Top 9 # Xem Nhiều Nhất Yeu Nhu The Nao De Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Download Ba Bau Nen Nghe Dia Nhac Nao De Con Thong Minh?

Bà bầu nên nghe đĩa nhạc nào để con thông minh? Các bà mẹ có thể cho thai nhi nghe nhạc từ tuần thứ 16 trở lên. Mỗi ngày từ 1 tới 2 lần, mỗi lần thì nên kéo dài từ 20 đến 25 phút. Ngày nay, chuyện nghe nhạc đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu được của các bà mẹ tương lai. Những giai điệu của âm nhạc cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những người sắp làm mẹ và tinh thần của đứa trẻ. Các nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc và Nhật Bản đã chứng minh: Các bà mẹ khi mang bầu nghe nhiều âm nhạc có lợi cho việc dưỡng thai, đồng thời giảm thấp áp lực của người sắp làm mẹ. Thai nhi sẽ phát triển không tốt nếu tâm trạng bà bầu không được thoải mái. Cơ thể bà bầu sẽ được thư giãn nếu biết cách nghe nhạc hợp lý. Sự giảm những căng thẳng ở bà bầu khiến thai nhi có thể phát triển một cách bình thường và tốt nhất. Âm nhạc chính là liều thuốc kỳ diệu giúp bà bầu giảm stress. Dưỡng thai bằng âm nhạc Dưỡng thai bằng âm nhạc ngày nay càng được nhiều người ứng dụng. Nó không chỉ thúc đẩy sự phát triển cơ thể thai nhi mà còn bồi dưỡng thiên bẩm âm nhạc cho trẻ. Trước kia, khi nói tới việc dưỡng thai thì người ta chỉ cần nghĩ tới việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần các bà mẹ luôn thoải mái là được. Ngày nay, các chuyên gia còn khuyến khích phụ nữ tích cực trong việc dưỡng thai, đặc biệt phương pháp dưỡng thai bằng âm nhạc là một trong phương pháp dưỡng thai hữu hiệu thường gặp nhất. Tiến sỹ Minh Châu (Đại học Y) cho biết: Âm nhạc có tác dụng rất tốt cho phụ nữ mang thai như giảm căng thẳng mệt mỏi. Đặc biệt, âm nhạc có tác dụng trong việc dưỡng thai. Mẹ khỏe mạnh, bé sẽ phát triển tốt hơn nếu chọn loại âm nhạc thích hợp cho mẹ và thai nhi. Dưỡng thai có 2 loại âm nhạc: một là cho người mẹ nghe với loại nhạc tao nhã, yên tĩnh; một loại khác cho thai nhi cần nhẹ nhàng, nhanh, sống động. Nhưng vẫn còn tùy vào một số người mang thai, nếu thai nhi đạp tương đối mạnh có thể chọn khúc nhạc nhẹ nhõm, tiết tấu mạnh. Nghe nhạc vào thời điểm nào? Tiến sĩ Minh Châu cũng cho biết thêm, nghiên cứa của Giáo sư Chung – Hey Chen ở trường Đại Học Dược Kaohsiung Đài Loan đã chứng minh: Các bà mẹ có thể cho thai nhi nghe nhạc từ tuần thứ 16 trở lên. Mỗi ngày từ 1 tới 2 lần, mỗi lần thì nên kéo dài từ 20 đến 25 phút. Một điều cần lưu ý cho các bà mẹ đó là em bé trong bụng thường ngủ khi người mẹ hoạt động và thức khi người mẹ thư giãn. Vì vậy, người mẹ nên chọn thời điểm nghe nhạc lúc bé thức giấc là thích hợp nhất vì lúc này bé có thể cảm nhận được âm nhạc từ mẹ nhiều hơn. Các bà mẹ có thể chọn thời điểm nghe nhạc vào trước lúc đi ngủ hoặc lúc thư giãn trên giường hoặc trong buồng tắm. Nghe nhạc gì? Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nhạc cổ điển là lựa chọn tốt nhất đối với thai nhi. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Giai điệu của các bài hát ru, bài hát đồng quê giản dị, gần gũi với thiên nhiên những bản nhạc cổ điển như của Bethoven, Mozart,Vivaldi, Teleman và Handel… nhẹ nhàng, mượt mà êm dịu có tần số nhịp từ 60 – 80 nhịp/phút tương tự với tần số nhịp tim của con người nên dễ dàng hoá giải những căng thẳng, buồn phiền, lo âu cho các bà mẹ mang thai. Các bà mẹ không nên lựa chọn những dòng nhạc mạnh như Rap, Rock vì những âm thanh mạnh, lộn xộn của Rap, Rock thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định những loại nhạc như vậy không tốt cho bé chút nào mà có thể làm cho bé bị stress. Hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều các địa nhạc dành cho bà bầu, các mẹ có thể tìm mua tại các cửa hàng bán băng đĩa. Khi nghe nhạc, nếu phụ nữ mang thai bụng to có thể tăng âm lượng to lên một chút và bụng nhỏ giảm đi một chút. Cùng với thai nhi người mẹ có thể nghe những gia điệu nhạc mình yêu thích để đạt tâm lý thoải mái, thư giãn nhất. Xin giới thiệu một số album tốt cho phụ nữ mang thai như sau: – Album “Phép màu nhiệm cho con”: Album này là lời nhắn gửi đầy yêu thương, dịu dàng và ý nghĩa cho đứa con của bạn. Bé cảm nhận được tình cảm và sự yêu thương của lòng mẹ. Vì thế, cảm xúc của bé phong phú hơn. – Album “Baby Bach”: Album này mang màu sắc của thế giới thực, cuốn hút bé qua thị lực và thính lực. Âm nhạc phóng khoáng, tràn đầy năng lượng, lòng hăng hái và sự tự do. Album có tác dụng nâng cao trí thông minh và phát triển khả năng hội họa. – Album “Baby Mozart”: Album này cónhững giai điệu mang nhiều màu sắc, hình ảnh, tình cảm sẽ kích thích trí thông minh, khả năng nhận biết cảm xúc trước khi bé chào đời. – Album “Baby Chopin”: Khả năng nhận cảm thế giới bên ngoài của thai nhi phong phú hơn với những âm thanh du dương, vui sáng, trong trẻo, tinh khiết. Cách nghe nhạc Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết nên nghe nhạc thế nào cho đúng, để không ảnh hưởng tới bé cũng sức khỏe của mẹ. Hiện nay, các bà Bầu đang áp dụng 2 cách nghe nhạc đó là: áp tai nghe vào bụng để bé nghe dễ hơn hoặc là bật loa thật to với mong muốn, bé ở trong kia sẽ tiếp xúc được với âm thanh. Vậy bà Bầu nào biết cách nghe? Tiến sĩ Minh Châu khuyên các bà mẹ tùy theo hoàn cảnh bạn có thể cho bé nghe bằng cả hai cách. Ở cơ quan, không được bật nhạc to chẳng hạn, bạn có thể dùng tai nghe chuyên dụng chỉ dành cho bà bầu có bán ở các cửa hàng áp vào bụng để cho bé nghe. Đôi khi, ở nhà, bạn có thể bật nhạc, nhún nhẩy theo giai điệu hoặc thì thầm lời hát với bé,… Bé cảm nhận được sự yêu thương và cuộc sống trên thế gian thật tuyệt vời… Những điệu nhạc nhẹ nhàng, bồng bềnh, du dương sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc của bé yêu. Các mẹ bầu cần chú ý phối hợp đồng bộ các tác dụng của từng loại nhạc để mang lại cho bé sự yêu thương ngọt ngào nhất.

Nhu Cầu Vitamin Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú

Nhu cầu vitamin A ở phụ nữ có thai là 800mcg/ngày, ở phụ nữ cho con bú là 1300mcg/ngày.

Ở phụ nữ có thai là 10 microgam/ngày ( 400UI/ngày), nhu cầu này gấp đôi so với lúc không mang chúng tôi cầu đó đảm bảo cho vitamin D đi qua rau thai tham gia vào quá trình chuyển hóa xây dựng xương cho thai nhi.

Vitamin D là loại tan trong chất béo và được thấy có trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc gia

Chuyển hóa vitamin D cần thực hiện dưới tia cực tím (ánh nắng mặt trời).

*Vitamin B1 ( Thiamin)

Vitamin B có trong sữa và hạt thô.

Nhu cầu hàng ngày là 1,1mg. Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1,5 mg/ngày

*Vitamin B2 (Riboflavin)

Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, phomat, và cá.

Nhu cầu hàng ngày cần 1.3mg.

Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1,6mg/ngày, và giai đoạn cho bú bú lên tới 1,8mg/ngày.

Nhu cầu về vitamin C còn khác nhau giữa các nước.

Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ có thai được đề nghị tăng thêm 10mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm 30mg/ngày ( theo WHO).

Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm các gốc tự do việc hình thành procollagen.

Vitamin có trong hoa quả và rau xanh.

Thiếu vitamin C mạn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới bệnh scorbut.

Nhu cầu vitamin C hàng ngày là 60mg.

Thời kỳ thai nghén cần 70mg/ngày và tăng tới 95mg/ngày trong giai đoạn cho con bú.

Là vitamin B tổng hợp hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp AND và nhân tế bào.

Có trong các loại hạt, đậu khô và rau có lá.

Những phụ nữ không mang thai cần 0,2 mg/ngày, còn phụ nữ có thai cần 0,4mg/ngày, và giảm xuống còn 0,2 mg/ngày trong giai đoạn cho bú.

Vào những năm 1998, FAD Hoa kỳ chuẩn sử dụng các loại hạt giàu floate trong thực phẩm.Làm giàu ngũ cốc đã giảm 25% tỷ lệ mắc các bệnh dị tật hở ống thần kinh (CDC, 2004) .Tuy vậy, lượng acid folic cũng không được cung cấp đủ trong khẩu phần thức ăn trung bình của người dân Mỹ và hàng ngày cần bổ sung thêm 0,4mg cho phụ nữ khỏe mạnh.

Folat cần được cung cấp 3 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kì thứ nhất.

Nếu thai phụ đã từng có con bị dị tật ống thần kinh, việc bổ sung folat trong lần mang thai tiếp theo là việc hết sức cần thiết và cần tăng tới 4mg/ngày.

*Ngoài các loại vitamin kể trên, việc cung cấp các loại vitamin khác cho phụ nữ có thai và đang cho con bú cần được cân nhắc theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

nguồn ghi copy : daihocduochanoi.com

link tại : nhu cầu vitamin cho phụ nữ có thai và cho con bú

Dinh Dưỡng Khi Mang Thai: Nhu Cầu Tinh Bột Của Mẹ Bầu

Ăn đủ khẩu phần tinh bột trong một ngày sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và chống lại mệt mỏi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn nhiều tinh bột cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì

Vừa là nguồn dinh dưỡng chính tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và bé, tinh bột vừa có ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, thừa tinh bột trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, béo phì và các bệnh tim mạch. Vậy, ăn bao nhiêu tinh bột là đủ?

1/ Bầu cần bao nhiêu tinh bột mỗi ngày?

Để có một chế độ dinh dưỡng khi mang thai đúng, bà bầu nên ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. “Thiên vị” chất nào hơn cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Không nên ăn quá no hoặc quá đói. Tốt nhất, nên ăn sau mỗi 4 tiếng/ lần. Cơm và bánh mì là 2 thực phẩm chứa nhiều tinh bột bầu nên thêm vào thực đơn của mình. Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú. Tuy nhiên, bầu nên hạn chế ăn bún vào buổi tối. Vì bún là gạo được ngâm nở chua, có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

– Ăn vừa ở 3 tháng giữa: Tuy nhu cầu năng lượng có tăng thêm 300 calories, nhưng khẩu phần tinh bột của bầu vẫn nên duy trì như 3 tháng đầu. Mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 1 chén cơm. Hơn nữa, thay vì nạp tinh bột từ cơm, bầu có thể bổ sung tinh bột từ những nguồn khác như ngũ cốc, bánh mì đen, gạo lứt…

– Ăn để “chạy đua” cân nặng cho thai nhi ở 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhanh và nhiều nhất. Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan, lớp mỡ dưới da của bé cũng đang được hình thành và phát triển để chuẩn bị chào đời. Giai đoạn này, khẩu phần tinh bột của mẹ bầu có thể “nhỉnh” hơn một chút, khoảng 2 chén cơm mỗi bữa. Tuy nhiên, nên chia thành nhiều lần ăn nhỏ trong ngày.

3/ Lưu ý cho mẹ bầu cần biết

– Song song với chế độ dinh dưỡng, bầu nên tăng cường tập luyện thể dục, vừa giúp cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa, vừa chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

– Không chỉ chứa tinh bột, bánh mì còn có một lượng muối nhất định, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng. Tốt nhất, thay vì ăn bánh mì trắng, bầu nên ăn bánh mì đen, các loại yến mạch, lúa mạch…

– Tinh bột kết hợp với a-xít béo ở mức độ cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch. Thậm chí, theo nghiên cứu, thừa tinh bột còn nguy hiểm hơn so với việc thừa chất béo trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Vì vậy, bầu nên kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng lại không quá dư thừa.

Thai Nhi 28 Tuần Tuổi Nhu Cầu Dinh Dưỡng Cao Cho Bé Phát Triển

Thay đổi của thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần nặng khoảng 1- 1,1 kg và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 33 – 35 cm (đầu đến mông khoảng 23 – 25 cm).

Từ tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu xoay đầu về vị trí đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Hầu hết khoảng thời gian trong ngày bé bận rộn với việc tập những kỹ năng mới như nháy mắt, mút ngón tay, ho, nấc và hít thở.

Những thay đổi của thai nhi khi bước sang tuần thứ 28.

Cũng tại thời điểm này, thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng lọc qua tử cung của mẹ. Trong não của bé hàng tỉ tế bào thần kinh đang phát triển, bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với các vết lõm điển hình; lông mày, lông mi của bé đã xuất hiện và tóc mọc dài ra; chất béo trong cơ thể bé tăng lên nên thân hình tròn trịa hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.

Ngay ở thời điểm này, qua thiết bị siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.

Nếu bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sinh, bé vẫn còn đến hai tuần để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy mẹ chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 28

Ngày thứ 190: Mặc dù tử cung có nhiều biến đổi ở tam cá nguyệt này thì bé vẫn duỗi người và thúc nhiều vào bụng mẹ. Hầu như bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt ít nhất là 10 cú huých của bé vào mỗi sáng.

Mẹ làm cho bé: Để tăng cường độ chắc khỏe cho xương bé và bạn, mỗi ngày bạn cần 250ml can-xi. Nên uống 3-4 ly sữa hớt váng hoặc nước cam tươi là đủ.

Ngày thứ 191: Não bộ của bé tăng trưởng từng bước một. Xương sọ của bé khá mềm ở tuần tuổi này.

Mẹ làm cho bé: Bạn nên ngủ trưa, chợp mắt một chút giúp bạn thoải mái tinh thần mà bé cũng được nghỉ ngơi theo.

Ngày thứ 192: Bề mặt trước của não bé có vẻ trơn hơn.

Mẹ làm cho bé: Bạn cần bổ sung tiếp omega-3 để giúp bé tăng cường trí não, nguồn omega-3 dồi dào nhất vẫn là các loại cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu olive…

Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3.

Ngày thứ 193: Bé của bạn đã có thể mở mắt nhưng chỉ trong vòng 1 – 2 giây

Mẹ làm cho bé: Mặc dù bạn muốn liều lĩnh để có được một làn da nâu bóng thì giới hạn tốt nhất vẫn là nằm trên giường cho đến khi bé yêu ra đời. Lý do là bé sẽ gặp nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đột ngột. Trong khi đó, mặc dù bạn sử dụng các loại thảo mộc và sữa dưỡng thể chống nắng nhưng ánh nắng vẫn có thể thẩm thấu qua da.

Ngày thứ 194: Não bộ của bé đã có thể quản lý việc hô hấp và điều chỉnh thân nhiệt

Mẹ làm cho bé: Sau khi bé chào đời, nếu bạn muốn xác định xem nhiệt độ cơ thể bé quá nóng hay quá lạnh, hãy sờ vào sau gáy của bé. Nếu bé lạnh, hãy ủ ấm cho bé, đừng quên làm ấm cả tứ chi của bé.

Ngày thứ 195: Bé giờ đã có thể nghe, nếm, nhìn, ngửi nhiều hơn mỗi ngày.

Mẹ làm cho bé: Cho bé làm quen với những âm thanh ồn ào thường nhật trong gia đình bạn, tiếng chó sủa, tiếng máy hút bụi, tiếng tivi…và đừng ngạc nhiên là bé có thể ngủ rất say với những âm thanh ồn ào đó.

Ngày thứ 196: Số lượng tế bào mô não bắt đầu gia tăng nhanh và nhiều hơn.

Mẹ làm cho bé: Tìm một cái tên thật hay cho con, kể cả tên đệm, tên gọi âu yếm ở nhà nữa.

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần mang thai thứ 28

Đây là giai đoạn bạn có rất nhiều cảm xúc nảy sinh. Bạn bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các phụ nữ mang thai, em bé, trẻ con, quan tâm đến kinh nghiệm của phụ nữ mang thai khác. Ngay cả khi bạn mang thai ngoài kế hoạch, đến tuần thứ 28 này bạn bắt đầu cảm nhận thiên chức làm mẹ rõ rệt hơn. Nếu bình thường bạn không phải là người dễ bộc lộ cảm xúc, ở tuần thứ 28 này bạn sẽ thay đổi. Khi bạn xem tin tức hoặc nghe những câu chuyện không vui, bạn dễ dàng xúc động và rơi lệ.

Trong suốt trải nghiệm của đời người thì giai đoạn tâm lý nhạy cảm nhất là khi bạn mang thai. Nhưng việc này không có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Việc có nhiều cảm xúc, trở nên nhạy cảm, mong manh trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Đây chính là sự kỳ diệu của tạo hoá khi tăng độ cảm xúc cho các bà mẹ để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con mình một cách nhạy cảm và tình cảm hơn.

Sự thay đổi trong cơ thể bạn:

Em bé trong bụng bắt đầu phát triển hơn và sẽ dịch chuyển xuống chèn vào bàng quang làm cho bạn cần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thậm chí, bạn sẽ cảm giác khó chịu vì đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác là chưa tiểu hết. Tuy nhiên, bạn đừng nên chạy vội vã ra khỏi nhà vệ sinh. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng làm trống bàng quang mình và vệ sinh tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Chứng mất ngủ vào buổi tối bắt đầu gây khó chịu cho bạn dù bạn đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục. Tuy nhiên, có vài biện pháp như việc duy trì thói quen trước khi đi ngủ của mình, tránh đưa lượng caffeine vào cơ thể vào buổi chiều, nằm ở hướng gió mát nhè nhẹ trong phòng ngủ và đảm bảo một cái giường thật êm ái cùng gối dựa giúp bạn thay đổi tư thế cho thoải mái. Vài tiếng động dễ chịu như tiếng quạt gió hoặc âm nhạc thư giãn cũng hữu ích.

Mẹ có thể bị mất ngủ trong thời gian thai nhi 28 tuần tuổi.

Bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc an thần và thuốc ngủ vì những loại được phẩm này có tính rủi ro cao và không có lợi cho thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa, kê thêm gối, nằm nghiêng một bên và kê đùi trên gối ôm dài. Hãy để máy tính và điện thoại ngoài phòng ngủ. Dọn dẹp phòng ngủ tạo không gian thoải mái vì phòng ngủ là nơi bạn nghỉ ngơi và thanh tịnh.

Bạn cũng cảm thấy khó chịu với chứng chuột rút do giãn tĩnh mạch ở chân. Có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân khiến chân bị chuột rút.

Bà bầu thường bị chuột rút vào những thời gian cuối thai kỳ.

Ở một vài trường hợp, phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch nơi âm đạo tạo sự khó chịu cực kỳ nếu đang bị trĩ cùng giai đoạn. Vài biện pháp cải thiện như chọn đồ lót có chất liệu lycra phù hợp yêu cầu vừa bó sát và phải co giãn tốt thuận tiện các cử động, chọn vớ dài phù hợp hỗ trợ, ngâm mình hoặc tắm mát và tránh đứng quá lâu. Kiểm tra việc tăng cân và nâng chân và đùi cao bất cứ khi có thể. Chứng giãn tĩnh mạch có thể giảm sau khi sinh vài tháng, nhưng vẫn có thể tiếp tục gây cho bạn sự khó chịu trong vài trường hợp.

Những triệu chứng phổ biến khi mang thai 28 tuần là:

Đầy hơi

Chóng mặt

Nghẹt mũi

Hội chứng bồn chồn chân tay

Chảy máu nướu răng

Da, tóc và móng phát triển nhanh

Những thay đổi về mặt tâm lý:

Nếu bạn còn đang đi làm, bạn sẽ có một chút cảm giác nặng nề và rất khó tập trung. Nếu bạn đang làm công việc toàn thời gian, sẽ có khả năng muốn chuyển sang làm việc bán thời gian cho đến khi bạn nghỉ thai sản. Hãy hỏi người quản lý trực tiếp của bạn nếu bạn có thể làm việc tại nhà hoặc chuyển sang những công việc nhẹ nhàng hơn trong vài tuần còn lại. Khi đó, có thể bạn sẽ cần bổ sung tờ giấy xác nhận của bác sĩ.

Nếu bạn còn phải chăm sóc thêm đứa con lớn trong lúc mang thai, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy bạn hãy tranh thủ kết hợp việc nghỉ trưa với các con. Hãy thoả thuận với ông xã việc chăm sóc con cái, phân chia việc nhà để bạn có thời gian nghỉ. Sự mệt nhọc có thể làm tâm trạng mọi người trong nhà đi xuống.

Bạn có gặp khó khăn trong việc tập trung? Nếu bạn đang học tập hoặc nghiên cứu, bạn sẽ thấy tâm trí mình bay bổng ngoài cuốn sách. Tập trung vào những công việc cần làm ngay có thể cần một lực tập trung tinh thần cao độ khi bạn đang trong giai đoạn thai kỳ cuối. Nếu bạn đang chần chừ và tìm lý do để không phải làm việc bạn phải làm, hãy tự cài đặt giờ đồng hồ chính xác khoảng thời gian mình cần phải làm. Hãy tự ép mình phải thật sự tập trung trong vòng một tiếng và nghỉ giải lao. Nó sẽ rất hiệu quả!

Khi mang thai, mẹ nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ để phòng tránh táo bón. Thêm vào đó, bé con của mẹ vẫn cần được cung cấp acid folic và vitamin để tạo máu và phát triển.

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Mẹ nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày như cải bó xôi, đậu bắp, súp lơ… Mẹ cũng có thể chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ để tránh khó tiêu mà vẫn nạp vào đủ năng lượng cho thời gian mang thai tuần 28 này.

Ăn ổi cung cấp nhiều vitamin C cho bà bầu.

Cũng như các tuần trước, khi mang thai tuần 28 mẹ cũng nên uống thật nhiều nước vì sẽ giúp tăng lượng nước ối trong tử cung của mẹ. Việc này cũng hỗ trợ cho mẹ tránh khỏi các tình trạng như tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sinh non.

Một điều mẹ cần nhớ là hãy thường xuyên nghỉ ngơi, vào buổi tối mẹ chỉ nên ăn các món ăn nhẹ, uống 1 ly sữa nóng và đi ngủ sớm. Khi tinh thần được thư giãn, mẹ sẽ tránh cho bản thân bị làm phiền bởi những cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi mang thai cũng như chứng khó ngủ đấy mẹ ạ.

Tử cung của bạn lớn lên mỗi ngày để phù hợp với sự phát triển của bé. Điều này cũng khiến cho mẹ mắc phải các triệu chứng của bệnh trĩ. Mạch máu ở vùng hậu môn sưng lên là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nếu bị ngứa hoặc có cảm giác đau đớn, hãy thử ngâm mình trong một bồn tắm ngồi hoặc chườm lạnh ở các vùng này.

Bạn phải tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai. Để tránh cảm giác khó chịu của bệnh táo bón gây ra, bạn nên có một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.

Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón vẫn tiếp tục trong giai đoạn này. Các loại hoocmon thai kỳ, đặc biệt là progesterone khiến các mô của mẹ giãn ra, ở cả đường tiêu hóa. Chậm tiêu có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi và ợ nóng, đặc biệt là sau khi bạn ăn quá nhiều, các triệu chứng của táo bón cũng theo đó mà xuất hiện.

Bạn nên khám thai hai tuần một lần ngay từ lúc này cho đến tuần thứ 36. Bạn nên chú ý tới một vài điểm sau:

Siêu âm Rhogam

Chụp hình ảnh sơ đồ hoạt động của bào thai

Tính các lần bé đạp

Tham gia các lớp học tiền sản

Nên cho bé bú sữa mẹ hay bú bình

Không có quy định nào về việc bạn bắt đầu nghỉ sinh vào lúc nào. Có bà mẹ quyết định nghỉ sinh sớm khi họ thấy cơ thể nặng nề từ tháng thứ 8 để chờ sinh, nhưng cũng có mẹ làm việc sát đến ngày dự sinh mới nghỉ sinh. Thời gian nghỉ sinh sẽ tính theo quy định từ ngày bạn quyết định nghỉ, vì vậy tùy vào thể trạng và tình hình mang thai của bản thân cũng như hoàn cảnh thực tế ở doanh nghiệp nơi công tác để quyết định thời điểm nghỉ sinh.

Thai phụ cũng được nghỉ khám thai 5 lần trong suốt thai kỳ, mỗi lần 1 ngày (không tính ngày nghỉ hàng tuần và ngày lễ).

Câu hỏi 2: Ngoài chế độ nghỉ, tôi có được hưởng trợ cấp gì khi mang thai và sinh con?

Trong khi nghỉ sinh, bạn được hưởng trọn vẹn tiền công theo mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh. Các ngày nghỉ khám thai theo quy định cũng được Bảo hiểm xã hội chi trả tương tự nghỉ sinh con. Ngoài ra, bạn còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương tối thiểu theo quy định Nhà nước.

Câu hỏi 3: Nếu tôi bị sẩy thai hoặc mất bé trong khi mang thai, tôi có được nhận chế độ thai sản?

Nếu không may bị sẩy thai, buộc phải bỏ thai, hoặc thai chết lưu, bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau: 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng, 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, và 50 ngày nếu thai trên 6 tháng (thời gian nghỉ bao gồm ngày nghỉ hàng tuần và các ngày lễ). Thời gian này bạn được hưởng 100% lương theo bình quân lương đóng bảo hiểm lao động của 6 tháng liền kề trước.

Mua sắm vài thứ cần thiết. Hãy lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước cho một vài tuần đầu tiên sau sinh khi mẹ không thể ra ngoài mua sắm được:

Tã bỉm sơ sinh và khăn em bé.

Đồ dùng cho trẻ sơ sinh như bấm móng tay, nhiệt kế, hút mũi cao su và vú giả.

Bột giặt an toàn cho trẻ sơ sinh.

Băng vệ sinh cho mẹ (vì mẹ sẽ chảy sản dịch trong vài tuần sau sinh).

Khăn giấy và chén đĩa giấy để tiện dọn dẹp sau bữa ăn.

Mẹ bầu sắm đồ sơ sinh cho bé.

Tận hưởng sự tự do: Hãy tận hưởng những tuần cuối trước khi sinh để làm những việc mẹ yêu thích như xem phim, chăm sóc da, hoặc một bữa tối lãng mạn với chồng chẳng hạn.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 29 tuần tuổi