Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xet Nghiem Rubella Duong Tinh Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền

Đối với xét nghiệm máu tổng quát hay dành cho bà mẹ mang thai đều cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng, không được dùng các loai nước uống có đường, nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê. Tốt nhất làm xét nghiệm buổi sáng khi chưa ăn gì.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm:

Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu

ường và mỡ (tiểu đường)

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…),

Bệnh về gan mật.

Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai

Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.

Xét nghiệm máu để biết nhiễm hiv

Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm nhóm máu

Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.

Xét nghiệm cytomegalovirus

Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi B

Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu

Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm rubella khi mang thai

Lịch tiêm phòng cho bà mẹ mang thai

Dù đã có thông tin chi tiết theo từng lần khám thai định kỳ như ở trên nhưng thông tin này cũng cần được nhắc lại chi tiết để mẹ bầu biết được có bao nhiêu mũi tiêm cần tiêm phòng khi mang thai.

Và quan trọng hơn nữa chính là các mẹ bầu cần có cả lịch tiêm chủng trước khi mang thai vì đây cũng là thời điểm quan trọng để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi trước khi mang bầu.

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Tiêm phòng thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Tiêm ngừa Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Tiêm phòng bệnh Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Bà mẹ mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Từ khoá:

Phòng Bệnh Rubella Khi Mang Thai

Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức. Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban.

Tuy Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững. Nhưng nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai mắc Rubella sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh? Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng Rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700000 trẻ em bị chết vì hội chứng Rubella bẩm sinh.

Ðường lây truyền bệnh Rubella.

Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông – xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Bệnh lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh trở thành nguồn lây sau 5 đến 7 ngày kể từ khi virut xâm nhập cơ thể người mẹ, nếu người bệnh là phụ nữ có thai trong thời gian này có thể truyền virut sang thai nhi. Người bị nhiễm virut có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên, virut có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày. Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh có thể lây truyền virut trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn. Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella.

Sau khi virut vào cơ thể 2 đến 3 tuần, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1 đến 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5 độ C. Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết. Phát ban: Là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1 đến 2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người. Đặc điểm phát ban do Rubella là chỉ 3 ngày là hết nên còn gọi sởi 3 ngày.Cần phân biệt với ban của sởi: ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vẩy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.

Những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.

Khi người phụ nữ bị nhiễm virut Rubella trong 3 tháng đầu mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virut sang thai nhi. Hậu quả có tới 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não. Nếu nhiễm trong thời gian thai 13 đến 16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai 17 đến 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.

Biến chứng của hội chứng Rubella bẩm sinh.

Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu thai tiếp tục được phát triển thì trẻ sinh ra thường thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên) đục giác mạc, tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.

Ðiều trị bệnh thế nào?

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió lạnh, trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Trẻ nhỏ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả.

Phương pháp phòng bệnh là tiêm phòng vắc-xin và cách ly khi bị bệnh. Phải cách ly 8 đến 10 ngày trước và sau khi phát ban và ban bay hết. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi. Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 40 tuổi) nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này để phòng bệnh rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi. Lời khuyên của thầy thuốc.Ở độ tuổi sinh đẻ hiện nay nhiều người chưa có kháng thể với bệnh Rubella nên có thể bị mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, để phòng mắc bệnh khi mang thai, chị em nên khám xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chưa, nếu chưa thì nên tiêm phòng vắc-xin này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Trong 3 tháng đầu mang thai chẳng may bị bệnh cần khám thai và tư vấn bác sĩ ngay. Bác sĩ: Trần Kim Anh.

Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-benh-rubella-khi-mang-thai-n128621.html)

Bệnh Rubella Khi Mang Thai: Triệu Chứng &Amp; Ngăn Ngừa

Bệnh rubella là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt…

Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt…

Những triệu chứng khác của rubella (thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn) có thể là:

– Đau đầu

– Ăn mất ngon – Viêm màng kết nhẹ

– Sổ mũi và nghẹt mũi

– Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể

– Đau và sưng khớp (đặc biệt ở thiếu nữ). Tuy nhiên, nhiều người bị rubella lại không có hoặc có ít triệu chứng bệnh.

Các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng Rubella bẩm sinh

Người mẹ mang thai không có kháng thể với Rubella mà bị bệnh sẽ có nguy cơ thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao. Phụ nữ có thai càng nhỏ tuổi mà mắc Rubella thì nguy cơ thai bị bất thường nặng càng cao hơn. Gần 85% thai nhi bị nhiễm trong 3 tháng đầu khi sinh ra sẽ bị dị tật.

– Dấu hiệu xác nhận thần kinh trung ương bị ảnh hưởng là điếc, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, và tim bẩm sinh. Một số nhiễm trùng là hậu quả của hấp thu tự phát.

Các biểu hiện ít gặp là chứng tạo hồng cầu da, viêm não – màng não, tăng nhãn áp, chứng mắt bé, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm gan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu và những khiếm khuyết dây thần kinh sọ. Biến chứng muộn thường gặp ở trẻ em bị Rubella bẩm sinh là chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển vận động và có rối loạn hành vi. Một số bị bệnh nội tiết muộn như đái tháo đường phụ thuộc insulin

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).

Các giai đoạn phát triển của bênh Rubella

Thời kỳ ủ bệnh: 16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.

Thời kỳ khởi phát của Rubella

Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Thời kỳ toàn phát của Rubella

Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).

Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.

Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.

Thời kỳ lui bệnh của Rubella

Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Tiêm phòng rubella như thế nào?

Phòng bệnh Rubella đối với các bà mẹ: có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin. Nếu chưa có miễn dịch thì nên tiêm vaccin, nhất là phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.

+ Khi chưa có thai: sau những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, trước khi có ý định mang thai, tốt nhất nên tiêm nhắc lại một mũi. Thời điểm tiêm phòng ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự kiến có thai khoảng 3 – 4 tháng, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh.

+ Khi đã mang thai: chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

+ Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn, bàn ghế, giường, tủ… bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó lau lại bằng nước sạch. Các đồ vật nhỏ có thể phơi nắng. + Trong trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, nên cách ly với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch với Rubella. Nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Nếu phải đi công tác hoặc du lịch, nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, nên đi khám ngay lập tức tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Những ai không được tiêm phòng rubella?

+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

+ Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng.

+ Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước.

+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.

+ Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.

+ Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).

theo songkhoe, phunutoday

tu khoa

The post Bệnh rubella khi mang thai: Triệu chứng & ngăn ngừa appeared first on .

Triệu Chứng Của Bệnh Sởi Rubella Khi Mang Thai

Bênh sởi Rubella là căn bệnh gì mà có vẻ như rất nhiều phụ nữ mang thai quan tâm? Đây có phải là một bệnh truyền nhiễm?

Bệnh sởi Rubella là một bệnh cấp tính do vi rút nhưng các triệu chứng lại có thể không mấy đặc trưng làm cho bệnh rất khó phân biệt so với các bệnh khác.

Triệu chứng của bệnh sởi Rubella?

Các triệu chứng bắt đầu biểu hiện sau 2 – 3 tuần nhiễm vi rút thường nhẹ như mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng hạch, đau sưng khớp, mắt đỏ, nghẹt và sổ mũi từ 1 tới 5 ngày và sau đó 1, 2 ngày thì nổi ban. Ban thường xuất hiện trên mặt trước và sau đó lan rộng ra toàn thân. Thỉnh thoảng ở một số trường hợp các triệu chứng trôi qua mà mẹ không hay biết.

Mẹ mắc bệnh sởi Rubella thường xuất hiện ban mặt trước và sau đó lan rộng toàn thân

Mẹ có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác một tuần trước khi phát ban và một tuần sau khi phát hoặc lâu hơn. Thời điểm mà mẹ có thể lây nhiễm cho người khác cao nhất là thời gian phát ban đang hoành hành.

Xét nghiệm bệnh sởi Rubella?

Nếu mẹ không chắc rằng mình đã từng tiêm vắc xin hay mắc bệnh Rubella lúc nhỏ và đã trở nên miễn nhiễm hay chưa thì có thể thực hiện một xét nghiệm đo nồng độ có trong máu của kháng thể chống lại virut Rubella bằng phương pháp chuẩn độ (Rubella antibody titer). Xét nghiệm này thường được các bác sĩ tiến hành trước khi mẹ có ý định mang thai và trong lần khám thai đầu tiên của mẹ.

Nếu mẹ đã từng tiêm vắc xin khi còn nhỏ thì trường hợp xét nghiệm cho thấy mẹ chưa miễn nhiễm với vi rút Rubella vẫn có thể xảy ra dù khá hiếm. Nguyên do là ở một số ít trường hợp trong cơ thể những người đã từng tiêm vắc xin không sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để xét nghiệm có thể đo được hay do hiệu lực của vắc xin đã bị suy giảm theo thời gian.

Nếu kết quả xét nghiệm trong khi mang thai cho thấy mẹ chưa miễn nhiễm với bệnh sởi Rubella hay lượng kháng thể trong máu ở mức thấp, mẹ cũng không nên vội dùng tới các phương pháp quyết liệt hơn vì dù sao mẹ cũng đang trong thời gian mang thai rồi. Mẹ tuyệt đối không tự ý tiêm vacxin phòng chống Rubella trong khi mang thai vì không hề an toàn cho bé.

Lúc này, mẹ nên dùng các biện pháp bảo vệ mình tốt nhất để không bị mắc bệnh Rubella trong thai kỳ như không đi vào chỗ đông người, đeo khẩu trang phòng tránh nhiễm bệnh, tránh xa các nguồn gây bệnh, người ốm…bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng với các loại bệnh.