Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Máu Trước Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Có Nên Xét Nghiệm Máu Trước Khi Mang Thai?

Trong thai kì, nếu sản phụ mắc phải một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ… Vì vậy, chị em phụ nữ khi lên kế hoạch có con có nên xét nghiệm máu trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, xét nghiêm máu trước khi mang thai còn giúp kiểm tra xem người phụ nữ đang muốn làm mẹ có mắc các bệnh lý nguy hiểm, không nên có con như: nhiễm HIV, ung thư… Các loại xét nghiệm cần thực hiện dựa trên xét nghiệm mẫu máu bao gồm:

Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú… Vì vậy, trước khi mang thai, cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh. Nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu.

Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu đời sẽ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… Người mẹ có khả năng sảy thai cao. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai.

Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể

Nếu chị em có người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền, hoặc đã từng sảy thai, và tuổi từ 35 trở lên, rất cần xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thểtrước khi mang thai. Phương pháp phổ biến để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong thời gian 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể lây sang trẻ sơ sinh.

Việc xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu trong cơ thể người phụ nữ và có cần bổ sung thêm sắt hay không. Đó là do việc mang thai sẽ làm cho chứng thiếu sắt, thiếu máu trở nên nghiêm trọng.

Thứ hai, việc xét nghiệm máu còn nhằm xác định nhóm máu để khi cần thiết, thai phụ hoặc em bé sẽ được truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Kết quả của xét nghiệm cho biết người đó âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn người bố dương tính với Rh (Rh+), em bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh ra.

Ngoài ra, người mẹ tương lai cũng cần xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đường huyết trong máu để kiểm tra đường huyết và các vấn đề về chức năng thận.

Về Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai

Thông qua xét nghiệm máu khi mang thai, bác sĩ sẽ có những chỉ định tiếp theo. Nhằm củng cố chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp, có lợi cho mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm máu khi mang bầu gồm những gì?

Trước khi em bé chào đời, người mẹ luôn cần một quá trình theo dõi lâu dài. Để quá sinh này trải qua trôi chảy, cần một quá trình dài, trong đó đi khám bác sĩ phụ sản là điều hết sức cần thiết. Thông qua việc siêu âm, các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai, bác sĩ có thể theo dõi quá trình mang thai một cách khách quan. Từ đó, đánh giá được sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát được những nguy cơ mắc phải những bất thường trong giai đoạn mang thai.

Các xét nghiệm máu bác sĩ có thể chỉ định cho các mẹ bầu trong thai kỳ của mình như:

Xét nghiệm Beta HCG.

Công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm nhóm máu.

Xét nghiệm yếu tố RF.

Các xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Triple test.

Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng trong thai kỳ như:

Rubella.

Viêm gan B, viêm gan C.

Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs).

HIV.

Xét nghiệm máu khi có thai để làm gì?

Xét nghiệm máu phát hiện 1 số bệnh:

Phát hiện hội chứng Down: Vào tuần thai 11-13, ngoài việc siêu âm khoảng sáng sau gáy bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện sớm hội chứng Down ở thai nhi.

Chẩn đoán viêm gan B: Xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện viêm gan B ở mẹ bầu giúp giảm thiểu nguy cơ mẹ truyền bệnh cho con.

Phát hiện bệnh giang mai: Xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ có thể lây nhiễm sang thai nhi gây ra sinh non hoặc thai chết lưu hoặc trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Tìm kháng thể HIV: Phụ nữ khi mang thai cần được xét nghiệm máu để phát hiện vi-rút HIV. Nếu nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp bảo vệ hoặc can thiệp nhằm duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

Xét nghiệm máu khi mang bầu ở tuần thứ mấy?

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy? là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, thắc mắc, nhất là những mẹ bầu mang thai lần đầu.

Giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay, không có quy định bắt buộc nào về thời gian mẹ bầu phải xét nghiệm máu. Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ và em bé phải đứng trước những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên theo mốc thời gian. Đặc biệt, khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ có ảnh hưởng. Để từ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm hơn các tình trạng bệnh lý như: thiếu máu, dị tật bào thai, nhiễm trùng thai kỳ…Như vậy, người mẹ và thai nhi có thể nhận được các hướng xử trí phù hợp nhất cho mình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cần xét nghiệm máu vào thời gian thích hợp.

Bên cạnh đó, khi thai được 28 tuần trở đi, một số bệnh viện cũng yêu cầu thai phụ muốn đăng ký sinh phải xét nghiệm máu. Việc này được tiến hành để đảm bảo cho ca sinh diễn ra an toàn và thuận lợi. Một số yếu tố cần xác định từ xét nghiệm máu như: nhóm máu, sự đông máu, bệnh về máu, mẹ có đang mắc bệnh truyền nhiễm nào không…Đây là quy định bắt buộc của một số bệnh viện vì vậy mẹ bầu chắc chắn sẽ phải thực hiện.

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp xác định được nhóm máu của mẹ bầu để để phòng trường hợp cần phải truyền máu khẩn cấp thì sẽ có máu chuẩn bị sẵn hoặc tìm được người có nhóm máu phù hợp.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra đường huyết để đánh giá tiểu đường thai kỳ và mẹ bầu có bị thừa cân hay béo phì hay không. Với những mẹ có người thân bị tiểu đường, béo phì thì lại càng cần thiết phải xét nghiệm máu khi mang thai hơn.

Các chỉ số xét nghiệm máu khi có bầu

Các chỉ số xét nghiệm máu cho bà bầu cần thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm này nhằm xác định nhóm máu của người mẹ là máu gì, để kịp thời truyền máu trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi sinh nở vì rất dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu, mất máu, băng huyết sau sinh…

Xét nghiệm nhằm kiểm tra người mẹ âm tính hay dương tính với yếu tố Rh-. Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.

Đây là loại xét nghiệm máu khi mang thai dùng để xét nghiệm hàm lượng sắt có trong cơ thể mẹ, để xem có thiếu máu hay không. Từ đó sẽ có chỉ định bổ sung thêm chất sắt. Xét nghiệm huyết đồ còn giúp phát hiện ra tình trạng hồng cầu bất thường gây ra những bệnh lý huyết học như bệnh tế bào hình liềm, Thalassemia… ở cả mẹ bầu và bào thai.

Xét nghiệm virus viêm gan B:

Nhằm xác định thai phụ có bị nhiễm phải virus viêm gan B hay không để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho đứa trẻ trong bụng mẹ bằng cách tiêm phòng vắc – xin phòng viêm gan B ngay khi bé được sinh ra.

Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai:

Đây là loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bào thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng có thể làm dừng lại sự phát triển của bào thai, sinh non và chấm dứt thai kỳ. Ngoài ra, còn một số loại virus khác cũng cần được xét nghiệm để tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đó là xét nghiệm virus Rubella, Cytomegalo…

Đây là một trong những xét nghiệm máu cần làm nhất đối với phụ nữ, ngay từ lúc trước khi quyết định mang bầu. Nếu mang thai nhiễm HIV thì nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn tìm hướng xử lý thích hợp.

Những lưu ý khi xét nghiệm máu khi mang bầu

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai: Các mẹ bầu cần lưu ý, tốt nhất là nên thực hiện lấy máu vào buổi sáng và mẹ bầu nên nhịn ăn sáng để cho ra kết quả chính xác. Mẹ có thể mang theo đồ ăn nhẹ để bổ sung sau khi lấy mẫu máu xong.

Quá trình lấy máu: Nhìn chung, quy trình lấy máu xét nghiệm khá nhanh, đơn giản và được đảm bảo theo quy định của ngành y tế. Mẹ sẽ có cảm giác hơi đau nhói hoặc thâm tím ở chỗ lấy máu một chút nhưng không có gì đáng lo ngại.

Xét nghiệm máu khi mang thai để biết trai hay gái

Bên cạnh việc phát hiện ra những bất thường về sức khỏe của thai nhi, xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp xác định được giới tính thai nhi, chính xác đến 95%.

Các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm máu và nước tiểu của mẹ bầu. Sau đó phân tích ADN bào thai để nhận biết được giới tính của thai nhi. Kết quả xét nghiệm nếu thấy máu mẹ chứa nhiễm sắc thể Y thì đó là bé trai, còn nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y thì mẹ mang thai bé gái.

Từ tuần thứ 7, bạn đã có thể xét nghiệm và xác minh được tới 95% giới tính của bé yêu trong bụng mẹ. Cho đến 20 tuần tuổi thì kết quả xét nghiệm đúng đến 99%.

Giá các xét nghiệm máu khi có thai

Xét nghiệm máu khi mang thai là chỉ định cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu phải hết sức chú ý sức khỏe, thực hiện xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm Double Test: 500.000đ

Chi phí xét nghiệm Triple Test chỉ khoảng gần 500.000đ

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT: khoảng từ 6 triệu đồng trở lên

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh về vấn đề xét nghiệm máu khi mang thai. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp chị em hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu. Từ đó, đảm bảo tuân thủ những chỉ định xét nghiệm của bác sĩ.

Kết Quả Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Đây là chỉ số giúp bác sĩ phát hiện thận có dấu hiệu bất thường không. Nếu chỉ số URE vượt quá khoảng giới hạn 2,5- 7,5 mmol/l thì thận của mẹ đang có vấn đề. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp URE tăng do tắc nghẽn đường tiết niệu, suy tim sung huyết, cơ thể bị mất nước, xuất huyết tiêu hóa, sốt.

URIC trong giới hạn là 150 – 360 umol/l. Nếu chỉ số này bị vượt quá, nguy cơ mẹ bầu mắc gout là rất cao. Và nếu chỉ số quá thấp thì dẫn tới tổ thương tế bào gan, bệnh Wilson.

Đây là nhóm chỉ số có vai trò rất quan trọng mà mẹ bầu cần biết, nếu chỉ số nhóm mỡ máu vượt quá giới hạn, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp rất cao, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhóm mỡ máu có khoảng giới hạn là Cholesterol 3,4- 5,4 mmol/l, Tryglycerid 0,4- 2,3 mmol/l, HDL- Choles t0,9- 2,1 mmol/l, LDL- Choles 0,0- 2,9 mmol/l.

Đây là một chỉ số miễn dịch cho tế bào gan. Giới hạn bình thường của GGT là từ 0,0- 53,0 umol/l. Khi chỉ số này tăng lên, gan giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch và khả năng đào thải kém đi.

Chỉ số GLU sẽ cho mẹ bầu biết lượng đường có trong máu có ở mức giới hạn trung bình không, có mắc bệnh tiểu đường không. GLU bình thường từ 4,1-6,1 mmol/l, nếu nhỏ hơn thì mẹ bầu bị mắc chứng tụt đường huyết, và nếu cao hơn thì mẹ bầu đang có nguy cơ tăng đường huyết dễ bị tiểu đường, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, cũng như thai nhi.

CRE (Creatinine) là chất thải của quá trình trao đổi chất ở cơ. Đối với mẹ bầu giới hạn CRE là 53- 100 umol/l. Nếu vượt quá chỉ số giới hạn này sẽ dẫn tới các trường hợp bệnh về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, ngược lại nếu chỉ số này thấp hơn giới hạn tiền sản giật có thể là một nguy cơ,

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến các Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai như HIV, Anti-Hbs, HbsAg,… xác định những nguy cơ: viêm gan B, bệnh giang mai, Rubella,… kiểm tra được hàm lượng chất dinh dưỡng, xác định thai nhi mắc hội chứng Down không.

Lưu ý để kết quả xét nghiệm máu khi mang thai chính xác

– Thời điểm lấy máu xét nghiệm cho thai phụ tốt nhất là vào buổi sáng.

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần xét nghiệm máu ngay ba tháng đầu thai kì phát hiện dấu hiệu bất thường cũng như xét nghiệm máu định kì trong mỗi lần đi khám thai, để có những thông tin chính xác về sức khỏe thai kỳ từ đó được chỉ định xử trí đúng cách.

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai cách đọc thế nào và những lưu ý gì, hi vọng rằng qua thông tin trên bạn đọc đã có những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Tại Sao Cần Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai?

Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai?

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm máu thai 12 tuần tuổi, tức là trong 3 tháng đầu của thai kỳ để:

Theo dõi, đánh giá sức khỏe của mẹ và tình hình phát triển của thai nhi.

Tầm soát, dự đoán và phát hiện những dấu hiệu hay dị tật bất thường ở thai nhi.

Phát hiện sớm những bệnh lý có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi như viêm gan B, giang mai, thiếu sắt, hay HIV.

Giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về tuổi thai và có những hướng xử lý tốt nhất cho cả mẹ và con.

Các xét nghiệm máu khi có thai mẹ bầu cần thực hiện

Việc xét nghiệm máu khi mang thai cần phải thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Thường thì trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cần tiến hành những xét nghiệm máu có thai như:

Xét nghiệm huyết đồ

Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể người mẹ, từ đó đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của mẹ bầu để bổ sung thêm sắt khi mang thai.

Đặc biệt, xét nghiệm huyết đồ còn giúp phát hiện bệnh lý tế bào hình liềm, bệnh thalassemia.

Xét nghiệm yếu tố Rh

Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá yếu tố Rh ở người mẹ. Để xem yếu tố này ở người mẹ có chứa những kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu ở thai nhi hay không? Để tìm biện pháp khắc phục hiệu quả.

Xét nghiệm Beta HCG

Xét nghiệm để chẩn đoán tuổi thai hay tình trạng phát triển của thai nhi như tình trạng đa thai, mang thai ngoài tử cung, thai lưu…

Xét nghiệm nhóm máu

Ý nghĩa đầu tiên của việc xét nghiệm máu chính là xác định nhóm máu của người mẹ. Để biết mẹ bầu thuộc nhóm máu nào, từ đó chuẩn bị để truyền máu cho những trường hợp khẩn cấp khi sinh.

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm những bệnh lý có khả năng truyền nhiễm từ mẹ sang con như viêm gan B, giang mai, HIV, Rubella… Để từ đó tìm biện pháp hay cách khắc phục hiệu quả nhất, tốt cho cả mẹ và con.

Xét nghiệm để tầm soát dị tật thai nhi

Một trong những xét nghiệm quan trọng được thực hiện khi mang thai đó là xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm double test và triple test.

Double test được dùng để phát hiện những bệnh lý hay dị tật về thần kinh ở thai nhi như hội chứng Adward và bệnh Down.

Triple test được dùng khi bác sĩ muốn chắc chắn hơn về những bệnh lý đã phát hiện sau khi tiến hành double test và kiểm tra những nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.

Xét nghiệm máu khi mang thai bao nhiêu tiền?

Thực tế thì rất khó để đưa ra một mức giá chuẩn xác khi xét nghiệm máu trong quá trình mang thai. Bởi vì chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở xét nghiệm, số lượng xét nghiệm cần tiến hành hay kỹ thuật, phương pháp xét nghiệm.

Nhưng theo khảo sát thì chi phí xét nghiệm máu cho mẹ bầu sẽ dao động trong khoảng 100.000 – 1.000.000 VNĐ cho tổng các loại xét nghiệm cần thực hiện.

Địa chỉ xét nghiệm máu cho mẹ bầu uy tín, chính xác

Để quá trình xét nghiệm máu cho kết quả chính xác và chỉ cần chi trả chi phí tối ưu, bạn có thể đến ngay Đa khoa Phương Nam để đăng ký xét nghiệm máu.

Với nhiều năm kinh nghiệm tiến hành xét nghiệm máu cho mẹ bầu cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, chuyên môn cao, Đa khoa Phương Nam được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những địa chỉ xét nghiệm uy tín hàng đầu.

Chi phí xét nghiệm được xây dựng theo mức phí của bệnh viện công, giúp bệnh nhân tối ưu chi phí. Và có cơ hội trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng quốc tế với chi phí hợp lý nhất.

Thời gian làm việc linh hoạt, hoạt động cả vào cuối tuần giúp mẹ bầu chủ động thời gian thăm khám cũng như xét nghiệm.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?