Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Nước Tiểu Có Phát Hiện Mang Thai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Xét Nghiệm Nước Tiểu Có Phát Hiện Mang Thai Được Không

Điểm trung bình: 5 / 5

Bài viết có ích: 30545 lượt bình chọn

Khi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới đều đặn trong khoảng từ 28-32 ngày thì trứng thường rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Và trong khoảng thời gian này nếu chiij em có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thai thì sẽ có khả năng mang thai rất cao.

Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện mang thai được không?

Chỉ một thời gian ngắn sau khi trứng được thụ tinh làm tổ ở thành tử cung, nó sẽ bắt đầu tiết ra hormone HCG. Loại hormone này còn có tên gọi khác là “hormone mang thai”, vì nó chỉ được tìm thấy trong máu và nước tiểu của phụ nữ mang thai. Chính vì thế sự có mặt của nó được xem như một dấu hiệu nhận biết có thai chắc chắn.

Trên thực tế thì đối với nhiều chị em, đặc biệt là những chị em đã từng mang thai thì chỉ cần nhìn vào màu sắc và mùi nước tiểu và lượng thời gian đi tiểu sẽ biết được việc mình mang thai. Nước tiểu trong giai đoạn đầu mang thai thường sẽ có mùi nồng và hăng hơn so với bình thường. Nước tiểu của phụ nữ mang thai có mùi nặng hơn một chút. Bên cạnh đó, người ta thường cho rằng nước tiểu của phụ nữ mang thai thường sẽ có màu vàng nhạt đến trắng đục hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu chị em mắc bệnh tiểu đường hoặc ăn các loại thực phẩm sẫm màu khiến màu nước tiểu thay đổi. Do đó, cả 2 cách nhận biết dấu hiệu mang thai qua mùi và màu sắc của nước tiểu cho độ chính xác thấp, thậm chí là dễ nhầm lẫn với một số bệnh đường tiểu.

So với các phương pháp phát hiện mang thai khác thì xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ HCG là phương pháp kiểm tra mang thai đơn giản, tiện lợi và cho kết quả khá chính xác.

Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn cũng như có kế hoạch tốt hơn thì chị em nên đến các đơn vị y tế chuyên khoa để được thăm khám, siêu âm, tư vấn ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là đơn vị y tế được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động theo tiêu chuẩn phòng khám quốc tế chuyên khám, xét nghiệm và điều trị các bệnh lý phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, đình chỉ thai nghén, phát hiện mang thai sớm,… được nhiều chị em nữ giới tin tưởng và tín nhiệm.

Đến với phòng khám, chị em sẽ được thăm khám, xét nghiệm, siêu âm bằng các trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống xét nghiệm tự động, máy siêu âm màu 4D cho kết quả thăm khám, chẩn đoán, xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Sau khi có kết quả thăm khám, xét nghiệm và siêu âm, nếu chi em mang thai và muốn giữ thai thì các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám sẽ tư vấn cho chị em cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Còn nếu chị em mang thai ngoài ý muốn và buộc phải bỏ thai thì các bác sỹ sẽ tư vấn và có chỉ định phá thai bằng các phương pháp an toàn, phù hợp, hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em. Còn nếu trường hợp xét nghiệm nước tiểu mà chị em không mang thai nhưng mắc bệnh lý thì tùy vào từng bệnh lý các bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả. [Tôi mang thai ngoài ý muốn – cần tư vấn]

Toàn bộ quá trình thăm khám, xét nghiệm, điều trị tại phòng khám đều do đội ngũ bác sỹ chuyên Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện mang lại kết quả chính xác và giúp chị em yên tâm hơn.

Hơn nữa, khi đến phòng khám, chị em sẽ được đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc và hướng dẫn chu đáo, tận tình, thủ tục được thực hiện nhanh gọn không phải chờ đợi lâu, chi phí hợp lý và được niêm yết công khai minh bạch trước khi thực hiện. [Tư vấn thêm về chi phí]

Nếu còn có thắc mắc gì về các vấn đề sản phụ khoa, sức khỏe sinh sản, chị em hãy nhấn chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] các chuyên gia y tế của phòng khám sẽ giải đáp cụ thể hoặc gọi điện thoại về số máy: để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xét Nghiệm Nước Tiểu Có Phát Hiện Mang Thai Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Tùy vào thời điểm xét nghiệm mà kết quả xét nghiệm có phản ánh đúng kết quả người mẹ có mang thai hay không. Như khi kiểm tra bằng que thử thai, cần thực hiện sau ít nhất 1 tuần trễ kinh, que thử hiện hai vạch là dấu hiệu mang thai và một vạch là kết quả người phụ nữ không thụ thai.

Tuy vậy, nhiều người có thai vẫn có thể cho thông báo âm tính bởi trứng chưa xuống dạ con, lượng beta-hCG chưa vào nước tiểu. Khi đó cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác để khẳng định chính xác.

Các phương pháp chẩn đoán mang thai

Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm tương đối chính xác giúp người phụ nữ xác định kết quả mang thai của mình. Trước khi thực hiện xét nghiệm này, cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ và thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng.

Theo dõi nồng độ beta-hCG trong xét nghiệu máu không chỉ xác định được khả năng mang thai mà còn phát hiện được các vấn đề, bất thường ở thai như đa thai, thai ngoài tử cung, hỏng trứng hoặc sảy thai, thai trứng….

Siêu âm: Siêu âm có thể thấy được hình ảnh túi phôi tính từ tuần thứ 5 kể từ ngày có kinh nguyệt cuối cùng. Đây cũng là phương pháp theo dõi thai phổ biến trong suốt thai kỳ của người mẹ, phát hiện được dị tật thai nhi hay quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Có nhiều loại hình siêu âm được áp dụng bao gồm siêu âm đầu dò, siêu âm 2D, 3D, 4D… tùy vào tuổi thai hoặc theo chỉ định của bác sĩ siêu âm.

Lựa chọn các cơ sở y tế để chẩn đoán mang thai cũng như theo dõi sức khỏe mẹ và bé giúp cả thai kỳ được an toàn. Hiện nay, là địa chỉ khám thai được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp mẹ và bé được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Xét Nghiệm Nước Tiểu Là Gì? Vì Sao Phải Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai? Bapluoc.com

Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của…

Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ nhưng không thực sự hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?

Mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng phân tích để xác định xem liệu bạn có đang mắc các bệnh về thận, đái tháo đường hay thậm chí là nhiễm trùng bàng quang hay không bằng cách đo nồng độ protein, đường, vi khuẩn hoặc bất kỳ chất nào khác.

Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Có nên xét nghiệm dị tật thai nhi

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu. Bạn có thể chỉ thực hiện một hoặc nhiều lần xuyên suốt quá trình khám thai định kỳ. Thêm vào đó, xét nghiệm nước tiểu không gây ra bất cứ rủi ro nào nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi thực hiện bài kiểm tra này.

Kết quả của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ điều gì?

Bệnh xảy ra khi các hormone thai kỳ trong cơ thể phá vỡ việc sản xuất insulin. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu nếu nhận thấy có thêm bất kỳ nguy cơ nào hoặc nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc phải chứng bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường thai kỳ chủ yếu xảy trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 24 trở đi. Việc đường huyết không được kiểm soát trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về tim, cột sống và dị tật thần kinh.

Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng đôi khi biểu hiện mập mờ khiến nhiều phụ nữ thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Dạng nhiễm trùng này có thể lan đến thận, từ đó gây ra vấn đề lớn cho em bé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng. Khi xét nghiệm nước tiểu cho ra kết dương tính, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp cấy nước tiểu. Bằng cách này, sự hiện diện của vi khuẩn có thể được xác nhận kèm theo việc chỉ định dùng kháng sinh phù hợp. Các bác sĩ thường xác định và điều trị các triệu chứng nhiễm vi khuẩn ngay từ đầu.

Ketone là một hợp chất có tính axit, xuất hiện khi chất béo bị phân hủy. Nếu mắc phải đái tháo đường, thì nhiều khả năng một lượng lớn ketone sẽ hiện diện trong nước tiểu của mẹ bầu. Khi kết quả kiểm tra đưa ra chỉ số ketone cao, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen ăn uống để đánh giá xem liệu bạn có gặp vấn đề gì không. Nhằm điều trị triệt để vấn đề, mẹ bầu sẽ cần đến bệnh viện để các bác sĩ đưa ra phương án phù hợp.

Protein niệu là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận mãn tính hoặc nhiễm trùng thận. Khi tình trạng này tiếp tục phát triển, nó còn trở thành dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một dạng bệnh có thể dẫn đến cao huyết áp sau khi mẹ bầu mang thai trải qua tuần thai thứ 20 và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Nếu cả chỉ số huyết áp và protein niệu của bạn đều bình thường, bác sĩ có thể quyết định cấy nước tiểu để xác định nguyên nhân gây ra niệu đạm khi mang thai.

Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu là gì?

Nuôi cấy nước tiểu là một dạng xét nghiệm nhằm tìm ra loại vi khuẩn có trong nước tiểu để bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu dùng loại kháng sinh chính xác cho dạng nhiễm trùng đang gặp phải.

Vì sao mẹ bầu cần xét nghiệm cấy nước tiểu?

Các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu

Để quyết định đúng loại kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ

Những phương pháp điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Thông thường đối với xét nghiệm cấy nước tiểu, mẹ bầu được yêu cầu thực hiện 2 lần. Lần đầu tiên nhằm kiểm tra vi khuẩn gây nhiễm trùng và lần thứ hai để kiểm tra xem nhiễm trùng đã được loại bỏ hoàn toàn chưa cũng như đảm bảo mẹ lẫn con sẽ không gặp nguy cơ có hại nào trong tương lai.

Xét nghiệm cấy nước tiểu được thực hiện như thế nào?

Quá trình xét nghiệm cấy nước tiểu diễn ra theo các bước sau:

Mẹ bầu đưa cho bác sĩ mẫu thử nước tiểu đầu tiên. Sau đó, mẫu thử sẽ được cho vào đĩa petri rồi thêm vào chất xúc tác hoặc đưa vào môi trường có yếu tố khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.

Nếu không có sự phát triển của vi khuẩn, kết quả sẽ là âm tính. Ngược lại, khi nhận thấy dấu hiệu vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng, kết quả sẽ thành dương tính. Hơn nữa, bài xét nghiệm này sẽ có thể tiết lộ chính xác loại vi khuẩn đang phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Bạn có thể nhận được kết quả trong một hoặc hai ngày. Mặt khác, mẹ bầu có thể cần thực hiện xét nghiệm cấy nước tiểu nhiều lần trong suốt quá trình mang thai như một biện pháp phòng ngừa.

tag : bà bầu xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm khi mang thai, độ ph trong nước tiểu bà bầu, xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu có cần nhịn ăn, nước tiểu có mùi hôi khi mang thai

Có Cần Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai Không?

Khi mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi các bác sĩ thường khuyên các mẹ thực hiện những xét nghiệm theo định kỳ bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để

Xác định nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Thỉnh thoảng trong nước tiểu có một lượng đường nhỏ là điều bình thường khi mang thai. Nếu phát hiện lượng đường tăng cao trong vài lần kiểm tra liên tiếp hoặc lượng đường rất cao trong một lần kiểm tra bất kỳ, có thể các mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ có thể yêu cầu các mẹ xét nghiệm glucose để xác định.

Chất đạm

Nhiều chất đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số rối loạn khác. Ở các giai đoạn sau của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật nếu dấu hiệu đi kèm là tăng huyết áp.

Nếu có chất đạm trong nước tiểu nhưng huyết áp các mẹ bình thường, mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn và xác định xem các mẹ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Thận có vấn đề

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng ra máu âm đạo, việc xuất hiện những vệt máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này của các mẹ xảy ra trong nhiều lần mà không có hiện tượng ra máu, rất có thể thận của các mẹ đang gặp phải một vấn đề nào đó, cần được thăm khám kỹ hơn.

Ketone

Chất này được sinh ra khi cơ thể bắt đầu phân giải chất béo được tích trữ hoặc tiêu hóa để tạo năng lượng. Điều này xảy ra khi các mẹ không có đủ carbohydrate, nguồn cung cấp năng lượng bình thường của cơ thể. Các bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số ketone trong nước tiểu. Nếu chỉ số ketone cao và không thể nuốt bất kỳ loại thức ăn hay dung dịch nào, các mẹ có thể phải truyền dịch và điều trị. Nếu có cả ketone lẫn đường trong nước tiểu, có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Phát hiện sớm tế bào máu, vi khuẩn

Trong quá trình kiểm tra nước tiểu bằng que thử nếu phát hiện có enzyme hoặc nitrite thì đây chính là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Để kiểm tra độ chính xác các bác sĩ thường đưa mẫu nước tiểu này gửi lên phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn và thử độ nhạy cảm để xác định các mẹ có thật sự bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Bà bầu xét nghiệm nước tiểu khi nào

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là xét nghiệm vô cùng cần thiết. Lần đầu tiên khám thai các mẹ sẽ được xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như: bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu…

Bước vào tuần 12 của thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu được xem là xét nghiệm quan trọng để giúp các mẹ tầm soát được những nguy cơ có thể xảy ra như: các bệnh lây qua đường tình dục, tiểu đường…Khi thai trên 20 tuần các mẹ được xét nghiệm lại mỗi tháng để đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật (có đạm niệu và cao huyết áp). Thai kỳ có tiền sản giật là thai kỳ nguy cơ cao, nếu không được xử trí hợp lý và kịp thời có thể diễn biến xấu thành tiền sản giật nặng hoặc sản giật, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Các bước tiến hành xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Bước 1: Các mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Bước 2: Tiểu vào bồn cầu vài giây sau đó các mẹ đặt cốc đặt vào giữa dòng chảy để lấy nước tiểu đủ theo yêu cầu.

Bước 3: Bác sĩ sẽ nhúng trực tiếp que thử vào mẫu nước tiểu của các mẹ, để xem kết quả màu sắc trên que rồi đối chiếu với bảng màu chuẩn từ đó đưa ra kết quả cuối cùng.

Xét nghiệm nước tiểu không gây phiền toái hay bất cứ đau đớn gì cho các mẹ. Vì vậy, các mẹ không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi, chỉỉ sau vài phút là có ngay kết quả.

Mẹ bầu cần lưu ý:

Vệ sinh bộ phận sinh dục thật sạch sẽ và kỹ lưỡng bằng nước ấm, không nên sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit quá cao vì sẽ dễ làm thay đổi môi trường của âm đạo

Các mẹ không nên ăn các loại thực phẩm có màu đậm vì có thể khiến nước tiểu đổi màu như: củ cải đường, quả mâm xôi hoặc đại hoàng…

Trước khi thực hiện xét nghiệm các mẹ bầu không nên tập thể dục quá sức

Các mẹ không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả viên uống vitamin, thực phẩm chức năng trước khi xét nghiệm vì những thành phần trong thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chỉ số xét nghiệm nước tiểu khi mang thai.

Việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai không thể qua, vì đây chính là cách tốt nhất để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu, tiền sản giật, cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ.