Top 8 # Xem Nhiều Nhất Yoga Cho Bà Bầu 5 Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

5 Tư Thế Yoga Cho Bà Bầu

1/ Tư thế tam giác (Trikonasana)

– Đứng thẳng, hai chân dang rộng, hai tay dang ngang.

– Nghiêng người sang một bên và tay chạm chân. Tay có thể di chuyển từ cổ chân đến mắt cá chân rồi sàn nhà.

– Tay còn lại giơ thẳng lên trời, mắt hướng theo tay và nhìn vào ngón tay cái. Nếu thấy cổ bị đau trong lúc tập, thôi nhìn theo tay mà chuyển sang nhìn thẳng phía trước hoặc cúi đầu xuống nhìn vào tay chạm đất

– Thở nhẹ và sâu qua mũi trong 5-10 nhịp thở

– Nhẹ nhàng nâng người về tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện với phía bên còn lại.

Tư thế này sẽ tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng cho thai kỳ. Ngoài ra, tư thế tam giác còn giúp cho vai được mở rộng một cách nhẹ nhàng giúp giảm khuynh hướng vai bị khom lại ở các mẹ bầu trong quá trình phát triển của thai kỳ.

2/ Tư thế Nửa vầng trăng (Ardha chandrasana)

– Từ bước đầu tiên của tư thế tam giác, khuỵu gối một chân và chống tay xuống đất, cách mũi chân 20-30cm, nếu cần có thể dựa vào tường để giữ thăng bằng

– Tay còn lại đặt sát hông hay một bên eo

– Từ từ đứng thẳng chân, đồng thời chân kia đưa lên cao, thẳng hàng với mông

– Tay đặt sát mông từ từ rời khỏi hông hoặc giơ thẳng lên trời

– Mắt nhìn xuống chân để giữ cân bằng hay nhìn sang một bên hay nhìn vào ngón tay cái của cánh tay giơ lên trời

– Thở chậm và sâu bằng mũi khoảng 5-10 nhịp thở

– Từ từ nâng người lên, trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác với phía bên kia

Tư thế Nửa vầng trăng giúp tăng cường năng lượng, sức mạnh cũng như sự cân bằng của cơ thể. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp mở rộng khung xương chậu của mẹ bầu, chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

3/ Tư thế Xoạc ngang gập người (Upavista Konasana)

– Ngồi xuống, xoạc rộng hai chân (không nên quá rộng)

– Thư giãn các ngón chân rồi giơ thẳng ngón chân, đầu gối và đùi về phía trước.

– Ngồi thẳng lưng và hay bàn tay thư giãn đặt sau mông, ngón tay chỉ về phía trước

– Thở chậm và sâu bằng mũi trong 5-10 nhịp thở

– Giữ cột sống thẳng, từ từ uốn cong người về phía trước một cách nhẹ nhàng đến bất cứ vị trí nào mà bạn có thể căng người nhưng vẫn cảm thấy thoải mái.

– Tiếp tục thở chậm và sâu bằng mũi trong 5-10 nhịp thở

4/ Tư thế Ngồi xổm (Malasana)

– Đứng thẳng, chân mở rộng qua mông, hai bàn chân ở vị trí 10 giờ và 2 giờ.

– Hai tay chắp lại đặt trước ngực như cầu nguyện

– Từ từ khuỵu gối xuống, lực dồn lên các đầu ngón chân để đi vào tư thế ngồi xổm. Bạn có thể mở rộng hai bàn chân để hạ gót chân xuống

– Thở chậm và sâu bằng mũi trong 10-20 nhịp thở

Trong khi mang thai, nhất là 3 tháng cuối, tư thế này sẽ giúp cho hông và vùng chậu linh hoạt hơn, sẵn sàng cho cuộc chiến sắp đến. Đây là tư thế tuyệt vời cho giai đoạn chuyển dạ.

5/ Tư thế Cánh bướm (Baddha konasana)

– Ngồi xuống, nắm hai bàn chân lại phía trước người rồi kéo sát vào người để mở rộng khoảng trống giữa cẳng chân và đùi, tựa như cuốn sách mở ra.

– Ngồi thẳng lưng và kéo căng cánh tay

– Thở chậm và sâu bằng mũi trong khoảng 5-10 nhịp thở

– Giữ cột sống thẳng, từ từ rướn người về phía trước một cách nhẹ nhàng đến bất cứ vị trí nào mà bạn có thể căng người nhưng vẫn cảm thấy thoải mái

– Tiếp tục thở chậm và sâu bằng mũi trong khoảng 5-10 nhịp thở

Đây là một tư thế mở hữu ích và có tạo hình đẹp. Nó giúp khung xương chậu mở rộng không gian cho thai nhi, ngoài ra, trong giai đoạn đầu của thai kỳ nó còn giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác buồn nôn.

MarryBaby

Những Bài Tập Cần Thiết Khi Tập Yoga Cho Bà Bầu 5 Tháng

Những bài tập cần thiết khi tập yoga cho bà bầu 5 tháng. Đây là 6 bài tập yoga cho bà bầu tránh phù nề, ốm nghén, mệt mỏi, đau lưng, giảm thiểu căng thẳng và giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc, dồi dào khí oxy, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và sinh nở một cách dễ dàng hơn.

Những bài tập cần thiết khi tập yoga cho bà bầu 5 tháng số 1:

Ngồi trên thảm tập, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống đất và đặt ngang với hông. Hai chân mở rộng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Điều chỉnh bàn chân cúp vào, mở ra 20 lần liên tục. Động tác này giúp cơ chân được thoải mái và tránh hiện triệu chứng phù nề trong thai kỳ.

Nằm ngửa trên thảm tập. Kê một chiếc gối mềm, nhỏ dưới ở dưới lưng nếu các mẹ thấy khó khăn. Dùng tay giữ thăng bằng cho cơ thể, mở rộng hai chân càng nhiều càng tốt. Động tác này cũng rất có lợi cho đôi chân bà bầu.

Những bài tập cần thiết khi tập yoga cho bà bầu 5 tháng số 3:

Đứng thẳng, gập đầu gối xuống, hai bàn chân dang rộng bằng vai, chống 2 tay lên đùi trên hoặc quỳ trên thảm, hai tay rộng bằng vai. Sau đó, giữ cho lưng uốn hình cánh cung. Hít thở sâu. Lặp lại động tác 4 lần.

Những bài tập cần thiết khi tập yoga cho bà bầu 5 tháng số 4:

Đứng trên sàn, bước một bước khá rộng về phía trước. Chống hai bàn tay ở lưng dưới. Hít vào và thở ra nhịp nhàng. Đổi chân và lặp lại động tác 4 lần cho mỗi bên chân.

Chống tay, gập nhẹ đầu gối sao cho cổ, lưng, đùi thẳng hàng. Từ từ hạ người xuống (bụng bầu vừa chạm sàn). Hít vào khi hạ người và thở ra khi nâng người lên. Lặp lại động tác 4 lần.

Những bài tập cần thiết khi tập yoga cho bà bầu 5 tháng số 6:

Nằm nghiêng về một bên, chân dưới khẽ gập lại, lòng bàn tay dưới xòe rộng và hướng lên trên. Hít vào (giữ trong 3 giây), nhấc chân trên, phần thân trên và tay dưới. Thở ra (trong 3 giây), hạ chân trên, phần thân trên và tay dưới. Đổi bên và lặp lại 4-6 lần với mỗi bên.

Các điều cần lưu ý với các bà bầu:

Chuỗi các bài tập này được áp dụng cho các bà bầu đang mang thai ở cả ba giai đoạn, tuy nhiên việc hít thở có khác nhau: Ở 3 tháng đầu thai kỳ, hít bằng mũi, thở ra bằng mũi và không nín thở. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, hít bằng mũi, thở ra bằng mũi và nín thở 10 – 15 giây giữa mỗi lần hít thở. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, hít bằng mũi, thở ra bằng miệng và không nín thở.

5 Tư Thế Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giảm Đau Lưng, Khỏe Mạnh

Thời gian 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian khiến các mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi nhất. Dù giai đoạn ốm nghén đã qua nhưng bụng lại bắt đầu phát triển, nhiều sự thay đổi diễn ra trong quá trình này. Do đó, tập yoga trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ giúp các mẹ thêm mạnh khỏe, thư thái để đón nhận các thay đổi tiếp theo. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 5 tư thế yoga cho bà bầu 3 tháng giữa giúp giảm đau lưng, thư giãn cực hiệu quả.

Video cách tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa giúp giảm đau lưng và khỏe mạnh

Bài tập 1: Tư thế lưng mèo giúp giảm đau lưng

Tư thế này đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm đau lưng và các mẹ có thể ngủ ngon giấc hơn. Cách thực hiện rất đơn giản:

Bạn đứng thẳng, 2 chân để rộng bằng vai, 2 đầu gối từ từ gập xuống.

Chống 2 tay lên phần đùi trên, các ngón tay phải chụm lại, khuỷu tay thì mở ra ở tư thế cân bằng.

Hít vào chậm rãi, từ từ , luôn giữ lưng uốn cong theo hình cánh cung.

Thở ra và lặp lại động tác trên khoảng 4 lần.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thì bụng mới bắt đầu to dần lên nên mẹ bầu vẫn có thể tập được động tác này. Nó sẽ giúp cánh tay khỏe hơn, đỡ mỏi phần khớp và khuỷu tay. Cách thực hiện:

Chống tay, đầu gối gập nhẹ lại sao cho phần cổ, đùi, lưng, bụng thẳng hàng với nhau.

Từ từ hạ người xuống để bụng chạm mặt sàn, đồng thời hít vào.

Thở ra và nâng người lên.

Lặp lại động tác khoảng 4 lần.

Tư thế con mèo là tư thế rất có hiệu quả trong việc tăng cường sự dẻo dai cho cho cột sống; săn chắc cơ chân để giúp nâng đỡ bụng bầu. Mỗi ngày bạn hãy kiên trì tập bài tập này theo các bước sau:

Quỳ 2 chân xuống sàn, 2 tay đồng thời chống xuống sàn; tay chân đặt song song và vuông góc với sàn nhà; khoảng cách giữa 2 tay và 2 chân rộng bằng vai.

Đầu cúi xuống, mắt nhìn xuống sàn, cằm để chạm cổ.

Hít sâu và giữa cho toàn thân thẳng; lưng và cột sống đồng thời đẩy ra sau.

Thở ra rồi về tư thế cũ.

Lặp lại động tác đến khi bạn thấy mệt là được.

Nếu muốn giảm đau lưng, cơ chân được săn chắc và không bị chuột rút khi ngủ thì các mẹ bầu có thể áp dụng bài tập này.

Đứng thẳng, bước 1 bước rộng về phía trước sao cho thoải mái nhất, không nên gắng sức bước quá dài.

Chống 2 tay ở hông, hít thở đều đặn và nhịp nhàng.

Mỗi chân lặp lại tư thế này khoảng 5 lần.

Với động tác này, mẹ bầu cần chuẩn bị một tấm thảm yoga. Cách thực hiện:

Nằm nghiêng 1 bên trên thảm, chân dưới gập khẽ lại, lòng bàn tay xòe rộng và hướng lên trên.

Nhất chân ở phía trên lên đồng thời hít vào.

Thở ra và hạ chân xuống.

Lặp lại động tác 4 – 6 lần mỗi bên.

Khi ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, bụng bầu thường đã bắt đầu lộ rõ nên các mẹ cần chú những điều sau:

Không thực hiện các bài tập nằm ngửa trong thời gian dài.

Chú ý điều chỉnh hơi thở để cung cấp đủ oxy cho thai nhi.

Tránh để tác động từ các lực xoắn, vặn, ép vào cơ bụng.

Những Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu Và Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Là Gì?

Yoga cho bà bầu hay yoga cho bà bầu 3 tháng đầu, những bài tập yoga cho bà bầu… cần phải được lựa chọn cẩn thận tùy vào sức khỏe của mỗi người và giai đoạn mang bầu.

1. Yoga cho phụ nữ mang thai

1.1. Tác dụng của bộ môn yoga mang đến cho bà bầu

Chắc hẳn phụ nữ nào khi mang thai cũng mong muốn chọn cho mình một loại vận động vừa nhẹ nhàng vừa an toàn cho thai nhi. Đó là lý do vì sao yoga cho bà bầu hay yoga cho mẹ bầu là những từ khóa được quan tâm nhiều nhất.

Vậy, những bài tập yoga cho bà bầu có tác dụng gì? Có nên duy trì thường xuyên không?

Yoga là một bộ môn thể thao có nguồn gốc từ Ấn Độ, hầu hết mọi người đều có thể tập trong đó có cả bà bầu, tuy nhiên bài tập yoga cho bà bầu không chỉ đơn thuần mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn có những tác dụng khác, thuận lợi cho sinh con và tốt cho thai nhi. Đa phần yoga cho mẹ bầu thường là các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhằm giúp điều hòa hơi thở và vận động đủ các cơ, khớp. Những bài tập này có tác dụng như sau:

Yoga cho bà bầu có lợi ích tuyệt vời nhất là lưu thông máu, điều mà các mẹ bầu đều mong muốn vì có nhiều người khi mang thai hay bị tụ máu, máu lưu thông không tốt. Khi tập yoga, bạn sẽ tránh được các vấn đề gây khó chịu như chuột rút, buồn nôn, xuống máu phù chân, đau nhức cơ thể.

Các bài tập yoga cho bà bầu giúp thư giãn và lưu thông máu (Ảnh: Internet)

Đây là tác dụng không chỉ riêng bà bầu mà bất kỳ ai khi lựa chọn yoga đều hy vọng. Cơ thể khi mang bầu thường sẽ nặng nề và mệt mỏi, tuy nhiên nếu thường xuyên tập yoga cho bà bầu bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn hơn, nâng cao được sức mạnh nâng đỡ lưng, cột sống hơn. Ngoài ra cơ bắp cũng trở nên săn chắc, dây chằng có độ đàn hồi tốt, di chuyển nhanh nhẹn hơn, đặc biệt là giảm các cơn đau khi chuyển dạ.

Việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang bầu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đặc biệt là tiểu đường thai kỳ, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy khi tập yoga cho mẹ bầu, cân nặng sẽ được duy trì ở mức vừa đủ cho sức khỏe, nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh hơn.

Đây là bộ môn chú ý đến việc thở và di chuyển liên tục nên khi tập mẹ bầu sẽ được rèn luyện thở sâu, giảm căng thẳng khi sinh, giấc ngủ được thoải mái hơn, hệ thần kinh thư giãn hơn. Mẹ bầu cũng sẽ bớt sợ hãi hơn, tử cung mở dễ dàng đón bé chào đời hơn.

Tập luyện yoga sẽ dạy cho chúng ta cách điều chỉnh hơi thở khi mang thai, tăng tối đa lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều bị đau lưng gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. mà nó đem lại. Yoga cho bà bầu sẽ giúp xóa tan nỗi lo của bạn để cơ thể bạn thư giãn, thoải mái hơn.

1.2. Những bài tập yoga cho bà bầu

Có bài tập yoga cho mẹ bầu hay những bài tập yoga cho mẹ bầu được áp dụng nhiều nhất đó chính là những động tác nhẹ nhàng, dễ học, mẹ có thể tập tại nhà như:

Mẹ ngồi thẳng lưng sau đó khoanh chân, hai lòng bàn chân chạm vào nhau, ép nhẹ đầu gối xuống sàn. Lưu ý là mở rộng hông rộng, giữ nguyên nhịp thở 5 lần.

Thả ra và ép hai đầu gối xuống một cách nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại cho đến khi thấy cơ thể dễ chịu hơn.

Có nhiều bài tập yoga dành cho bà bầu (Ảnh: Internet)

Hai tay duỗi thẳng theo chân, hai đầu gối gập cong, bạn dùng tay và đầu gối đỡ cơ thể, sau đó từ từ cong lưng lên. Lưu ý là hít sâu rồi thư giãn đưa lưng xuống và thở hết ra.

Đứng dựa vào ghế, hai chân đặt rộng bằng hông, ngón tay hướng ra hai bên, tay bám vào lưng ghế để giữ vững. Hơi ưỡn ngực ra phía trước, vai thả lỏng, rồi hạ thấp xương cụt như thể bạn đang ngồi xuống một chiếc đệm.

Khủy tay ấn vào đầu gối trong, chắp tay về phía trước, lưng giữ thẳng, cố gắng cân bằng, trọng lượng dồn vào gót chân, sau đó hít vào thở ra từ từ. Chân nâng người đứng thẳng.

Ngồi trên thảm tập, kéo vai về phía sau một chút, đẩy ngực lên cao và giữ lưng thẳng, hai bàn tay đặt nhẹ trước bụng hoặc trên đầu gối.

Thư giãn toàn bộ cơ mặt, mỉm cười, hít thở từ từ bằng mũi và miệng. Nên nhớ và đây là bài tập dành cho luyện thở vì vật cần tập trung khoảng 10 – 30 phút, cơ bắp cũng theo đó mà thư giãn hơn.

2. Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu

Yoga cho bầu 3 tháng đầu sẽ có nhiều hạn chế hơn tùy vào thể trạng của từng người. Khi chọn các bài tập yoga cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần chú ý tư vấn của huấn luyện viên cũng như các bác sĩ. Các bài tập dành cho thời gian này cũng cần nhẹ nhàng, thời gian ngắn, không nên quá lâu, hơn nữa bạn hoàn toàn có thể tập các bài tập thư giãn ở nhà sau đó nhờ cậy tư vấn của huấn luyện viên. Thời gian này nếu cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, tốt nhất ngừng tập ngay và thông báo với huấn luyện viên hướng dẫn thay đổi các bài tập cho phù hợp.

2.1. Những điều cần lưu ý

Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu chủ yếu là tập hít thở, khởi động nhẹ để cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu không bị hạn chế về vòng bụng nhưng lại khá nhạy cảm về thể trạng nên trong quá trình tập cần chú ý:

– Duy trì uống đủ nước tránh việc cơ thể bị thiếu nước

– Bắt đầu bằng các động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập các bài khó hơn

– Đảm bảo chọn các động tác phù hợp, đừng quá sức

– Nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút, duy trì năng lượng cho cơ thể

Khi tập yoga bà bầu cũng cần kết hợp uống nhiều nước (Ảnh: Internet)

2. Những bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu ở tư thế ngồi, hai tay chống sau lưng, chân duỗi thẳng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Sau đó di chuyển cho hai bàn chân úp vào trong, lặp lại khoảng 20 lần.

Bà bầu đứng thẳng, chân mở rộng, hai tay chống lên đùi, lưng cong hết mức và hít thở sâu. Lặp lại động tác 4 lần.

Bà bầu đứng thẳng, bước 1 chân về phía trước, tay đỡ lưng. Tập hít vào thở ra liên tục đều đặn. Mỗi lần với mỗi chân 4 lần.

Với một số trường hợp bác sĩ khuyến cáo nên chú ý các triệu chứng huyết áp cao, thấp, sinh non, thai nghén, chóng mặt, buồn nôn nhiều thì không nên tập mà dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện hít thở tại chỗ, thư giãn tinh thần.

[CẦN BIẾT] Có thai ngoài tử cung là gì? Nguyên nhân, cách xử trí Có thai ngoài tử cung thì có kinh nguyệt không? Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không?

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.