Top 5 # Xem Nhiều Nhất Youtube Bà Bầu Đau Đẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Video Bà Bầu Đau Đẻ Nhiều

ĐAU GÌ HƠN ĐAU ĐẺ?? Bà bầu khi sinh con rặn đẻ ra sao? – YouTube

Khi phụ nữ mang trong mình 1 thai nhi đã là quá trình cực kỳ khó khăn với chị… nhưng khi chuyển dạ lên bàn đẻ trong cơn…

Cảm giác đau đẻ thực sự như thế nào các mẹ bầu luôn tò mò – YouTube

Cảm giác đau đẻ là nỗi kinh hoàng của rất nhiều bà bầu. Nhưng bạn nên nhớ mỗi người sẽ có một cảm giác khác nhau khi đau…

Bà bầu bất ngờ bị vỡ nước ối và “đứng đẻ” ngay trên đường đi chợ…

Bà bầu bất ngờ bị vỡ nước ối và “đứng đẻ” ngay trên đường đi chợ – 24h tin tức Đang đi chợ, người phụ nữ cảm thấy đau bụng và đẻ…

Rặn đẻ huhu – YouTube

Video vợ trẻ túm áo chồng, vật vã trong cơn đau đẻ hút 7 triệu lượt xem

Nếu không xem clip, nhiều người sẽ thắc mắc vì sao chỉ một clip sinh nở mà có thể thu… Đây là ca sinh con thứ 2 của chị Diana và ngay từ khi mang bầu, chị đã xác định sẽ sinh… video vo tre tum ao chong, vat va trong con dau de hut 7 trieu… Cùng dõi theo hành trình sinh nở đầy kịch tính của bà mẹ này:…

Video: Mẹ trẻ vật vã vì đau đẻ khiến hội chị em sợ `xanh mặt`

Khoảnh khắc mẹ bầu vật vã chờ sinh bóc trần những nỗi đau đớn,… Mới đây một đoạn video ghi lại hình ảnh bà mẹ trẻ đang trong cơn chuyển dạ đau đớn… KHẢN TIẾNG KÉO DÀI vì nghiệp “nói nhiều“, cụ ông đã tìm ra bí…

Mẹ và bé Kids Home – PHƯƠNG PHÁP SINH CON DƯỚI NƯỚC…

Ngâm mình trong nước ấm làm sản phụ cảm thấy đỡ đau hơn, có cảm giác thoải… đều cho người thân như chồng, con cùng tham gia quá…

Video chỉ nhìn thôi cũng thấy đau: Chị em nằm ngồi la liệt trên sàn…

Video chỉ nhìn thôi cũng thấy đau: Chị em nằm ngồi la liệt trên sàn bệnh… ảnh của các bà bầu đến ngày đẻ nằm lê la dưới sàn nhà vì đau đớn khiến… kêu la cũng có nhưng mà bấm bụng chờ tới lúc con ra đời thì nhiều hơn.

ĐAU ĐẺ mới cập nhật: Mẹ Sài Gòn tưởng vượt cạn suôn sẻ, đúng lúc…

Tâm sự · Thế giới · Quiz · Video… Trải nghiệm sinh nở nhớ đời của bà mẹ đau đẻ suốt 3 ngày 3 đêm với những cơn chuyển dạ giả · Mẹ và bé – 2 tháng trước. Cả thai kỳ diễn ra suôn sẻ nhưng 1 tuần trước ngày dự sinh, bà mẹ 31 tuổi đã phải… Không chỉ trải qua lần đầu sinh con đau đớn kéo dài nhiều giờ mà trải nghiệm…

Bà mẹ sinh con tại vườn nhà thu hút 1,4 triệu lượt người xem – VnMedia

Hiện video đã thu hút hơn 1,4 triệu lượt người xem… tâm tới phương pháp “sinh tự nhiên” sau khi sinh đứa con đầu tiên…

Nực Cười Muôn Kiểu Đau Đẻ Của Bà Bầu

Đau đẻ thì ai cũng biết rồi. Kể cả những người chưa sinh con bao giờ cũng từng được nghe kể về cơn đau “banh da xé thịt” khi trở dạ. Nhưng đó chỉ là kể thôi, chứ có ngồi trong phòng chờ sinh ở bệnh viện mới biết muôn hình muôn vẻ của các kiểu đau đẻ thế nào.

Khóc mếu

Đó là khi mới bắt đầu cơn đau, và các mẹ còn đủ sức để mà mếu máo. Hơn nữa, lúc này còn chồng hoặc người thân ở cùng nên còn khóc được. Như Thùy An chẳng hạn, lúc mới đau thì chỉ sụt xịt. Lúc sau thì mặt mũi méo xệch, chồng vừa hỏi han cái là nước mắt chảy ròng ròng. Đến khi bị chị y tá quát: “Sao chưa gì đã khóc bù lu thế này thì lát nữa sức đâu mà rặn đẻ hả?”, lúc ấy An mới cố nín khóc.

Còn Thoa (Đống Đa) thì khóc vì …sợ! Thoa kể: “Lần đầu sinh con nên mình khá lo lắng. Thế nên được chồng đưa đến viện ngay khi có hiện tượng “máu cá” dù chưa hề xuất hiện cơn đau. Ngồi trong phòng chờ, dù mới chớm thấy đau nhưng nhìn các mẹ khác vật vã, mình sợ quá ôm chồng khóc tu tu. Giờ nghĩ lại thấy buồn cười quá.

Đôi khi trong phòng đẻ, không chỉ chị em khóc lóc mà các ông chồng cũng có khi rơi nước mắt. Chứng kiến vợ vật vã vì đau khiến họ mủi lòng. Đây là điều rất thường gặp ở phòng chờ sinh.

Ôm chân giường

Trong phòng chờ sinh, nếu có chồng hay người thân bên cạnh thì còn đỡ. Chứ như Thủy (Cát Linh), vì bệnh viện không cho người nhà vào phòng chờ cô phải chịu đựng những cơn đau một mình. Không có chồng để bấu víu, lúc đau quá, Thủy ngồi phệt xuống sàn, ôm chặt cái…chân giường cho đỡ đau. Chồng cô đứng ngoài nhìn vào, vừa thương vợ lại vừa buồn cười. Mà đâu chỉ riêng Thủy, nhiều chị khác trong phòng cũng thế, ai cũng cố kiếm một chỗ víu lấy như để đỡ đau. Buồn cười hơn, có chị đang bám vào tường để đi lại thì lên cơn đau, vậy là cứ thế dang hai tay ôm cả khoảng tường từ cửa ra vào đến cửa sổ. Hết cơn lại tiếp tục bám tường để đi.

La hét

Đây là kiểu thường gặp nhất trong phòng chờ sinh. Thông thường, ai bị đau mà chẳng la. Huống chi là cơn đau như xé thịt, nên các bà bầu chuẩn bị sinh thường có xu hướng kêu gào…càng to càng tốt. Dù ai cũng biết là điều đó là không nên.

Hoài Anh (Dịch Vọng) kể: “Trước sinh mình đã đi học lớp tiền sản, được hướng dẫn là không nên kêu la. Nhưng ngồi trong phòng chờ sinh rồi mới biết cơn đau khủng khiếp thế nào. Bao nhiêu kiến thức học được bay đi đâu hết, mình chỉ còn biết gào lên khi cơn đau kéo đến. Sau đấy được chị hộ sinh nhắc nhở, mình mới phải cố chịu. Tuy vậy có lúc đau quá không chịu được là mình lại rên rỉ”.

Có nhiều người thường đùa, ở bệnh viện thì phòng chờ sinh bao giờ cũng “ầm ĩ” nhất. Cũng phải, vì hầu hết các bà bầu đang trở dạ đều la hét, không ít thì nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ chia sẻ rằng, họ không cảm thấy quá đau khi trở dạ. Họ thậm chí chẳng kêu tiếng nào vì cơn đau lúc ấy hoàn toàn có thể chịu được. Đó thực sự là những bà bầu “im ắng” nhất trong phòng.

Đập đầu vào tường

Khi không thể chịu nổi những cơn đau quá mức, nhiều bà bầu chẳng còn nghĩ được hết, ngoài việc làm bất cứ điều gì để bớt đau hơn. Trang (Chùa Bộc) kể: “Cơn đau càng ngày càng dồn dập và mạnh hơn, có lúc không chịu nổi mình gục vào tường rồi đập đầu “cộc” một cái. Tưởng như tạo ra cơn đau ở chỗ khác thì con đau tử cung sẽ bớt đi vậy. Nếu không có ai lôi ra chắc mình đập đến chảy máu đầu ra mất.

Ngủ gật

Đau đớn là vậy, nhưng có những người vì đau quá lâu nên mệt mỏi, vậy là lúc hết cơn họ có thể ngủ gà ngủ gật! Sau đó lại rên rỉ với cơn đau tiếp theo rồi thiếp đi.

Đó là một số kiểu đau đẻ chúng ta có thể bắt gặp tại phòng chờ sinh. Mỗi người mỗi kiểu, đôi khi đau đớn gây ra cho bà bầu những phản ứng kiểu “dở khóc dở cười”. Tuy nhiên, có những phản ứng tiêu cực hoàn toàn không tốt cho bà bầu. Hãy nghe những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia để có được những điều tốt nhất.

Lời khuyên cho mẹ bầu sắp trở dạ

– Không nên khóc lóc: vì sẽ làm cho tử cung co bóp thiếu lực, hoặc cổ tử cung không thể mở rộng. Điều đó gây ra hiện tượng đình trệ trong quá trình sinh sản. Khóc nhiều cũng làm cho đầu thai không thuận lợi hạ xuống theo chức năng sinh đẻ bình thường được hoặc thai nhi xoay chuyển bên trong dẫn đến khó sinh.

– Tránh la hét: Nhiều bà bầu nghĩ rằng la hét “càng to càng tốt” có thể khiến cơn đau giảm đi. Thật sai lầm! Vì việc la hét trong lúc sinh chỉ làm sản phụ bị tiêu hao năng lượng và sức lực đồng ảnh hưởng đến việc dùng lực bình thường của sản phụ, kéo dài quá trình sinh con. Việc la hét làm cho sản phụ bị mệt mỏi, không còn sức để rặn đẻ nữa. Điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm cho em bé. Hơn nữa, khi la hét, sản phụ thường nuốt một lượng khí lớn vào trong, dẫn đến ruột bị đầy hơi. Ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và ruột, đến nỗi không thể ăn uống bình thường, kèm theo nôn mửa, khó tiêu… Điều này ảnh hưởng đến tính nhịp nhàng của quá trình co bóp tử cung.

– Giữ tâm lí thoải mái: Lo lắng thái quá trong suốt thời gian mang thai cũng là nguyên nhân gây khó sinh nở. Vì vậy, càng gần đến ngày sinh nở thì thai phụ càng phải tạo cho mình đời sống tinh thần vui vẻ thoái mái. Thai phụ cần nghỉ ngơi, giải trí cho tinh thần thoải mái, ít quan tâm đến công việc bên ngoài, dành thời gian để trau dồi cho mình những kiến thức về sinh đẻ, không nên tỏ ra sợ hãi và yếu đuối, sẽ làm ảnh hưởng đến các cơn co tử cung. Thai phụ khi chuyển dạ, trước hết phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử cung, nên tự điều chỉnh tâm lí, tinh thần thư giãn, không nên sợ đau. Bởi vì lo sợ không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại càng sợ đau thì càng đau.

– Theo học lớp tiền sản: Để có kiến thức chuẩn bị cho cuộc vượt cạn của bạn. Tham gia lớp học này để bạn biết cách sinh nở đúng và những vấn đề liên quan. Điều này khiến bạn tự tin hơn giúp giúp giảm bớt lo lắng và đau đớn do sinh không đúng cách.

– Làm theo hướng dẫn của bác sĩ: Sản phụ nên bình tĩnh để làm theo những hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thai phụ và bác sỹ là vấn đề then chốt cho việc dùng sức rặn lúc sinh. Vì vậy thai phụ nhất thiết phải nghe lời hướng dẫn của bác sĩ và phối hợp tốt với bác sĩ, như vậy sẽ làm cho quá trình sinh nở được thuận lợi.

Cách Chăm Sóc Bà Bầu Khi Đau Đẻ Đột Ngột

Nếu bà bầu đau để đột ngột không kịp đến bệnh viện, đầu tiên hãy gọi điện thoại cho bác sĩ đến nhà. Sự bình tĩnh và sáng suốt trong việcchăm sóc bà bầu đau đẻ đột ngột lúc này là vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của bạn lúc này là giúp sản phụ giảm căng thẳng, bình tĩnh và thư giãn cho thật thoải mái.

Chuẩn bị cho bà bầu căn phòng ấm áp, kín gió. Rửa tay sạch với xà phòng và nước ấm, lau khô bằng khăn sạch và chuẩn bị sẵn sàng khăn khô ngay bên cạnh.

Bạn cũng cần chuẩn bị một chiếc khăn to rồi đặt lên giường hoặc dưới sàn nơi sẽ đặt bé xuống; Chuẩn bị một chậu nước ấm, nhúng khăn xuống nước dùng để lau cho mẹ và bé trong lúc sinh và sau khi sinh.

Việc không thể quên khi chăm sóc bà bầu đau đẻ đột ngột là luôn luôn nhắc sản phụ hít vào, thở ra nhịp nhàng để âm đạo có đủ thời gian giãn mở.

Khi đầu bé đã lộ ra, kiểm tra xem dây rốn có cuốn quanh cổ bé không. Nếu có, hãy móc ngón tay kéo vào phía dưới và nhẹ nhàng kéo qua đầu hoặc nhấc nó ra để phần thân của đứa trẻ chui ra qua vòng dây rốn.

Trong trường hợpchăm sóc bà bầu đau đẻ đột ngộtnày, bạn không được cắt dây rốn ngay, bởi vì sẽ làm tử cung co bóp rất đau và cắt đi nguồn cung cấp ôxy cho đứa trẻ. Nếu trên mặt bé vẫn còn một lớp màng (gọi là màng thai nhi), bạn cần nhẹ nhàng bóc lớp đó ra để bé thở.​

Sau đó, dùng khăn mềm, ẩm lau mắt cho bé. Nên nhớ là phải bế bé trên tay cẩn thận, vì người bé rất trơn do có những màng nhầy, máu và một chất gọi là vernix cascosa. Khi bé chào đời, bé thường há miệng thở hổn hển, sau đó mới khóc bình thường. Nếu bé không khóc, đặt bé nằm ngang trên bụng mẹ, đầu thấp hơn chân, rồi nhẹ nhàng xoa, vuốt lưng cho bé để nước nhầy còn đọng trong mũi, miệng bé chảy ra và làm thay đổi huyết áp trong cơ thể bé.

Việc chăm sóc bà bầu đau đẻ đột ngột là một thông tin rất cần thiết và có ích, mọi người cần phải biết để khi gặp phải tình huống này thì biết cách xử lý cho đúng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cẩn Trọng Với Những Cơn Đau Bụng Ở Bà Bầu Coi Chừng… Đau Đẻ

Theo dõi diễn biến cơn đau

Bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cho biết có thể chia thai kỳ làm 3 tam cá nguyệt – tức 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Ở mỗi giai đoạn, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của những hiện tượng khác nhau, điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi diễn tiến của cơn đau, các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử trí hợp lý và đến BS kịp thời nếu thai có vấn đề.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể gặp những cơn đau vùng bụng do rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do tình trạng mang thai gây ra. Cụ thể, đó có thể là sự xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… và dẫn đến những cơn đau Tuy nhiên, cơn đau ấy thường không làm thai phụ quá khó chịu và chỉ là hiện tượng sinh lý, không nguy hiểm. Chỉ những cơ đau thực sự do hiện tượng tử cung co thắt (đau từng cơn ở vùng tử cung, đi kèm với tình trạng tử cung gò cứng lại xuất huyết âm đạo) thì mới thật sự nguy hiểm vì đó là dấu hiệu dọa sẩy thai Những cơn đau này cần tiếp tục được lưu ý ở ba tháng giữa vì đó vẫn có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc dọa sinh non Còn ở 3 tháng cuối, nếu cơn đau dạng này có kèm tình trạng ra huyết âm đạo, ra nước ối chất nhầy bất thường… thì thai phụ nên đi khám sớm bởi đó có thể là dấu hiệu của dọa sinh non hay các bệnh lý về phần phụ như nhau bám thấp, nhau tiền đạo…

“Ngoài ra, những cử động của em bé khi thai đã lớn thì thai phụ cũng có thể cảm nhận được, ví dụ như cơn gò sinh lý ở 3 tháng cuối, lúc này có thai phụ cảm thấy đau nhẹ, có người lại không. Một số thai phụ cũng có thể cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh… Đây cũng là những hiện tượng bình thường” – BS Thông lưu ý.

Chú ý viêm ruột thừa

BS Thông cho biết cơn đau vùng bụng còn có thể là một triệu chứng phản ánh rất nhiều rối loạn ngoài sản khoa: rối loạn tiêu hóa (ruột, dạ dày) gan mật hệ tiết niệu (thận, niệu quản bàng quang niệu đạo)… Vì vậy, khi bị đau bụng bất thường thì thai phụ đừng nên hốt hoảng vì chưa chắc do thai. Tuy nhiên, cũng đừng chủ quan vì có thể cơn đau này “che mất” cơn đau kia. Ví dụ, khi một phụ nữ mang thai gặp cơn đau do co thắt tử cung nghi dọa sẩy thai lại ngẫu nhiên đi kèm rối loạn tiêu hóa với biểu hiện sôi bụng, tiêu chảy… thì nhiều khi không để ý cơn đau do thai, đến khi phát hiện thì đã trễ. BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp BV Từ Dũ, thì lưu ý các trường hợp viêm ruột thừa khi đang mang thai rất khó phân biệt và dễ lầm với dọa sinh non “Cho dù có xác định là viêm ruột thừa thai phụ cũng nên đến BV để giải quyết sớm bệnh lý bởi viêm ruột thừa nếu không được điều trị thì có thể ảnh hưởng đến thai, dẫn đến nguy cơ dọa sinh non. Nếu 2 yếu tố này đi kèm nhau thì rất nguy hiểm cho thai phụ” – BS Hải cảnh báo.