Top 8 # Xem Nhiều Nhất Yeu Nhu The Nao Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Dinh Dưỡng Khi Mang Thai: Nhu Cầu Tinh Bột Của Mẹ Bầu

Ăn đủ khẩu phần tinh bột trong một ngày sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và chống lại mệt mỏi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn nhiều tinh bột cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì

Vừa là nguồn dinh dưỡng chính tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và bé, tinh bột vừa có ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, thừa tinh bột trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, béo phì và các bệnh tim mạch. Vậy, ăn bao nhiêu tinh bột là đủ?

1/ Bầu cần bao nhiêu tinh bột mỗi ngày?

Để có một chế độ dinh dưỡng khi mang thai đúng, bà bầu nên ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. “Thiên vị” chất nào hơn cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Không nên ăn quá no hoặc quá đói. Tốt nhất, nên ăn sau mỗi 4 tiếng/ lần. Cơm và bánh mì là 2 thực phẩm chứa nhiều tinh bột bầu nên thêm vào thực đơn của mình. Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú. Tuy nhiên, bầu nên hạn chế ăn bún vào buổi tối. Vì bún là gạo được ngâm nở chua, có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

– Ăn vừa ở 3 tháng giữa: Tuy nhu cầu năng lượng có tăng thêm 300 calories, nhưng khẩu phần tinh bột của bầu vẫn nên duy trì như 3 tháng đầu. Mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 1 chén cơm. Hơn nữa, thay vì nạp tinh bột từ cơm, bầu có thể bổ sung tinh bột từ những nguồn khác như ngũ cốc, bánh mì đen, gạo lứt…

– Ăn để “chạy đua” cân nặng cho thai nhi ở 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhanh và nhiều nhất. Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan, lớp mỡ dưới da của bé cũng đang được hình thành và phát triển để chuẩn bị chào đời. Giai đoạn này, khẩu phần tinh bột của mẹ bầu có thể “nhỉnh” hơn một chút, khoảng 2 chén cơm mỗi bữa. Tuy nhiên, nên chia thành nhiều lần ăn nhỏ trong ngày.

3/ Lưu ý cho mẹ bầu cần biết

– Song song với chế độ dinh dưỡng, bầu nên tăng cường tập luyện thể dục, vừa giúp cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa, vừa chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

– Không chỉ chứa tinh bột, bánh mì còn có một lượng muối nhất định, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng. Tốt nhất, thay vì ăn bánh mì trắng, bầu nên ăn bánh mì đen, các loại yến mạch, lúa mạch…

– Tinh bột kết hợp với a-xít béo ở mức độ cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch. Thậm chí, theo nghiên cứu, thừa tinh bột còn nguy hiểm hơn so với việc thừa chất béo trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Vì vậy, bầu nên kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng lại không quá dư thừa.

Nhu Cầu Vitamin Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú

Nhu cầu vitamin A ở phụ nữ có thai là 800mcg/ngày, ở phụ nữ cho con bú là 1300mcg/ngày.

Ở phụ nữ có thai là 10 microgam/ngày ( 400UI/ngày), nhu cầu này gấp đôi so với lúc không mang chúng tôi cầu đó đảm bảo cho vitamin D đi qua rau thai tham gia vào quá trình chuyển hóa xây dựng xương cho thai nhi.

Vitamin D là loại tan trong chất béo và được thấy có trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc gia

Chuyển hóa vitamin D cần thực hiện dưới tia cực tím (ánh nắng mặt trời).

*Vitamin B1 ( Thiamin)

Vitamin B có trong sữa và hạt thô.

Nhu cầu hàng ngày là 1,1mg. Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1,5 mg/ngày

*Vitamin B2 (Riboflavin)

Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, phomat, và cá.

Nhu cầu hàng ngày cần 1.3mg.

Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1,6mg/ngày, và giai đoạn cho bú bú lên tới 1,8mg/ngày.

Nhu cầu về vitamin C còn khác nhau giữa các nước.

Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ có thai được đề nghị tăng thêm 10mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm 30mg/ngày ( theo WHO).

Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm các gốc tự do việc hình thành procollagen.

Vitamin có trong hoa quả và rau xanh.

Thiếu vitamin C mạn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới bệnh scorbut.

Nhu cầu vitamin C hàng ngày là 60mg.

Thời kỳ thai nghén cần 70mg/ngày và tăng tới 95mg/ngày trong giai đoạn cho con bú.

Là vitamin B tổng hợp hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp AND và nhân tế bào.

Có trong các loại hạt, đậu khô và rau có lá.

Những phụ nữ không mang thai cần 0,2 mg/ngày, còn phụ nữ có thai cần 0,4mg/ngày, và giảm xuống còn 0,2 mg/ngày trong giai đoạn cho bú.

Vào những năm 1998, FAD Hoa kỳ chuẩn sử dụng các loại hạt giàu floate trong thực phẩm.Làm giàu ngũ cốc đã giảm 25% tỷ lệ mắc các bệnh dị tật hở ống thần kinh (CDC, 2004) .Tuy vậy, lượng acid folic cũng không được cung cấp đủ trong khẩu phần thức ăn trung bình của người dân Mỹ và hàng ngày cần bổ sung thêm 0,4mg cho phụ nữ khỏe mạnh.

Folat cần được cung cấp 3 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kì thứ nhất.

Nếu thai phụ đã từng có con bị dị tật ống thần kinh, việc bổ sung folat trong lần mang thai tiếp theo là việc hết sức cần thiết và cần tăng tới 4mg/ngày.

*Ngoài các loại vitamin kể trên, việc cung cấp các loại vitamin khác cho phụ nữ có thai và đang cho con bú cần được cân nhắc theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

nguồn ghi copy : daihocduochanoi.com

link tại : nhu cầu vitamin cho phụ nữ có thai và cho con bú

Vì Sao Nhu Cầu Về “Chuyện Ấy” Thường Tăng Gấp Đôi Ở Phụ Nữ Mang Thai?

Nhiều phụ nữ khi mang thai chia sẻ rằng mình thường có “cảm giác” tốt hơn về “chuyện ấy” khi bầu bí. Một khảo sát cho thấy gần một nửa phụ nữ cảm thấy cực kỳ thỏa mãn khi quan hệ tình dục trong ba tháng đầu. Hơn 1/3 phụ nữ luôn muốn “yêu” vào tam cá nguyệt thứ hai. Và 10% phụ nữ vẫn sinh hoạt vợ chồng đều đặn và những tháng cuối cùng của thai kỳ.

Với một số phụ nữ, nhu cầu “phòng the” có thể tăng gấp đôi khi phụ nữ mang thai.

Các nguyên nhân

– Nguyên nhân đầu tiên là sự thay đổi hormone. Khi mang thai, các hormone thay đổi khiến những đòi hỏi của mẹ bầu cũng thay đổi theo.

Oxytocin là hormone được coi như là nguyên nhân tiêu biểu gây ra hiện tượng này. Oxytocin hoạt động như một chất kích thích khiến chị em cảm thấy dễ chịu nhưng đồng thời nó cũng khiến cho cơ thể tăng các ham muốn tình dục.

Nhiều mẹ bầu thấy mình “quyến rũ” hơn khi mang thai.

– Sự nhạy cảm của các giác quan:

Các mẹ bầu trở nên nhạy cảm với mùi vị, âm thanh và kể cả với xúc giác. Những sự động chạm, vuốt ve trong khi mang thai có thể khiến mẹ bầu có những “phản ứng” dữ dội hơn bình thường.

Ngoài ra, sự nhạy cảm này còn đến do ngực của phụ nữ khi mang thai thường trở nên lớn hơn, mềm hơn và mẫn cảm hơn.

Điều này cũng được lý giải khi máu dồn xuống cơ quan sinh dục khiến cho các khoái cảm đạt được dễ dàng và dễ bị kích thích.

– Sự tự tin bất ngờ:

Không ít chị em phụ nữ cảm thấy tự tin hơn về cơ thể mình khi mang thai. Sự tích nước và phát triển của một số bộ phận nhạy cảm trong thai kỳ khiến chị em cảm thấy mình quyến rũ hơn. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến các mẹ bầu thích cảm giác gần gũi chồng.

– Dễ dàng đạt cực khoái hơn:

Nhiều phụ nữ chia sẻ họ đạt được cực khoái lần đầu tiên khi quan hệ lúc mang thai. Do sự thay đổi của cơ thể, khả năng phụ nữ lên đỉnh trong thời gian này dễ dàng hơn. Và vì muốn theo đuổi, thỏa mãn cảm giác này mà nhu cầu về chuyện ấy của chị em cũng tăng vọt.

– Một yếu tố tâm lý khác cũng ảnh hưởng đến chị em trong chuyện này là cảm giác gắn kết với chồng nhiều hơn. Việc nghĩ đến cảnh tượng “đầu bạc răng long” với người phối ngẫu khi có thêm một đứa trẻ trong cuộc đời khiến mẹ bầu cảm thấy gắn bó và muốn gần gũi với chồng nhiều hơn mức bình thường.

Giai đoạn mang thai có thể khiến mẹ bầu cảm thấy gắn kết hơn với chồng.

– Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai và nhận được sự chăm sóc dịu dàng từ người chồng cũng cảm thấy giá trị của mình được nâng cao và có cảm giác thỏa mãn về cuộc sống hôn nhân, do đó gia tăng các nhu cầu gắn kết với chồng.

Thông thường, phụ nữ khi mang thai có thể giảm nhẹ ham muốn vào thời kỳ đầu và cuối thai kỳ. Nhưng vào giữa thai kỳ, khi cơ thể đã quen với sự thay đổi và mọi thứ đã được mẹ kiểm soát từ việc tìm hiểu thông tin chăm sóc cho con đến chăm sóc bản thân thì các ham muốn bắt đầu quay trở lại.

Nhu cầu quan hệ khi mang thai ít hay nhiều phụ thuộc và từng mẹ bầu và là chuyện hoàn toàn bình thường. Điều này là cần thiết và có nhiều lợi ích cho cả mẹ, bố và thai nhi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi mang thai, các mẹ bầu cũng nên tìm hiểu về các tư thế phù hợp và những trường hợp nên kiêng kị chuyện phòng the trong thai kỳ.

chúng tôi

Dau Lung Khi Mang Thai, Đau Lưng Khi Mang Thai

Dau lung khi mang thai, đau lưng khi mang thai, đau lưng khi có thai, đau lưng khi mang thai tháng 7, đau lưng khi tuần đầu mang thai

dau bung di ngoai khi mang thai

dau bung duoi khi mang thai thang dau

dau bung khi mang thai thang thu 7

đau cửa mình khi mang thai

đau đầu khi mang thai

dau hong khi mang thai

dau mat khi mang thai

dau mong khi mang thai

dau nguc khi mang thai

đau răng khi mang thai

đau rốn khi mang thai

dau vai khi mang thai

Triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng đầu :

Mang thai là giai đoạn vô cùng tuyệt vời và hạnh phúc của bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên những thay đổi trong cơ thể bà bầu lại khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thường ngày. Một trong những triệu chứng khiến bà bầu khổ sở nhất là đau lưng. Nhiều người cảm thấy rất đau khi ngồi hoặc làm việc lâu một tư thế, người khác lại cảm thấy đau đến mức mất ngủ. Vậy lí do nào dẫn đến đau lưng khi mang thai tháng đầu?

– Trong những tuần đầu tiên của thai kì, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Sự gia tăng hoocmon này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lưng ở bà bầu.

Sự gia tăng này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường của bạn.

– Tăng cân nhẹ: trong tháng đầu tiên của thai kì, nhất là ở tuần thai thứ 4, các bạn sẽ tăng cân nhẹ. Việc tăng trọng lượng cơ thể tạo ra sức ép khiến lưng bạn phải chống đỡ nặng hơn, đẫn đến đau lưng

– Ngồi làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế: vào tháng đầu khi mang thai đa số chị em phụ nữ đều chưa biết mình có thai do đó chưa có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngồi quá lâu khi làm việc hay ngủ nghỉ không đúng tư thế khiến cơ lưng của bạn bị mỏi và dẫn dến đau lưng. Do đó các bà bầu cần có chế độ làm việc thật phù hợp

Những biện pháp khắc phục đau lưng khi mang thai tháng đầu :

1. Chữa đau lưng từ ngải cứu:

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm:

– Lá ngải cứu rửa sạch t rộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.

– Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.

– Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp

2. Chữa đau lưng bằng lá ớt cay:

Các bạn chuẩn bị: Lá ớt cay, một cốc rượu trắng, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm như sau:

– Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng.

– Thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp.

– Bọc lá ớt đã sao nóng với rượu trắng vào chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần.

– Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết.

– Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn đem lại hiệu quả.

3. Chữa đau lưng khi mang thai tháng đầu bằng rượu gừng:

Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.

Cách làm:

– Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày

– Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

4. Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng như: sắt, canxi… vừa tốt cho bé yêu vừa giúp các bạn tránh đau lưng.

5. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu một tư thế và năng vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga và đi bộ.

6. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu

7. Kiểm soát cân nặng, không nên để trọng lượng tăng quá giới hạn cho phép.

Đau lưng khi mang thai tháng đầu chỉ mới biểu hiện ở những triệu chứng nhẹ, đến những tháng tiếp theo, nhất là những tháng cuối của thai kì thì tình trạng này còn kéo dài và tăng lên đáng kể. Do đó các bà bầu nên thực hiện theo những cách chỉ dẫn trên để đảm bảo một cơ lưng tốt và tránh đau lưng khi mang thai tháng cuối.

( ST)

Dau lung khi mang thai, đau lưng khi mang thai, đau lưng khi có thai, đau lưng khi mang thai tháng 7, đau lưng khi tuần đầu mang thai