Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xách Nặng Khi Mang Thai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Xách Đồ Nặng Có Ảnh Hưởng Thai Nhi Không? Bapluoc.com

Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không? Mang thai là một quá trình 9 tháng 10 ngày rất quan trọng, mẹ phải trải qua rất nhiều thay đổi và vất vả. Tuy vậy, không phải mẹ bầu nào (nếu không do bắt buộc phải kiêng) cũng được nghỉ ngơi hoàn toàn trong thai kỳ, các mẹ vẫn sẽ phải đi làm và làm các công việc nhà, thậm chí có những mẹ bầu do tính chất công việc vẫn phải làm các…

Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không? Mang thai là một quá trình 9 tháng 10 ngày rất quan trọng, mẹ phải trải qua rất nhiều thay đổi và vất vả. Tuy vậy, không phải mẹ bầu nào (nếu không do bắt buộc phải kiêng) cũng được nghỉ ngơi hoàn toàn trong thai kỳ, các mẹ vẫn sẽ phải đi làm và làm các công việc nhà, thậm chí có những mẹ bầu do tính chất công việc vẫn phải làm các công việc nặng, làm nhiều giờ.

Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không?

Theo một chuyên gia, bạn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa không khuyến khích điều này. Khi đang mang thai, việc dọn dẹp, bưng vác đồ nặng có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể đánh giá tình hình để xem mình tự làm được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và thai kỳ

Bạn hãy luôn cẩn thận tình trạng sức khỏe của mình cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.

Biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại

Dù bạn và thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn nên hạn chế di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn không nên bưng đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở. Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bạn có thể nhấc vật nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.

Làm thế nào để nhấc đồ đạc khi mang thai?

Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.

Kết bài Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không? : Đây là một số điều mà mẹ bầu cần biết để giữ an toàn cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế chuẩn dành cho bà bầu để hạn chế những nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai kỳ khỏe mạnh của bạn.

tag : bà bầu mang đồ nặng, vì sao bà bầu không được với tay, bà bầu có nên rửa bát, tại sao bà bầu không nên ngồi xổm, những thứ bà bầu nên tránh

Nặng Bụng Dưới Khi Mang Thai

Nặng bụng dưới khi mang thai là một triệu chứng khó tránh khỏi và khiến các mẹ bầu khó chịu. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và nó có đáng lo ngại không?

Nguyên nhân phổ biến gây nặng bụng dưới khi mang thai

Cơ thể thay đổi

Theo các bác sĩ, vào những tháng đầu, hiện tượng nặng bụng và đau lâm râm là hoàn toàn bình thường. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén nặng cũng khiến bạn nặng bụng dưới.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị ra đời. Thai nhi tăng nhanh về chiều cao và cân nặng. Vì sự phát triển nhanh chóng này chèn ép các dây thần kinh và từng thớ thịt trong bụng mẹ, dẫn đến những cơn nặng và đau bụng dưới.

Bé ngày một lớn dần thì sự căng cơ và dây chằng sẽ đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng hơn. Một cử động nhỏ như ho cũng có thể là nguyên nhân gây nên những cơn nặng bụng dưới khi mang thai kèm đau bụng lâm râm.

Thay đổi hormone và nguyên nhân khác

Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi có thai cũng góp phần không nhỏ trong hiện tượng khó chịu này. Do hormone thay đổi, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.

Một nguyên nhân nữa là do chế độ ăn không cân bằng khiến mẹ bị táo bón. Táo bón khiến mẹ bị sình bụng, gây cảm giác nặng bụng và không dễ chịu.

Khi nào nên lo lắng nếu nặng bụng dưới khi mang thai?

Khi những cơn nặng bụng và đau kéo dài nhiều ngày, ngày một khó chịu cực độ và kèm theo những triệu chứng khác, thì đây là dấu hiệu bào thai có vấn đề không ổn. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

Sảy thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Tiền sản giật

Thai ngoài tử cung

Viên ruột thừa

Nhau rong non

Sinh non

Sỏi thận

Và các biến chứng khác

Khi nào thì thai phụ nên gặp bác sĩ?

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên không đáng lo ngại, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi là ổn. Thì thai phụ phải đi khám ngay lập tức nếu tình trạng nặng bụng kèm theo những triệu chứng sau:

Đau dữ dội hoặc dai dẳng

Xuất hiện tình trạng chảy máu

Sốt

Ớn lạnh

Xuất huyết âm đạo

Mê sảng

Khó chịu khi đi tiểu

Buồn nôn và ói mửa

Tips giúp giảm nặng bụng khi mang thai

Không ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền.

Di chuyển xung quanh hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.

Tắm bằng nước ấm (không nên sử dụng nước nóng để tắm).

Uốn cong người về phía cơn đau.

Bổ sung nhiều nước.

Thử nằm xuống nhẹ nhàng và nghỉ ngơi thoải mái.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Cách Tính Cân Nặng Tăng Lên Khi Mang Thai

Mẹ tăng cân hợp lý trong suốt thai kỳ sẽ giúp cả mẹ và con đều khỏe mạnh và cuộc vượt cạn cũng suôn sẻ hơn. Nếu tăng cân quá mức cho phép, sức khỏe của bạn và con có thể bị tổn hại. Vậy mẹ nên tăng bao nhiêu cần khi mang thai?

Nói chung, tùy vào chiều cao – cân nặng – thể trạng của bạn trước khi mang thai, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn khoảng cân nặng cho phép tăng thêm trong suốt thai kỳ. Khi đi khám thai định kỳ, các bác sĩ sẽ xem trọng lượng cơ thể bạn để khuyên bạn nên tăng bao nhiêu ký trong thai kỳ là phù hợp.

Tốt nhất bạn nên tăng cân, nhưng đừng nhiều quá. Mỗi người mẹ có một cách sống và thói quen ăn uống khác nhau nên đồ thị tăng cân của các mẹ cũng khác nhau: có người sẽ chựng lại hoặc thậm chí giảm cân trong thời gian đầu mang thai vì ốm nghén, cũng có mẹ tăng đều đặn 0,5-1 ký mỗi tháng; có người thì tăng vọt trong tam cá nguyệt thứ hai. Nhìn chung, nên tăng cân đều đặn và tăng vừa đủ, không nên “đột biến” hoặc tăng quá nhiều.

Bạn nên tăng bao nhiêu ký trong thai kỳ?

Body Mass Index (BMI) = cân nặng / bình phương chiều cao

Thông tin thêm: Body Mass Index (BMI) là một chỉ số khối cơ thể = cân nặng / chiều cao bình phương.

Ví dụ bạn 42 ký, cao 1,5m; thì chỉ số BMI của bạn là khoảng 18-19, bạn cân tăng cân trong khoảng 12,5-18 ký.

Khi có bầu, những điều gì làm nên cân nặng tăng thêm của người mẹ?

– Tăng cường trữ nước và các chất lỏng nói chung;

– Tăng trọng lượng bầu ngực;

– Tăng kích thước tử cung;

– Xuất hiện túi nước ối và nhau thai;

– Em bé ngày càng lớn (bé nặng trung bình khoảng 3.2kg khi mới sinh).

Hậu quả của tăng cân quá ít trong thai kỳ

– Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú;

– Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.

Hậu quả của tăng cân quá nhiều khi mang thai

– Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường;

– Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu;

– Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác;

– Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại;

– Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận;

– Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2.

Mang Thai Bị Táo Bón Có Nên Rặn Khi Đi Nặng Không?

Táo bón là triệu chứng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian thai kỳ. Đây là tình trạng phân bên trong đường ruột có dạng thô, ngắn và nhỏ. Chúng tích tụ tại đường ruột trong thời gian dài, dần trở nên khô cứng và khiến quá trình đào thải ra bên ngoài trở nên rất khó khăn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài trong thời gian thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thai kỳ như:

Táo bón khi mang thai nặng sẽ có nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như nứt kẽ hậu môn, đau vụng tiểu khung và hình thành búi trĩ.

Táo bón diễn ra kéo dài sẽ tích tụ phân bên trong hậu môn, điều này sẽ khiến cho độc tố trong phân không bị đào thải ngược lại còn bị cơ thể hấp thụ gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng do táo bón gây ra khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và dẫn đến chán ăn, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, táo bón là hậu quả của chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và lười vận động ở một số mẹ bầu. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như sự thay đổi của nồng độ hormone bên trong cơ thể, sự gia tăng về kích thước của thai nhi gây chèn ép lên vùng chậu hoặc do bệnh lý.

Mang thai bị táo bón có nên rặn khi đi nặng không?

Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối không được rặn mỗi khi đi nặng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Lý giải điều này chuyên gia cho biết, khi mẹ bầu rặn sẽ tạo ra các cơn co thắt tử cung, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Bên cạnh đó, việc rặn mạnh cố gắng đẩy phân ra ngoài sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn và gây ra phản ứng viêm. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hậu môn, bệnh trĩ và ung thư đại tràng thường gặp.

Nhiều mẹ bầu lo ngại rặn khi đi đại tiện sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì thế họ thường có thói quen nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm mẹ bầu tuyệt đối không được làm theo. Mỗi khi có nhu cầu đi đại tiện bạn cần phải giải quyết ngay, nếu nhịn sẽ khiến phân tích tụ trong đường ruột và trở nên khô cứng, điều này sẽ khiến cho tình trạng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để việc đi đại tiện trở nên đơn giản hơn thì mẹ bầu có thể dùng tay xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Cách này có công dụng kích thích nhu động của ruột già, giúp làm mềm phân và giúp đẩy phân ra ngoài thuận lợi hơn. Nhưng nếu bạn đang trong thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì không được áp dụng cách này quá thường xuyên, thay vào đó hãy tìm đến phương pháp cải thiện khác tích cực hơn.

Biện pháp cải thiện chứng táo bón khi mang thai

Khi bị táo bón trong thời gian thai kỳ mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

1. Uống nhiều nước

Uống đủ nước là điều rất cần thiết đối với mẹ bầu, đặc biệt là những trường hợp đang bị táo bón. Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng khả năng hấp thụ chất xơ để cải thiện kích thước và làm mềm phân. Từ đó, việc đi đại tiện của mẹ bầu diễn ra cũng thuận lợi hơn.

Chuyên gia cho biết, mẹ bầu nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên bạn không nên uống nhiều cùng một lúc mà hãy chia thành nhiều thời điểm khác nhau. Hai thời điểm mà mẹ bầu cần phải bổ sung nước cho cơ thể giúp nâng cao hiệu quả trị táo bón là buổi sáng sau khi thức và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài nước lọc mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho cơ thể nước khoáng, nước ép trái cây tươi, soda, nước canh hoặc nước ép rau,…

2. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ táo bón trong thời gian thai kỳ. Nếu gặp phải tình trạng này thì cách tốt nhất là bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân, chú ý tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có lợi và hạn chế dùng thực phẩm khó tiêu.

Các loại rau giàu chất xơ nhằm làm tăng khối lượng phân và tạo cảm giác muốn đi tiêu như rau bắp cải, rau bina, rau mồng tơi,…

Các loại trái cây tươi có công dụng nhuận tràng và bổ sung thêm vitamin cho cơ thể như táo, chuối chín, dâu tây, kiwi, trái cây họ cam quýt,…

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại trái cây sấy khô hoặc hạt để ăn vặt, vừa tốt cho thai nhi vừa giúp cải thiện chứng táo bón.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng thêm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bánh mỳ,…

Cắt giảm bớt các loại thực phẩm giàu canxi và sắt trong chế độ ăn uống, chỉ nên bổ sung chúng dưới dạng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa và tạo áp lực lên hệ tiêu hóa.

Nên hạn chế sử dụng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Nếu mẹ yêu thích món chiên thì nên dùng dầu oliu để chiên tránh gây hại cho dạ dày.

Đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị dễ gây kích thích đến đường ruột mẹ cần hạn chế như ớt, tiêu,… Các loại thực phẩm đông lạnh cũng không nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mẹ bầu.

Cà phê là thức uống gây mất nước và dễ dẫn đến táo bón, vì thế bạn cũng nên hạn chế uống cà phê trong thời gian thai kỳ.

Khi xây dựng thực đơn ăn uống cho phụ nữ mang thai, bạn nên thường xuyên thay đổi thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tránh tình trạng ăn một loại quả hoặc 1 loại trái cây trong thời gian dài làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một trong những cách hỗ trợ điều trị chứng táo bón tại nhà rất tốt dành cho mẹ bầu đó là dành nhiều thời gian để vận động cơ thể. Cách này sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra tốt nhất, hạn chế nguy cơ bị táo bón. Một số bài tập tốt cho mẹ bầu mang thai là đi bộ nhẹ nhàng, yoga thai kỳ, bơi lội, tập kegel,…

Khi đi đại tiện mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngồi phù hợp nhất giúp quá trình đẩy phân diễn ra dễ dàng. Ngồi xổm là tư thế ngồi tốt nhất mỗi khi đi đại tiện, để tránh bị mỏi bạn có thể ngồi nghiêng về phía trước và đặt khuỷu tay lên đầu gối, lúc này đầu gối sẽ có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể.

Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện là phải đi ngay, tuyệt đối không được nín nhịn. Hãy tập thói quen ngồi trong nhà vệ sinh vào một giờ cố định vào tất cả các ngày trong tuần, tốt nhất là sau khi ăn 5 – 10 phút.

4. Áp dụng các mẹo dân gian

Massage bụng: Nếu đang trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai mà bị táo bón thì mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp massage bụng giúp việc đi tiêu diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này, bạn hãy dùng tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài.

Dùng vừng đen: Mẹ bầu chỉ cần lấy khoảng 50 gram vừng đen đã rang chín trộn đều với 30 gram mật ong nguyên chất và sử dụng để ăn. Áp dụng cách này liên tục trong 5 ngày chứng táo bón sẽ thuyên giảm đáng kể.

Ăn quả sung: Quả sung là thực phẩm có công dụng chữa táo bón rất tốt, mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Để cải thiện chứng táo bón, bạn chỉ cần ăn từ 3 – 5 quả sung chín/ngày hoặc hầm canh móng giò với quả sung xanh để sử dụng.