Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viêm Nhiễm Khi Mang Thai Webtretho Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Viêm Nhiễm Phụ Khoa Khi Mang Thai Có Sao Không?

Viêm nhiễm âm đạo là tình trạng bệnh lý về âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, trong đó tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai này chiếm đến 16%.

Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo là gì?

Tình trạng viêm nhiễm âm đạo xảy ra khi một số loại vi khuẩn bình thường có trong âm đạo bắt đầu khuếch đại với số lượng lớn, và thường kèm theo dịch tiết âm đạo bất thường màu xám hay trắng với mùi tanh nặng, đau, ngứa hoặc nóng rát (tuy một số phụ nữ bị nhiễm khuẩn cho biết không có dấu hiệu hay triệu chứng gì).

Hiện vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo của mẹ, dù một số yếu tố nguy cơ đã được xác định như quan hệ tình dục với nhiều người, thụt rửa âm đạo, sử dụng vòng tránh thai IUD.

Bình thường, loại vi khuẩn có lợi có tên Lactobacilli chiếm số nhiều trong âm đạo và giữ các loại vi khuẩn khác ở trong tầm kiểm soát. Mẹ bị viêm nhiễm âm đạo khi âm đạo có quá ít Lactobacilli, cho phép các vi khuẩn khác phát triển vượt tầm kiểm soát.

Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai, liệu có nguy hiểm?

Nguy cơ có thể xảy ra khi bị viêm âm đạo

Làm gì nếu bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai?

Đó là đi khám mẹ ạ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem mẹ có bị viêm nhiễm âm đạo hay không nếu mẹ nằm trong nhóm có nguy cơ sinh sớm cao (nếu không thì không cần kiểm tra). Nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy việc điều trị ở những phụ nữ có nguy cơ cao này sẽ giúp giảm tỷ lệ sinh non.

Các chuyên gia vẫn không hiểu vì sao chỉ một số phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo sinh non. Nói là vậy nhưng hầu hết các phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo vẫn có thể mang thai hoàn toàn bình thường và có đến phân nửa trường hợp viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ mang thai tự hết.

Điều trị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai có khó khăn?

Nếu mẹ được chẩn đoán bị viêm nhiễm âm đạo, mẹ sẽ được bác sĩ kê toa các thuốc kháng sinh an toàn dùng trong thai kỳ. Điều quan trọng là mẹ phải uống hết thuốc được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã hết.

Có cách nào phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo khi mang thai?

Do không rõ nguyên nhân gây mất cân bằng vi khuẩn, nên không có biện pháp nào có thể giúp mẹ bảo vệ mình khỏi viêm nhiễm âm đạo.

Quan hệ tình dục an toàn nếu bạn hoặc chồng có quan hệ với người khác.

Bỏ thuốc lá do việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Không thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hoặc xà phòng thơm cho bộ phận sinh dục vì những sản phẩm này có thể phá vỡ cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo. Và dù sao thì thụt rửa cũng không an toàn khi mẹ đang mang thai.

Viêm Nhiễm Âm Đạo Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Hay Không?

Phụ nữ khi mang thai thường rất dễ viêm nhiễm âm đạo. Bởi trong quá trình mang thai nội tiết cơ thể có nhiều thay đổi khiến cho các loại vi khuẩn, virus, nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Vậy viêm nhiễm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không và có thể chữa được không?

Viêm nhiễm âm đạo là gì? Tại sao phụ nữ mang thai lại hay mắc viêm nhiễm âm đạo?

Viêm nhiễm âm đạo là một bệnh lý phụ khoa thường hay gặp ở nữ giới, thông thường bệnh phổ biến trong độ tuổi sinh sản và người thường xuyên có quan hệ tình dục. Theo thống kê có 75% phụ nữ trưởng thành đều có thể bị viêm nhiễm âm đạo một lần trong đời. Ngứa, mùi hôi….là biểu hiện rõ nhất khi bệnh này khởi phát.

Viêm nhiễm âm đạo xuất hiện dễ làm cho chị e cảm thấy hoang mang lo lắng nhất là chị e đang mang thai. Bởi khi mang thai việc chữa và điều trị theo ý muốn là không hề dễ dàng, nếu sử dụng một số biện pháp không an toàn rất có thể sẽ ảnh hưởng tới em bé.

Phụ nữ khi mang thai bị viêm nhiễm vùng kín thường có một số biểu hiện như sau:

– Vùng kín ngứa ngày khó chịu

– Khí hư ra nhiều, có sự thay đổi về màu sắc, thậm chí sủi bọt hay sền sệt như bã đậu

– Âm đạo sưng đỏ, môi lớn có giụn ngứa hoặc có lớp cặn bám xung quanh

– Tiểu buốt, tiểu dắt khi đi vệ sinh

– Đau rát khi quan hệ tình dục, có thể chảy máu bất thường sau khi quan hệ

Phụ nữ khi mang thai luôn có sự tăng tiết đường, chính điều này khiến cho nấm Candida, vốn tồn tại trong “cô bé” phát triển mạnh hơn và gây viêm nhiễm âm đạo. nấm Candida phát triển khi sự cân bằng lượng vi khuẩn và nấm trong “cô bé” bị phá vỡ do nồng độ estrogen tăng lên trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc tránh thai hay liệu pháp estrogen sẽ làm loại nấm này sinh sôi mạnh và khởi phát.

Ngoài ra vùng kín với độ ẩm quá cao trong thời kì mang thai cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng độ P/H tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời việc vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến chị e dễ bị mắc viêm nhiễm nấm âm đạo

Nếu nhiễm nấm Candida khi mang thai ngoài việc gây khó chịu và bất tiện thì không quá nguy hiểm cho mẹ bầu. Nếu bị nhiễm nấm âm đạo trong thời gian gần sinh sẽ khiến e bé bị tưa miện. Trẻ bị tưa miệng có biểu hiện là thấy các mảng bám trắng trong khoang miệng của bé. Bệnh có thể lây sang mẹ khi cho con bú. Tuy nhiên bệnh có thể được điều trị với 1 số loại thuốc kháng nấm hoặc kem chống nấm cho bé và mẹ

Còn nếu viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis hay Lậu cầu khuẩn thì sẽ là nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Viêm nhiễm âm đạo do lậu cầu khuẩn: có các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đcụ kèm theo nhiều huyết trắng, có mùi và đau bụng dưới. Bệnh ảnh hưởng xấu đến em bé: nguy cơ sinh non cao, gây viêm màng ối và vỡ ối, trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Nếu sinh qua âm đạo khi người mẹ nhiễm lậu cầu khuẩn dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Từ ngày thứ 2 sau sinh, mắt bé có thể bị xung huyết, có nhiều mủ vàng, gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

Chị em cần làm gì khi viêm nhiễm âm đạo khi mang thai?

– Khi phát hiện ra những biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo mẹ bầu không nên quá lo lắng, cần phải bình tĩnh để đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để chữa trị. Tuân thủ các phương pháp chữa trị của y, bác sĩ. Các sản phẩm như kem kháng nấm hay thuốc đặt âm đạo là sự lựa chọn tốt nhất nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo.

Việc sử dụng kem chữa nấm hay thuốc đặt mẹ bầu cần kiên nhẫn chờ đợi, bởi sản phẩm sẽ có tác dụng sau vài ngày chứ không phải hiệu quả ngay sau khi sử dụng.

Một số thuốc kháng nấm nư fluconazole cũng được một số bác sĩ chỉ định tuy nhiên sản phẩm này được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu của thai kì. Sản phẩm này dễ gây nhiều tác hại nguy hiểm cho thai nhi. Fluconazole có thể sử dụng ở giai đoạn thứ 2, thứ 3 hoặc trong thời kì cho con bú.

– Chọn đồ lót bằng chất liệu cotton, mặc quần áo rộng, thoải mái để vùng kín luôn được thông thoáng

– Luôn giữ vùng kín sạch sẽ bằng các sản phẩm xịt kháng khuẩn vùng kín hoặc dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn, lành tính, hiệu quả. Một trong những sản phẩm được các chuyên gia khuyên chị e phụ nữ đặc biệt phụ nữ trong thời kì mang thai sử dụng vì sự an toàn, hiệu quả đó chính là Xịt kháng khuẩn thiên nhiên Oceany. Giải pháp tự nhiên hỗ trợ cho các trường hợp nhiễm khuẩn da và viêm nhiễm phụ khoa.

Sản phẩm này theo giới chuyên môn phân tích diệt đến 99,9% các loại vi khuẩn, virus gây bệnh với vùng kín nhờ vào công thức Nano bạc kết hợp với tinh dầu Bạc hà và tinh dầu Neem. Sản phẩm không chỉ chống viêm kháng khuẩn mà còn giúp tăng đề kháng phòng chống các bệnh viêm nhiễm âm đạo

– Không nên dùng xà phòng, sữa tắm hoặc chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, vì rất dễ những sản phẩm này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, khiến tăng khả năng bị viêm nhiễm nấm

– Tuyệt đối không tự ý thụt rửa sâu bên trong âm đạo nếu không có sự chỉ định của bác sĩ

– Mỗi khi vệ sinh xong (nhất là khi đi tiểu) mẹ bầu nên dùng giấy lau từ trước ra sau để tránh nhiễm vi khuẩn từ hậu môn lên

– Không ăn nhiều đồ ngọt hay nhiều chất béo vì chính những chất này sẽ làm tăng nấm Candida trong âm đạo.

Nếu còn nhiều thắc mắc muốn được giải đáp, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi:

CÔNG TY DƯỢC PHẨM GOTO VN

Địa chỉ: Số 106, ngõ 46 Quan Nhân – Trung Hòa – Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0936 1818 96

Website: chúng tôi oceany.com.vn

Hãy để lại thông tin liên hệ để được tư vấn bởi chuyên gia

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

Tham khảo các nội dung khác:

Cần Làm Gì Khi Phụ Nữ Mang Thai Nhiễm Viêm Gan B

Theo thực trạng mà các nhà chuyên khoa về viêm gan B chứng minh thì tỷ lệ lây truyền các bệnh lý viêm gan B, virus HBV từ mẹ sang con hiện nay chiếm đến từ 35% đến 40% các ca có trẻ sơ sinh bị nhiễm virus HBV từ mẹ truyền sang. Tình trạng lây nhiễm này có thể trong giai đoạn mang thai, sau sinh và nhiều nhất ở giai đoạn chuyển dạ sinh con. Khi lây nhiễm bé thường mắc ngay chứng mãn tính do virus chưa thích nghi và hoạt động.

Cách xử lý phụ nữ mang thai đang bị nhiễm viêm gan B

Sự đồng thuận về mặt lý thuyết là việc quản lý một phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng mãn tính dựa trên sự hiện diện của HBeAg hoặc anti-HBe. Với kinh nghiệm dày dặn thu được từ việc định lượng HBV DNA thường quy, khuyến cáo này có thể thay đổi.

Nếu người mẹ có HBeAg dương tính và không có miễn dịch phòng ngừa, có 85% khả năng con của họ sẽ bị nhiễm HBV mãn tính. Nếu người mẹ dương tính với anti-HBe và không có miễn dịch phòng ngừa, dưới 5% trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm HBV mãn tính. Tuy nhiên, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ có kháng HBe dương tính thường có nguy cơ bị viêm gan HBV cấp tính và hoại tử, mặc dù trường hợp này hiếm gặp, tỷ lệ tử vong lên đến 75%.

Miễn dịch thụ động và chủ động đối với người mẹ có HBeAg dương tính thường làm giảm 90% nguy cơ lây truyền trực tiếp xuống từ 1,1% đến 15%. Những biến động này dường như phản ánh sự dung nạp khác nhau với chương trình giám sát vắc xin được khuyến nghị. Khi liều HBV tích lũy được bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi sinh cho người mẹ có kháng HBe dương tính, sự lây truyền trực tiếp giảm xuống dưới 1% và giảm đáng kể nguy cơ viêm gan cấp hoại tử.

Miễn dịch với Globulin miễn dịch viêm gan B và các loại vaccine

Hiệu quả của miễn dịch thụ động đối với HBIG là ngay lập tức và kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tuy nhiên, do chi phí cao nên nó không phổ biến ở các nước có tỷ lệ lưu hành HBV thấp. Như với tất cả các sản phẩm máu của con người, nó có nguy cơ tiềm ẩn truyền mầm bệnh, cả những tác nhân đã biết (chủng CJ mới) và những loại chưa được phát hiện.

Ở trẻ em sinh ra từ người mẹ có HBeAg dương tính, việc tiêm HBIG đi kèm với một liệu trình vắc-xin sẽ giảm nguy cơ lây truyền trực tiếp hơn là chỉ sử dụng vắc-xin. Tuy nhiên, mặc dù đã sử dụng vắc xin dự phòng chủ động và đúng cách nhưng không phải tất cả các trường hợp lây truyền trực tiếp đều được ngăn chặn.

Trong số 235 trẻ sinh ra từ người mẹ có HBeAg dương tính ở Hồng Kông, 20% nhóm được tiêm 1 liều HBIG và vắc-xin có HBsAg dương tính khi 3 tuổi, và 35% trẻ được tiêm liều tăng dần có HBsAg. dương tính lúc 3 tuổi so với 73% HBsAg dương tính ở nhóm chứng.

Mặc dù một số bệnh nhiễm trùng không đơn giản nhưng lợi ích của HBIG sau sinh ngay lập tức ở trẻ của những bà mẹ có HBeAg dương tính là rất rõ ràng. Một chương trình vắc-xin HBV cho trẻ sơ sinh kéo dài 10 năm (1982-1992) ở Hà Lan cung cấp thêm bằng chứng, trong số 705 trẻ sinh ra từ người mẹ có HBeAg dương tính, 8 (1,1%) trở thành HBsAg dương tính mặc dù dự phòng thụ động và tích cực, không có sự khác biệt rõ ràng. được tìm thấy giữa 2 nhóm nhận 1 hoặc 2 liều HBIG.

Trong số 140 trẻ sinh ra từ một bà mẹ có HBeAg dương tính ở Hồng Kông, 6,8% trẻ em được tiêm chủng chủ động và thụ động trở thành người mang mầm bệnh mãn tính so với 21,0% ở nhóm chỉ tiêm vắc-xin (với 73,2% người mang mầm bệnh mãn tính trong nhóm đối chứng nhóm).

Trong một nghiên cứu dựa trên thuần tập gần đây, nồng độ HBV DNA trung bình của mẹ là 314 pg / ml trong một nhóm trẻ sơ sinh trở thành người mang mầm bệnh mãn tính, so với nồng độ NBV DNA trung bình của mẹ là 4,5pg / mL. mL trong nhóm phản ứng với dự phòng thụ động và tích cực.

Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy 17 trong số 144 (11,8%) trẻ em có mẹ có HBsAg dương tính đã nhận được HBIG và vắc-xin không có miễn dịch dự phòng. Nhiễm trùng mang mầm bệnh mãn tính chỉ xảy ra ở những trẻ có nồng độ HBV DNA của mẹ có thể phát hiện được (27% so với 0% khi HBV DNA của mẹ không thể phát hiện được). Nhiễm trùng mãn tính không xảy ra ở trẻ sơ sinh có mẹ không phát hiện được HBV DNA.

Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy 6 trong số 95 trẻ em (7,5%) trở thành người mang mầm bệnh mãn tính khi được 1 tuổi mặc dù có miễn dịch chủ động và thụ động. Ở những bà mẹ lây nhiễm, HBV DNA trung bình tăng lên đáng kể (p = 0,04). Tại Đài Loan, trong số 52 bà mẹ có HBeAg dương tính, có 5 bà mẹ thất bại với cả vắc xin chủ và vắc xin thụ động. Nhóm lây nhiễm cao, bao gồm 34 bà mẹ có HBV DNA trên 0,04 ng / ml, có tất cả 5 người truyền. Có bằng chứng về chảy máu mẹ – con trong 3 trường hợp.

Lamivudine sử dụng vào quý 3 của thai kỳ ở mẹ có lượng virus cao giúp giảm lây truyền thẳng hơn so với chỉ đơn thuần miễn dịch thụ và chủ động cho trẻ, nhưng không giúp loại trừ được tất cả các trường hợp. Trong một nghiên cứu dẫn đường, 8 phụ nữ với HBV DNA vượt mức 1,2×109/ mL được điều trị với lamivudine 150mg từ tuần thai thứ 34. 1 trong số 8 (12.5%) đứa trẻ bị HBsAg dương tính vào lúc 1 tuổi trong nhóm được điều trị với lamivudine; trong nhóm chứng trước đây, 7 trong số 25 (28%) có HBsAg dương tính lúc 1 tuổi. Cả 33 đứa trẻ đều được nhận miễn dịch chủ và thụ động. ở Trung Quốc, lamivudine được bệnh nhân sử dụng suốt thai kỳ ở 38 bệnh nhân. Không có biến chứng xảy ra ở 38 đứa trẻ.

Bởi vì có bằng chứng gia tăng nguy cơ mang trùng mạn tính ở trẻ có mẹ mang HBsAg dương tính với HBV DNA cao, chúng tôi khuyến cáo một cách tiếp cận bảo tồn trong trường hợp hiếm có anti HBe dương tính ở mẹ, mà trước đây được biết đến như là có HBV DNA vượt mức 107/mL.

Sử dụng hbig ở những đứa trẻ mà mẹ dương tính với anti-hbe

Một tổng quan của Cochrane không xác định được bất kỳ thử nghiệm được tiến hành tốt nào về vấn đề bổ sung HBIG vào vắc xin ở trẻ có mẹ dương tính với HBe. Nó không xác định được bất kỳ bằng chứng nào về vai trò của nồng độ anti-HBe dương tính trong việc can thiệp vào mức độ miễn dịch tích cực. Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy 94 trẻ em được tiêm 1 liều HBIG và 1 đợt vắc xin tiến triển; 2 đứa trẻ đều có HBsAg dương tính lúc 2 tháng tuổi, nhưng cả hai đều sạch bệnh khi được 7 tháng tuổi.

Một nhóm khác gồm 122 trẻ chỉ được tiêm một đợt vắc xin tiến triển; 1 trẻ có HBsAg dương tính lúc 2 tháng tuổi, nhưng lại được 7 tháng tuổi hết nhiễm. Không ai trong số 122 trẻ em chỉ tiêm vắc-xin này trở thành người mang HBV mãn tính. Trong số 125 trẻ em Việt Nam được sinh ra từ những bà mẹ có kháng HBe dương tính và chỉ được tiêm vắc-xin, không có trẻ nào trở thành người mang mầm bệnh mãn tính. Trong số 88 trẻ sinh ra từ người mẹ có HBeAg dương tính, 12 trẻ bị nhiễm bệnh mãn tính mặc dù đã được chủng ngừa tích cực. Cuối cùng, trong số 125 trẻ em Anh từ một người mẹ có kháng HBe dương tính được tiêm vắc-xin, không một trẻ nào bị nhiễm bệnh mãn tính.

Trong 21 trường hợp sinh ra từ người mẹ có HBeAg dương tính, 6 trường hợp trở thành người mang mầm bệnh mãn tính. Việc sử dụng HBIG ở trẻ nhỏ hơn 1,5 kg mà mẹ có anti-HBe dương tính, mặc dù được sử dụng trong phác đồ, không dựa trên bằng chứng.

Xử trí mẹ không có e-markers

Có khoảng 1% các bà mẹ đang mang thai dương tính với HBeAG và âm tính với anti-HBe tuy nhiên vẫn được khuyến nghị điều trị như HBe dương tính để đảm bảo an toàn.

Nguồn: http://www.drthuthuy.com/reseach/VGBvaThaiKy.html

PGS. TS. BS. Phạm Thị Thu ThủyTrưởng khoa Gan, Trung tâm Chẩn đoán y khoa Medic TP. HCM

Tìm Hiểu Bệnh Viêm Da Nhiễm Khuẩn (Viêm Da Mủ)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng – Bác sĩ Da Liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bình thường trên da có nhiều tạp khuẩn, phần lớn là tụ cầu và liên cầu. Các vi khuẩn tập trung nhiều nhất là ở những vùng có nhiều lông, vùng thường đổ mồ hôi, ở các nếp gấp, các lỗ chân lông. Những nơi tập trung mồ hôi, chất bã nhờn, bụi bẩn cũng là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào da gây bệnh viêm da nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm da có mủ.

1. Viêm da nhiễm khuẩn – Viêm da mủ là gì?

Da chiếm diện tích lớn nhất trong cơ thể, có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, da cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da có nhiều nguyên nhân gây ra và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Phần lớn các bệnh về da ở mức độ nhẹ có thể điều trị được bằng thuốc không kê đơn và các biện pháp vệ sinh tại chỗ tự thực hiện tại nhà, trong khi các nhiễm trùng da nặng hơn cần được chăm sóc y tế.

Da người còn là “đất sống màu mỡ” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Các loại vi khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Ở điều kiện bình thường, các vi khuẩn này không gây bệnh trên da, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể suy yếu, tình trạng vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, ngứa ngáy, gãi, chấn thương ở da, bệnh đái tháo đường…) thì các vi khuẩn này sẽ tăng độc tính và gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da, điển hình nhất là viêm da mủ.

2. Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Tụ cầu khuẩn thường gây tổn thương ở nang lông. Có những thể bệnh chính sau:

Viêm nang lông nông

Viêm tại vị trí nông, ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, có cảm giác đau, sau đó hình thành mụn mủ nhỏ, xung quanh chân lông có quầng viêm hẹp. Vài ngày sau, các nốt mụn mủ khô và để lại một vảy tiết màu nâu sẫm. Sau cùng, vảy bong tróc đi và không để lại sẹo.

Viêm nang lông sâu

Biểu hiện: xung quanh nang lông bị sưng tấy nhiều cụm, quanh lỗ chân lông có mụn mủ. Mụn mủ có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành đám, màu đỏ, cứng cộm, gồ ghề, khi nặn sẽ ra mủ. Viêm nang lông sâu thường tập trung ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu… thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát.

Đinh nhọt

Đây cũng là một trong những tình trạng viêm nang lông. Nếu nhọt to, mọc nhiều, có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết lân cận sưng đau. Nhọt mọc ở lỗ tai thường rất đau, dân gian còn gọi tên là “đằng đằng”. Nhọt ở quanh miệng còn được gọi là “đinh râu”, rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết dễ gây tử vong.

Nhọt đinh gặp ở gáy, lưng, mông do tụ cầu vàng có độc tính rất cao, thường gặp ở người già yếu, người nghiện rượu, đái tháo đường, ăn uống kém. Khi vỡ, mủ có nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong, có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết và tử vong.

Nhọt ổ gà

Đây cũng là một viêm nang lông, kèm theo viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách, tạo thành một túi mủ sâu ở bì và hạ bì. Tổn thương nổi thành cục, thường ở vùng nách, ban đầu nhọt cứng sau mềm dần, vỡ mủ. Có thể có một hoặc nhiều nhọt ổ gà trong một hố nách. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát, nhất là về mùa hè.

2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Trên da tồn tại nhiều loại vi khuẩn, phần nhiều là tụ cầu và liên cầu, tập trung ở vùng nhiều lông, chất bã nhờn, mồ hôi… đặc biệt là khi da tiếp xúc với môi trường nhiễm bẩn. Trong và sau lũ lụt, người dân sống trong vùng nước ngập phải tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên rất dễ bị viêm da.

Giống như tụ cầu, liên cầu cũng là một loại vi khuẩn có mặt trên da, khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sinh sôi nhanh và gây bệnh. Mặt khác, liên cầu từ môi trường như nước bẩn có thể xâm nhập vào da và gây bệnh. Viêm da do liên cầu có nhiều thể bệnh:

Chốc

Trong bệnh chốc, liên cầu thường phối hợp với tụ cầu gây bệnh, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Bệnh hay gặp ở đầu, cổ, mặt, các chi, từ đó lan ra các nơi khác, rất dễ lây nên còn gọi là chốc lây.

Tổn thương bắt đầu bằng một bọng nước nhỏ, hình tròn, có quầng viêm đỏ. Lúc đầu nước trong, dần dần thành mủ đục. Giai đoạn bọng nước và bọng mủ rất ngắn, sau đó đóng vảy tiết vàng, dưới lớp vảy là một lớp trợt đỏ, nông, không cộm.

Trẻ em bị chốc đầu thành từng đám, vảy vàng sẫm, dính bết tóc, dưới lớp vảy da trợt đỏ, rớm nước. Tổn thương chốc rải rác toàn thân, có thể kèm theo sốt, biến chứng viêm cầu thận cấp, phù nề cẳng chân, mi mắt do viêm cầu thận.

Điều trị chốc có nhiều vảy: đắp gạc và rửa với các dung dịch sát khuẩn. Chốc có bọng mủ chưa vỡ thì dùng kim sát khuẩn chọc mủ ra thấm vào bông, không để mủ dây ra vùng da lành.

Chấm các loại thuốc sát khuẩn milian, xanh methylen 1%, eosin 2% hoặc kem axit fucidic 2%…

Điều trị với thuốc kháng sinh đường toàn thân.

Tắm rửa cần tránh kỳ mạnh lên tổn thương.

Phòng tránh lây nhiễm bệnh bằng cách không dùng chung quần áo, chăn, màn, khăn mặt hoặc các dụng cụ cá nhân khác với bệnh nhân.

Chốc loét (Ecthyma)

Đây là thể chốc tổn thương lan sâu đến phần trung bì, thường ở chi dưới, nhất là ở chi có giãn tĩnh mạch. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, vệ sinh kém, có bệnh tiểu đường hoặc nghiện rượu.

Khởi đầu là bọng nước hoặc bọng mủ, sau đó bọng mủ vỡ, đóng vảy dày màu vàng sẫm hoặc nâu đen, có vảy thành nhiều lớp đùn cao lên gọi là vảy ốc. Bóc vảy để lại một vết loét nền tái, rớm mủ, ít nụ thịt, da xung quanh vết loét tái tím, tiến triển dai dẳng, khó lành. Nếu chốc loét nặng lâu ngày có thể thành loét sâu: loét có ranh giới rõ, hình bầu dục, loét rộng và sâu, tổ chức da xung quanh xơ cứng, màu tái, diễn biến rất dai dẳng.

Điều trị: rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím 1/4.000, chấm dung dịch nitrat bạc 0.25 – 0.50%, bôi mỡ kháng sinh, uống hoặc tiêm kháng sinh.

Hăm kẽ (intertrigo)

Hăm kẽ là bệnh hay gặp ở trẻ em mập hoặc người béo, ra mồ hôi nhiều. Tổn thương hay gặp ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn, các ngấn da. Nếp kẽ đỏ, rớm dịch, phía ngoài có viền da mỏng, loét chảy nước, chảy mủ rất đau rát.

Điều trị: rửa bằng nước thuốc tím 1/4.000, chấm dung dịch nitrat bạc 0.25%, bôi hồ nước, tránh bôi thuốc mỡ. Trẻ em cần được tắm rửa thường xuyên, thay tã lót, rắc bột talc, phấn rôm vào các nếp gấp.

Chốc mép

Hay gặp ở trẻ em, hai kẽ mép bị nứt, rớm dịch, đóng vảy vàng, đau rát, dễ chảy máu gây khó chịu khi ăn, uống. Có thể lây do uống chung cốc, dùng chung khăn mặt. Điều trị: chấm dung dịch nitrat bạc 0.25%, mỡ kháng sinh.

Viêm quầng (Erysipelas)

Đây là bệnh nhiễm khuẩn da và dưới da do chủng Streptococcus pyogenes độc tố cao. Bệnh có thể gây tử vong kể cả khi điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt bệnh thường nặng ở trẻ sơ sinh, người già hoặc bệnh nhân có kèm bệnh khác. Thời gian ủ bệnh 2 – 5 ngày.

Khởi phát: sốt cao đột ngột, co giật ở trẻ em, đau đầu, sốt rét và nôn. Da tại vùng bị bệnh cảm thấy căng, ngày thứ hai sẽ thấy đỏ, phù, bóng. Đám viêm quầng màu đỏ tươi, từ vài cm đến hàng chục cm, hơi cao hơn mặt da, ranh giới rõ, có bờ nhô cao, bóp vào rất đau.

Bệnh nhân sốt cao li bì, hạch gần vị trí tổn thương bị sưng đau. Có thể biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm khớp, màng não. Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong 50% nếu có biến chứng. Điều trị: kháng sinh, phối hợp điều trị triệu chứng giảm đau, an thần, vitamin …

3. Lưu ý khi điều trị viêm da mủ và phòng bệnh

Khi có những triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để xác định bệnh và đề phòng biến chứng (viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết…).

Không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá…

Không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ…

Vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên ăn quá nhiều đồ ăn có hàm lượng đường cao.

Tăng cường vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,…sẽ được khám và thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

Khám chuyên khoa Da liễu

Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1)…

Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I – Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS – Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Vinmec Hải Phòng như hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.