Top 11 # Xem Nhiều Nhất Yoga Cho Bà Bầu 7 Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

7 Bài Tập Yoga Tốt Cho Bà Bầu 6

Yoga rất tốt cho bà mẹ mang thai vì nó giúp bạn học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là đối mặt với việc làm mẹ. Xin giới thiệu 7 bài tập yoga đơn giản dành cho các bà bầu từ 6 – 9 tháng.

Yoga rất tốt cho bà mẹ mang thai vì nó giúp bạn học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là đối mặt với việc làm mẹ. Xin giới thiệu 7 bài tập yoga đơn giản dành cho các bà bầu từ 6 – 9 tháng.

Ngồi lên gót chân, quỳ gối xuống sàn, ngón cái chân phải đặt lên ngón cái chân trái. Cúi cho cằm chạm cổ, hóp bụng thở ra. Nâng cằm. Ngả cổ ra sau, nâng bụng hít vào. Thực hiện từ ba đến năm lần. Xoay cổ sang phải, hóp bụng thở ra. Xoay cổ sang trái, nâng bụng hít vào. Thực hiện từ ba đến năm lần. Tiếp tục đặt hai tay lên vai, xoay đều từ trước ra sau và ngược lại, hít thở tự do.

Kéo giãn cơ vai, giúp loại bỏ căng thẳng, lo lắng trong thời gian mang thai, đồng thời có tác dụng làm linh hoạt các khớp xương chậu, giúp thời gian chuyển dạ sau này dễ dàng hơn.

Tư thế quỳ, hai đầu gối rộng bằng vai. Hai tay chống về phía trước, ngang bằng vai. Hóp bụng, cuộn cằm vào sát cổ, hóp bụng thở ra. Từ từ hõm lưng, nâng ngực, nâng cằm, nâng bụng hít vào (thực hiện liên tục năm lần). Duỗi chân phải, đưa thẳng về phía sau, đưa tay trái về trước. Tay, chân, cột sống lưng, cột sống cổ song song với sàn nhà. Hít thở chậm rãi khoảng năm lần. Trở về vị trí ban đầu. Bắt đầu lại từ động tác cuộn cằm, sau đó đổi bên.

Có tác dụng giãn xương chậu, giúp tăng sức mạnh cho vùng cơ quanh hông, loại bỏ sự đau nhức do căng cơ và dây chằng, giảm phù chân khi mang thai.

Tư thế quỳ, duỗi mu bàn chân về sau, hai gối hơi mở. Bước chân phải về phía trước, chống hai tay trên gối, đẩy hông về phái trước, nâng ngực và cằm lên, hít vào. Từ từ thở ra, trở về tư thế quỳ thẳng. Đưa hai tay lên cao, hít vào, người hơi ưỡn ra phía sau, trở về tư thế ban đầu. Ngồi lên gót chân, ngón cái chân phải đặt lên ngón cái chân trái, hít thở tự do. Khi hết mệt bắt đầu với bên ngược lại.

Ngồi tự do, hai tay đặt trên đầu gối. Chồm người về phía trước, hít vào, nghiêng người qua trái. Tiếp tục đẩy người về phía sau, thở ra, nghiêng người qua trái. Đẩy người về phía trước, bắt đầu lại từ đầu. Thực hiện khoảng năm lần. Cũng có thể đứng để thực hiện động tác này.

Ngồi chân phải co, chân trái duỗi một góc 45 độ, nghiêng eo về bên trái. Ngón cái của tay trái đặt lên mu bàn chân trái, các ngón còn lại nắm lấy lòng bàn chân (nếu không nắm đến, có thể dùng một chiếc khăn nhỏ, quấn quanh bàn chân và dùng tay nắm hai đầu khăn). Ngực đẩy về trước, cột sống lưng và cột sống cổ thẳng, tay phải thả lỏng phía trước ngực, mắt nhìn theo tay. Hít vào, kéo dài tay phải về bên phải, tay đưa hơi cao, mắt nhìn theo tay. Thở ra, thả lỏng tay về vị trí cũ.

Từ tuần thứ 24 trở đi, động tác này sẽ giúp em bé vào đúng vị trí khi sinh nở. Tuy nhiên, động tác này chỉ thích hợp với những bà bầu có sức khỏe tốt.

Đứng thẳng, quay mặt vào tường, hai chân chếch 45 độ, hai gót chạm vào nhau, hai tay đặt lên tường. Hít vào, kiễng gót. Thở ra, dùng hai tay bám vào tường, mở gối, từ từ hạ người xuống hết mức có thể, giữ lưng thật thẳng. Đứng lên chậm và bắt đầu lại từ đầu (tập khoảng ba đến năm lần).

Nằm nghiêng bên trái, chân hơi co, đầu gối lên tay. Từ từ lăn sang tư thế nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân sát đất. Trượt dần phần mông về phía dưới cho đến khi mũi chân chạm vào tường. Duỗi chân lên tường, hai tay đặt nhẹ lên bụng, thả lỏng toàn thân. Giữ tư thế trên tùy theo ý muốn. Tiếp tục xoay bàn chân cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau, mở gối, thả hai chân nhẹ nhàng xuống và dừng ở vị trí nào cảm thấy thoải mái nhất, thả lỏng toàn thân.

tập xong các động tác, bà bầu có thể thả lỏng bằng cách nằm nghiêng về bên trái, gối đầu lên gối mềm. Đặt một chiếc gối khác giữa hai đùi, hai tay ôm một chiếc khăn lông lớn hoặc mền cuộn tròn. Thả lỏng toàn thân, hít thở đều khoảng năm phút.

Bất Ngờ Với 7 Lợi Ích Của Yoga Dành Cho Bà Bầu

Việc tập luyện yoga trong thai kỳ đã trở nên ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về lợi ích của yoga cho bà bầu và dễ bỏ qua hình thức tập luyện này khi chưa kịp tìm hiểu rõ.

Có thể nói trong thời gian mang thai, bà bầu phải chịu rất nhiều những thay đổi về cảm xúc lẫn thể chất. Các hormone như estrogen, relaxin, progesterone, prolactin… cũng tăng cao. Những lúc này thì yoga sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp bà bầu cân bằng những thay đổi trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc tập yoga còn có tác dụng giảm quá trình phát triển vòng bụng, góp phần cải thiện sức khỏe, giúp săn chắc cơ thể cũng như giúp bà bầu cảm thấy thư giãn và thoải mái.

Phương pháp hoàn hảo giúp bà bầu tập luyện kỹ thuật hô hấp

Việc luyện tập kỹ thuật hô hấp trong Yoga rất quan trọng, bởi nó giúp cho tâm lý bà bầu ổn định hơn. Yoga sẽ tập cho bà bầu kĩ thuật thở đúng cách để giảm bớt hoặc điều khiển hơi thở khi mang thai, đồng thời cũng làm tăng tối đa lượng oxy cung cấp cho đứa bé trong bụng. Việc thở đúng kỹ thuật còn giúp bà bầu bớt đau đớn trong lúc sinh.

Đẩy lùi những cơn đau lưng khó chịu

Trong quá trình mang thai, sự mất cân bằng cơ thể kèm những cơn đau lưng chính là kẻ thù số 1 của mẹ bầu. Do đó, việc tập yoga trong lúc mang thai không chỉ giúp lưu thông máu huyết, phát triển thể lực mà còn giúp cân bằng cơ thể, từ đó các cơ lưng được co giãn và điều hòa, đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho bà bầu.

Cơ bắp sẽ dẻo dai hơn

Những bài tập Yoga dành cho bà bầu được xây dựng đặc biệt dành cho những bó cơ cần thiết trong quá trình vượt cạn. Những bài tập này sẽ giúp cho phần hông của bà bầu được uốn dẻo và linh hoạt hơn. Đặc biệt, tư thế squat rất có lợi cho việc làm giãn phần hông và xương chậu. Ngoài ra, việc tập yoga thường xuyên sẽ giúp bà bầu tránh gặp phải hiện tượng trầm cảm, việc sinh nở sẽ trở nên thuận tiện hơn.

Đem đến cho bà bầu sự thư giãn tuyệt vời

Phụ nữ mang thai thường thường có cảm giác bồn chồn lo lắng về sự phát triển kích thước của vòng hai cũng như chuẩn bị những gì cho việc sinh con. Nhiều bà bầu tâm lý đến mức trầm cảm, mất ăn mất ngủ triền miên. Tuy nhiên, khi bà bầu được tập luyện yoga thì tình trạng này hoàn toàn được đẩy lùi. Những bài tập yoga sẽ giúp bà bầu cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn và đặc biệt giúp bà bầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi rất hiệu quả.

Cảm giác kết nối hơn với thai nhi

Trong khi luyện tập yoga, có hàng loạt những chuyển động hay tư thế được thực hiện để giúp thai nhi cảm thấy thoải mái hơn trong bụng mẹ. Đôi khi, huấn luyện viên còn hướng dẫn cho bạn cách để trò chuyện với bé yêu, chẳng hạn như là xoa bụng trước khi tập và nói với bé rằng bạn và bé sẽ tập luyện cùng nhau. Điều này sẽ làm cho bạn thoải mái hơn trong lúc tập và khiến bạn muốn trò chuyện cùng con nhiều hơn.

Mẹ bầu được làm quen với nhiều bạn mới

Việc đến phòng tập yoga mẹ bầu sẽ thấy rất thú vị khi được làm quen với nhiều mẹ bầu khác. Qua đó, bạn có thể trao đổi những thông tin thiết thực về sức khỏe cũng như những kiến thức sinh đẻ mà mẹ bầu chưa biết. Từ đó, xây dựng cho mẹ bầu một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực hơn với những người bạn mới.

Danhgiakhoahoc.com chúc mẹ bầu có những giây phút thật thư giãn để con sinh ra thật kháu khỉnh, thông minh!

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC YOGA BẦU

Có thể bạn sẽ cần:

Yoga phục hồi và lấy lại vóc dáng sau sinh Đánh giá Khóa học Thai giáo cho mẹ bầu trên Kyna Đánh giá khóa học Yoga bầu Mẹ khỏe mạnh, con an nhiên của Thu Mint Kênh thông tin chính thức của chúng tôi

Website: https://danhgiakhoahoc.com

Group: Đánh Giá Khóa Học & Mã Giảm Giá

Fanpage: Đánh Giá Khóa Học

Email: lienhe.danhgiakhoahoc@gmail.com

7 Động Tác Yoga Giúp Bà Bầu Luôn Khỏe Mạnh

Trong suốt thời kỳ mang thai, tâm trạng của các chị em thay đổi thất thường. Do các chị em phải chống chọi với những thay đổi của cơ thể như sự mệt mỏi, chứng chuột rút, và các vấn đề về hô hấp. Vậy thì những tư thế, những động tác yoga là cách vận động nhẹ nhàng giúp chị em luôn khỏe mạnh, tâm trạng được thoải mái trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Động tác yoga 1: Vakrasna (Tư thế vặn mình)

Với tư thế này, bạn ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng về phía trước, hít thật sâu, hai tay nâng lên ngang vai, lòng bàn tay úp xuống.

Sau đó, bạn xoay thân từ vùng thắt lưng, cánh tay và đầu cùng một lúc sang phía bên phải, cố gắng xuay cánh tay nhiều lần càng tốt, không cong đầu gối. Bạn hít thở rồi quay cơ thể lại tư thế ban đầu. Một lưu ý là tay và vai luôn luôn song song với nhau.

Động tác yoga 2: Utkatasana – Tư thế chiếc ghế

Đầu tiên, bạn đứng thẳng chân, sao cho 2 đầu gối song song nhau, tiếp đó hít thở trong 2 giây và nâng cao gót chân, đồng thời nâng tay cao bằng vai,lòng bàn tay úp xuống, thở từ từ rồi về tư thế ngồi xổm.

Động tác yoga 3: Konasana (Tư thế nghiêng người)

Trước tiên, bạn đứng thẳng người, chân đứng thẳng, hơi mở rộng. Bạn có thể tập tư thế này với sự tiếp xúc, hỗ trợ với bức tường, đưa tay phải lên, khuỷu tay phải luôn luôn thẳng.

Sau đó, bạn hít vào và di chuyển đầu và thân hơi nghiêng về bên trái. Cuối cùng, bạn thở ra rồi từ từ xuay người về tư thế ban đầu đồng thời hạ tay xuống.

Động tác yoga 4: Tư thế Paryankasana

Với động tác này, bạn nằm ngửa người, hai chân duỗi thẳng. Bước tiếp theo, bạn gập đầu gối về phía sau, bạn vẫn hít thở bình thường.

Bạn nhớ thả lỏng cơ thể và giữ cho cơ thể thoải mái. Bạn đổi tư thế sang chân phải với động tác, kỹ thuật tương tự.

Động tác yoga 5: Tư thế Hast Panangustasana

Tư thế này cũng giống tư thế Paryankasana ở trên, bạn cũng nằm ngửa. Bạn nằm thẳng người, tay mở rộng tạo với cơ thể hình chữ T, lòng bàn tay úp xuống.

Sau đó, bạn đưa chân phải sang phía bên phải. Bạn phải thật lưu ý là không được vận động mạnh. Đưa tay phải giữ lấy các ngón chân nếu có thể. Cuối cùng rút chân phải về vị trí ban đầu.

Động tác yoga 6: Bhadrasana (Tư thế cánh bướm)

Với tư thê này, bạn sẽ ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng sao cho hai chân luôn luôn tiếp xúc với tấm thảm. Để thực hiện động tác Namaste. Theo định nghĩa thì “Nama” nghĩa là cúi đầu, “as” là tôi và “te” là bạn, nghĩa đen của thuật ngữ “Namaste” là “tôi cúi đầu chào bạn”.

Bạn ngồi thẳng người nhưng đầu hơi cúi xuống, có thể nhắm mắt như ngồi thiền và không hướng về phía trước, đặt tay lên đầu gối hoặc lên đùi. Bạn duy trì tư thế đến khi bạn thấy thoải mái.

Động tác yoga 7: Parvatasana – Tư thế ngọn núi

Bạn ngồi trên thảm với tư thế thoải mái, tư thế hình hoa sen, hay tư thế ngồi thiền, trong đó, bạn ngồi thẳng lưng, hít thở đều đặn. Bạn đưa tay lên, chắp tay như tư thế ngồi cúi đầu chào ở trên.

Bạn để tay thẳng và chạm vào tai. Bạn giữ tư thế trong vài giây rồi sau đó quay lại vị trí thả lỏng như ban đầu.

Một số lưu ý vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho các thai phụ

Các chị em nên biết và tránh tập luyện những động tác yoga không phù hợp trong suốt thời kỳ mang thai.

Tránh các động tác uốn có tác động trực tiếp lên vùng bụng

Các động tác thăng bằng nên hết sức thận trọng đến mức tối đa

Video hướng dẫn tập yoga cho bà bầu Nguồn video: Tonic/YouTube Nguyễn Lương

( theo Times of India)

10 Tư Thế Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối

Tập luyện Yoga khi mang thai là phương pháp tuyệt vời để dưỡng thai cũng như chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Đây chính là “liều thuốc vô giá” giúp mẹ bầu có thể “đối phó” và chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn trong thời kỳ mang thai cuối cực kì nhạy cảm này. Cùng Blog Nguyễn Tuấn Hùng tìm hiểu về các tư thế yoga cho mẹ bầu sắp sinh!

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn những động tác Yoga phù hợp. Yoga có tác dụng củng cố xen lẫn điều chỉnh không gian cho em bé và nội tạng của mẹ. Cần chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, tránh các bài tập cường độ cao làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và em bé.

Có rất nhiều động tác Yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai sắp chuyển dạ. Mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu để nắm được những điều nên và không nên làm trong giai đoạn này. Cùng Blog Nguyễn Tuấn Hùng điểm qua 10 động tác yoga cho mẹ bầu 3 tháng cuối!

Khi bà bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối, bụng bầu khá lớn, vì thế nên chọn các động tác nhẹ nhàng. Để thực hiện động tác ngồi thiền Yoga này khá đơn giản.

– Đầu tiên mẹ bầu ngồi khoanh chân ở tư thế thoải mái nhất. Sau đó điều chỉnh thẳng lưng, mặt hướng về phía trước. Hai tay để lên 2 đầu gối và nhắm mắt ngồi thiền. Lưu ý, thở khi ngồi thiền, mẹ nên hít thật sâu vào đường mũi, sau đó thở nhẹ nhàng ra đường miệng. Ngồi tĩnh tâm như vậy chừng 15 – 20 phút mỗi ngày. Đây được xem là bài tập Yoga chuẩn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp sinh con dễ dàng.

Tư thế con mèo là một trong những động tác hỗ trợ sinh nở rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Bài tập này tác động vào cột sống, vùng lưng, cổ và các cơ quan trong khoang bụng của mẹ.

– Mẹ bầu quỳ xuống sàn và 2 tay cũng chống xuống sàn theo, giống như tư thế con mèo đang đứng vậy. Sau đó cúi đầu, hít sâu và cong lưng đẩy cao. Giữ vài giây rồi trở về trang thái ban đầu. Các mẹ thực hiện bài tập Yoga cho bà bầu sắp sinh hiệu quả này khoảng 10 – 20 lần.

Đây là bài tập Yoga cho mẹ bầu 3 tháng cuối giúp làm giãn cơ xương chậu giúp dễ sinh các mẹ nên biết. Bên cạnh đó, khi bạn kiên trì tập luyện sẽ học được cách lấy hơi, rất tốt cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, động tác Yoga cho bà bầu này còn giúp các mẹ phòng tránh được tình trạng chuột rút rất tốt.

– Mẹ bầu dang 2 chân rộng hơn vai, rồi chắp 2 tay để phía trước. Sau đó hạ trọng tâm thấp xuống giống như ngồi xổm, sao cho phần khuỷu tay chạm vào 2 đầu gối chân là được. Thực hiện động tác này chừng 60 – 90 giây thì trở về tư thế ban đầu và làm lại. Khi ngồi xổm mẹ bầu lưu ý chỉnh mũi bàn chân xoay ngang sang 2 bên.

Đây là bài tập Yoga giúp giảm phù nề cho bà bầu rất tốt, đồng thời cũng giúp mẹ bầu sinh nở nhanh, dễ hơn. Động tác phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

Động tác này có tác động tới các cơ xương chậu, lưng dưới và hông, rất tốt cho việc sinh nở. Để thực hiện bài tập Yoga cho bà bầu sắp sinh em bé đơn giản tại nhà này, các mẹ làm như sau:

– Các mẹ ngồi quỳ đầu gối xuống sàn và ngồi bệt vào chân, đưa tay trái lên cao áp sát vào đầu, tay phải ôm vào bụng bầu. Sau nghiêng người sang phải, sao cho phần sườn có cảm giác kéo căng là được. Giữ nguyên tư thế khoảng vài giây rồi trở về tư thế ban đầu và đổi tay.

Tư thế này giúp mẹ bầu 3 tháng cuối củng cố cơ mông, tăng cường sức mạnh vùng core và gân cốt, hỗ trợ tốt cho việc sinh đẻ. Tư thế này phù hợp với mọi thời gian thai kỳ.

Động tác Yoga này tương tự phương pháp nghỉ ngơi, tập trung vào hơi thở. Đây cũng là cơ hội để bà bầu luyện tập hơi thể để chuẩn bị cho ngày chuyển dạ thuận lợi hơn. Tư thế này còn có tác dụng làm giảm cơn đau lưng dai dẳng, trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn hạn chế chứng phù nề ở chân và buồn nôn trong 3 tháng đầu.

– Đầu tiên, mẹ bầu ngồi thoải mái trên gót chân. Hít vào cúi gập người về phía trước, trán, mũi chạm sàn. Hạ ngực càng gần đầu gối càng tốt,vươn dài cánh tay ra phía trước.Giữ nguyên tư thế và thở đều. Ngồi dậy khi thấy thoải mái.

Đây là bài tập có tác dụng “6 trong 1” giúp căng cơ đùi, hông, ngực, vùng bụng, đầu, vai cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

– Mẹ bầu đứng thẳng, sau đó bước chân sang bên phải tầm 10 cm, bàn chân xoay ngang. Còn chân bên trái xoay ra bên ngoài một góc 30 độ. Tiếp theo nâng hai tay ngang bằng vai, lòng bàn tay úp xuống để song song với mặt sàn. Chân phải gập vuông góc với mặt sàn. Hít vào thở ra trong khoảng 5 nhịp rồi trở về tư thế ban đầu. Đổi bên lặp lại động tác.

Đây bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối giúp cải thiện thần kinh cột sống và các cơ quan vùng bụng. Bên cạnh đó,tư tư thế này giúp tăng độ dẻo của hông và dễ sinh thường.

– Dạng 2 chân rộng sang 2 bên, sao cho tạo thành một góc 45 độ là được. 2 tay dang rộng, sau đó cúi người xuống, tay trái chạm xuống sàn để song song với chân trái. Đồng thời tay phải giơ lên cao. Để im tư thế này chừng 1 phút thì đổi bên và làm tương tự.

Động tác xoay hông giúp mẹ bầu xương chậu cũng như thư giãn. Luyện tập động tác này thường xuyên giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở hơn.

– Đứng hai chân rộng thoải mái, chân hơi chùng. Hai tay chống hông, xoay hông đều thành vòng tròn. Giữ chắc phần người trên, tập trung xoay đều vùng mông và eo. Hít thở đều trong hi xoay.

II. Những lưu ý khi mang thai cho mẹ bầu sắp sinh

1. Tháng thứ 8

Thai bước vào giai đoạn lớn nhanh, tăng trọng nhanh, nhưng mẹ bầu thì không nên tăng cân quá mức. Từ lúc thụ thai đến giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu đã tăng thêm 10kg, trong 2 tháng cuối thai kỳ. Tăng bình quân mỗi tháng 500g là bình thường.

Tư thế đứng kéo dài làm bà bầu mệt mỏi, đôi khi thấy nặng chân và phù nhẹ vào cuối ngày. Lúc này bà bầu cảm thấy muốn nghỉ ngơi thật nhiều. Mẹ bầu thường hay bị những cơn co thắt không đau, nhưng vùng chậu đôi khi lại có cảm giác đau vì các hormone tác động lên hệ thống dây chằng làm mềm dây chằng. Đồng thời các khớp xương cơ động làm vùng chậu mở rộng chuẩn bị cho em bé lọt qua.

Bầu vú căng lên, nặng hơn, do các tuyến sữa phát triển. Một số bà mẹ ngay từ lúc này đã thấy vú tiết ra một chất nước vàng nhạt, đó là sữa non.

2. Tháng thứ 9

Bụng đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa. Bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức bằng một loại kem massage ngực. lưu ý không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.

Khi các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau, đó là do cổ dạ con chuẩn bị giãn nở, mở đường cho bé lọt ra. Lúc này, bạn sẽ buồn tiểu thường xuyên hơn.

Giấc ngủ khó tơi vì bạn không cảm thấy có tư thế nằm nào thuận tiện. Cử động, đi lại đều rất khó khăn, luôn có cảm giác hụt hơi khi nói chuyện và làm việc. Tất cả những rắc rối này đều bình thường.