Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vo Dang Mang Thai Co Duoc Quan He Khong Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền

Đối với xét nghiệm máu tổng quát hay dành cho bà mẹ mang thai đều cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng, không được dùng các loai nước uống có đường, nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê. Tốt nhất làm xét nghiệm buổi sáng khi chưa ăn gì.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm:

Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu

ường và mỡ (tiểu đường)

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…),

Bệnh về gan mật.

Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai

Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.

Xét nghiệm máu để biết nhiễm hiv

Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm nhóm máu

Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.

Xét nghiệm cytomegalovirus

Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi B

Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu

Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm rubella khi mang thai

Lịch tiêm phòng cho bà mẹ mang thai

Dù đã có thông tin chi tiết theo từng lần khám thai định kỳ như ở trên nhưng thông tin này cũng cần được nhắc lại chi tiết để mẹ bầu biết được có bao nhiêu mũi tiêm cần tiêm phòng khi mang thai.

Và quan trọng hơn nữa chính là các mẹ bầu cần có cả lịch tiêm chủng trước khi mang thai vì đây cũng là thời điểm quan trọng để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi trước khi mang bầu.

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Tiêm phòng thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Tiêm ngừa Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Tiêm phòng bệnh Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Bà mẹ mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Từ khoá:

Day Ron Quan Co 1 Vong

day ron quan co 1 vong

Hỏi

Vo em 30 tuoi, mang thai lan dau,di sieu am thai duoc 38 tuan,can nang 2930gr nhung bi day ron quan co 1 chúng tôi cho em xin hoi bac si cung cac anh chi em nao da bi truong hop nhu vay co nguy hiem gi den ba me va thai nhi k?co the sinh duoc binh thuong k hay phai sinh mo?

Trả lời

Chào bạn,

Thai nhi nằm trong buồng ối và có các cử động tay chân, xoay người, nuốt…Dây rốn nằm trong buồng ối, với những cử động thai nhi, nhất là những cử động xoay người làm dây rốn quấn quanh thai, có khi quấn quanh thân người, có khi quấn quanh cổ. Số vòng dây rốn quấn từ 1 đến nhiều vòng. Bên trong dây rốn có mạch máu nuôi dưỡng thai, nếu có sự chèn ép dây rốn gây chèn ép mạch máu làm cản trở lưu thông máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai. Những trường hợp dây rốn quấn chặt cổ, quấn nhiều vòng gây chèn ép rốn và chèn ép mạch máu ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Khi đó thai sẽ bị ngạt và cần mổ ngay để cứu sống bé nếu tuổi thai có khả năng nuôi sống.

Có khá nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ thai, nhưng quấn lỏng, không gây chèn ép và không ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua động mạch rốn nên thai phụ vẫn có thể sanh thường. Điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi cử động thai mỗi ngày, nếu thai máy yếu cần khám ngay. Khi chuyển dạ, thầy thuốc cần theo dõi sát tim thai, nếu có dấu hiệu suy thai thì mổ cấp cứu.

TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ

Co Thắt Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Co thắt tử cung xuất hiện trong quá trình mang thai đặc biệt là những tháng cuối có thể là những biểu hiện bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé.

Co thắt tử cung khi mang thai là gì?

Co thắt tử cung hay co bóp tử cung là hiện tượng các dây chằng tử cung bị kéo căng dẫn đến co thắt. Co thắt ở những tháng đầu tiên thường không kéo dài và không gây đau đớn. Co thắt ở những tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ chuyển dạ sắp sinh.

Co thắt tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Co thắt khi mang thai được hiểu là khi thai nhi lớn lên, dây chằng ở tử cung bị kéo căng ra khiến các cơn co thắt xuất hiện.

– Các cơn co thắt ở những tháng đầu tiên, thường là 3 tháng đầu là khá bình thường, chúng không kéo dài và không gây đau. Những cơn co thắt như vậy là không nguy hiểm.

Các cơn co thắt xuất hiện riêng lẻ khi bước sang tháng thứ 5. Cơn co thắt khiến tử cung như cuộn tròn lại và da cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường. Thời gian của mỗi cơn co thắt chỉ kéo dài từ 10 – 15s hoặc kéo dài khoảng 1 phút, không gây đau đớn gì thì đó là hiện tượng bình thường không đáng ngại.

Tuy nhiên, các cơn co thắt ở tháng đầu kèm theo các biểu hiện đau bụng, ra máu thì đó lại là những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

– Các cơn co thắt ở tháng cuối được xem là dấu hiệu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, phần cổ tử cung sẽ mở rộng ra, đồng thời các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt (xuất hiện các cơn gò tử cung), phần bụng của mẹ bầu trở nên cứng lại mỗi khi cơn co thắt xuất hiện, giữa các cơn co thắt tử cung giãn nở và trở nên mềm mại hơn.

Co thắt ở những tháng cuối của thai nhi nếu kèm theo những cơn đau đau dữ dội hay ra máu thì mẹ cũng nên lập tức gặp bác sĩ ngay.

Các cơn co thắt tử cung có lợi ích gì?

Tử cung của phụ nữ là một dạng cơ, có thể co giãn hoặc thu nhỏ lại. Việc mang thai tử cung co bóp không phải là bất lợi tới thai nhi. Các cơn co thắt thường xuyên diễn ra, không đau. Tác dụng của các cơn co thắt là cơ sẽ giúp cho thai nhi đứng thẳng theo chiều dọc, đầu chúc xuống phía dưới. Các cơn co thắt cũng giống như giúp cho thai nhi vận động, thích nghi với sự vận động.

Thai nhi càng lớn thì tử cung cũng giãn nở to theo. Đến khi thai nhi đủ tháng để sinh các cơn co thắt sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, giúp đẩy thai nhi ra ngoài (gọi là sinh nở).

Các cơn co thắt ở tử cung xảy ra khi nào?

Các cơn co thắt xuất hiện ở mỗi người có sự khác nhau. Có những mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai cảm nhận ít hơn các cơn co thắt, chỉ vài lần một ngày. Nhưng cũng có những mẹ bầu lại cảm nhận được vài chục lần một ngày. Đặc biệt các cơn co thắt thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi chiều, khi mệt mỏi cuối ngày hoặc sau chuyến đi dài, căng thẳng…

Co thắt ở tử cung nguy hiểm mẹ bầu cần biết

Khi có bầu, các cơn co thắt xuất hiện nhiều lần trong ngày và thường không ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé. Nhưng nếu các cơn co thắt do những nguyên nhân và biểu hiện sau đây thì mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay:

– Co thắt do mẹ bầu bị tiêu chảy: Mẹ bị tiêu chảy hoặc viêm dạ dày, tử cung sẽ co bóp nhiều hơn bình thường, mỗi đợt có thể kéo dài từ 5 – 6 phút hoặc 2 – 3 phút. Các cơn co thắt này có thể gây nên sảy thai (ở những tháng đầu) hoặc đẻ non.

– Co thắt báo hiệu bất thường như cơn đau kéo dài từ 40s, tử cung co bóp mạnh kèm theo hiện tượng đau lưng, điều đó cho thấy tử cung đang có xu hướng mở. Nếu thai ở 3 tháng đầu mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dưới, lưng nhức mỏi, đó là dấu hiệu của sảy thai. Mẹ cần nằm yên, an thai, bổ sung vitamin E và tới gặp bác sĩ.

– Co thắt ở tử cung diễn ra nhanh và mạnh, mẹ có cảm giác như đau bụng từng cơn, bên dưới có thấy bục nước thì đó là dấu hiệu sắp sảy thai mẹ phải tới gặp bác sĩ ngay.

– Co thắt báo hiệu thai chết lưu: Ở tháng thứ 5, 6 mẹ không thấy thai chuyển động, đầu vú không căng to mà móp lại, bụng nhỏ hơn bình thường. Tử cung co thắt không theo quy luật, lúc nhiều, lúc ít, lúc mạnh, lúc yếu thì đó có thể là dấu hiệu thai đã chết lưu mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay.

– Co thắt tử cung do chuyển dạ: Đây là dấu hiệu mẹ sắp sinh em bé, các cơn co thắt xuất hiện nhiều, khoảng 4 – 5 phút/ lần, có quy luật cùng với chứng nhức mỏi lưng, đỏ tấy…

Về cơ bản, các cơn co thắt đều bình thường nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy đau và có những dấu hiệu bất thường nên lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách khắc phục kịp thời.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/co-that-tu-cung-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-d219…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguy Hiểm Khó Lường Với Chứng Co Thắt Tử Cung Khi Mang Thai

Nguy hiểm khó lường với chứng co thắt tử cung khi mang thai

Thật đáng sợ khi trải nghiệm co thắt tử cung sớm trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên, những hướng dẫn sau đây sẽ giúp mẹ nhận biết được bất thường và phương pháp khắc phục.

Co thắt khi mang thai thường đáng sợ, nhưng đó có thể là một triệu chứng phổ biến xuyên suốt thai kỳ. Những cơn co thắt tử cung đều có một sự nguy hiểm nhất định mà mẹ cần phải lưu ý.

Bất cứ khi nào tử cung của bạn bị kích thích – bởi hiện tượng bàng quang bị đầy, hoặc tập thể dục quá sức cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nó co bóp. Điều quan trọng là nên học cách nhận biết khi nào điều này là triệu chứng nghiêm trọng cần quan tâm và khi nào đó chỉ là hiện tượng thông thường để có sự can thiệp thích hợp.

Những lý do khiến bạn bị co thắt tử cung khi mang thai:

Những thứ có thể khiến tử cung của bạn co thắt bất cứ lúc nào trong thai kỳ bao gồm hiện tượng nước tiểu đầy trong bàng quang, cực khoái khi sinh hoạt vợ chồng, tập thể dục hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Co thắt tử cung ở Tam cá nguyệt đầu tiên:

Đối với một số phụ nữ, co thắt tử cung là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ đang mang thai, đây là hiện tượng bình thường khi trứng được thụ tinh là làm ổ thành tử cung.

Tăng trưởng kích thước tử cung nhanh chóng trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ cũng có thể dẫn đến co thắt tử cung.

Thêm vào đó, việc thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khi mang thai có thể dẫn đến hiện tượng đầy hơi và táo bón.  ”Phần lớn các trường hợp mang thai sẽ có một số cơn co thắt nhẹ xen kẽ trong 16 tuần đầu tiên,” Tiến sĩ Klauser nói.

Nhiều phụ nữ luôn có một mối quan tâm khi họ bị co thắt trong thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ đó là dấu hiệu sảy thai. Nhưng theo bác sĩ Puritz, nhưng cơ co thắt nhẹ thường không phải là dấu hiệu của sẩy thai. (Tin tốt hơn: Đó cũng không phải là nguyên nhân gây sảy thai.)

Co thắt tử cung ở Tam cá nguyệt thứ hai:

Tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ có thể là thời điểm bạn ít gặp phải tình trạng co thắt tử cung hoặc các triệu chứng khó chịu khác khi mang thai.

Tuy nhiên, những cơn co thắt tử cung cũng sẽ có ngoại lệ ở thời kỳ này, đó chính là hiện tượng đau dây chằng tròn, xảy ra vào khoảng tuần 13 khi dây chằng hỗ trợ nâng đỡ tử cung bị kéo căng khi tử cung phát triển lên phái trên. Trường hợp này mẹ có thể sẽ cảm thấy cơn đau nhanh dồn về bên trên bụng trong thời gian ngắn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra chuột rút trong thai kỳ.

Một nguyên nhân nghiêm trọng hơn, nhưng hiếm gặp, đó là hiện tượng sản phụ co thắt tử cung bởi u xơ tử cung. Những mô u xơ này có thể bắt đầu bị phá vỡ trong tam cá nguyệt thứ hai, vì không có đủ máu để duy trì sự phát triển của chúng.

Cơn đau co thắt do u xơ thực sự rất nghiêm trọng và hầu như luôn xảy ra trong khoảng từ tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Bất kỳ phụ nữ nào có tiền sử u xơ tử cung nên cảnh giác với chuột rút ở giai đoạn này của thai kỳ, bởi vì khả năng cao là sản phụ có thể cần nhập viện để điều trị và khắc phục cơn đau, đồng thời bảo đảm thai nhi được an toàn.

Co thắt tử cung ở Tam cá nguyệt thứ ba:

Hầu hất những cơ co thắt tử cung trong tam cá nguyệt thứ 3 thường ở dạng những cơn co thắt giả Braxton Hicks.

Đây là những cơn co thắt tương tự mà bạn sẽ trải qua khi bắt đầu chuyển dạ, nhưng sự khác biệt là chúng sẽ không tiến triển thành chuyển dạ.

Tất nhiên, khi chuột rút xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc thậm chí trong tam cá nguyệt thứ hai, hãy theo dõi thật kỹ và xác định xem liệu bản thân mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sớm và sanh non hay không?

 Mẹ cũng cần phải đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra cổ tử cung có nở hay không, nếu cơn co thắt diễn ra dồn dập và cổ tử cung bắt đầu mở, đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Nếu đó không phải là chuyển dạ sớm, và cơn đau chỉ râm ran vài phút, hãy uống một vài ly nước hoặc nước trái cây và tích cực nghỉ ngơi để giúp làm dịu đi cơn co thắt Braxton Hicks này. Tuy nhiên, nếu nó vẫn âm ỉ và càng càng càng trở nặng, tuyệt đối phải báo cho bác sĩ hoặc đến viện ngay lập tức.

Làm thế nào để giảm các cơn co thắt nhẹ trong quá trình mang thai:

Lời khuyên đầu tiên cho mẹ bầu chính là nằm yên một chỗ, nghỉ ngơi, uống nước ấm. Đừng sử dụng tú chườm ấm và để nó trên bụng điều này có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu trong hành trình mang thai.

Sản phụ nên thử tắm nước ấm và nghỉ ngơi và ngồi nghỉ suốt cả ngày, đặc biệt nếu tình trạng co thêm tồi tệ tuy mẹ đã nghỉ ngơi tại chỗ trong một thời gian dài.