gây táo bón, không tác dụng phụ.

Mua viên uống canxi tại các nhà phân phối, đại lý chính hãng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Không uống bia rượu, nước ngọt có ga, trà, cà phê cùng lúc với uống canxi để cơ thể có thể hấp thụ hoàn toàn lượng vi chất được cung cấp.

Tắm nắng, uống vitamin D3 kèm với canxi để tăng hiệu quả hấp thụ canxi.

Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, ga, giàu tanin và cafein như rượu, bia, trà, cà phê,… Đây là những thứ có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi.

Không ăn quá mặn, không sử dụng thực phẩm giàu chất béo, hạn chế tình trạng hao hụt canxi.

Thực phẩm có chứa acid phytic như măng, hành cũng làm cản trở cơ thể hấp thụ canxi do có thể biến đổi canxi thành những chất không tan, khó tan.

Ba tháng cuối là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi, cung là giai đoạn nhu cầu canxi tăng cao. Triệu chứng bà bầu thiếu canxi giai đoạn này dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng thai kỳ. Bà bầu cần khám thai định kỳ để nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu canxi. Đồng thời uống viên canxi mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu câu, cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Cảnh Báo Những Triệu Chứng Nguy Hiểm Khi Mang Thai Trong Giai Đoạn 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ

1.Các triệu chứng bất thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Nghén nặng

Ví dụ như nôn quá nhiều gây mệt mỏi cho bà mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Nếu bị nôn quá nhiều, bà mẹ mang thai phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và được tư vấn của cán bộ y tế.

Đau bụng và ra máu

Đây là những dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai. Đau bụng trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân như động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng…

Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không có ra máu âm đạo thì nên nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Nếu dấu hiệu đau bụng không giảm thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng xử trí đúng của cán bộ y tế.

Nếu đau bụng có kèm theo ra máu là rất nguy hiểm, không được chần chừ, đến ngay cơ sở y tế để khám, theo dõi, và điều trị.

Ra khí hư và ngứa âm đạo

Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo, âm hộ khi mang thai do thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ.

Thường thì viêm âm đạo trong khi mang thai không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị triệt để thì bệnh kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu nặng thì có thể ảnh hưởng đến thai như đẻ non, sảy thai.

Để tránh bị viêm, khi mang thai, các bà mẹ cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Khi có dấu hiệu viêm phải dùng thuốc. Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng đến thai, các bà mẹ không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám và có hướng điều trị đúng.

Đái buốt hoặc đái rắt

Đây là dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai, thường gây khó chịu cho phụ nữ. Các bà mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có lời khuyên của cán bộ y tế.

Đau bụng và ra máu âm đạo

Cũng như trong 3 tháng đầu, đây là dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm.

Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không ra máu, sau khi nghỉ ngơi không giảm, phải đến cơ sở y tế khám và theo dõi.

Nếu đau bụng kèm theo ra máu thì đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.

Không tăng cân hoặc bụng không to lên

Thường thì trong 3 tháng giữa, sau khi các triệu chứng nghén đã giảm và hết, các bà mẹ ăn được, tăng cân nhanh và bụng to lên. Để phát hiện các dấu hiệu này, khi có thai, các bà mẹ phải kiểm tra cân nặng thường xuyên và đều đặn.

Nếu không tăng cân hoặc bụng không to lên, thường do thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu, cần đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân cụ thể.

Thai máy bất thường

Thường thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5. Thai máy đều hằng ngày. Các bà nên theo dõi thai máy. Nếu thấy có dấu hiệu thai máy bất thường như đang máy đều mà không thấy máy nữa, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

3.Các triệu chứng bất thường trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén

Nếu nhẹ thường có dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, nước tiểu có protein. Nếu nặng có thêm các dấu hiệu như đau đầu, mờ mắt, sản giật.

Khi phát hiện ra bất kỳ các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, các bà mẹ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Đau bụng và ra máu âm đạo

Đây là dấu hiệu nguy hiểm do rau tiền đạo, rau bong non, có thể gây dọa đẻ non. Nếu có dấu hiệu này phải đến ngay cơ sở y tế để khám và theo dõi.

Bụng to lên quá nhanh và có thể có khó thở do chèn ép: Dấu hiệu này thường gặp do dư ối, song thai, hoặc thai to ở bà mẹ bị đái tháo đường. Khi thấy bụng to lên nhanh khác thường, đề nghị các bà mẹ đến cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân cụ thể.

Các mẹ bầu nên đi khám bác sỹ theo định kỳ cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp theo dõi thường xuyên các dấu hiệu cảu thai kỳ để có biện pháp kịp thời xử lý.

Trong thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, chị em phụ nữ phải đối mặt với không ít nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, điển hình là triệu chứng xuất huyết bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, có tới một nửa thai phụ rơi vào tình trạng bị sẩy thai, đẻ non,…

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, xuất huyết bất thường trong thời kỳ mang thai có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị ảnh hưởng. Điển hình như:

-Sẩy thai tự nhiên

Theo thống kê, có tới 50% bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ gây sẩy thai tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới…

-Thai chết lưu

Thai chết lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được; bào thai bị chết và lưu lại trong tử cung. Thai lưu dễ xảy ra nhất ở ba tháng đầu, không loại trừ đến tháng thứ chín. Để chẩn đoán thai chết lưu, có thể dựa vào một số biểu hiện như: sản phụ sẽ mất hết nôn nghén, ăn uống bình thường trở lại. Ra nhiều huyết đen, nâu bẩn từng ít một, vú tiết sữa non. Tử cung nhỏ lại dần so với tuổi thai, mềm.

-Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là thai phát triển ở bất kỳ nơi nào khác nội mạc tử cung. Nguyên nhân chính của thai ngoài tử cung là do viêm ống dẫn trứng gây nên. Bất cứ cơ chế nào gây bất thường nhu cầu động của ống dẫn trứng, làm cho phôi nang vẫn ở trong ống dẫn trứng vào thời gian làm tổ sẽ gây nên thai ngoài tử cung.

Có thể phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung thông qua những biểu hiện như: mất hoàn toàn một chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, buồn nôn, đau bụng dữ dội.

-Chửa trứng:

Đây là bệnh của trung sản mạc, trong đó các lông rau tuy đã thoái hóa thành túi trứng nhưng còn phát triển hạn chế trong khuôn khổ nội mạc tử cung và đặc biệt là chưa ăn sâu vào lớp cơ tử cung. Ở nước ta, chửa trứng thường gặp, cứ 500 trường hợp đẻ thường thì có 1 trường hợp chửa trứng.

Dấu hiệu nhận biết chửa trứng đó là nghén, xuất huyết bất thường. Triệu chứng này thường gặp ở tháng thứ 2 và thứ 4. Huyết có màu đỏ, đen, ra ít nhưng dai dẳng ngày một nhiều khiến bệnh nhân thiếu máu dần, mệt mỏi, xanh xao, mạch nhanh,…

– Rau bong non

Là một trong những trạng thái nhiễm độc trong khi có thai xảy ra trong những tháng cuối của thời kỳ thai nghén hay trong lúc chuyển dạ. Triệu chứng thường là đau bụng, chảy máu âm đạo.

-Rau tiền đạo

Khi rau không bám ở vị trí bình thường là đáy tử cung, mà một phần hay toàn thể bám vào đoạn dưới tử cung thì gọi là rau bám thấp hay rau tiền đạo.

Khi rau sổ, nếu đo màng rau từ chỗ rách đến bờ múi rau thấy ngắn (<10cm) là rau tiền đạo. Nguyên nhân thường gặp ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ nhiều lần, đẻ sinh đôi, sinh ba, hoặc do ảnh hưởng của vết mổ cũ.

Triệu chứng điển hình của bệnh đó là gây chảy máu tự nhiên, bất ngờ, không đau, máu đỏ loãng hoặc có cục. Máu có thể chảy một vài ngày rồi lại ngừng, chia thành nhiều đợt, thời gian giữa các đợt ngày càng ngắn vì càng gần đủ tháng các cơ co tử cung càng nhiều. Xuất huyết bất thường trong quá trình mang thai tuy chỉ là một triệu chứng nhỏ nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của thai phụ. Bởi vậy, nữ giới không nên chủ quan, coi thường mà nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Bà Bầu Thiếu Canxi Có Sao Không? 3 Dấu Hiệu Thiếu Canxi Ở Bà Bầu

Canxi là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho thai nhi trong quá trình tạo máu và xương. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần phải lưu ý những biểu hiện của mẹ bầu thiếu canxi để đảm bảo đủ chất cho thai nhi phát triển cũng như giữ sức khỏe cho bản thân sau khi sinh.

Canxi là một trong những chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì canxi là một thành phần không thể thiếu và cần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương, răng phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Đồng thời canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, các cơ và hệ thần kinh của bé.

Bà bầu thiếu canxi thì sao? Phụ nữ mang thai có nhu cầu khoảng 1.200 mg canxi/ ngày, chính vì thế, ngoài chế độ ăn uống, các mẹ bầu thường dùng thêm sắt và canxi dạng thuốc.

Bởi cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp đảm bảo xương thai nhi được phát triển tốt nhất, tránh dị tật đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là ba tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.

( → Nên đọc: Bệnh thiếu canxi ở người lớn: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

II – Bà bầu thiếu canxi có biểu hiện gì? Dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxi

Dấu hiệu bà bầu thiếu canxi là gì? Các biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu gồm có:

( → Nên đọc: Đau nhức chân khi mới mang thai là do đâu? Nguyên nhân bà bầu nhức chân)

Việc nắm rõ các triệu chứng bà bầu thiếu canxi và biểu hiện của mẹ bầu thiếu canxi sẽ giúp các mẹ nhận biết hiện tượng thiếu canxi ở bà bầu sớm.

Đồng thời có cách khắc phục và điều trị kịp thời, phòng tránh các triệu chứng thiếu canxi ở mẹ bầu nguy hiểm khác xảy ra

III – Mẹ bầu thiếu canxi có nguy hiểm không?

Như vậy các mẹ đã nắm được các dấu hiệu của mẹ bầu thiếu canxi. Vậy mẹ bầu thiếu canxi có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng xấu với sự phát triển của thai nhi như: bệnh còi xương bẩm sinh, hiện tượng chậm phát triển, dị dạng xương, chứng khò khè,…

IV – Cách khắc phục tình trạng thiếu canxi khi mang bầu

Phương pháp khắc phục hiện tượng bà bầu thiếu canxi hiệu quả và an toàn được các bác sĩ khuyên sử dụng chính là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi tự nhiên vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: Sữa và các sản phẩm từ sữa (các loại sữa, phomai, sữa chua); động vật có vỏ (tôm, ghẹ, ốc, cua, sò, nghêu, hến); trái cây (chuối, kiwi, cam, quýt, táo, bưởi, nho,..); các loại rau (rau bina, cải xoăn, rau dền, súp lơ xanh, mồng tơi,…. )

Việc bổ sung canxi từ thực phẩm có thể sẽ không đủ đáp ứng lượng canxi mà mẹ và bé cần. Do đó, để phòng ngừa và khắc phục hiện tượng mẹ bầu thiếu canxi, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các chế phẩm canxi dành riêng cho bà bầu.

NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

Các bác sĩ khuyên nên sử dụng canxi hữu cơ bị có khả năng giúp cơ thể hấp thu canxi nhanh, tới 97% chỉ trong 30 phút; tăng tế bào tạo xương tới 300%; không gây lắng đọng và không gây cặn thận; không gây táo bón và nóng trong.

Mẹ bầu có thể bổ sung canxi Nextg Cal từ 2-4 viên tùy vào chế độ ăn uống và tuổi thai để phòng ngừa và khắc phục hiện tượng thiếu canxi ở mẹ bầu. Canxi Nextg Cal được rất nhiều bác sĩ sản phẩm tư vấn sử dụng cho mẹ bầu và các mẹ sau sinh.

Triệu Chứng Thiếu Máu Não Ở Bà Bầu Không Thể Bỏ Qua

Thiếu máu khi mang thai có thể mẹ sẽ sinh non, gây chứng trầm cảm sau sinh. Vì vậy, nhận biết càng sớm triệu chứng thiếu máu não ở bà bầu càng sớm càng tốt.

Những con số thống kê gần đây cho thấy có khoảng 30% phụ nữ mang thai có triệu chứng thiếu máu não. Đây không phải là bệnh nguy hiểm bởi thực tế, chỉ cần phát hiện và kiểm soát theo hướng dẫn của bác sĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ.

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Khi có thai cơ thể mẹ phải sản xuất gấp đôi lượng máu để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu lại không nhiều theo tỷ lệ thuận đó. Khi cơ thể thiếu sắt, sắt sẽ gây thiếu máu và gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…

Tại sao bà bầu dễ thiếu máu?

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ luôn cần phải xét nghiệm máu, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng này:

Thai nhi càng lớn thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Ốm nghén kéo dài, chán ăn, ăn vào là buồn nôn

2 lần sinh đẻ quá gần nhau

Mang đa thai, xuất huyết trước sinh…

Bà bầu thiếu máu não sẽ như thế nào?

Hồng cầu chứa các hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy cung cấp cho thai nhi. Mẹ thường bị thiếu sắt trong thời gian thai kỳ ở tháng thứ 4 đến thứ 9.

Nếu sự chênh lệch này quá lớn, tình trạng thiếu máu sẽ xảy đến, và tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu não có thể dẫn tới sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân và mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn. Cụ thể:

Thiếu máu giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Lý do tam cá nguyệt đầu tiên mẹ phải xét nghiệm máu mỗi lần siêu âm vì đây là thời điểm quan trọng đối với sự hình thành cơ thể của thai nhi. Thiếu máu trong giai đoạn này bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kì, nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Triệu chứng thiếu máu não mẹ cần biết

Đây là 6 triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị thiếu máu não thường gặp:

Đau đầu thường xuyên

Hoa mắt, chóng mặt

Cơ thể uể oải, mệt mỏi

Hay bị đánh trống ngực

Khó thở suốt thời kỳ mang thai

Thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica

Thiếu máu não bà bầu nên ăn gì?

Khởi phát ban đầu của tình trạng thiếu máu não ở phụ nữ mang thai là do thiếu hụt folate (a-xít folic – vitamin B6). Đây là vitamin quan trọng với sự phát triển của thai nhi cũng như sứ khỏe bà bầu.

Nếu không được cung cấp đủ folate trong suốt 40 tuần thai trẻ có thể gặp phải chứng bệnh gai đôi cột sống (bệnh bẩm sinh), thiếu cân khi sinh, thiếu máu nguyên hồng cầu… ảnh hưởng đến cuộc sống sau sinh của trẻ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45mg sắt trong suốt 9 tháng “mang nặng”.

Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên đảm bảo nồng độ vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ trên 300 ng/L để ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi

Một số thực phẩm giàu sắt:

Bên cạnh chế độ ăn khoa học, để phòng chống thiếu máu não khi mang thai, hàng ngày thai phụ cần uống bổ sung thêm viên sắt/ folate (loại viên chứa 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg a-xít folic) ngay từ lúc bắt đầu có thai đến sau khi sinh 1 tháng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Triệu Chứng Bà Bầu Thiếu Canxi 3 Tháng Cuối Thai Kỳ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!