Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Nên Thụt Hậu Môn Không? # Top 12 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Nên Thụt Hậu Môn Không? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Nên Thụt Hậu Môn Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là biện pháp cuối nên thực hiện nếu tình trạng táo bón của trẻ quá nghiêm trọng. Việc lạm dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh có thể gây những hệ luỵ khó lường như bỏng rát và viêm hậu môn, trẻ mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên…

Cách giải quyết ban đầu khi trẻ có triệu chứng táo bón là thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính. Nếu trẻ vẫn còn khó khăn với việc đi vệ sinh thì việc dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh nên được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Phương pháp thụt hậu môn là một cách đặt thuốc hoặc bơm thuốc qua đường hậu môn để hỗ trợ làm mềm lượng phân tắc nghẽn trong đường ruột của bé. Thông thường có 3 loại thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh được dùng là thuốc có chứa dầu khoáng (thành phần paraphin), thuốc có chứa phốt phát và thuốc chứa hàm lượng muối cao. Trong đó, các loại thuốc có chứa phốt phát có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, vì vậy cha mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng cho bé.

Nhiều phụ huynh thắc mắc về việc trẻ sơ sinh thụt hậu môn nhiều có sao không, câu trả lời là có. Hậu quả đầu tiên chính là nguy cơ tổn thương hậu môn và giảm độ co thắt tự nhiên ở hậu môn, đặc biệt đối với những trẻ từ 2 – 6 tuổi.

Sử dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh thường chỉ định với những bé trên 2 tuổi. Các bác sĩ chuyên ngành cũng đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng, phương pháp này chỉ nên áp dụng để điều trị táo bón tạm thời và không nên sử dụng lâu dài.

Về cơ bản những phương pháp điều trị táo bón của trẻ như thụt hậu môn nói chung, và sử dụng thuốc nói riêng vẫn cần được sự tư vấn chính xác của bác sĩ. Nếu phụ huynh không biết thao tác đúng cách, sử dụng thuốc thụt hậu môn có thể là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Không nên lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ thường xuyên

Lạm dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm hậu môn ở trẻ. Nếu không tập cho trẻ đi vệ sinh bằng chính sức mình thì bé cũng mất dần phản xạ rặn và co thắt trực tràng tự nhiên, gây ra tình trạng đi phân són.

Mặc dù các bậc cha mẹ đều nóng lòng khi nhìn thấy vẻ mặt đau đớn của trẻ mỗi khi đi vệ sinh nhưng cũng cần có nhận thức đúng đắn khi có ý định dùng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh.

Thụt hậu môn cho bé an toàn và đúng cách

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ không đi vệ sinh từ 5 – 7 ngày kèm theo biểu hiện chướng bụng và chán ăn thì có khả năng bé đã bị táo bón. Trước tiên cha mẹ nên thử áp dụng các cách dân gian để chữa táo bón cho trẻ tại nhà. Nếu như trẻ vẫn không đi vệ sinh được thì tháo thụt hậu môn bằng thuốc là lựa chọn cuối cùng cha mẹ cần thực hiện.

Chuẩn bị thụt cho trẻ sơ sinh

Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh thường mang lại hiệu quả rất nhanh, cần khoảng vài phút bé sẽ buồn đi vệ sinh do đường ruột được kích thích hoạt động tích cực để thải phân ra toàn bộ. Thực hiện thụt hậu môn bằng thuốc cho trẻ cần chuẩn bị những vật dụng cơ bản sau:

Thuốc thụt hậu môn cho trẻ (có thể dùng Bibonlax, Clisma – Lax theo chỉ định của bác sĩ)

1 cốc nước ấm

Nên dùng loại găng tay không có hoá chất

Khi dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bước 1: Mẹ hướng bé nằm nghiêng sai trái và để hai tay thả lỏng, một tay giữ đầu gối bé gập lại. Chú ý giữ phần đầu và ngực của bé hạ thấp về phía trước để cánh tay trái tự nhiên áp vào mặt trái để bé thoải mái.

Bước 2: Sử dụng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh theo liều dùng, đặt thuốc vào hậu môn thông đến trực tràng. Khi đặt phụ huynh nên bóp mạnh hộp thuốc để phần thuốc được đưa hết vào trong trực tràng bé.

Bước 3: Sau khi đưa thuốc vào hết trong hậu môn thì mẹ nên dùng đầu ngón tay để xoa bóp nhẹ quanh hậu môn giúp thuốc tràn sâu vào trong. Sau 2 – 5 phút là bé bắt đầu buồn đi vệ sinh.

Lưu ý khi dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh

Đầu tiên bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng nếu sau khi thụt mà bé vẫn táo bón. Sau đó cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ và không nên sử dụng thuốc thụt tự ý mua ở các tiệm thuốc tây lề đường.

Có thể cảm thấy khó chịu khi mẹ vừa bơm thuốc vào, hãy trấn an bé bằng cách dỗ dành hoặc nếu bé lớn hơn thì mẹ nên dạy bé cách hít thở để tăng cường nhu động ruột.

Không phải lúc nào trẻ táo bón nặng cũng nên dùng thuốc thụt. Nếu như bé trên 5 tuổi và không hay đi ngoài nhưng vẫn đi đầy đủ 3 lần/tuần và ăn uống, vận động bình thường thì không cần can thiệp bằng thuốc thụt.

Nếu như sau khi thụt mà bé bị đau rát, chảy máu hậu môn thì phụ huynh nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến đối với những trường hợp thụt tháo cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Nếu như bé vẫn mới bị táo bón 2 – 3 ngày thì bố mẹ đừng nên nôn nóng mà thực hiện cách thụt cho trẻ sơ sinh và càng không nên cho bé dùng thuốc sớm. Những phương án an toàn và đem lại hiệu quả được các bác sĩ công nhận là:

Nếu bé vẫn còn đang bú mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú vì sữa mẹ sẽ cung cấp các dưỡng chất và lợi khuẩn để tăng cường men tiêu hoá trong ruột và dạ dày của bé.

Nếu bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ và các thực phẩm có tính nhuận tràng vào bữa ăn hàng ngày của bé.

Với những trẻ uống sữa công thức, sữa bò thì mẹ nên chú ý pha sữa loãng một chút để bé có thể hấp thu và tiêu hoá dễ dàng hơn.

Các bé trên 12 tháng cần được uống đủ 500 – 650 ml nước/ngày bao gồm sữa, với những trẻ dưới 6 tháng chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mỗi cữ sữa cách nhau 2-3 giờ.

Sau khi bú, hoặc ăn xong mẹ nên dùng lòng bàn tay massage cho bé theo chiều kim đồng hồ quanh vùng bụng để kích thích hoạt động đại tràng..

Massage bụng cho bé để giúp trẻ tiêu hoá hiệu quả sau khi ăn

Những loại thuốc thụt cho trẻ sơ sinh an toàn như parafin, glycerin… được khuyến khích sử dụng nếu bé đi đại tiện khó khăn, nặng bụng và chướng bụng kéo dài.

Ngay cả khi áp dụng các cách trên mà trẻ vẫn bị táo bón, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra cụ thể tình trạng đường ruột. Nếu cha mẹ chủ quan khi điều trị táo bón cho bé có thể gây ra những hệ luỵ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể phát triển thành các bệnh đường ruột ngăn cản khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé chậm tăng cân.

Bài viết đã giúp giải đáp vấn đề “Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt?”. Hi vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc cho con để bé nhanh khỏi bệnh

Táo bón khỏi nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn nhờ thực hiện bài tập đơn giản – Thuốc dân tộc hướng dẫn

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt Hậu Môn Microlax Không?

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu, có tới khoảng trên 50% phụ nữ mang thai bị táo bón trong thai kỳ, nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai là do:

Sử dụng viên sắt bổ sung.

Mệt mỏi, hạn chế vận động.

Hormon thai kỳ là progesterone gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.

Quá trình phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.

Các yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón như nghén, đã từng bị táo bón trước đó, mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Vậy mẹ bầu bị táo có những dấu hiệu triệu chứng gì? Táo bón được định nghĩa lâm sàng khi có bất kỳ 2 trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần liên tục trong vòng 12 tháng trước đó, các mẹ bầu lưu ý:

Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Đi tiêu có phân cứng và khô.

Mẹ bầu có cảm giác đi tiêu không trọn vẹn.

Mẹ bầu có cảm giác bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở.

Mẹ bầu cảm thấy căng thẳng trong thời gian đi tiêu.

Cách chữa bệnh táo bón khi mang thai

Mẹ lưu ý vì táo bón là triệu chứng nên mẹ không cần dùng thuốc, mẹ chỉ cần kiên trì thực hiện các phương pháp sau là có thể đẩy lùi táo bón hiệu quả:

– Mẹ nên uống nhiều nước

Đặc biệt, mẹ nên uống một ly nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa hơn, hoặc mẹ cũng có thể uống một cốc sữa tươi nóng hay uống mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng tương đối tốt. Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng thì nên hòa thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.

– Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp chống táo bón khi mang thai

Một sốthực phẩm giúp mẹ điều trị táo bón hiệu quả mà mẹ nên sử dụng đều đặn, kiên trì như: khoai lang, chuối, các loại hạt, rau bina, táo, cà chua, cam, sữa chua, mật ong,… Hơn hết, chúng còn giúp cải thiện nhan sắc của mẹ nữa đấy.

Các mẹ bầu lưu ý cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Mẹ lưu ý nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần, việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến mẹ bị đầy hơi, khó tiêu.

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ, thì các mẹ cũng cần hạn chế ăn đồ cay, nóng, lạnh và cũng không nên ăn một loại rau hoặc một loại trái cây quá nhiều, việc ăn uống rau củ quả đa dạng sẽ khiến mẹ giảm được bệnh táo bón nhanh hơn.

– Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung

Mẹ bầu lưu ý giảm liều lượng sắt và canxi, vì lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Các mẹ không được tùy tiện uống bổ sung canxi và sắt mà phải theo chỉ định của bác sĩ.

Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, các mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

– Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Mẹ bầu ăn thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể ăn được các món yêu thích này mà không lo táo bón bằng cách dùng dầu ăn oliu cho các món chiên, xào, rán này. Loại dầu oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện sẽ ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày mẹ bầu và cũng không gây ngán, ngấy.

– Mẹ bầu nên tập luyện thể dục để đầy lùi táo bón

Mẹ bầu nên vận động hoặc đi bộ, tập yoga, mỗi tuần nên tập ít nhất 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút. Việc tập luyện này không những giúp mẹ đẩy lùi táo bón hiệu quả, giúp tinh thần thoải mái, cải thiện hệ tiêu hóa mà giúp mẹ dễ sinh em bé hơn nữa đấy.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Tốt nhất, nếu mẹ bầu bị táo bón trên 1 tuần hoặc kéo dài nhiều lần mà sử dụng các biện pháp chữa táo bón như trên không hiệu quả thì mẹ nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý hiệu quả nhất, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Những lưu ý khi mẹ bầu bị táo bón

Bên cạnh việc không được tự ý dùng thuốc khi bị táo bón, mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

Khi có triệu chứng muốn đi vệ sinh mẹ không được nhịn và cần phải đi ngay.

Trước khi muốn đi vệ sinh, mẹ lấy tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích sự hoạt động ở nhu ruột già, khiến phân mềm hơn và dễ dàng hơn cho việc đại tiện. Tuy nhiên, các mẹ mang thai trên 3 tháng mới sử dụng phương pháp này và lưu ý nên xoa nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi, với những mẹ mang thai 3 tháng thì không sử dụng phương pháp này vì có thể dẫn tới sảy thai.

Mẹ bầu lưu ý khi bị táo bón, mẹ tuyệt đối không được rặn vì rặn có thể làm sẩy thai và nứt hậu môn, nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ và ung thư đại tràng rất cao.

Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Kèm Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì?

Khi nghe thấy tiếng động phát ra từ bụng bé yêu mẹ thường nghĩ đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và bắt đầu những lo lắng. Tuy nhiên thống kê gần đây cho thấy hơn 2/3 trẻ sau khi sinh một vài tuần có triệu chứng này. Chỉ cần bình tĩnh tìm và loại trừ các nguyên nhân, hệ tiêu hóa của bé sẽ sớm bình thường trở lại.

Ngoài những âm thanh từ bụng, một vài dấu hiệu nhận biết em bé bị sôi bụng: Đi ngoài nhiều, xì hơi ngay sau khi bú…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

30% trẻ sơ sinh từ 3-18 tuần tuổi bị sôi bụng, đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng khi bé yêu rơi vào tình trạng này.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Cụ thể hơn là do sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm sau sinh, hệ tiêu hóa của bé còn yếu khó thích nghi với các loại sữa bột hơn sữa mẹ.

Trường hợp bắt buộc mẹ cũng rất cẩn thận khi chọn sữa. Bất tiện khác của việc trẻ bú bình là việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú gây ra sôi bụng.

Trẻ không hấp thu được Lactose – một loại đường phức có nhiều trong sữa công thức. Việc thiếu Lactose có thể do bẩm sinh trẻ đã không dụng nạp được hoặc trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ngay khi còn nhỏ.

Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay gia vị cay.

Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều, kéo dài

Nếu bé sơ sinh vẫn đi ngoài bình thường, tức là ngày đi 3-5 lần thì có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bé bú sữa mẹ nên phân nhớt, sôi bụng và xì hơi nhiều.

Mẹ điều chỉnh chế độ sinh hoạt của hai mẹ con theo cách sau:

Uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn thêm tôm, cua, đậu hũ, phô-mai để tăng thêm canxi trong sữa mẹ.

Cho bé phơi nắng 20 phút, uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3 để ngừa còi xương.

Bé bú thêm sữa ngoài nên có thể bị dị ứng sữa, gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ngoài, quấy khóc. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau khi bú thì vắt sữa thừa ra.

Cho bú mẹ liên tục mỗi 2 giờ và mẹ ăn thêm mỗi ngày một bữa ăn xế, ăn thêm thịt bò, cá hồi sẽ đảm bảo đủ sữa cho bé.

Trẻ sơ sinh sôi bụng không đi ngoài

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì hiện tượng sôi bụng và táo bón nếu bé bú không đủ lượng sữa hoặc nhu động ruột không tốt nên gây ra. Trường hợp bé bú sữa công thức thì đôi khi do sữa không phù hợp với con hoặc me pha không đúng thì cũng có thể gây ra hiện tượng táo bón.

Mẹ cũng phải chú ý đến chế độ ăn để tăng nhuận tràng cho bản thân mình và một số thành phần tiết qua sữa giúp cho hệ tiêu hóa của con tốt hơn. Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng của con để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Trường hợp táo bón kéo dài, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé nên đưa con đi kiểm tra ở chuyên khoa nhi.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Từ những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bé bị sôi bụng mẹ có thể phần nào an tâm, bình tĩnh tìm ra cách khắc phục kịp thời.

Thay đổi tư thế bú

Dù đã cho con bú đúng cách, nhưng khi đang bú mà bé quấy khóc và mẹ nghe những âm thanh sôi bụng của bé thì hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé. Cách làm này hiệu quả và được nhiều mẹ áp dụng. Sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bé lên vai mẹ sau đó vỗ lưng để bé ợ nóng ra ngoài hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối chân của bé liên tục.

Với trẻ bú bình điều quan trọng là đảm bảo để trẻ ngậm vừa núm vú để bé không nuốt không khí vào bên trong khi bú.

Chọn đúng sữa công thức

Trẻ không hấp thụ được Lactose thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.

Nếu trẻ đang ăn dặm và nhạy cảm với các chế phẩm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên massage bụng để giúp giúp trẻ tiêu hóa tốt.

Phòng tránh trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi hiệu quả

Nếu bé bị sôi bụng mà vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường mẹ có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên nếu trẻ vừa sôi bụng vừa, đầy hơi, thêm quấy khóc, bỏ bú, không đánh rắm được và đi tướt hoặc không đi đại tiện mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.

Cách phòng tránh hiện tượng này hiệu quả nhất là cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ ít sữa thì có thể chia thành nhiều cữ bú để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.

Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp và không phải là bệnh lý nguy hiểm. Mẹ nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và có cách ứng phó kịp thời nhất.

Trẻ Sơ Sinh Có Nên Nằm Điều Hòa Không?

Nếu trẻ nằm ở phòng có nhiệt độ 23 độ C mà không mặc quần áo hay đắp chăn, ủ ấm cho trẻ sơ sinh thì sẽ bị nhiễm lạnh, giống như người lớn không mặc đồ ở với nhiệt độ phòng là 0 độ C. Bé sau sinh đủ tháng được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Bé được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28 độ C.

Với đặc điểm trên, để phòng tránh bé bị nhiễm lạnh, không để nhiệt độ phòng lạnh xuống dưới 26 độ C và tránh để bé nơi có gió lùa như quạt máy, hoặc hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa quạt thẳng vào người của bé; không nên để bé bị ẩm ướt, nhất là do nước tiểu để lâu bí trong tã lót mà mẹ không thường xuyên thay cho con. Cần thiết nên duy trì nhiệt độ phòng lạnh vào khoảng từ 26 đến 28 độ C và mặc áo, quấn tả, mặc quần dài, mang găng tay, mang vớ chân, đội mũ, đắp mền nhẹ, ấm, thay tả khi trẻ bị ướt, đặc biệt không đặt trẻ nằm ngay hướng gió thổi hơi lạnh trực tiếp từ máy điều hòa, điều này là rất không nên.

Thêm nữa là phòng máy lạnh cần phải đảm bảo độ thoáng mát và sạch sẽ, cũng không được để quá nhiều đồ vật trong phòng vì đây là điều kiện thuận lợi rất dễ dàng cho sự tấn công của các loại vi khuẩn nấm mốc. Ngoài ra, mẹ cũng nên chủ động hạn chế tránh để nhiều người ra vào phòng lạnh bởi rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác qua đường hô hấp. Đồng thời, để hạn chế tối đa khả năng trẻ bị tăng tiết dịch ở mũi và họng, các mẹ cần tránh đưa trẻ ra vào phòng thường xuyên vì sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể làm trẻ khó thích nghi kịp thời.

Trẻ sơ sinh có nên nằm điều hoà không?

Thời thiết nắng nóng bất thường nên các gia đình thường chọn cách cho trẻ nằm phòng điều hòa. Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa, đặc biệt cho trẻ nhỏ cần phải đúng cách để tránh những tác hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ làm cho trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng… trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn. Nếu để trẻ nằm lâu trong phòng có điều hoà khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy… Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa, nếu trẻ không được chú ý và chăm sót tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm.

Để có thể sử dụng điều hòa đúng cách, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, bạn nên áp dụng các cách sau:

Để an toàn cho bé, bạn nên để điều hòa ở chế độ chênh với nhiệt độ ngoài trời 7 độ C (ví dụ ngoài trời là 35 độ C thì trong phòng điều hòa nên để 28 độ C là phù hợp) và sẽ không ảnh hưởng đến việc điều hòa thân nhiệt của bé.

Không cho bé ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục vì nếu bé ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da bé khô, họng khô. Tốt nhất, khoảng 2 – 3 giờ, bạn nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.Trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và để cơ thể bé thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Bạn nên chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho bé. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

Tăng cường cho trẻ bú mẹ để tránh làm trẻ mất nước do ở trong phòng điều hòa. Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.

Chú ý thay tã ướt thường xuyên và kịp thời để tránh lạnh cho bé. Khi bé ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho bé những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton. Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa. Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu bé vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng. Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa bé đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, nếu thời tiết không quá nóng thì không cần thiết phải cho bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và tất cả chúng ta.

Một vài lưu ý để bé nằm điều hòa mà không bị mắc các bệnh về đường hô hấp:

– Cân bằng và điều chỉnh nhiệt độ phòng lạnh đạt mức lý tưởng nhất:

– Không để điều hòa quá 2 tiếng

– Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến trẻ khó có thể thích nghi

– Tuyệt đối không nên cho máy điều hòa chĩa thẳng vào chỗ nằm của bé

– Nên thường xuyên đuổi mọi không khí tù đọng, vệ sinh máy điều hòa và vệ sinh phòng lạnh nơi bé nằm.

– Tạo độ ẩm trong phòng lạnh.

– Mẹ nên giữ cho lỗ chân long của bé được se khít, tránh giãn nở dẫn tới cảm lạnh bằng cách khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt là che chắn vùng bụng một cách cẩn thận.

– Nếu không tuân thử đúng các nguyên tắc khi cho bé nằm phòng lạnh điều hòa thì con rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp và dẫn đến hen suyễn rất khó chữa chạy.

Nguồn: Tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Nên Thụt Hậu Môn Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!