Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xì Mũi Ra Máu Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Viêm Xoang Xì Mũi Ra Máu Có Sao Không?

Viêm xoang xì mũi ra máu là hiện tượng phổ biến đối với những người bị bệnh viêm xoang, triệu chứng này khiến người bệnh hoang mang, nghi ngờ vào tình trạng viêm xoang của mình, sự thật là thế nào, bài viết sau đây sẽ nói rõ cho bạn đọc về vấn đề này, mời mọi người cùng theo dõi.

Lưu ý: Bài viết chỉ giới thiệu và chia sẻ thông tin hữu ích, Trung tâm chúng tôi không điều trị và không tư vấn về bệnh này

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang mũi chảy máu

Vệ sinh mũi sai cách

Với những người bị viêm xoang mũi chảy máu là do dùng dung dịch xịt mũi sai cách, xịt quá mạnh hoặc bắn thẳng vào trong hốc mũi không kiểm soát nên sinh ra hiện tượng sung huyết, chảy máu mũi. Tuy vệ sinh mũi là điều cần thiết với những người bệnh viêm xoang những để tránh tính trạng chảy máu mũi, người bệnh cần nhẹ nhàng xịt với lực vừa đủ, nhất là đối với phái mạnh.

Ngoài ra, sử dụng corticoids thường xuyên sẽ khiến cơ thể nhờn thuốc, không những không hiệu quả mà còn có thể gây ra tình trạng xấu hơn vì vậy người bệnh không nên sử dụng thuốc xịt trực tiếp liên tục hơn bảy ngày.

Tìm hiểu thêm về: Điều trị viêm xoang mãn tính

Do thói quen hắt xì mạnh

Trong quá trình xì mũi hoặc lúc bị nghẹt mũi người bệnh thường có thói quen xì mũi thật mạnh để đẩy chất nhờn ra ngoài hoặc không khí bị tắc. Tuy nhiên nếu sử dụng biện pháp này liên tục hoặc dùng với lực rất mạnh thì rất có hại, có thể dẫn tới chảy máu vì nếu người bệnh đang bị nghẹt mũi với áp suất không khí trong hốc xoang sẽ làm tổn thương đến niêm mạc xoang.

Những người bị viêm xoang hỉ múi ra máu cũng không nên sử dụng ngón tay để ngoáy mũi vì phần móng tay có thể sẽ làm xước, tổn thương niêm mạc xoang dẫn đến chảy máu. Hơn nữa, tay chúng ta cũng có thể mang đến nhiều vi khuẩn, virus làm hại.

Viêm xoang xì mũi ra máu do thời tiết

Thay đổi thời tiết khiến hiện tượng viêm xoang hỉ mũi ra máu trở nên nặng hơn và thường xuyên hơn. Niêm mạc mũi bị suy yếu và dễ khiến vi khuẩn tấn công vào từ đó ảnh hưởng đến mạch máu, làm tổn thương chúng và chảy máu là điều tất nhiên.

Ngoài ra, nguy hiểm hơn thì trong nước mũi mà có máu thì có cũng thể là do người bệnh đang có khối u ác tính. Nếu người bệnh cảm thấy hiện tượng viêm xoang mũi có máu của mình bất thường thì nên đi khám ngay để biết nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm hiện tượng: Viêm xoang mũi có mủ

Sự nguy hiểm của hiện tượng viêm xoang xì mũi ra máu

Viêm xoang mũi chảy máu không phải là hiện tượng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị hiện tượng này thường xuyên thì người bệnh cũng cần phải có biện pháp điều trị nếu không sẽ liên tục tái phát và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hoặc thậm chí hiện tượng này sẽ biến chứng thành một số căn bệnh nguy hiểm khác như viêm xoang mãn tính, rất khó chữa khỏi.

Môt số biến chứng nguy hiểm của viêm xoang xì mũi ra máu

Viêm nhiễm họng, đường hô hấp, thanh quản…

Ảnh hưởng xấu đến mắt như viêm nề ổ mắt, lồi nhãn cầu do viêm mí…

Dịch nhầy ứ đọng, mưng mủ ở tai.

Đau nhức xương khớp

Khàn giọng, khàn tiếng do u lành thành quản.

Sống mũi cong vẹo tạo ra các khối polyp, mũi hếch lên…

Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh nên làm những điều sau để có thể bảo vệ cơ thể mình.

Phương pháp phòng ngừa

Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nếu không tránh được thì cần có dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc.

Không dùng ngón tay, vật sắc nhọn chọc hoặc ngoáy mũi.

Không ngửa đầu vì dễ dẫn đến tình trạng máu dồn ứ hết sức nguy hiểm.

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ để tránh kích ứng mũi.

Xì Mũi Ra Máu Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm?

Tình trạng xì mũi ra máu không phải là tình trạng hy hữu mà nó khá phổ biến. Theo thống kê thì hàng năm có tới 60 triệu người Mỹ rơi vào tình trạng này. Việc điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn nếu bạn tiến hành ngay từ giai đoạn đầu, khi các biểu hiện còn đơn giản.

Nguyên nhân của hiện tượng xì mũi ra máu

Tình trạng xì mũi ra máu xuất hiện do tổn thương bên trong mũi. Trong khi mũi có rất nhiều mạch máu, khi mạch máu bị tổn thương thì hiện tượng xì mũi ra máu xảy ra cũng không quá khó hiểu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xì mũi ra máu, trong đó có những nguyên nhân hay gặp sau:

1/ Do thời tiết khô và lạnh

Hiện tượng xì mũi ra máu xuất hiện nhiều hơn vào những ngày mùa đông. Lúc này khí hậu lạnh và khô, không đủ độ ẩm cho mũi nên các mạch máu dễ bị tôn thương.

Hiện tượng khô ở mũi cũng làm cho quá trình phục hồi tổn thương ở mũi bị chậm lại và dễ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này làm cho lượng máu khi xì mũi xuất hiện nhiều hơn.

2/ Ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu mũi

Hành động này có thể làm tổn thương mạch máu mũi. Điều này lý giải tại sao trẻ em hay bị chảy máu mũi.

3/ Có vật lạ trong mũi

Nếu có vật lạ xâm nhập vào mũi thì hiện tượng chấn thương mạch máu mũi cũng không quá khó giải thích. Ngay cả khi dùng dụng cụ xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân làm mũi bị chảy máu

4/ Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

Việc xì mũi khi nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây chảy máu. Khi xì mũi quá mạnh sẽ làm cho mạch máu bị vỡ.

Nghiêm trọng hơn nếu điều này xảy ra quá thường xuyên sẽ dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh khác làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.

5/ Do sự bất thường khi giải phẫu mũi

Mũi có cấu trúc bất thường cũng có thể gây chảy máu khi xì mũi. Chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi, xương mũi bị gãy… cũng có thể là nguyên nhân. Sự bất thường trong cấu trúc sẽ ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm của mũi và gây ra chảy máu khi xì mũi

6/ Chấn thương ở mũi

Một tai nạn giao thông hay trong quá trình làm việc… có thể gây chảy máu khi xì mũi.

7/ Tiếp xúc với các chất hóa học

Việc tiếp xúc với các chất hóa học có thể tổn thương mạch máu trong mũi. Chẳng hạn như: cocaine, amoniac…

8/ Do sử dụng một số loại thuốc

Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi xì mũi. Chẳng hạn như thuốc làm loãng máu ( aspirin, warfarin…), thuốc chống đông máu…

9/ Có khối u trong mũi

Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, ngoài hiện tượng xì mũi ra máu, người bệnh còn có các triệu chứng: đau quanh mắt, nghẹt mũi và khứu giác giảm tinh nhạy.

Điều trị xì mũi ra máu

Thông thường trong các trường hợp, máu chảy từ mũi sẽ tự động dừng sau vài phút. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp giúp cầm máu được khuyến khích sử dụng để hạn chế mất máu. Cụ thể, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

# Điều trị tại nhà

Bạn có thể tiến hành theo những gì được hướng dẫn ngay sau đây:

Nằm xuống đồng thời đầu cố nghiêng về phía sau để giảm lưu lượng máu lên mũi.

Cố gắng thư giãn và thở bằng miệng.

Không được chạm hoặc ngoáy mũi cho đến khi máu ngừng chảy.

Nghỉ ngơi trong khoảng vài giờ sau khi chảy máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì nên đến ngay bệnh viện để các bác sĩ áp dụng các biện pháp hữu hiệu hơn.

# Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp như sau:

Lấy bông hoặc băng gạc bịt mũi để cầm máu

Sử dụng thuốc bôi để hạn chế máu chảy.

Truyền máu

Dùng thuốc đông máu để cầm máu

Phẫu thuật để đóng kín mạch máu, giúp cầm máu khi các biện pháp khác không phát huy được hiệu quả.

Trường hợp nên khám bác sĩ

Nếu máu chảy quá thường xuyên và tình trạng máu chảy kéo dài trong khoảng từ 15 đến 20 phút thì người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ.

Bằng kinh nghiệm, chuyên môn cùng các thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân, tình trạng bệnh và đề ra các giải pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh tại phát. Đương nhiên sẽ bao gồm cả việc tư vấn những biện pháp nên áp dụng tại nhà.

Phòng ngừa bệnh xì mũi ra máu hiệu quả nên áp dụng thường xuyên

Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này, vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

Hạn chế khô mũi bằng cách dùng thuốc bôi lên mũi thường xuyên, nhất là trước khi đi ngủ.

Điều trị dị ứng ngay khi có biểu hiện ban đầu bằng thuốc xịt và thuốc thông mũi không kê đơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối để hạn chế khô mũi.

Đừng dùng tay ngoáy mũi

Khi xì mũi nên nhẹ nhàng, đừng quá mạnh.

Tránh lạm dụng thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh.

Tránh tiếp xúc hóa chất, chất độc hại, rượu bia và các chất kích thích…

Việc kiểm soát khi xì mũi ra máu khá đơn giản nếu tiến hành các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm. Chính vì vậy ngay khi có những dấu hiệu ban đầu hãy đến gặp bác sĩ ngay.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Chảy Máu Mũi Khi Mang Thai

Thông thường theo phản xạ tự nhiên, khi bị chảy máu mũi, bạn ngả đầu ra sau để máu chảy ngược lại. Điều này hoàn toàn sai lầm!

Chảy máu mũi có phải là hiện tượng chung của thai phụ?

Đúng như vậy. Chảy máu cam là triệu chứng chung ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, mạch máu trong mũi được mở rộng và sự luân chuyển máu trong cơ thể bạn được tăng lên đặt áp lực lên các thành vạch máu. Mặc dù có hơi bất tiện và cảm thấy không thoải mái cho lắm khi bị triệu chứng này, nhưng chảy máu cam nhìn chung không có hại cho bạn.

Đặc biệt, bạn có thể bị chảy máu cam khi bạn bị lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc màng mũi quá khô trong thời tiết hanh thông của mùa đông, hoặc bạn ở trong phòng điều hòa, trong cabin máy bay, nơi môi trường độ ẩm kém. Chấn thương, các điều kiện sức khỏe khác như huyết áp cao cũng có thể gây ra chảy máu cam.

Làm thế nào để dừng chảy máu cam lại?

Khi mũi của bạn bắt đầu chảy máu, bạn ngồi xuống, giữ đầu cao hơn tim, bóp chặt mũi khoảng 5 đến 10 phút.

Dùng ngón cái và mặt gấp của ngón tay trỏ cố định giữ hai cánh mũi và vuốt nhẹ về phía mặt bạn.

Nên ở nơi có độ ẩm cao tránh mũi bị khô

Bạn có thể dùng đá để hạn chế việc chảy máu mũi vì đá có thể làm có khít lại các mạch máu. Giữ một túi đá lạnh đặt lên mũi và má. Điều quan trọng là bạn không nên nằm, cũng không nên ngửa cổ ra sau như một số người vẫn làm. Bởi vì bạn có thể đóng đường đi của máu, nó khiến bạn bị nôn mửa.

Nếu chảy máu không dừng lại sau 10 phút bạn đã bóp chặt cánh mũi và chườm đá, bạn cứ tiếp tục giữ như vậy khoảng 10 phút nữa cho tới khi máu không chảy ra nữa.

Nếu chảy máu cam cùng với bị thương ở đầu thì bạn nên được chăm sóc bởi đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn.

Nên uống nhiều nước để cơ thể không bị khô

Bạn có thể làm gì để chống lại việc chảy máu cam?

– Uống nhiều chất lỏng đặc biệt là nước để giúp cho tất cả các màng mũi không khô.

– Thở bằng mũi thật nhẹ nhàng. Việc thở mạnh cũng có thể dẫn tới việc chảy máu cam.

– Nên mở miệng khi bạn hắt hơi.

– Không nên ở nơi không khí khô đặc biệt là vào thời tiết mùa đông, chạy ở ngoài trời khô hanh và ở trong phòng ngủ quá nóng. Bạn cũng không nên ở trong phòng có người hút thuốc.

– Dùng dầu bôi trơn mũi nếu cảm thấy khô.

– Không nên dùng thuốc dạng xịt vì nó có thể làm mũi bạn khô nhanh hơn hoặc bị tổn thương cánh mũi.

Ra Máu Khi Mới Mang Thai

Các mẹ ơi, giúp em với. Em mới có thai được 7tuần. Em ko bị nghén nhiều, chỉ hơi mệt mỏi. Chiều nay em thấy có bị ra 1 ít máu, màu hơi thẫm, ko bị đau bụng. Em rất lo lắng. Có chị nào biết dó là hiện tượng gì ko, giúp em với………….

Nếu ra máu trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa có thể gặp trong các trường hợp:

– Dọa sảy thay hoặc sảy thai.

– Thai chết lưu (là thai chết và lưu lại trong tử cung. Nguy hiểm là gây chảy máu khi sảy do giảm yếu tố đông máu).

– Chửa ngoài tử cung: là thai không nằm trong tử cung, mà ở vòi trứng, khối chửa ngoài có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm đến tính mạng.

– Chửa trứng: Biểu hiện là ra máu kéo dài, người xanh xao, nôn nhiều, bụng to nhanh. Nguy hiểm của chửa trứng là khi sảy trứng sẽ băng huyết và còn có thể gây ung thư tế bào nuôi.

Nếu ra máu trong 3 tháng cuối có thể là:

– Rau tiền đạo: Bánh rau nằm trước đường ra của thai có thể chảy máu ồ ạt khi chuyển dạ gây chết cả mẹ lẫn con nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời.

– Vỡ tử cung hoặc rau bong non (rau bong trước khi thai được tống ra ngoài).

Trường hợp của bạn nên đi khám thai ở cơ sở y tế có phương tiện siêu âm để xem tuổi thai bao nhiêu, bánh rau bám có đúng vị trí không (có phải rau tiền đạo không), nếu rau tiền đạo thì cần có chế độ quản lý chặt chẽ hơn. Bạn cần nhớ trong thời kỳ mang thai cần khám ít nhất 3 lần

Lần 1: 3 tháng đầu để xác định có thai không, thai có trong tử cung không.

Lần 2: vào 3 tháng giữa để xác định sự phát triển của thai, nếu nghi ngờ có thể siêu âm đa chiều để xác định thai nhi có bất thường không.

Lần 3: vào tháng cuối để biết sự phát triển của thai và dự kiến ngày sinh.

Ngoài ra, khám thai bất kỳ lúc nào nếu thấy khác thường như ra máu, đau bụng. Trong khi mang thai bạn còn cần phải tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván và uống thêm viên sắt để đề phòng thiếu máu và dị tật ống thần kinh ở thai nhi.