Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Máu Chẩn Đoán Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Xét Nghiệm Khi Mang Thai: 3 Xét Nghiệm Chẩn Đoán Quan Trọng

Mục đích của thủ thuật chọc ối là gì? Thủ thuật này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và một số bệnh nhiễm trùng bào thai.

Trường hợp nào cần thực hiện thủ thuật chọc ối? Bác sĩ có thể đề nghị thai phụ thực hiện chọc ối nếu trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó.

Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc ối? Thông thường, việc chọc ối được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20.

Cách tiến hành thủ thuật chọc ối? Các bác sĩ sẽ trích xuất một lượng nước ối qua màng bụng và tử cung trong quá trình siêu âm bằng một cây kim rất mỏng. Bạn có thể cảm thấy hơi đau và căng tức ở điểm tiếp xúc. Những tế bào nước ối này được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phân tích. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.

Rủi ro có thể gặp phải? Thai nhi có thể gặp tai nạn thương tích gây ra bởi kim tiêm nhưng khả năng này là rất thấp. Một rủi ro khác khiến nhiều mẹ bầu lo ngại khi phải thực hiện thủ thuật chọc ối là nguy cơ sảy thai 0,5%.

Ngoài ra, loại xét nghiệm khi mang thai này còn có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và rò rỉ nước ối.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Mục đích của việc lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì? Xét nghiệm khi mang thai này cũng nhằm phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các rối loạn di truyền. Ưu điểm của xét nghiệm này so với thủ thuật chọc ối là có thể được thực hiện ở những tuần thai sớm hơn, do đó, các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn và có thể ra quyết định từ sớm.

Trường hợp nào cần thực hiện lấy mẫu lông nhung màng đệm? Tương tự với thủ thuật chọc ối, những thai phụ trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm CVS.

Thời điểm nào để thực hiện xét nghiệm? Thông thường xét nghiệm này được thực hiện khi thai được 10 đến 12 tuần.

Cách tiến hành xét nghiệm? Một kim tiêm được sử dụng để trích lấy một phần nhỏ mô nhau thai trong quá trình siêu âm. Các tế bào mô nhau thai này sẽ được phân tích để phát hiện dị tật bẩm sinh dựa trên cơ sở thai nhi phát triển từ nhau thai, do đó tế bào mô sẽ có các nhiễm sắc thể tương đồng với thai nhi. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.

Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ sảy thai trong xét nghiệm này là 1%. Ngoài ra còn có nguy cơ lây nhiễm và thúc đẩy các dị tật bẩm sinh phát triển nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm trong thai kỳ.

Mục đích của thủ thuật chọc dây rốn là gì? Thông thường, thủ thuật chọc dây rốn, còn gọi là chọc lấy máu thai, được thực hiện để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn di truyền, các vấn đề về nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu sơ sinh.

Ưu điểm chính của xét nghiệm khi mang thai này là có thể được thực hiện một cách nhanh chóng để can thiệp sớm nếu thấy tình trạng bất thường.

Trường hợp nào cần thực hiện chọc dây rốn? Nếu thai phụ có kết quả bất thường trong các xét nghiệm sàng lọc trước đó, trong quá trình siêu âm thai hoặc đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiểm ngay trước và trong khi mang thai, có khả năng bác sĩ sẽ chỉ định việc chọc dây rốn.

Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc dây rốn? Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng thời gian 18 đến 23 tuần của thai kỳ.

Các tiến hành thủ thuật chọc dây rốn? Một kim nhỏ được đưa vào qua màng bụng và tử cung của thai phụ để lấy máu thai nhi qua đường dây rốn trong quá trình siêu âm. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành thủ thuật chọc dây rốn.

Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 3-5 ngày.

Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ gây ra sảy thai của thủ thuật này là 1% – 1,5%.

Mẹo Chẩn Đoán Bò Mang Thai

Chẩn đoán bên ngoài

Cần chú ý vào thành bụng để phát hiện sự chuyển động của bào thai. Xác định hiện tượng phù thủng ở tứ chi và ở phía dưới thành bụng. Trường hợp bò có thai ở thời kỳ thứ hai thì quan sát vào chỗ lõm bên dưới thành bụng phía phải sẽ phát hiện tính chất mất đối xứng của chúng. Nếu quan sát phía sau bò thì thấy vòng cung rõ được nổi lên thành bụng.

Phương pháp sờ nắn: Dùng nắm tay ấn vào phía bụng bên phải, ở chỗ lõm phía dưới thành bụng. Trường hợp thành bụng không quá dày thì có thể phát hiện được đầu và cổ của bào thai. Phương pháp sờ nắn thường được áp dụng vào thời gian sáng sớm, khi vật chưa ăn uống. Nên tiến hành chẩn đoán vài lần mới có thể kết luận chính xác.

Phương pháp gõ nghe

Vị trí nghe tim thai cũng như vị trí sờ nắn ở trên. Nghe tim thai chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp: Khi bào thai nằm dọc theo phía lưng hay phía hông thành bụng của bò mẹ và khi ở giữa bào thai với thành tử cung có những màng thai không quá dày. Trong những trường hợp khác như thai quá ít ngày, thành tử cung quá dày, các màng thai quá dày và dịch thai nhiều thì không thể nghe được tim thai. Nghe tim thai thường áp dụng cho bào thai từ tháng thứ 6 trở đi.

Chẩn đoán qua âm đạo

Phương pháp này chủ yếu là quan sát, xác định đặc điểm, tính chất, trạng thái niêm mạc âm đạo, miệng ngoài cổ tử cung và niêm dịch âm đạo. Trường hợp bò có thai ở tháng thứ nhất thì kích thước cổ tử cung không lớn lắm, có dạng hình chóp, lòng cổ tử cung không được đóng kín, lượng niêm dịch ít, đặc. Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô và không có ánh. Bò có thai tháng thứ 2 thì lòng cổ tử cung đóng kín, có dạng như nút chai, niêm mạc âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn. Có thai cuối tháng thứ 4 thì cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch màu trắng đục và số lượng niêm dịch tăng dần theo tuổi thai. Quan sát niêm mạc âm đạo có hình dạng như nhung, những tế bào niêm mạc âm đạo được phát triển mạnh. Bào thai cuối tháng thứ 7, đầu tháng thứ 8 thì niêm dịch được tiết ra rất nhiều. Trong trường hợp bò không có thai thì niêm mạc âm đạo có màu hồng, ẩm ướt, bóng loáng, lượng niêm dịch rất ít và có màu trong suốt hay hơi đục, lòng cổ tử cung không có dạng hình chai.

Chẩn đoán qua trực tràng

Có thể áp dụng chẩn đoán sớm có thai, bắt đầu 4 – 5 tuần sau khi cho bò phối giống. Phương pháp này là phát hiện sự thay đổi về hình thái, đặc điểm, tính chất và vị trí các bộ phận: Buồng trứng, các phần tử cung, rãnh giữa tử cung, động mạch tử cung, thai và nhau thai… phương pháp này còn có thể xác định tình trạng khác nhau của cơ quan sinh dục và của bào thai.

Phương pháp siêu âm

Có nhiều loại máy siêu âm khác nhau được dùng nhưng phổ biến nhất ngày nay là loại máy B-mode real-time. Loại máy này cho âm thanh và hình ảnh thực của bào thai. Tần số 3.5 – 7.5 MHz, với tần số cao hơn có thể quan sát được chi tiết hơn.

Siêu âm bên ngoài: Đây là loại máy cũ sử dụng tần số 3.5 MHz. Độ chính xác của máy 97%, nhưng trong thực tế có một số trường hợp chẩn đoán dương tính giả.

Siêu âm bên trong: Chẩn đoán sự mang thai 12 – 14 ngày sau khi phối giống, trung bình 28 ngày. Có thể xác định được số bào thai và tình trạng của bào thai cũng như tuổi thai và giới tính (ngày thứ 55 – 56 của thai kỳ).

Định lượng progesterone trong sữa

Kiểm tra này dựa trên việc nồng độ progesterone trong sữa cao sau phối giống 21 – 24 ngày. Nồng độ progesterone trong máu và nồng độ progesterone trong sữa là như nhau.

Xét Nghiệm Máu Biết Mang Thai Con Trai

Xét nghiệm máu (thử máu) có xác định được các bệnh lí trên nhiễm sắc thể giới tính hay không ?

Khi còn trong bụng mẹ, em bé không thể tự ăn được. Các chất dinh dưỡng được cung cấp hoàn toàn từ dây rốn đi vào trong túi ối và truyền vào cho con. Mọi hoạt động trao đổi chất của con đều nằm trong bụng mẹ. Trong quá trình đó, các ADN của con sẽ lẫn vào trong máu mẹ và đi khắp cơ thể của mẹ.

Theo cơ sở khoa học, khi tiến hành phân tách ADN của con người, dựa vào cặp nhiễm sắc thể (NST) thứ 23 để xác định giới tính.

 

Trong đó:

XX: Xác định giới tính nữ

XY: Xác định giới tính nam

Không chỉ vậy, xét nghiệm ADN còn giúp chúng ta xác định được huyết thống cha con dựa vào việc so sánh mẫu ADN của cha và của con trong tế bào máu của người mẹ khi chưa sinh ra.

Tham khảo dịch vụ xét nghiệm cha con

xét nghiệm máu, bao nhiêu, tuần, biết trai gái, chính xác, máu mẹ, có biết được, mấy tuần, chỉ số

Xét nghiệm máu khi thai nhi bao nhiêu tuần để biết các bệnh lí trên nhiễm sắc thể giới tính

Ở tuần thứ 7 là đã có thể lấy được adn của thai nhi, tuy nhiên để rõ ràng và chắc chắn nhất, bạn nên thực hiện ở tuần thứ 10 của thai kỳ.

Tỷ lệ xét nghiệm adn xác định cha con với độ chính xác đạt được là 99,99% dựa vào các chỉ số do máy tính của chúng tôi phân tích.

Địa chỉ & chi phí khi xét nghiệm máu để biết các bệnh lí về giới tính.

Hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến địa chỉ xét nghiệm máu biết con trai hay gái ở đâu? Bao nhiêu tiền?…

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, theo cơ sở khoa học có thể xét nghiệm adn và biết được giới tính em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng giới tính nên Bộ Y Tế đã nghiêm cấm tiết lộ giới tính em bé. Do đó chúng tôi chỉ thực hiện xét nghiệm sàng lọc các dị tật trên thai nhi trong đó có các bệnh lí trên nhiễm sắc thể giới tính.

Do đó, nếu bạn có những thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc nhắn tin trên facebook để được tư vấn rõ hơn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết khác:

Xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm huyết thống

Trung tâm xét nghiệm DNA TESTINGS

Trụ sở chính: Tầng 8, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P 6, Q 3. TP.HCM

Hotline : 0901323100

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN – DNA TESTINGS

Địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh Quận 3:  – Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P 6, Q 3. TP.HCM – Hotline: 0901.323.100 Quận 11: – Địa chỉ: 564 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh (đối diện bệnh viện chợ Rẫy). – Hotline : 0901.323.100 TP. Thủ Đức: – Địa chỉ: Số 11 Đường 49, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM – Hotline: 0901.323.100 Quận Gò Vấp: – Địa chỉ: 35 Trần Thị Nghỉ Phường 7 Quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh – Hotline: 0901.323.100 Địa chỉ tại Hà Nội: – Địa chỉ: Toà F5, Số 112 Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội - Hotline: 0902.313.800 Điện thoại: (028) 3 520 87 67 - Fax: (028) 3 520 87 68 Website: dnatestings.vn

Có Nên Xét Nghiệm Máu Trước Khi Mang Thai?

Trong thai kì, nếu sản phụ mắc phải một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ… Vì vậy, chị em phụ nữ khi lên kế hoạch có con có nên xét nghiệm máu trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, xét nghiêm máu trước khi mang thai còn giúp kiểm tra xem người phụ nữ đang muốn làm mẹ có mắc các bệnh lý nguy hiểm, không nên có con như: nhiễm HIV, ung thư… Các loại xét nghiệm cần thực hiện dựa trên xét nghiệm mẫu máu bao gồm:

Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú… Vì vậy, trước khi mang thai, cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh. Nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu.

Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu đời sẽ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… Người mẹ có khả năng sảy thai cao. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai.

Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể

Nếu chị em có người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền, hoặc đã từng sảy thai, và tuổi từ 35 trở lên, rất cần xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thểtrước khi mang thai. Phương pháp phổ biến để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong thời gian 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể lây sang trẻ sơ sinh.

Việc xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu trong cơ thể người phụ nữ và có cần bổ sung thêm sắt hay không. Đó là do việc mang thai sẽ làm cho chứng thiếu sắt, thiếu máu trở nên nghiêm trọng.

Thứ hai, việc xét nghiệm máu còn nhằm xác định nhóm máu để khi cần thiết, thai phụ hoặc em bé sẽ được truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Kết quả của xét nghiệm cho biết người đó âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn người bố dương tính với Rh (Rh+), em bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh ra.

Ngoài ra, người mẹ tương lai cũng cần xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đường huyết trong máu để kiểm tra đường huyết và các vấn đề về chức năng thận.