Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vợ Mang Bầu Bị Đau Bụng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Đau Bụng, Đau Bụng Khi Mang Thai Có Gì Nguy Hiểm?

Bà bầu bị đau bụng có thể cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm

Theo bác sỹ Duff, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng nên nghi ngờ khả năng sẩy thai. Bởi, thực tế cho thấy, có 15 – 20% bà bầu bị sẩy thai. Các triệu chứng sẩy thai gồm: Chảy máu, đau bụng co thắt hoặc cơn đau giống như đau bụng kinh.

Nếu bạn có những cơn co thắt đều đặn trước tuần thứ 37 của thai kỳ và đau lưng kéo dài, có thể bạn bị chuyển dạ sớm. Các cơn co thắt có thể có hoặc không kèm theo rò rỉ dịch âm đạo hoặc máu hay chuyển động của thai nhi. Tốt hơn hết là nên gọi điện cho bác sỹ hoặc đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu này.

Nhau thai là nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. Nhau thai thường nằm cao trên thành tử cung và không tách ra cho đến khi em bé được sinh ra. Bong nhau non là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3.

Bác sỹ Duff mô tả cơn đau do bong nhau non là đau dữ dội, liên tục, dần dần lan xuống bụng dưới. Tử cung có thể cứng như đá (khi ấn vào bụng, không thấy lõm vào), máu chảy đỏ thẫm, không có cục máu đông. Trong một số trường hợp, bà bầu có thể chuyển dạ khi bong nhau non, và cần được mổ cấp cứu. Nếu bong nhau non ở mức độ nhẹ, bác sỹ có thể gây chuyển dạ cho bà bầu để sinh thường tự nhiên.

Phụ nữ có nguy cơ bị bong nhau non là những người có tiền sử bị bong nhau non, tăng huyết áp, tiền sản giật và chấn thương bụng.

Theo Tổ chức Tiền sản giật Hoa Kỳ, khoảng 5 – 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật và tăng huyết áp. Tiền sản giật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Đó là lý do tại sao y tá, bác sỹ thường kiểm tra huyết áp của bạn mỗi khi khám. Tiền sản giật có dấu hiệu là tăng huyết áp và protein trong nước tiểu. Tăng huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến các mạch máu trong tử cung cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi tăng trưởng chậm. Tiền sản giật cũng làm tăng nguy bong nhau non. Trong trường hợp nặng, bà bầu có thể bị đau ở bụng trên bên phải, buồn nôn, đau đầu, sưng mắt và rối loạn thị giác.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu gồm: Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, một số người cũng bị đau bụng. Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, làm tăng nguy cơ sinh non. Đây là lý do tại sao bác sỹ hoặc y tá thường xét nghiệm nước tiểu mỗi khi bạn đi khám.

Nên đọc

Theo bác sỹ Duff, viêm ruột thừa có thể khó chẩn đoán trong thai kỳ, vì tử cung to hơn, ruột thừa bị đẩy lên và có thể nằm gần rốn hoặc gan. Vì khó chẩn đoán nên bà bầu có nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa.

Mặc dù dấu hiệu thường gặp của viêm ruột thừa là đau bụng dưới phía bên phải, nhưng khi mang thai, bà bầu có thể cảm thấy cơn đau ở phía trên bụng. Các triệu chứng khác bao gồm: Không thèm ăn, buồn nôn và nôn.

Sỏi trong túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ thừa cân, trên 35 tuổi hoặc có tiền sử bị sỏi. Cơn đau do sỏi mật (còn gọi là viêm túi mật) rất dữ dội, tập trung ở phần bụng trên bên phải. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể tỏa ra xung quanh lưng và dưới xương bả vai phải.

Khi nào nên gọi cho bác sỹ sản phụ khoa?

Hãy gọi cho bác sỹ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

– Đau bụng, có thể kèm theo chảy máu trước tuần thứ 12 của thai kỳ; – Chảy máu hoặc đau bụng dữ dội; – Có hơn 4 cơn co thắt trong 1 tiếng và trong 2 tiếng liên tục; – Đau bụng dữ dội; – Tầm nhìn bị rối loạn; – Đau đầu dữ dội;– Tay, chân hoặc mặt bị phù; – Đau khi đi tiểu, tiểu khó, hoặc tiểu ra máu.

Có cách nào giúp phòng ngừa đau bụng khi mang thai?

– Bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ;– Tập thể dục thường xuyên, điều độ;– Ăn những thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám);– Uống nhiều nước;– Đi tiểu ngay khi có nhu cầu;– Nghỉ ngơi thường xuyên.

Vân Anh H+ (Theo parents)

Bà Bầu Bị Đau Bụng Dưới Có Sao Không? Đau Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai,

Đau bụng dưới khi mang thai là bị làm sao; đang mang thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? điều này còn tùy thuộc vào mức độ, vị trí của cơn đau; cùng với đó là những biểu hiện đi kèm.

Bên cạnh đau lưng; hiện tượng bà bầu đau bụng dưới khi mang thai là biểu hiện phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Và khi gặp tình trạng này, hệ tiêu hóa chính là cơ quan bị “đổ lỗi” đầu tiên.

Bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không

Bà bầu đau bụng dưới bên trái hay phải

Trong thời kỳ mang thai, rất nhiều bà bầu có biểu hiện bị đau bụng dưới bên trái hoặc phải. Hiện tượng này có thể là lời cảnh báo hệ tiêu hóa; hệ thống sinh sản hoặc tiết niệu của các mẹ đang gặp vấn đề. Dựa vào từng vị trí xuất hiện cơn đau; những nguy hại mà bà bầu có thể mắc phải cũng khác nhau.

Bà bầu bị căng tức bụng dưới

Giống như cảm giác đau râm ran, đau âm ỉ; hiện tượng mẹ bầu bị đau tức bụng dưới cũng có thể vì nguyên nhân dây chằng bị căng giãn trong quá trình phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, tình trạng bà bầu bị tức bụng dưới cũng có thể là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ dẫn đến quá trình chuyển hóa thức ăn chậm lại. Cùng với đó kích thước của tử cung tăng; gây ra những chèn ép trực tràng khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Tất cả những yếu tố đó dẫn đến việc bà bầu bị đầy bụng; khó tiêu, nặng hơn có thể bị táo bón.

Trong thời kỳ mang thai; để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn; chị em nên tích cực ăn rau xanh, trái cây; các món ăn có nhiều vi khuẩn có lợi như sữa chua… Đặc biệt cần uống thật nhiều nước.

Bị đau buốt bụng dưới khi mang thai

Khi mang thai nếu có dấu hiệu bị đau buốt bụng dưới lúc đi vệ sinh; các mẹ cần cẩn thận bở khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu rất cao. Một số triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiểu các mẹ nên lưu ý:

* Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào buổi tối. * Bị đau rát mỗi lần đi tiểu. * Nước tiểu có mùi, màu bất thường. Thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu.

Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: sảy thai, sinh non, viêm bàng quang, viêm thận… Vì thế, ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường; chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.

Kết luận: bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ, vị trí và những triệu chứng bệnh kèm theo. Đối với những trường hợp bị đau tức vùng bụng dưới kèm theo các biểu hiện như chảy máu âm đạo, sốt cao co giật, tiểu buốt… Đó là những biểu hiện nguy hiểm vì thế các mẹ cần đến chuyên khoa kiểm tra ngay; để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai lành tính

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị đau bụng dưới trong thai kỳ là do bệnh táo bón hoặc đau dây chằng. Đó là những trường hợp bị đau tức bụng dưới lành tính và không quá nguy hiểm. Nếu như cơn đau vẫn kéo dài và đi kèm theo đó là một số biểu hiện như chảy máu, chuột rút mạnh, các chị em nên đến gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra.

Bị căng tức bụng dưới do tử cung phát triển

Theo Giáo sư, Bác sĩ Sản – Phụ khoa Patrick Duff thuộc Đại học Florida (quận Gainesville), “khi tử cung phát triển, nó chiếm chỗ của đường ruột và có thể dẫn đến buồn nôn hoặc trướng bụng”. Khi gặp tình trạng này, các mẹ bầu được khuyên nên ăn chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; tích cực luyện tập thể dục thể thao; nghỉ ngơi điều độ và đặc biệt phải đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu; tránh không được nhịn tiểu lâu.

Bà bầu đau bụng dưới do đau dây chằng tròn

“Đôi khi do tử cung giãn ra, trải dài dây chằng tròn – phần kết nối giữa phía trước tử cung và hai bên háng – khiến bạn khó chịu ở vùng bụng dưới và lan đến vùng háng”, Tiến sĩ Duff nói. Biểu hiện đau tức sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn khi các mẹ bầu di chuyển.

Hiện tượng đau dây chằng tròn thường xuất hiện trong tháng thứ 2 của thai kỳ và sau đó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp bị đau tức khó chịu vô cùng; các bạn hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kê đơn thuốc giúp giảm bớt cơn đau.

Bầu bị đau bụng dưới do táo bón và khí dư

Táo bón và khí dư được xem là những rắc rối đi theo các chị em trong suốt thời kỳ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ; khiến cho khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa giảm sút và việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng chậm hơn.

Để phòng chống táo bón khi mang thai; chị em nên chú ý uống nhiều nước hơn và tích cực ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nếu tình trạng táo bón không có dấu hiệu giảm bớt; chị em nên nhờ bác sĩ kê đơn thuốc giúp làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Cơn co giả Braxton Hicks

Trước tiên các bạn cần phân biệt được cơn co giả và thật. Nếu là cơn đau thật do tử cung chuyển dạ; cơn đau sẽ xuất hiện liên tiếp và mạnh hơn. Nhưng nếu sau khi trò chuyện với ai đó, xem tivi hay đọc một cuốn sách; cơn đau mất đi thì bạn có thể yên tâm bởi đó chỉ là cơn co giả.

Cảnh giác với đau bụng dưới khi mang thai

Như những chia sẻ ở phần trên của bài viết; có nhiều trường hợp bầu đau bụng dưới lành tính và không quá lo ngại. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều trường hợp căng đau bụng dưới là lời cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra.

Đau bụng dưới do thai nằm ngoài tử cung

Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái hay bên phải thì rất có thể là dấu hiệu của thai nhi đang nằm ngoài tử cung. Đối với trường hợp này chị em sẽ có biểu hiện đau dữ dội; chóng mặt buồn nôn và kèm theo chảy máu âm đạo. Đối với trường hợp này mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi có biểu hiện như vậy hãy lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Tiền sản giật

Nguy cơ tiền sản giật cũng được cảnh báo bởi những cơn đau quặn bụng dưới kéo dài. Cùng với đó là hiện tượng huyết áp tăng cao và chân tay bị phù nề.

Tình trạng này là vô cùng nguy hiểm; nếu không cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi gặp tình trạng này; người nhà cần phải đưa bà bầu tới bệnh viện gần nhất để khống chế huyết áp tăng cao. Sau đó đưa ra phương hướng xử lý để không gây nguy hiểm đến sự an toàn của mẹ và bé.

Sẩy thai

Bụng dưới đau từng cơn, kèm theo cổ tử cung co thắt liên tục bụng, bụng dưới nặng nề và chảy máu âm đạo cục to. Đây là dấu hiệu của sẩy thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời có thể cứu được em bé.

Sinh non

Hiện tượng đau quặn bụng dưới khi mang thai kèm theo chuột rút, đau lưng, tiết dịch âm đạo bất thường… Chính là những biểu hiện chính báo hiệu mẹ bầu có thể sinh non.

Nếu có những biểu hiện trên các chị em cần cẩn thận đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và nhận được sự hỗ trợ đến từ bác sĩ sản phụ khoa.

Bong nhau thai non

Tình trạng bong thai nhi non xuất hiện nhiều ở khoảng thời gian cuối thai kỳ. Nếu tinh ý chị em có thể cảm nhận thấy vào thời điểm này thai nhi có dấu hiệu yếu dần đi. Hiện tượng đau tức bụng xuất hiện thường xuyên hơn; kèm theo là chuột rút, xuất huyết và ra dịch âm đạo.

Khi gặp những dấu hiệu bất thường này mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời, nếu như để lâu có thể dẫn đến đe dọa tính mạng của thai nhi và mẹ bầu.

Mẹ bầu bị đau bụng dưới phải làm sao

* Nên tắm bằng nước ấm. * Dùng túi nước ấm để chườm lên những vùng bị đau. * Luôn giữ tinh thần thoải mái. * Nếu như chị em bị đau bụng dưới bên trái thì hãy thử nghiêng sang bên phải; có thể giúp giảm bớt cơn đau. * Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động đúng cách để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. * Thực đơn ăn uống đầy đủ chất và uống nhiều nước. * Massage vùng lưng cũng là một phương pháp giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Tổng kết: Tình trạng bà bầu đau bụng dưới có thể là lời cảnh báo nguy hiểm tuyệt đối không được chủ quan. Vì thế để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé; nếu như thấy những biểu hiện bất thường như trên; các bà bầu cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và kịp thời xử lý. Tránh việc để quá nặng mới đi khám; bởi lúc đó có thể xuất hiện biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng mẹ và thai nhi.

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Đau Bụng

Đau bụng là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Vì sao bị đau bụng khi mang thai?

Căng dây chằng dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.

Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm.

Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.

Đầy bụng, khó tiêu

Khi mang thai, áp lực từ tử cung của mẹ cản trở phần nào hoạt động co bóp của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa ở mẹ bầu. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu dẫn tới đau tức bụng.

Táo bón

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks

Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.

Ngoài những nguyên nhân đau bụng khi mang thai thông thường thì hiện tượng. đau bụng khi mang thai cũng có thể là do những nguyên nhân hết sức nguy hiểm mà mẹ bầu cần theo dõi liên tục để có thể kịp thời xử lý và điều trị.

Bong nhau thai

Nhau thai chính là sợi dây liên hệ cơ thể mẹ và thai nhi, cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy để thai nhi duy trì và phát triển ổn định, không cần nói cũng biết sẽ nguy hiểm ra sao nếu sợi dây này bị bong ra.

Nhiễm trùng đường tiểu

Biểu hiện khi bị nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn cả máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới kèm theo sốt cao, ớn lạnh. Nếu mẹ bầu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận cần tới bác sĩ để được thăm khám ngay.

Mang thai ngoài tử cung

Tỉ lệ mang thai ngoài tử cung hiện nay cũng không phải thấp, theo như các thống kê thì cứ 50 thai phụ lại có một người gặp phải hiện tượng này, đặc biệt là ở những thai phụ đã từng có tiền sử thai ngoài tử cung hoặc đã từng phải phẫu thuật phần xương chậu, bụng hay ống dẫn trứng.

Mẹ bầu từng bị mắc chứng nội mạc tử cung, đã từng phải thắt ống dẫn trứng hay mắc các bệnh truyền nhiễm vùng xương chậu. Ngoài ra, nếu như hình dáng tử cung bất thường hay sử dụng sử dụng các kỹ thuật sinh đẻ nhân tạo cũng có thể dẫn đến trường hợp đáng tiếc này.

Dấu hiệu có thai ngoài tử cung là những cơn đau bụng khi mang thai dai dẳng từ giữa tuần thai thứ 6 và thứ 10 của thai kỳ.

Tiền sản giật

Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.

Sảy thai

Sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nếu mẹ bầu cảm thấy những cơn cơ thắt bụng như đau bụng kinh đi kèm theo ra máu âm đạo, thì phải đi khám bác sỹ ngay vì đây chính là dấu hiệu sảy thai.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn sẽ cần:

“Yêu” thế nào để có thai? Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Khóa học Thai giáo – Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ

Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Đau Bụng

Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn bạn có thể cảm nhận được những chuyển động rõ ràng nhất để đón bé chào đời.Khi thai được 8 tháng cùng với sự phát triển nhanh chóng thì mẹ cũng phải lưu ý một số vấn đề như chế dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Thông thường việc kiểm tra cân nặng khi cho thai phụ có bầu được 8 tháng diễn ra thường xuyên. Vậy mang thai tháng thứ 8 em bé nặng bao nhiêu là hợp lý? Câu trả lời của chúng tôi rằng lúc này thai nhi của bạn có thể nặng 1,3-1,7 kg và dài khoảng 14,8-15,5 inch

– Em bé của bạn đang bắt đầu chuẩn bị để bắt đầu một cuộc sống với thể giới bên ngoài . Cơ thể thai nhi đã bắt đầu sản xuất các tế bào máu từ tủy xương, bé đã bắt đầu đi tiểu. Từ thời điểm tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi sẽ nhận ít nước ối hơn.

– Thời điểm này, đôi mắt của bé đã bắt đầu hoặt động

– Mắt của thai nhi đã được biết đến nhấp nháy,có phản ứng với ánh sáng và bóng tối.Bé sẽ mở hoặc nhắm mắt theo ý muốn của mình. Ngoài ra, ở tháng thứ 8 là thời điểm móng và tóc của bé đã phát triển khá tốt.

Một số bà bầu đang trong thai kỳ thứ 8 bị đau bụng thường là thức ăn hằng ngày.

Khi mang thai 8 tháng mang thai cần phải cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và bà bầu nên tăng cân điều đặn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ mang thai phụ nữ đang trong tháng thứ 8 thai kỳ không nên ăn quá nhiều trong một bữa . Mà nên chia thành nhiều bữa ăn.

Thai nhi càng lớn khiến cho tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bà bầu mang thai tháng thứ 8 hay bị ợ nóng và khó thở

Táo bón là một trong những chất kích thích không tên làm phiền bạn trong giai đoạn này. Mẹ bầu có thể điều trị táo bón bằng cách tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có tính mát.

Trong quá trình mang thai và trong khi mang thai tháng thứ 8 phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước để giúp phụ nữ mang thai có đủ nước ối cần thiết, và cũng giúp ngăn ngừa tử cung co thắt khi phụ nữ mang thai sinh con sớm. Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh các thức ăn khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong một bữa ăn, dẫn đến tháng thứ 8 bị buồn nôn.

Ăn ít các khóa học và các bên món ăn chính bổ sung như: rau, chuẩn bị trái cây, sữa. Ngoài ra, bạn vẫn phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi trong bữa ăn. Tăng cường thực phẩm có chứa sắt, canxi, axit folic …

Nước dừa tốt cho phụ nữ mang thai đặc biệt là khi thai nhi được 8 tháng , từ khi thai được 32 tuần trở đi bà bầu có thể uống nước dừa bầu thoải mái mà không kiêng khem như 3 tháng đầu tiên.

Nước dừa giúp phụ nữ mang thai giảm táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề tiêu hóa như hypersecretion axit dạ dày, viêm loét dạ dày.

Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ, có rất nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai tháng thứ 8 có nhu cầu cao hơn bình thường do sự tiết hormone bên trong.

Các chuyên gia đã kết luận rằng: Phụ nữ mang thai có thể quan hệ bình thường nhưng cần phải có tư thế thích hợp để tránh gây ra sự khó chịu cho phụ nữ mang thai bởi kích thước của bụng bầu hiện tại đang khá lớn

Đây là khoảng thời gian bà bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, bởi cơ thể người mẹ hiện tại đã khá nặng nề, đi lại cần cẩn thận và vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu căng thẳng là không tốt cho cả mẹ và thai nhi .Hãy thử để tinh thần thoải mái, vui vẻ, bởi cảm xúc của người mẹ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

Cần chú ý khi chảy máu âm đạo

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu âm đạo ở giai đoạn cuối này.

Có thể là do vị trí thai nhi trước, sinh non và tử cung vỡ. Khi bà bầu cảm thấy đau ở vùng bụng, ra máu thì đó có thể là dấu hiệu sinh non cần đi khám bác sĩ ngay

Khi 6 tháng thai nhi đã nghe những âm thanh từ bên ngoài, nếu người mẹ sống ở nơi ồn ào dễ gây sẩy thai và ảnh hưởng đến độ nhạy bén thính giác của trẻ

K hông nên ngồi ở một vị trí quá lâu

Cho dù bạn đang ở nơi làm việc hay ở nhà, cũng nên tránh ngồi quá lâu. Việc ngồi quá lâu có thể làm cho phụ nữ mang thai bị đau lưng, áp lực ở phần bụng.

Mẹ thường xuyên bầu nên nhớ để đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng hơn em bé sẽ tốt cho.