Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xuất Huyết Khi Mang Thai Tháng Đầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Theo các tin tức y tế thì bệnh sốt xuất huyết chính là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra, bệnh lây lan từ người này qua người khác do một loại muỗi vằn hút máu gây ra. Căn bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, có thể phát sinh thành dịch và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khi có thai bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm vì virus của bệnh sẽ tác động vào cơ quan máu của người mẹ và con (thai nhi) gây nên tình trạng rối loạn đông máu và làm giảm số lượng tiểu cầu.

Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai sẽ khó chuẩn đoán hơn bình thường do tình trạng máu bị pha loãng lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Khi tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đông máu, gây ra tình trạng chảy máu kéo dài và có thể gây nên những nguy hiểm nhất định cho mẹ và bé.

Hiện nay, tỉ lệsốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai ngày càng khó kiểm soát, do đó mà các mẹ cần phải biết được các dấu hiệu của bệnh đề phòng ngừa một cách hiệu quả.

Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Có biểu hiện sốt kèm theo các biểu hiện như viêm hô hấp, đau họng, xuất tiết, đau đầu.

Nhiều trường hợp mẹ có thai bị sốt xuất huyết có dấu hiệu giống như bị cảm cúm nên các mẹ cần phải đề phòng.

Mẹ bầu có thể bị xuất huyết dưới da.

Chảy máu chân răng kèm theo chảy máu đường tiêu hóa.

Trong trường hợp nặng khi mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu sẽ bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hoặc màng phổi, màng tim.

Có nhiều mẹ sẽ bị sốc hoặc giảm thể tích máu.

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?

Nếu mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết thường nguy hiểm hơn bình thường, một số tác hại nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp phải chính là”

Khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc suy thai.

Tình trạng hạ tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sinh non, gây ra các biến chứng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật…

Trường hợp nguy hiểm có thể khiến cho cả mẹ và con đều tử vong.

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?

Phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả

Để hạn chế tối đa khả năng mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu cần áp dụng các phương pháp phòng tránh sau:

Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai bằng cách dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quang bụi dậm và dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Không để cho ao tù, nước đọng trong chum, thùng..

Ngủ trong mùng, màn.

Uống thật nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C, mẹ bầu không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.

Mẹ bầu nên khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

Tóm lại, sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu vô cùng nguy hiểm nên các mẹ bầu cần cẩn trọng và tìm hiểu về căn bệnh này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Sốt Xuất Huyết Phải Làm Sao ?

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và để lại những biến chứng khó lường, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu nếu sốt xuất huyết nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

1. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus. Xảy ra tình trạng sốt xuất huyết là do một nhóm các bệnh do một số họ virus gây ra như: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus.

Nguyên nhân khiến sốt xuất huyết lây lan rộng trong cộng đồng là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bị nhiễm virus sang người khỏe mạnh. Dấu hiệu thường gặp như:

Sốt cao 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày.

Nhức đầu đau người, chân tay nhức mỏi.

Xuất hiện sốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, bắp chân.

Hạ huyết áp, da lạnh, bứt dứt, vật vã, sốc

Sốc sâu, mạch khó bắt, không đo được huyết áp

2. Bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hiện nay không có chỉ định sản phụ mắc sốt xuất huyết phải bỏ thai; nhiều sản phụ khi mắc bệnh, điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ các nguy cơ nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi như:

Giảm tiểu cầu: có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ và con. Ngoài ra, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp bà bầu đẻ không đau trong quá trình sinh.

Sinh non, em bé nhẹ cân: sốt xuất huyết nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng huyết khi mang thai; đặc biệt là trong tháng thứ hai và ba có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non; em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng.

Sảy thai: khi thai phụ bị sốt xuất huyết trong ba tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Nguy cơ thai phụ truyền bệnh sốt xuất huyết cho con trong 3 tháng đầu của thai kỳ là rất thấp; chỉ xảy ra nếu thai phụ bị bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, khả năng thai nhi mắc phải virus này là khá thấp. Cho đến nay, khả năng sốt xuất huyết gây dị tật cho thai chưa được khẳng định chắc chắn.

3. Mẹ bầu cần làm gì khi bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu ?

Khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết như triệu chứng ho sốt hay viêm đường hô hấp, rất có thể mẹ đã sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, các mẹ cần bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Nếu trong giai đoạn đầu thai kỳ bị sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ theo dõi và uống oresol. Nếu ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, xuất hiện các hiện tượng xuất huyết, tiểu cầu giảm hay tổn thương gan, thận thì mẹ bầu cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị.

Thời điểm này, bạn sẽ được truyền dịch để giảm cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định từ bác sĩ, được bồi phụ nước và điện giải, đo mạch; huyết áp cùng sự chăm sóc của các nhân viên y tế tại bệnh viện.

Song song với quá trình điều trị, các thai phụ cần chú ý:

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và tránh đi gió cũng như sự lây nhiễm lan rộng.

Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí; bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng theo chỉ dẫn bác sĩ.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ bởi điều ấy khiến bệnh nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng đến thai nhi.

Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Bệnh sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh, thường nguy hiểm nhất ở giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong các tuần cuối trước khi lâm bồn. Một số trường hợp thai phụ bị sốt xuất huyết trong những tuần thai cuối cùng, dẫn đến rối loạn đông máu, nguy kịch cho cả mẹ và thai nhi.

1. Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết đối với mẹ bầu và thai nhi

Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nguyên nhân là vì khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển mạnh mẽ, từ đó bà bầu bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.

Hơn nữa, virus này còn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. Thai phụ có thể cần phải mổ lấy thai nếu chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện trong thời gian mang thai và khi sinh do sốt xuất huyết gây ra, bao gồm:

Giảm tiểu cầu: Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp bà bầu đẻ không đau trong quá trình sinh;

Sinh non, em bé nhẹ cân: Sốt xuất huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng;

Sảy thai: Khi thai phụ bị sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên làm tăng nguy cơ bị sảy thai;

Xuất huyết: Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong khi sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao;

Tiền sản giật khi mang thai.

Nguy cơ thai phụ truyền bệnh sốt xuất huyết cho con chỉ xảy ra nếu mẹ bầu bị bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, khả năng thai nhi mắc phải virus này là khá thấp. Cho đến nay, khả năng bệnh sốt xuất huyết gây ra dị tật cho trẻ chưa được khẳng định chắc chắn.

Mặc dù vậy, bạn vẫn phải cẩn thận để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai, dẫn đến lây lan sang cho trẻ sơ sinh. Em bé sau sinh sẽ lập tức được kiểm tra các triệu chứng điển hình như sốt cao, phát ban da, tiểu cầu thấp trong trường hợp bạn bị sốt xuất huyết lúc gần thời điểm sinh nở.

2. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết khi mang thai

Nếu nhận thấy các triệu chứng khá giống cảm cúm dưới đây, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức, bởi chúng rất có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết:

Chảy máu chân răng;

Sốt cao, kèm theo run rẩy;

Mất nước, ăn không ngon miệng;

Đau đầu dữ dội;

Khó thở;

Cảm giác tê nhức khắp cơ thể;

Buồn nôn, nôn mửa liên tục;

Phần thân trên của cơ thể xuất hiện các mẩn đỏ.

3. Phương pháp chữa trị sốt xuất huyết khi mang thai

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc bà bầu có được chẩn đoán phát hiện bệnh sớm hay không. Nếu được chẩn đoán sớm, hiệu quả điều trị chắc chắn sẽ rất cao. Việc điều trị sốt xuất huyết kịp thời trong thời gian mang thai sẽ đảm bảo thai phụ và em bé được khỏe mạnh. Thai phụ trong quá trình điều trị sốt xuất huyết cần lưu ý những điều sau đây:

Không được tự ý mua thuốc sử dụng trong thời gian mang thai

Khám thai định kỳ để theo dõi huyết áp và mức tiểu cầu trong máu

Trường hợp sốt xuất huyết vừa và nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol để hạ sốt và làm giảm cơn đau

Nên bổ sung nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn ói, tránh ảnh hưởng đến lượng dịch phôi thai

Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều, vận động vừa phải

Đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng và nghiêm trọng, thai phụ cần phải nhập viện và theo liên tục trong phòng chăm sóc đặc biệt

4. Đề phòng sốt xuất huyết khi mang thai

Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi vằn mang bệnh. Do đó, ta có thể đề phòng bệnh sốt xuất huyết khi mang thai bằng cách ngăn ngừa sự sinh sôi của muỗi. Bạn có thể thực hiện những việc đơn giản như sau:

Sử dụng thuốc xịt diệt muỗi ở các khu vực quanh nơi sinh sống;

Nên ở trong nhà vào lúc sáng sớm và chiều muộn, vì những lúc này muỗi vằn gây bệnh bắt đầu hoạt động nhiều hơn

Giăng mùng khi ngủ

Mặc quần áo sáng màu, dài tay

Nếu có thể, hãy bật điều hòa trong phòng, vì không khí lạnh sẽ khiến muỗi tránh xa

Sử dụng màn, rèm che hoặc lưới chống muỗi ở khu vực cửa sổ, cửa ra vào phòng, nhà cửa.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao về tình trạng bệnh và nhận được sự chăm sóc y tế phù hợp để bảo đảm an toàn cho cả thai phụ và con yêu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế XEM THÊM:

Sốt Xuất Huyết Ở Phụ Nữ Mang Thai

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Đối tượng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Chính vì vậy mà riêng phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Diễn biến – Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai sốt xuất huyết Dengue cũng diễn biến qua 3 giai đoạn chính: sốt – nguy hiểm – hồi phục.

Sốt cao đột ngột, liên tục, mệt nhiều.

Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

Da xung huyết

Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Có thể chảy máu dưới da, chân răng, chảy máu cam, ra máu âm đạo bất thường.

Giai đoạn này ở phụ nữ mang thai rất dễ nhầm với bệnh Cúm và 1 số bệnh khác.

Giai đoạn nguy hiểm thường ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh

Người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt

Người bệnh có thể có các biểu hiện sau: Vật vã hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, tiểu ít sẫm màu.

Xuất huyết dưới da.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, ra máu âm đạo bất thường.

Cận lâm sàng: Máu cô đặc, tiểu cầu giảm, men gan tăng.

Ngoài các dấu hiệu trên phụ nữ có thai phải lưu ý thêm các dấu hiệu : thai ít máy, ra máu âm đạo, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục, đau dữ đội có thể triệu chứng của suy thai, rau bong non, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trong lúc chuyển dạ trẻ có thể bị suy thai cấp.

Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học có sự truyền vi rút Dengue từ mẹ sang con trong bào thai khi chưa có chuyển dạ.

Sau 1 đến 2 ngày của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.

2. Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Dễ dẫn đến sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

Ngoài ra, SXHD vào giai đoạn chuyển dạ có thể gây băng huyết sau sinh do bệnh làm giảm tiểu cầu. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho bà bầu và thai nhi.

3. Điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Không có vác xin dự phòng sốt xuất huyết Dengue cho phụ nữ mang thai và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Chỉ có thể điều trị triệu chứng.

Những trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng vài ngày.

Còn sốt < 38,5 độ có thể uống bù nước ORESOL, nước hoa quả và chườm mát.

Thuốc hạ sốt: Paracetamol có thể dùng cho phụ nữ có thai

Điều trị sốt xuất huyết dengue phải được điều trị ở bệnh viện chuyên khoa lây hoặc khoa hồi sức có kết hợp với sản khoa.

Chế độ ăn: Thức ăn nhẹ dễ tiêu như cháo, súp, sữa, sinh tố…

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo nghĩ căng thẳng, gắng sức.

4. Một số lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Không tự dùng thuốc, truyền dịch khi không có chỉ định của bác sỹ.

Không dùng các thuốc hạ sốt khác không phải paracetamol.

Cần theo dõi ở các khoa cấp cứu hoặc khoa lây và có sự kết hợp chuyên môn của bác sỹ sản khoa.

Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ băng huyết sau sinh và có thể tử vong.

5. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue

Tránh muỗi đốt

Ngủ màn kể cả ban ngày

Mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.

Diệt loăng quăng bọ gậy

Đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp khi không sử dụng.

Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …

Diệt côn trùng bằng hóa chất

Dọn rác ở các bãi đất trống

Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.

Diệt muỗi: Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi.

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.

Tránh đi nghỉ ở vùng có nhiều ao tù nước đọng hay rừng rậm có nhiều muỗi.

(Visited 75 times, 1 visits today)