Top 5 # Xem Nhiều Nhất Yêu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Quan Hệ Và Cứ “Yêu” Khi Muốn!

Quan hệ khi mang thai có phải là bí mật động trời gì đâu mà dấu kín. Đây là nhu cầu sinh học đời thường của các cặp vợ chồng. Và cũng là cách để giữ lửa yêu thương. Hơn nữa, bác sĩ cũng không hề ngăn cấm bầu bì là phải kiêng!

Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ và cứ “sex” nếu bầu muốn

Tại sao ư? Vì 3 lý do rất đời thực và khoa học như sau:

Thứ nhất quan hệ tình dục khi mang thai rõ ràng không phải là xâm phạm vào một lãnh địa cấm nào đó mà là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho cả hai vợ chồng. Không chỉ các nhà khoa học mà bác sĩ chuyen khoa cũng đồng tình rằng sex hoàn toàn an toàn.

Kế tiếp, thai nhi còn quán nhỏ, chưa phát triển đủ dây thần kinh để nhận biết được cha mẹ chúng đang làm “chuyện ấy”. Thai nhi được bao bọc bởi nước ối êm ái nên chẳng thể nào nhận ra chuyện gì khác thường. Nếu có một thai kỳ khoẻ mạnh và vẫn có cảm hứng để quan hệ, tại sao mẹ bầu không tận hưởng trải nghiệm mới mẻ này nhỉ?

Thứ ba, sex trong thời gian mang thai giúp bầu dễ dàng đạt khoái cảm. Lý do? Bởi vì toàn bộ vùng bộ phận sinh dục và vùng xương chậu, bao gồm cả tử cung, có nhiều máu hơn (do mạch máu giãn nỡ), làm cho vùng âm đạo trở nên nhạy cảm hơn.

Khi đó chỉ cần một kích thích nhỏ sẽ khiến cho vùng âm đạo co bóp để vận chuyển máu, kết quả là bà bầu sẽ cảm thấy thích thú hơn, “lên đỉnh” nhanh hơn.

Xin khẳng định một lần mữa tình dục không ảnh hưởng gì đến thai nhi trong suốt thai kỳ cho đến khi vỡ nước ối.

Chồng nên thay đổi những gì, khi biết nàng có thai?

Ái ân là cần lãng mãng, thăn hoa cần vợ chồng hiểu nhau. Đó là lý do phu quân khi biết tin vợ có thai nên cùng nàng đến kì thăm khám phụ khoa đầu tiên với bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra, xem phôi thai phát triển thế nào, liệu tất cả có đang ổn. Để an toàn, trong giai đoạn đầu thai kỳ nên từ bỏ mọi dụng cụ hộ trợ và mọi tư thế “tạo ấn tượng” mạnh mẽ. Mục đích, để tránh mọi dạng viêm nhiễm, chấm thương, nỗ lực và căng thẳng cơ bắp thái quá (nhất là ở khu vực bụng).

Trở về với tư thế quan hệ kinh điển truyền thống và chuyển dần cùng thời gian sang tư thế từ đằng sau và nằm nghiêng. Quan trọng nhất, để phu nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an toàn và không đòi hỏi nỗ lực quá sức.

Tư thế sex an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Trong giai đoạn đầu, khi cơ thể chưa có nhiều sự thay đổi, bầu vẫn có thể trung thành với tư thế truyền thống, chàng trên nàng dưới. Tuy nhiên, theo thời gian, khi cơ thể đã trở nên nặng nề hơn, mẹ bầu nên tránh những tư thế “giao ban” làm gia tăng áp lực lên vùng bụng, những động tác khó hoặc quá mạnh.

Một số tư thế quan hệ khi mang thai an toàn bầu có thể thử như:

Tư thế “úp thìa”: Cả hai nằm song song, và anh xã sẽ xâm nhập từ phía sau. Với tư thế này, phần lưng của mẹ bầu sẽ “gánh” hết áp lực và trở thành một “điểm tựa” cho vùng bụng.

Bầu “cầm lái”: Không có áp lực lên bụng, và bạn có thể kiểm soát tốc độ và chiều sâu của sự thâm nhập tốt hơn.

Bên cạnh giường: Bạn nằm ngửa trên mép giường, đầu gối cong và bàn chân trên mép giường. Khá giống với kiểu “yêu” truyền thống, nhưng với tư thế này, bầu sẽ không phải chịu thêm áp lực của anh xã lên bụng.

Sau khi quan hệ, trường hợp nào cần đi khám thai ngay?

Mọi chuyện đang diễn ra như ý muốn nhưng bất chợt vợ yêu cảm thấy đau bụng hoặc có vấn đề nào đó bất thường xuất hiện, chồng cần đưa vợ đi khám thai càng sớm càng tốt.

Giai đoạn bầu bì có thể là thời kỳ đỉnh cao trong “chuyện yêu” của nhiều cặp vợ chồng nhưng với những cặp khác, “chuyện ấy” lại là mối lo âu, sợ hãi. Đừng ngại chia sẻ cảm xúc sợ hãi và lo cho sự an toàn của thai nhi.

Trong trường hợp có bất cứ nghi ngại nào về “chuyện ấy” trong thời kỳ thai nghén thì hãy cởi mở và chia sẻ điều đó với bác sĩ.

Những trường hợp không nên quan hệ khi mang thai

Tiền sử bị sảy thai

Bị động thai hoặc có dấu hiệu sảy thai

Mắc bệnh lây qua đường tình dục

Nguy cơ từ bệnh viêm âm đạo

Bất thường về nhau thai

Thường xuyên xuất hiện những cơn co thắt

Xuất hiện triệu chứng suy tử cung

Có dấu hiệu rỉ ối

Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ và cứ quan hệ khi vợ chồng đều cảm thấy thoải mái. Dĩ nhiên những trường hợp cấm kỵ thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mang Thai 3 Tháng Đầu “Yêu” Có Làm Ảnh Hưởng Đến Em Bé

Trong quá trình mang thai tại sao bà bầu lại muốn quan hệ tình dục

Nữ giới trong thời kỳ đầu mang thai, nhất là vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn mà mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất trong cơ thể. Khi này, hormones nội tiết tố trong cơ thể tăng lên cao hơn so với bình thường. Điều này sẽ gây nên những biến đổi

Ngực căng tức, núm vú chuyển màu đậm và trở nên nhạy cảm hơn.

Thời kỳ này mẹ bầu có nhiều năng lượng và sẽ không có hiện tượng buồn nôn.

Lúc này, quá trình tuần hóa máu ở âm hộ cũng sẽ nhanh hơn.

Quan hệ mẹ bầu có làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Ngoài những thay đổi như trên, mẹ bầu trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu còn có nhu cầu sinh lý trở nên cao hơn, Bởi lượng hormone trong cơ thể tăng thì cũng kéo theo ham muốn chuyện “yêu” trở nên mạnh mẽ. Hiện tượng mẹ bầu có kích thích tình dục cao hơn so với bình thường là một hiện tượng sinh lý bình thường, vì vậy chị em không cần phải quá lo lắng.

Mang thai 3 tháng đầu “yêu” có làm ảnh hưởng đến em bé

Hiện nay, nhiều chị em có thắc mắc vấn đề: Mang thai 3 tháng đầu “yêu” có làm ảnh hưởng đến em bé không?” Với thắc mắc này thì bác sĩ chuyên khoa sản phụ cho biết:

Thời kỳ đầu mang thai tử cung nữ giới chưa bị chèn ép và chưa tạo sức nên chị em hoàn toàn có thể thực hiện quan hệ tình dục. Thậm chí, khoảng thời gian này còn là khoảng thời gian lý tưởng mà chị em cảm thấy “cuộc yêu” thỏa mãn và hưng phấn nhất. Bởi khi này lượng máu vùng kín tăng khiến cho các dây thần kinh cảm xúc trở nên nhạy cảm hơn, và khí hư cũng ra nhiều hơn tạo cảm giác trơn trượt hơn trong quá trình quan hệ. Trong thời kỳ mang thai chúng ta cũng không lên sử dụng thuốc kích dục nữ, hoặc khi sử dụng cần hướng dẫn của chuyên gia và bác sĩ.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Mẹ bầu trong khoảng thời gian 3 tháng đầu có thể quan hệ tình dục bình thường và vấn về “yêu” có làm ảnh hưởng đến em bé hay không? Thì câu trả lời là sẽ không. Khoảng thời gian này, quan hệ tình dục sẽ hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi. Tình dục khi mang thai là an toàn và có nguy cơ biến chứng thai nhi rất thấp.

Bà bầu 3 tháng quan hệ tình dục có sao không?

Tuy nhiên, chị em không nên vì thế mà lạm dụng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này. Bởi “yêu” trong quá trình mang thai sẽ không an toàn đối với thai nhi và thai phụ trong một số trường hợp sau:

Phụ nữ đã có tiền sử bị sảy thai hay đã từng sinh sinh non hoặc xuất huyết âm đạo.

Mẹ bầu đang mang thai sinh đôi hoặc sinh ba.

Nữ giới bị vỡ ối non tự nhiên.

Chị em bị vấn đề về nhau thai bám thấp hay nhau tiền đạo.

Tìm hiểu thêm bài viết: Các bước quan hệ tình dục trong chuyện phòng the

Nhức Mỏi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Nhức mỏi khi mang thai 3 tháng đầu là một dấu hiệu thường xảy ra khi mang thai, do những thau đổi về nội tiết, thay đổi về cơ thể khiến mẹ cảm giác nhức mỏi, mệt toàn thân khi mới mang thai. Trong giai đoạn mang thai, để đáp ứng sự phát triển của thai nhi cơ thể mẹ cần có sự thay đổi nhất định, đồng thời tâm lí và nội tiết thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi khiến mẹ cảm giác nhức mỏi nhiều hơn đặc biệt vùng lưng, vai.

Mang thai 3 tháng đầu bị nhức mỏi có ảnh hưởng thai nhi không và mẹ bầu cần nắm những kiến thức nào giúp mẹ vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất và giảm tình trạng đau nhức, một mỏi nhất ở giai đoạn này.

Nguyên nhân nhức mỏi khi mang thai 3 tháng đầu.

– Do thay đổi nội tiết tố progesterone tăng cao bởi nang hoàng thể thai kỳ bài tiết giúp pjooi thai phát triển, cùng với biểu hiện của ốm nghén, nôn mửa, khó ăn khiến mẹ mệt mỏi, khó ngủ dẫn tới tình trạng nhức mỏi toàn thân.

– Khi mang thai gần tới tháng thứ 3 lúc mà thai nhi đã dần phát triển và bụng cũng lớn hơn một chút khiến mẹ khó có tư thế nằm thoải mái, một nguyên nhân khiến tình trạng nhức mỏi phổ biến hơn và hầu hết mẹ bầu gặp phải khi mang thai.

– Ốm nghén kéo dài, thiếu chất, sắt và do tâm lý lần đầu mang thai lo lắng khiến mẹ bị đau nhức và mệt mỏi nhiều hơn.

– Do tư thế ngồi thường ngày cũng khiến mẹ bị đau mỏi lưng nhiều hơn.

– Do thói quen sinh hoạt thường ngày nên khi mang thai chưa thể thay đổi ngay thói quen này cũng có thể khiến mẹ bị nhức mỏi cơ thể.

Nhức mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nên làm gì?

– Bổ sung đủ năng lượng

Đầu tiên hãy chia nhỏ bữa ăn của 1 ngày ra thành 5-6 bữa nhỏ giúp mẹ giảm ốm nghén và thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn. Uống đủ nước mỗi ngày tốt nhất nên khoảng 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra mẹ có thể bổ sung them các loại thức uống từ trái cây như: nước ép hoa quả, sinh tố…

– Tập thể dục

Vận động nhẹ 30-40p mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai giúp giảm cơn nhức mỏi hiệu quả khi mang thai.

– Ngủ đúng tư thế và đúng giờ

Ngủ đúng giờ và đúng tư thế giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn, giảm một mỏi và đau nhức do ngủ sai tư thế.

Nếu cần mẹ nên dùng gối ôm bà bầu giúp có giấc ngủ tốt hơn, cải thiện 80% đau nhức và mệt mỏi, khó ngủ suốt thai kỳ.

Tham Khảo:

– Hạn chế làm việc quá sức

Không nên làm việc nhiều ở giai đoạn mang thai, nên có thời gian biểu và hạn chế các công việc nặng, không mang vác vật nặng hay lên xuống cầu thang nhiều.

– Có tư thế ngồi thoải mái

Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối

Đau lưng khi mang thai là bình thường hay nguy hiểm, cơn đau lưng khi mang thai diễn ra như thế nào, đây là những thắc mắc rất thường gặp của các mẹ bầu. Ước muốn lớn nhất của các mẹ bầu là làm sao để đẩy lùi và giảm bớt chứng đau lưng khi mang thai.

Mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng vấn đề gì không?

Có bầu 3 tháng đầu bị đau lưng là bình thường vì đây là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Nguyên nhân khiến mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ có thai thường hay bị đau lưng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng… có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.

Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng. Các hoóc môn mà thai phụ tiết ra cũng làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng.

Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Thai càng lớn thì lưng khòm xuống càng nhiều và gây nên những cơn đau. Mặt khác, một vài hoóc môn tiết ra khi mang thai có tác dụng làm cho da căng ra để tạo điều kiện cho sự trao đổi chất và em bé có thể lớn lên được dễ dàng. Nhưng chúng lại làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể người mẹ và tạo nên những cơn đau ở thắt lưng.

Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi.

– Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

– Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

– Luyện tập tư thế đúng: Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm về phía trước quá nhiều.

Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

– Mát-xa: Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi

– Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau.

– Tư thế ngủ: Cần phải nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.

– Cẩn thận khi ngồi và đứng: Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu.

Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.

– Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền: Tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của Bác sĩ sản khoa

Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi sẽ làm các mẹ cảm thấy không thoải mái, dễ chịu, điều này hoàn toàn bình thường. Đau lưng cũng chính là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất khi mang thai.

Áp dụng những bí quyết nêu trên và cố gắng tập luyện để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ, chắc chắn sẽ làm dịu được những cơn đau.

Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối

Một số cách đơn giản khắc phục chứng đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối của sản phụ:

– Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.

– Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…)

– Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp, không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.

– Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp

– Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân, hoặc đau kéo dài.

– Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ cũng giúp bạn hạn chế đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối.

– Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.

– Thai phụ nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Ngoài ra mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.

– Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát. Dùng ngải cứu rang muối, rượu gừng để chườm và xoa bóp lưng vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm thiểu các triệu chứng đau lưng.

Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là cho dù đau lưng là triệu chứng phổ biến ở người mang thai thì bạn cũng không nên coi nhẹ. Nếu các cơn đau không giảm hoặc kèm thêm một số triệu chứng lạ bạn hãy đi gặp bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất giúp mẹ giảm đau và an toàn cho bé.

Cách làm:

– Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.

– Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.

– Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp

Chữa đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối bằng rượu gừng:

Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.

Cách làm:

– Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày

– Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

Mẹ vanganh: Chào các bà mẹ, Mình mang thai gần 3 tháng. Dạo gần đây, mình rất hay bị đau lưng – phần cuối cột sống, đau lắm, trở mình cũng khó. Có bà mẹ nào có bài tập thể dục dành cho phụ nữ đang mang thai hay hay thì giới thiệu cho mình với? Cảm ơn nhiều.

Mẹ Lien ròm: Lúc mang thai bị đau lưng thì khi về nhà buổi tối em hãy quì trên 2 đầu gối, còn 2 tay chống xuống đất, cái lưng em vì thế sẽ song song với mặt đất – em xem có dễ thở được chút nào không??? Hoặc là em ngồi xếp bằng và lưng dựa sát vô tường, nhắm mắt lại và relax khoảng 1/2 tiếng trở lại.

Điều cần nhất khi mang thai là đừng bao giờ cong người để lượm hay lấy vật gì dưới đất cả, muốn làm gì thì cứ ngồi xuống và nhặt hoặc lấy đồ mình muốn. Còn khi ngồi trên ghế thì ngồi thẳng lưng lên, hoặc là có cái gối nhỏ kê sau lưng. Nếu nằm trên sofa hoặc giường thì nên để chân cao hơn đầu. Đây là kinh nghiệm của riêng chị mà cho tới bây giờ mặc dù đã 2 đứa rồi mà chị không hề bị đau lưng gì cả.

Mẹ Nấm: đau lưng khi mang thai thì đừng dán Salonpas, trong hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất có ghi chú là không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cơ mà.

Lưu ý: tùy từng trường hợp khác nhau có từng phương pháp khác nhau. Các thông tin này chỉ dùng cho tham khảo. Không có mục đích chữa trị. Vậy nên, Khi có các dấu hiệu về bệnh lý, nên đi khám và uống thuốc , tập luyện theo toa của bác sĩ trị liệu. Tuyệt đối không tự chữa trị.