Cập nhật nội dung chi tiết về Tranh Luận Về Mang Thai Hộ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai hộ, hôn nhân đồng giới vào dự luật trình Quốc hộiNên cho ly thân và mang thai hộCho phép mang thai hộ: nhân văn nhưng phức tạpBáo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết loại ý kiến thứ nhất thống nhất bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo luật, đồng thời đề nghị quy định chặt chẽ hơn để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh lợi dụng thương mại hóa. Ngược lại, loại ý kiến thứ hai đề nghị chưa nên quy định vấn đề này, lo ngại sẽ phát sinh nhiều hệ lụy như việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, nhất là đối với trẻ em. Đó là chưa kể băn khoăn quy định này liệu có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo.
Giải trình vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan điểm: việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa nhân văn, phúc đáp nhu cầu thực tiễn. Nếu pháp luật không quy định thì một số cặp vợ chồng vẫn thực hiện việc này, dẫn đến quyền lợi, sức khỏe và kể cả tính mạng của phụ nữ, trẻ em không được bảo đảm, tranh chấp có thể phát sinh, đồng thời không tránh khỏi phát sinh việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, trái thuần phong mỹ tục. Qua đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong luật, đồng thời cho biết chỉnh sửa nhiều quy định của dự thảo luật.
Mặc dù đã được thuyết phục như vậy, nhưng không ít đại biểu vẫn thể hiện quan điểm của mình chưa nên đưa quy định việc mang thai vào dự thảo luật. Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) nói người chịu ảnh hưởng nhiều nhất (chịu hậu quả pháp lý và xã hội) chính là đứa trẻ sinh ra từ mang thai hộ. Đứa trẻ sinh ra sẽ sống như thế nào trong mối quan hệ máu mủ phức tạp? Đứa trẻ sinh ra không thể gọi người cưu mang mình trong quá trình thai kỳ là “người mang thai hộ”, mà phải gọi là mẹ. Như vậy thì trong hồ sơ pháp lý cá nhân, phần khai về người mẹ, ngoài việc phân biệt: mẹ ruột, mẹ nuôi, còn có thêm “mẹ mang thai hộ”. “Tôi cho rằng điều này sẽ rất khó xử và suy cho cùng không mang lại ý nghĩa tích cực, chí ít là trong tình hình kinh tế – xã hội hiện nay ở nước ta” – đại biểu Ngọc Hạnh quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình.
Công Nương Kate Mang Thai Lần 4 Vì Nhỡ, Dư Luận Tranh Cãi Gay Gắt Về Hệ Lụy Sau Này
Truyền thông cho biết gần đây Công nương Kate Middleton có hiện tượng giống như là đang mang thai.
Video tiểu Hoàng tử – con thứ 3 của Hoàng tử William và Công nương Kate – ra mắt công chúng ngày 25/4 vừa qua.
Công nương Kate Middleton mới chào đón bé Louis cách đây 4 tháng nhưng một nguồn tin vừa cho biết cô đang mang thai một lần 4. Theo nguồn tin này, gần đây, Công nương Kate có những hiện tượng giống như một người mang bầu.
Theo báo chí, Công nương Kate và Hoàng tử William từng rất mong muốn có 4 đứa con. Tuy nhiên, đứa con này đến đúng vào lúc đôi vợ chồng Hoàng gia chưa sẵn sàng: “William và Kate rất ngạc nhiên bởi đứa con không nằm trong kế hoạch của họ. Tuy nhiên, cả hai đều rất vui mừng và hạnh phúc”. Trong khi Kate muốn Charlotte có em gái thì William lại muốn có thêm một bé trai.
Truyền thông cho biết gần đây Công nương Kate Middleton có hiện tượng giống như là đang mang thai.
Theo nguồn tin, có khả năng Kate và Meghan sẽ sinh cùng một ngày. Cả Harry và William đều rất háo hức mong chờ ngày đó. Mặc dù đã thông báo với Hoàng gia nhưng giống như 3 đứa con trước, Kate và William sẽ chờ thêm một thời gian nữa mới thông báo với công chúng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng vui mừng khi thấy William và Kate sắp có con. Tổ chức từ thiện Mỹ có tên Having Kids (tạm dịch “Sinh con”) từng thúc giục William và Kate không có thêm con để “tạo tương lai tốt hơn” cho hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới.
Trước đây, khi tin đồn về Kate mang thai con lần ba bắt đầu lan truyền, Having Kids đã viết thư ngỏ kêu gọi Công nương Anh “làm hình mẫu” và dừng lại ở việc có hai con. Tổ chức này tin rằng việc khuyến khích mọi người có ít con hơn là điều quan trọng để bảo vệ hành tinh khỏi biến đổi khí hậu thảm khốc, gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu do con người. Trả lời Daily Star, giám đốc điều hành Having Kids – cô Anne Green cho biết cặp đôi Hoàng gia Anh có thể chọn con đường khác để bảo vệ môi trường.
Có khả năng Kate và Meghan sẽ sinh cùng một ngày.
Cô nói: “Có gia đình không đông là điều tốt nhất chúng ta có thể làm để giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu trong tương lai. Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với sự thật này. Điều này rất đơn giản: tất cả trẻ em xứng đáng có sự khởi đầu công bằng khi mới sinh, và không phải đối mặt với tương lai nguy hiểm. Có gia đình không đông là cách chúng ta làm được điều đó”.
Trung bình, mỗi đứa trẻ mới sinh phát ra khoảng 7,1 tấn CO2 mỗi năm tại Anh – nước gây ô nhiễm nhiều thứ 19 trên thế giới, theo Daily Star. Tổ chức từ thiện cho rằng “đây là điều khủng khiếp đối với môi trường trong tương lai của trẻ em” và sẽ có những hậu quả tàn khốc về xã hội và kinh tế.
Con của William và Kate – những đứa trẻ “chắc chắn sẽ có cuộc sống tuyệt vời”, cũng không nằm ngoại lệ, tổ chức từ thiện nói. Khi sinh con lần 3, cặp vợ chồng sẽ trở thành “hình mẫu tồi khiến các cặp cha mẹ khác sẽ làm theo”. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều trẻ em hơn và nhiều ô nhiễm nhiều hơn, Having Kids cảnh báo.
Green cho biết Kate và Will giờ có thể “vẫn hành động” bằng cách không có thêm con nữa. “Chúng tôi chỉ đơn giản muốn hai vợ chồng tự nguyện không có thêm con nữa. Họ vẫn có thể trở thành hình mẫu bằng cách nói rằng: Chúng tôi đang làm việc này để bảo vệ môi trường và tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em. Có gia đình nhỏ hơn là điều hiệu quả nhất chúng ta có thể làm để giải quyết các vấn đề lớn nhất của con người như phúc lợi trẻ em giảm thấp, bất bình đẳng và môi trường suy thoái”, cô nói. Vậy không hiểu khi Kate sinh con lần 4, tổ chức này còn sốc đến mức nào.
Gia đình Hoàng gia Anh không nên sinh thêm con, một tổ chức từ thiện Mỹ cảnh báo.
Tuy nhiên, người hâm mộ cặp vợ chồng Hoàng gia Anh phản ứng giận dữ với tổ chức từ thiện. Họ nói rằng Having Kids nên “tự lo việc của mình”. Viết trên Facebook, một phụ nữ nói: ” Đây là điều vô lý nhất mà tôi từng đọc. Nếu ai đó gửi thư và nói với tôi rằng tôi chỉ nên có từng này con, bất kể địa vị xã hội của tôi là gì, tôi chắc chắn sẽ trả lại lá thư cho họ”.
Hiện phía Hoàng gia Anh chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào.
Theo Ngọc Anh (Người lao động)
Mang Thai Hộ Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
NGUYỄN MINH THÁI LKT12- 04
MANG THAI HỘ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ngành Luật Kinh tế Mã số: 12A51010258
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, 6/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
NGUYỄN MINH THÁI LKT12- 04
MANG THAI HỘ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ngành Luật Kinh tế Mã số: 12A51010258
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan
Hà Nội, 6/2016
LỜI CẢM ƠN
Nguyễn Minh Thái
MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………… 1 PHẦN II: NỘI DUNG ………………………………………………………………………………….. 4 CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………………………………. 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ………….. 4 1.1.
Khái niệm chung về mang thai hộ……………………………………………….. 4 1.1.1. Khái niệm vô sinh …………………………………………………………………….. 4 1.1.2. Khái niệm sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản ………………………… 5 1.1.3 Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo…………………………….. 6
1.2.
Ý nghĩa của việc quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ……… 9
1.3
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ……………………………. 11 1.3.1 Điều kiện đối với người mang thai hộ ……………………………………….. 14 1.3.2 Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ…………………………………. 16
1.3.3 Điều kiện cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích đạo …………………………………………………………………………………………….. 18 1.3.4 Trình tự, thủ tục của việc mang thai hộ …………………………………….. 19 1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ………………………………………………………………………………………………. 20 1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ ………………………………….. 20 1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ ……………………………. 23 1.5
Xác định cha/mẹ/con trong mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ….. 26 1.5.1 Xác định cha mẹ ………………………………………………………………………. 26 1.5.2 Xác định con ……………………………………………………………………………. 27
1.6. Giải quyết tranh chấp về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo …………….. 27 CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………………….. 30 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ 30 VÀ
………………………………………………………………………………………………………. 30
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT …………………………………………………………… 30
2.1. Những vướng mắc, bất cập của pháp luật về mang thai hộ. ………………… 30 2.1.1. Nhận xét chung ………………………………………………………………………. 30 2.1.2. Một số vụ việc cụ thể ……………………………………………………………….. 31 2.1.3. Một số vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo …………………………………………………………………. 34 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ………………………………………………………………………………………………. 39 PHẦN III: KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………. 44 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… 45 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………….. 47
Khóa luận tốt nghiệp 2016
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế, hiện nay các trường hợp vô sinh, hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Vấn đề này ngày càng ảnh hưởng đến hạnh phúc mỗi gia đình và sự phát triển chung của toàn xã hội. Mặc dù trình độ khoa học, kỹ thuật hiện nay về hỗ trợ sinh sản khá phát triển nhưng vẫn không giải quyết hết được những vấn đề về sinh sản đối với những cặp vợ chồng vô sinh vì nhu cầu quá nhiều và còn nhiều trường hợp đã thực hiện nhiều lần kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thành công. Bởi vậy, việc quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là cần thiết và hợp lý. Nếu như có mặt tại các khoa khám hiếm muộn, vô sinh, tận mắt chứng kiến hàng nghìn người ngày đêm chạy chữa, lo lắng để mong mỏi có được đứa con ruột thịt thì mới nhận thấy hết được ý nghĩa nhân văn của việc cho phép mang thai hộ, vừa cứu vãn hạnh phúc vợ chồng, vừa tạo niềm vui cho không ít gia đình cũng như bạn bè, người thân của họ. Thực trạng ở Việt Nam hiện nay có tỷ lệ vô sinh trong cả nước khá cao, 7.7 % (tương đương khoảng 700.000 – 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trong cả nước). Theo Báo cáo của Bộ Y tế về sinh con theo phương pháp khoa học thì trước đây, nhu cầu mang thai hộ khá phổ biến, nhưng do pháp luật cấm nên đã có nhiều cặp vợ chồng phải ra nước ngoài để thực hiện trái phép việc mang thai hộ hoặc tìm đến những dịch vụ mà pháp luật không cho phép như “đẻ thuê”, tiềm ẩn những hậu quả pháp lý và thiệt hại khó lường trước được. Do vậy, cần thiết phải có những quy định pháp luật về vấn đề này. Quy định về mang thai hộ đã được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đáp ứng nhu cầu chính đáng của những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về vấn đề này đã tránh sự lạm dụng quy định của pháp luật vào mục đích đẻ thuê kiếm lợi hay lạm dụng tình dục, lợi dụng việc đẻ thuê để cưỡng đoạt tài sản, đẻ thuê phục vụ cho những kẻ buôn bán người và nội tạng… Đây là lần đầu tiên Luật ghi nhận cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên mang thai hộ là quy định mới và phức tạp trong quá trình áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Do đó, việc nghiên cứu Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
1
Khóa luận tốt nghiệp 2016
đề tài “Mang thai hộ – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là hết sức cần thiết. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Có cái nhìn khái quát và toàn diện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn quy định của pháp luật. Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu về mang thai hộ; hoặc cho những cặp vợ chồng muốn tiến hành kỹ thuật mang thai hộ nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung cũng như thủ tục khi muốn mang thai hộ và nhờ mang thai hộ. 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, những quy định của pháp luật hiện hành đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhằm tiếp cận vấn đề mang thai hộ một cách cụ thể. Đồng thời, có cái nhìn khái quát, toàn diện, sâu sắc về vấn đề này, góp phần hoàn thiện quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nói riêng và Luật Hôn nhân và Gia đình nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề mang thai hộ, vì pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại nên khóa luận chỉ nghiên cứu mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận đi từ cái khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời, khóa luận còn sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, giải thích. Phương pháp chứng minh để đưa ra các dẫn chứng, chứng minh. Phương pháp tổng hợp thống kê tài liệu.
Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
2
Khóa luận tốt nghiệp 2016
Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
3
Khóa luận tốt nghiệp 2016
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 1.1.
Khái niệm chung về mang thai hộ 1.1.1. Khái niệm vô sinh Khái niệm vô sinh được giải thích tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015 /NĐ
– CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể: “Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”. Theo trang Wikipedia có thể hiểu vô sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy ra trong khoảng 10 – 15% các cặp nam nữ muốn có con. Một cặp vợ chồng gọi là vô sinh nguyên phát nếu trong tiền sử họ chưa có thai lần nào. Nhưng nếu trong tiền sử họ đã có ít nhất một lần mang thai, sanh sẩy hoặc phá thai kế hoạch, rồi quá thời hạn một năm sau đó muốn có thai mà vẫn không có thai trở lại gọi là vô sinh thứ phát. Vô sinh có thể là nguyên phát với người vợ hay với người chồng hay với cả chồng và vợ. Tương tự như vậy, vô sinh có thể là thứ phát đối với người chồng và người vợ hoặc cả hai. Các bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Hải Phòng nhận định: “Vô sinh (hiếm muộn) không phải hoàn toàn là do nguyên nhân từ phía người phụ nữ. Khoảng 40% nguyên nhân từ người chồng, khoảng 40% nguyên nhân từ người vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả vợ và chồng”. Do đó, chúng ta thấy rằng việc đi khám và tìm nguyên nhân của hiếm muộn cần nhất thiết phải có mặt của cả hai vợ chồng. Nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải của riêng vợ hay chồng. Hiện nay, hầu hết thống kê trên thế giới tỉ lệ vô sinh ngày càng gia tăng, ở cả Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
4
Khóa luận tốt nghiệp 2016
các nước phát triển và đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh cho nam giới và nữ giới khi xã hội ngày càng phát triển, như: Phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn. Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng nam giới đang giảm dần, có thể do ảnh hưởng môi trường cà hoàn cảnh sinh sống, thói quen sống không lành mạnh. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỉ lệ cao hơn trong cộng đồng do sinh hoạt tình dục không lành mạnh, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản. Việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều “bạn tình” ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn. Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là vô sinh. Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo phá thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung. Lối sống hiện đại và buông thả của một bộ phận người trẻ cũng khiến tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng. 1.1.2. Khái niệm sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”. Thứ nhất, thụ tinh nhân tạo. Thụ tinh nhân tạo là phương pháp thụ tinh bằng cách đưa trực tiếp một lượng tinh trùng sau khi đã lọc rửa vào buồng tử cung. Đối tượng áp dụng trong trường hợp thụ tinh nhân tạo là vô sinh không rõ nguyên nhân: rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung, bất thường cổ tử cung, kháng thể kháng tinh trùng, phối hợp các bất thường trên. Điều kiện để thực hiện được kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bao gồm hai điều kiện đối với người vợ và đối với người chồng: Đối với người vợ: ít nhất một trong hai vòi trứng thông, buồng tử cung bình Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
5
Khóa luận tốt nghiệp 2016
thường và buồng trứng còn hoạt động. Đối với người chồng (hoặc người cho): mẫu tinh trùng sau lọc rửa phải đạt tối thiểu một triệu tinh trùng di động. Thứ hai, thụ tinh trong ống nghiệm. Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Noãn là giao tử của nữ, tinh trùng là giao tử của nam, phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng. 1.1.3 Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Có nhiều ý kiến định nghĩa mang thai hộ khác nhau nhưng về mặt pháp lý thì trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015. Định nghĩa mang thai hộ được quy định tại Khoản 22, Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện theo như luật quy định là “người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ không vì mục đích thương mại”. Người mang thai hộ sẽ không vì mục đích được hưởng lợi kinh tế hay một lợi ích nào khác để mang thai hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể có thai và sinh con được. Điều này là một trong những yếu tố phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Quy định “người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”, như phần trên, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu như người vợ đã thực hiện một trong hai kỹ thuật trên nhưng vẫn không thể mang thai được với lý do như: đã bị cắt tử cung nhưng vẫn có buồng trứng và có nhu cầu sinh con; có những người mắc bệnh
Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
6
Khóa luận tốt nghiệp 2016
Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
7
Khóa luận tốt nghiệp 2016
Phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mai Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì chúng ta có thể dựa vào mục đích của việc mang thai hộ để phân loại, mang thai hộ được chia thành hai loại: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định thì đây là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc làm hết sức nhân văn của nhà nước ta, là một cứu cánh dành cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn hiện nay. Do hiện nay ở nước ta nhu cầu mang thai hộ khá nhiều vì tình trạng vô sinh, hiếm muộn cũng khá phổ biến. Mong muốn của các cặp vợ chồng vô sinh muốn có một đứa con có cùng huyết thống với mình là mong muốn chính đáng vì đứa con được xem như là cầu nối, là hạnh phúc cảu gia đình. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là biện pháp cuối cùng giúp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có được đứa con mà họ hằng mong ước khi họ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản mà người phụ nữ vẫn không thể mang thai và sinh con. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa hết sức nhân văn đối với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi pháp luật không cho phép, trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 chỉ ghi nhận mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Mang thai hộ với mục đích thương mại bị cấm vì nó trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, không khác gì dùng tiền để mua con. Khi chưa có quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc mang thai hộ đã diễn ra vì không được pháp luật quy định nó trở thành một dịch vụ ngầm mà nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tìm đến. Nhiều người đã kiếm sống bằng việc “cho thuê tử cung” và cũng có nhiều huệ lụy, mang thai hộ vì mục đích thương mại nó kéo theo biết bao hậu quả rắc rối, khó lường. Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại từ lúc trước đó là một bản hợp đồng giữa bên nhờ mang thai hộ và bên Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
8
Khóa luận tốt nghiệp 2016
mang thai hộ không có sự công nhận của cơ quan nhà nước và không được đảm bảo bởi một cơ chế pháp lý nào cả. Với việc quy định đưa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vào trong Luật và cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, chúng ta chỉ có thể phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với mang thai hộ vì mục đích thương mại chủ yếu dựa vào yếu tố mục đích để phân biệt hai loại mang thai hộ này. Tuy nhiên trên thực tế việc phân định đâu là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đâu là mang thai hộ vì mục đích thương mại còn nhiều khó khăn. 1.2.
Ý nghĩa của việc quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Tạo khung pháp lý an toàn trong các trường hợp mang thai hộ và có cơ chế phân biệt được với trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại như hiện nay. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể kéo theo nhiều hậu quả khó lường, trước đây khi Luật Hôn nhân và Gia đình chưa ghi nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bản hợp đồng giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ không có sự công nhận của cơ quan nhà nước, là vi phạm pháp luật và không được đảm bảo bởi một cơ chế pháp lý nào cả. Hiện nay khi mang thai hộ được ghi nhận, giao dịch mang thai hộ bắt buộc phải được đăng kí và kiểm soát bởi cơ quan nhà nước, vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ sẽ được bảo đảm. Giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được một phần nào đó nhu cầu mang thai hộ hiện nay. Muốn thực hiện việc mang thai hộ, trước hết phải đăng ký với trung tâm thực hiện kỹ thuật (bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế) để được xét duyệt, vì thế cơ quan chức năng có thể nắm được nhu cầu muốn mang thai hộ hiện nay, từ đó tiến hành thực hiện quản lý nhà nước thông qua đánh giá thực trạng xã hội đất nước như: nếu như số hồ sơ đăng kí mang thai hộ ngày càng tăng đồng nghĩa với chất lượng sức khỏe sinh sản của người dân có chiều hướng xấu, tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng; các ca mang thai hộ mà xảy ra nhiều tranh chấp, kiện tụng thì có nên siết chặt hơn quy định pháp luật về mang thai hộ?
Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
9
Khóa luận tốt nghiệp 2016
Ưu tiên bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Ở Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, phụ nữ và trẻ em đều là những đối tượng yếu đuối, cần được bảo vệ và chăm sóc vậy mà: “Mỗi ngày, gần 800 phụ nữ tử vong trong khi sinh con. Thêm vào đó, có tới 18.000 trẻ tử vong hàng ngày”, bà Isabel Ortiz, Giám đốc Ban Bảo trợ Xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết. Khi mang thai hộ, tỉ lệ rủi ro sẽ cao hơn so với ca sinh đẻ bình thường, nhất là đối với những trường hợp “đẻ thuê, đẻ mướn”, họ không có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp luật nên khi xảy ra những rủi ro cho người mang thai hộ hay đứa bé, quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo. Pháp luật về mang thai hộ ra đời đảm bảo những quyền lợi nhất định cho bà mẹ mang thai hộ cũng như đứa bé. Quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em được đảm bảo qua chế độ thai sản đối với người mang thai hộ và chế độ nuôi con nhỏ cho người nhờ mang thai hộ khi nhận lại con từ người mang thai hộ (sau khi sinhvà nuôi con). Đối với nam giới trong việc mang thai hộ, khả năng gặp rủi ro cũng như chịu thiệt hại so với những người phụ nữa thấp hơn rất nhiều. Nam giới tham gia trong trường hợp này chỉ có người chồng bên nhờ mang thai hộ, họ không phải mang thai như người mang thai hộ mà chỉ sử dụng tinh trùng để tạo ra phôi, theo quan niệm từ trước tới nay, người đàn ông cũng manh mẽ hơn người so với phái yếu nên khi quy định về mang thai hộ ra đời có lẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của nam giới. Khi được pháp luật điều chỉnh thì các bên sẽ có cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn để ràng buộc lẫn nhau, tránh tình trạng vi phạm như không chịu trả con hoặc không chịu nhận con. Khi mang thai hộ, có thể xảy ra rất nhiều khả năng (cả trước và sau khi sinh con) có thể xảy ra mà không thể lường trước được như: vì quá yêu thích nên người mang thai hộ không chịu trả con, vì lí do sức khỏe và giới tính mà bên nhờ mang thai hộ không nhận con…trên thực tế những trường hợp này đã xảy ra. Vậy, khi chế định về mang thai hộ ra đời, các bên phải thiệt lập thỏa thuận mang thai hộ theo quy định của pháp luật nên sẽ có ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Giảm thiểu tình trạng ly hôn. Các cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng được làm cha, mẹ nên tỷ lệ ly hôn do nguyên nhân này có thể được giảm thiểu, đảm bảo được việc duy trì hạnh phúc gia đình, phát triển các “tế bào” của xã hội và cũng tạo điều kiện tốt hơn để Nhà Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
10
Khóa luận tốt nghiệp 2016
11
Khóa luận tốt nghiệp 2016
12
Khóa luận tốt nghiệp 2016
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ví dụ đối với người mẹ đứa trẻ, chỉ có thể yêu cầu người khác mang thai hộ trong trường hợp vì lý do sức khỏe không có khả năng mang thai hoặc không thể mang thai được và phải có kết luận chính thức của các cơ quan y tế. Quy định này sẽ loại bỏ quan điểm lệch lạc, lạm dụng việc mang thai hộ đi ngược lại các giá trị đạo đức truyền thống. Đối với người mang thai hộ cần thiết phải là người hội đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo kết luận của cơ quan y tế, phải có sự đồng ý của người chồng trong trường hợp người này trong tình trạng hôn nhân; số lần mang thai hộ tối đa để bảo vệ sức khỏe và không biến người mang thai hộ thành những máy đẻ, hay một nghề kiếm sống. Mặt khác, thỏa thuận này cũng quy định các nghĩa vụ đối với các bên trong việc thực hiện thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận đã cam kết. Các nghĩa vụ được quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật Hôn nhân và Gia đình. Xuất phát từ tính đặc thù của giao dịch, đối tượng của giao dịch không phải là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà là một con người. Vì vậy, trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không thể đặt ra các điều kiện về giới tính (đứa trẻ phải là trai hay gái), về trọng lượng, màu da, cũng như các điều kiện khác về tình trạng sức khỏe. Hai là, Điểm c, Khoản 2, và Điểm đ, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải được “tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”. Bên mang thai hộ cần được tư vấn một số vấn đề như: Quy trình thực hiện mang thai hộ; Khả năng phải mang đa thai; Khả năng có sự phản đối, không đồng tình của người trong gia đình hoặc bạn bè trong thời gian thực hiện mang thai hộ; Các nguy cơ, biến chứng có thể có khi mang thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh…; Có thể có mặc cảm tội lỗi và chịu trách nhiệm với cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ nếu có thai và sẩy thai; Khả năng có thể sẽ chịu cuộc mổ lấy thai; Khả năng em bé có thể bị dị tật và khả năng bỏ thai; Ảnh hưởng tâm lý lên con ruột của mình; Có thể có cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai; Có thể không được bù đắp đầy đủ các mất mát có thể có; Chỉ nên thực hiện khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
13
Khóa luận tốt nghiệp 2016
14
Khóa luận tốt nghiệp 2016
nhận giúp thì rõ ràng không phải vì sự chia sẻ, giúp đỡ, đa phần họ nhận giúp vì lợi ích kinh tế hoặc một lợi ích khác. Người thân thích cùng hàng ở đây là chị hoặc em của bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ gồm chị ruột, em ruột, chị họ, em họ trong phạm vi ba đời và kể cả có quan hệ nuôi dưỡng. Đối với quy định “cùng hàng” với vợ hoặc chồng là tránh việc làm đảo lộn thứ bậc, khó phân biệt thứ bậc gây khó khăn trong xưng hô giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, quy định này cũng hạn chế đối tượng được phép thực hiện mang thai hộ. Điểm b, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người được nhờ mang thai hộ đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần”. Quy định này dành cho người phụ nữ muốn mang thai hộ thì hộ phải đã từng sinh con, không giới hạn số lần sinh con mà chỉ cần đáp ứng được yêu cầu là đã từng sinh con là đủ. Việc quy định “người mang thai hộ đã từng sinh con” là nhằm bảo vệ cho người mang thai hộ và đứa trẻ được mang thai vì ông cha ta nói là đã từng sinh con thì có kinh nghiệm hơn người chưa mang thai trong việc mang thai và sinh ra đứa trẻ hạn chế những rũi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ. Người mang thai hộ này “chỉ được mang thai hộ một lần”, quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cho người mang thai hộ và đồng thời còn có nhiệm vụ là hạn chế việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bị biến tướng thành mang thai hộ vì mục đích thương mại, việc chỉ được mang thai hộ một lần thì tránh người phụ nữ mang thai hộ có thể sống bằng nghề “cho thuê tử cung”, từ đó vấn đề thương mại hóa sẽ được ngăn chặn. Điểm c, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ”. Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm tạo phôi, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người mang thai hộ cho nên có thể hiểu rằng người mang thai hộ là người nhận phôi. Theo Điều 8 của Nghị định 12/2003/NĐ – CP về sinh con theo phương pháp khoa học quy định người nhận phôi phải ở độ tuổi “từ đủ 20 tuổi đến 45 tuổi và có đủ sức khỏe để thụ thai, mang thai và sinh đẻ, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác”. Trong Nghị thay thế cho Nghị định 12/2003/NĐ – CP thì không có quy định độ tuổi dành cho người nhận phôi. Ở đây độ tuổi phù hợp là độ tuổi mà cơ thể mà người phụ nữ Sinh viên: Nguyễn Minh Thái
15
Quy Định Về Mang Thai Hộ
Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10 chương, 133 điều quan hệ hôn nhân gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…đặc biệt Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo (cụ thể từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên …
Theo đó, các cặp vợ chồng vì lý do nào đó không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện, gồm:
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Vợ chồng đang không có con chung;
+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Luật được thông qua dựa trên nguyên tắc “người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng để ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ”. Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ 5 điều kiện:
+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng và đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi cũng có các điều khoản để giải quyết những rắc rối phát sinh.
Đáng chú ý là việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con (của người mang thai hộ) theo chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết, thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ…
Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải bảo đảm các điều kiện:
a) Lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Việc ủy quyền cho người thứ ba không được công nhận. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này;
b) Có thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên;
c) Quyền, nghĩa vụ về hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ;
d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
(i)Người mang thai hộ, vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ theo thỏa thuận;
(ii)(ii) Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Thời gian hưởng chế độ thai sản ít nhất là 60 ngày kể từ ngày sinh. Việc mang thai hộ không bị ràng buộc về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đối với lần mang thai hộ;
(iii)Trong trường hợp có khó khăn về bảo đảm sức khỏe sinh sản, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản, người phụ nữ mang thai hộ có quyền quyết định về việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
(i)Trong trường hợp bên mang thai hộ có khó khăn về chi trả các chi phí thực tế trong chăm sóc sức khỏe sinh sản thì bên nhờ mang thai hộ phải hỗ trợ những chi phí thực tế đó;
(ii)(ii) Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra, ngay cả trong trường hợp bên mang thai hộ chưa giao con cho họ. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổ;
(iii)(iii) Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, không nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này, nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường theo thỏa thuận; không có thỏa thuận thì theo quy định của Bộ luật dân sự;
Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng. Nếu như em gái hoặc chị gái mang thai hộ cho anh trai hoặc em trai mình thì hiện tượng này không phù hợp với quan niệm xã hội, trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại với những quan niệm về chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán và bản thân nó có thể chứa đựng trong đó những yếu tố “loạn luân”. Bởi lẽ, không phải ở đâu hay người nào cũng nhận thức được đó chỉ là đẻ hộ, nhờ hay là mượn bụng của em gái (chị gái) để nuôi dưỡng bào thai đó trong một thời gian nhất định, nhất là đa phần người dân nông thôn chưa hiểu ý nghĩa của việc mang thai hộ cũng như phương pháp, kỹ thuật mang thai hộ. Họ chỉ nghĩ một cách đơn giản là những người trong họ hàng mà có con với nhau là loạn luân.
Từ phân tích trên, việc quy định đối tượng nào đủ điều kiện mang thai hộ là hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của con người, đặc biệt là những quan niệm về “mẹ” và “huyết thống”. Không phải vì những yếu tố phức tạp đó mà chúng ta bỏ qua những ý nghĩa nhân văn, nhân đạo to lớn từ chế định mang thai hộ đem lại. Nếu vẫn quy định đối tượng mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng thì cần thiết phải có sự tuyên truyền, phổ biến để mọi người hiểu đúng hơn, thậm chí là hiểu thêm về nội hàm của khái niệm “mẹ” và “huyết thống” trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, những gì đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người, hiện hữu trong đời sống con người hàng ngàn năm nay thì không phải dễ mà thay đổi được trong tương lai gần. Nên chăng, chúng ta không quy định điều kiện “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng” nữa, mà có thể là bạn bè hoặc một đối tượng nào đó do người nhờ mang thai hộ tìm kiếm và lựa chọn ở ngoài xã hội sẽ hợp lý hơn. Như vậy, chúng ta sẽ không có những băn khoăn về các mối quan hệ phát sinh từ chế định mang thai hộ, từ đó, chúng ta cũng sẽ có cách hiểu chính xác hơn như thế nào là “mẹ” và “huyết thống”.
LDL mong rằng bài viết trên có thể phần nào đó giúp bạn đọc hiểu được những điểm mới của Luật Hôn nhân gia đình về việc mang thai hộ. Nếu bạn đọc gặp những vấn đề pháp lý, đừng ngần ngại hay chần chừ, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc gọi đến tổng đài 1900.599.929 để được trao đổi cụ thể và tư vấn cũng như nhận được những dịch vụ pháp lý tốt.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tranh Luận Về Mang Thai Hộ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!