Top 13 # Xem Nhiều Nhất Việc Mang Thai Hộ Ở Việt Nam Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tobsill.com

Cơ Chế Pháp Lý Của Việc Mang Thai Hộ Ở Việt Nam

Có nên cho phép mang thai hộ và cho phôi là vấn đề được tranh cãi nhiều nhất, dù dự thảo Nghị định đã cấm tuyệt đối việc này. Thạc sĩ Nguyễn Viết Tiến, Trưởng khoa Thụ tinh trong ống nghiệm, Bệnh viên C Hà Nội cho rằng, nên cho phép. Bởi thực tế có những phụ nữ không có noãn trứng (tức không thể xin tinh trùng được) nhưng vẫn có khả năng mang thai. Nếu cấm cho phôi thì họ sẽ không thể có khả năng làm mẹ. “Người ta thường lo ngại vì sợ hôn nhân cùng huyết thống. Nhưng xác xuất chuyện này rất thấp, thường chỉ 1/10.000”, ông Tiến nói.

Tuy nhiên, cấp trên của ông Tiến là ông Nguyễn Đức Vy, Giám đốc Bệnh viện C, lại lo ngại, bởi vấn đề này ở những nước có trình độ phát triển cao cũng rất phức tạp. Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Bộ Y tế Trịnh Thị Lê Trâm cũng có cùng quan điểm khi cho rằng, mang thại hộ sẽ dẫn tới nhiều hậu quả pháp lý như quyền nuôi con, quyền thừa kế tài sản. Tuy nhiên, có ý kiến là vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng nếu những người cho, nhận mang thai hộ có cam kết rõ ràng.

Nhiều đại biểu lo ngại những đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm từ phôi của người khác có thể lấy nhầm nhau. Đại diện Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, nơi đang xây dựng khoa thụ tinh trong ống nghiệm đề xuất: nên xây dựng chế độ về di truyền, bắt buộc xác định gen khi những đứa trẻ sinh ra từ ống nghiệm lập gia đình.

Giáo sư Trần Văn Hanh, Viện 103 thì nêu vấn đề xử lý các bệnh bẩm sinh. Ông cho rằng, Nghị định cần có thêm các quy định về hạn chế thấp nhất các rủi ro dẫn tới đứa trẻ sinh ra đã có trong mình mầm bệnh.

Dự thảo nghị định cho phép phụ nữ độc thân nhận tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Bà Vụ trưởng Pháp luật, Bộ Y tế cho rằng, quy định này có thể “mở ra những hi vọng mới cho phụ nữ độc thân, nhất là trong điều kiện phong tục tập quán của Việt Nam”. Kèm với quy định mở, dự thảo đưa ra những điều kiện khắt khe, như bí mật tuyệt đối danh tính và địa chỉ người cho tinh trùng; người cho phải có sức khỏe tốt, và từng có con khỏe mạnh.

Nghị định về sinh con theo phương pháp khoa học đã được Bộ Y tế nghiên cứu soạn thảo từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Việc chậm có luật hướng dẫn đang là rào cản với các đơn vị y tế hỗ trợ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Theo thống kê của ngành y tế, cả nước hiện có khoảng 1,2 triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhưng trong tình trạng vô sinh. Riêng Bệnh viện Từ Dũ (một trong 3 cơ sở đã tiến hành thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản), mỗi năm có gần 2.000 người có nhu cầu xin tinh trùng, khoảng 1.200 người xin trứng. Thế nhưng trong 4 năm 1998-2001, đơn vị này mới chỉ dám “xé rào” cho 111 ca xin trứng với các thủ tục cho những trường hợp này hết sức phức tạp.

(Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ)

Theo dòng sự kiện:

Không thể xin trứng, tinh trùng, mang thai hộ vì thiếu luật (26/2)Chưa có văn bản pháp luật cho việc điều trị vô sinh (8/12/01)Nghị định về thụ tinh nhân tạo, càng làm càng thấy phức tạp (23/8/01)Sẽ có nghị định về mang thai hộ và thụ tinh trong ống nghiệm (8/8/01)Yếu tố pháp lý cho trường hợp mang thai hộ (6/1/01)

Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ

Chủ nhật, 26 Tháng 4 2015 23:12

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, mang thai hộ là hành vi dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản, lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Khi noãn và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi sẽ chuyển phôi vào dạ con của người phụ nữ khác.

Kể từ ngày 15/3, Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quyết định này mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, có nhiều trường hợp còn cứu giúp hạnh phúc của một gia đình.

Theo luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, việc mang thai hộ được cho phép tiến hành đối với những người họ hàng thân thích. Luật cũng quy định những yêu cầu dành cho bên nhờ mang thai hộ. Đó là người vợ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền, xác định không thể mang thai và sinh con kể cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thêm vào đó, cặp vợ chồng cần nhờ mang thai hộ cũng không có con chung, và họ phải được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.

Trong khi đó, luật cũng đưa ra yêu cầu dành cho người mang thai hộ. Theo đó, người mang thai hộ phải là họ hàng của bên vợ hoặc bên chồng. Người này từng sinh con và chỉ được phép mang thai hộ một lần. Nếu người phụ nữ này có chồng, người chồng của cô phải đồng ý bằng văn bản đối với việc mang thai hộ nói trên. Người phụ nữ mang thai hộ cũng phải ở trong độ tuổi phù hợp và phải khoẻ mạnh.

Mang thai hộ là tình trạng có lợi vì về mặt nguyên tắc họ không mang thai được về mặt y tế. Nó có lợi cho vợ chồng khi mà người ta muốn có con. Nó có lợi nhưng mình bị hạn chế vì chỉ cho phép người trong họ hàng mang thai hộ giùm thôi. Nó bị hạn chế vì người trong họ hàng không có ai có thể mang thai hộ giùm hoặc là họ từ chối không mang thai giùm.

Bác sĩ Nguyễn Anh Danh thuộc bệnh viện Từ Dũ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Bác sĩ Nguyễn Anh Danh cho biết hiện bác sĩ chưa tiếp nhận một ca mang thai hộ nào.

Trả lời phỏng vấn của báo điện tử VnExpress, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến cho biết hiện cả nước có khoảng 100 hồ sơ mang thai hộ, riêng bệnh viện phụ sản trung ương đã nhận tới 10 vụ. Hiện chỉ mới có ba bệnh viện là phụ sản trung ương, bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Trung ương Huế được phép thực hiện các ca mang thai hộ.

Có hay không thị trường “ngầm” mang thai hộ?

Cũng theo ông Tiến, các trung tâm hỗ trợ sinh sản phải kiểm tra kỹ hồ sơ để kiểm soát đúng rằng người mang thai hộ và người nhờ mang thai là cùng họ hàng. Ông khẳng định việc mang thai hộ theo mục đích thương mại là rất khó khăn do luật đặt ra các quy định chặt chẽ. Thêm một nguyên nhân nữa, theo ông, hầu hết các ca mang thai hộ đều kết thúc bằng việc mổ lấy thai. Hiếm có người nào mổ lấy thai quá hai lần vì sẽ nguy hiểm tới tính mạng của người mang thai.

Theo như khẳng định của ông Tiến, mang thai hộ là chuyện khó có thể diễn ra. Tuy vậy, dường như một thế giới ngầm về trao đổi chuyện mang thai hộ diễn ra từ lâu ở Việt Nam, trước cả khi nghị định mới đây công bố.

Gia đình em bây giờ hơi khó khăn một chút về kinh tế, một mình chồng em đi làm gánh cả gia đình. Chồng em cũng có bệnh về thần kinh toạ và xương khớp, nên anh cứ phải nghỉ ở nhà suốt. Chồng em lúc nào cũng ước có một số vốn để làm ăn, để anh khỏi phải đi làm công ty, anh ở nhà mở quán. Nhiều đêm em cũng nằm suy nghĩ nhiều, em không biết làm sao cả. Anh em họ hàng hai bên thì đều nghèo cả, mà mẹ em thì mất từ khi em còn nhỏ.

Một trong những cô gái này là Vinh, năm nay 30 tuổi, sinh sống ở Vũng Tàu và quê gốc ở Nghệ An. Chị Vinh đã có hai con trai, một đứa con sắp vào lớp một, còn cậu con còn lại mới hai tuổi rưỡi. Chị nói:

Em nghĩ là hay là bây giờ mình đánh đổi cuộc sống khoảng một năm để giúp người ta. Người ta cần có con, mình thì cần có tiền để làm ăn, thay đổi cuộc sống một chút, cho chồng em chữa bệnh. Em biết là đẻ rất đau, em nói với chồng em là em rất sợ nhưng mà em chấp nhận để có vốn làm ăn.

Chị Vinh nói sau hai, ba năm suy nghĩ, chị quyết định đi tìm “mối” để mang thai hộ. Chị cho biết kể từ khi đăng thông tin về việc sẵn sàng mang thai khoảng một tuần trước, cũng có 2-3 người tìm tới chị. Chị nói:

Bây giờ nếu em mà mang thai một thì chỉ khoảng 120 [triệu đồng] thôi, với cả nuôi người ta trong vòng thời gian người ta giúp mình. Mỗi tháng thì em trả cho người ta hai triệu [đồng]. Còn nếu em nhờ người ta tìm người thì mất khoảng 10 triệu [đồng] nữa. Chị thì chẳng cần nhờ ai tìm cho chị cả, tự chị tìm được.

Chị Vinh đưa ra mức giá ban đầu cho việc mang thai hộ là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, chị Hoài Thanh, ở Hà Nội, từng nhờ người mang thai hộ cho biết mức giá này là quá đắt. Chị Thanh nói:

Kỹ thuật mang thai hộ mà chị Thanh thực hiện năm 2014 là lấy trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha để thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, phôi này sẽ được chuyển cho một phụ nữ khác mang thai hộ. Như vậy, dù người mang thai hộ sinh con những đứa trẻ lại thuộc về người nhờ mang thai.

Đợt năm 2012 lần đầu tiên chị làm thì người đó cũng ngoài 30 rồi. Chị không có kinh nghiệm nên nó cũng có nhiều cái bất trắc. Đến năm ngoái chị đón người này sinh năm 1988,1989 thì cơ thể của người ta hấp thu được thai tốt nên người ta sinh được luôn. Cái quan trọng là người ta đang ở độ tuổi sinh sản mà người ta giúp được mình. Mình cũng phải có những cái hiểu biết thì mới làm được chứ mà tự dưng lao vào làm ầm ầm thì lại tốn kém tiền phôi của mình.

Chị Thanh nói, tổng chi phí cho lần mang thai hộ lần này là gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi tháng trong thời gian người phụ nữ kia mang bầu, chị cũng “trả lương” cho cô gái 2 triệu đồng nữa để tiêu vặt. Chị Thanh cho biết trước khi tìm kiếm người mang thai hộ, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kỹ càng. Chị nói:

Hải Ninh/RFA

Tuy vậy, hình thức tìm người mang thai hộ như chị Thanh và chị Vinh tham gia là không tuân theo luật pháp Việt Nam hiện hành. Theo bác sĩ Trần Anh Danh của bệnh viện Từ Dũ, luật Việt Nam còn quá chặt chẽ so với nước ngoài. Vì thế, lâu nay, nhiều người Việt Nam đã tìm đến những nước như Thái Lan để thực hiện các ca sinh hộ do nơi này luật lệ có nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng hơn. Chuyện mai thai hộ ở Thái Lan cũng bị chỉ trích nhiều sau hai vụ là một cặp cha mẹ Australia từ chối không nhận đứa con bị bệnh down và chuyện một người Nhật có cả chục đứa con nhờ người sinh hộ bị nghi ngờ.

Em Bé Được Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam Chào Đời

Bé rất kháu khỉnh đáng yêu, cất tiếng khóc thật to chào đời. Thứ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến đã đích thân mổ đưa bé ra khỏi bụng sản phụ ở tuần thai thứ 38.

Bế đứa con sau hơn chục năm mong chờ, chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nam) không giấu được sự hạnh phúc. Chị Hà nói: “Vợ chồng tôi đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi, giây phút con chào đời tôi như vỡ òa, chẳng biết nói thế nào để diễn tả cảm xúc của tôi bây giờ, thực sự hạnh phúc đến nghẹn ngào…”.

Vợ chồng chị Hà lấy nhau đã được 18 năm. Sau 3 năm không có con, anh chị đi khám hiếm muộn thì phát hiện vợ bị tử cung nhỏ bẩm sinh không thể có con. Vợ chồng cố gắng chạy chữa hơn chục năm nay mà vẫn không có kết quả.

Nhiều lần chị Hà đề nghị chồng kiếm con bên ngoài nhưng anh một mực không đồng ý. Vì thế ngay khi luật cho phép mang thai hộ, vợ chồng đã đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương nộp hồ sơ và được duyệt. Mang thai hộ cho vợ chồng chị Hà là người cô họ, 46 tuổi, bắt đầu thụ thai từ tháng 3/2015.

Chị Hà có bất thường về tử cung không thể tự mình mang thai, nhưng buồng trứng hay chức năng sinh lý khác đều bình thường. Bác sĩ đã tiến hành lấy noãn của chị và tinh trùng của chồng sau đó cấy phôi vào người mang thai hộ. Chi phí cho một ca mang thai hộ không khác gì so với kinh phí thụ tinh trong ống nghiệm.

Họp báo ngay sau giờ phút hạnh phúc đón đứa bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Thứ trưởng Tiến chia sẻ: “Chứng kiến em bé chào đời, chúng ta khẳng định được rằng Luật Hôn nhân và Gia đình đã được sửa đổi, trong đó điều khoản về mang thai hộ đã đi vào cuộc sống với kết quả rất tốt”.

Ông Tiến nói thêm, những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn vì lý do người vợ không mang thai được trong khi vợ có noãn, chồng có tinh trùng, thì có thể nhờ mang thai hộ và vẫn còn cơ hội làm cha làm mẹ. Nếu không có phương pháp mang thai hộ, nhiều cặp vợ chồng chỉ còn cách xin con nuôi.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Bá Quyết cho biết: “Để chúc mừng ca mang thai hộ đầu tiên thành công này, bệnh viện sẽ miễn toàn bộ viện phí cho gia đình. Bé được chăm sóc bình thường như những đứa trẻ khác”.

Sau hơn một năm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015), hơn 60 hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Cả nước có khoảng 100 hồ sơ đủ điều kiện cho phép mang thai hộ. 3 tháng tới sẽ có gần 30 em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ.

Thứ trưởng Tiến cho rằng đây là quy định mang tính nhân đạo, nhằm tạo điều kiện cho các gia đình hiếm muộn có con. Các trường hợp mang thai hộ thực hiện phần lớn là phụ nữ không có tử cung, sảy thai thường xuyên không rõ nguyên nhân. Người mang thai hộ hay người nhờ mang thai hộ đều chỉ được phép thực hiện một lần.

Hiện cả nước có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này là Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.

Ngày Mai, Em Bé ‘Mang Thai Hộ’ Đầu Tiên Ở Việt Nam Chào Đời

Đây là em bé đầu tiên được công nhận là em bé “mang thai hộ” kể từ sau khi Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể nhờ họ hàng mang thai hộ.

Ngày 21/1, bác sĩ Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện (BV) Phụ sản T.Ư cho biết, đích thân chúng tôi Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia sẽ trực tiếp thực hiện ca mổ lấy thai từ người mang thai hộ vào ngày 22.1. Người mang thai hộ là một bà mẹ quê ở Hà Nam. Chiều 21.1, sản phụ đã nhập viện để được khám sức khoẻ và làm các thủ tục để chuẩn bị phẫu thuật.

Đây là em bé đầu tiên được công nhận là em bé “mang thai hộ” kể từ sau khi Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn (người mẹ không thể mang thai vì sức khoẻ) có thể nhờ họ hàng (trong phạm vi 3 đời) mang thai hộ, có hiệu lực từ 1/1/2015.

BS Hồ Sĩ Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia cho biết, sau gần 1 năm thực hiện “Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”, tại BV Phụ sản TƯ đã có gần 70 hồ sơ đạt yêu cầu, trong đó, hơn 50 trường hợp đã mang thai. Dự kiến từ giờ đến sát Tết Nguyên đán Bính Thân sẽ có nhiều em bé “mang thai hộ” chào đời.

Trước đó, GS Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện cả nước có 3 BV được phép mang thai hộ là BV Phụ sản T.Ư, BV Từ Dũ (TP HCM), BV Đa khoa T.Ư Huế. Tại 3 BV đã nhận được gần 100 hồ sơ đạt yêu cầu và hầu hết các ca mang thai hộ đã được thực hiện. Theo GS Tiến, điều kiện để các cặp vợ chồng xin phép mang thai hộ là người vợ bị bệnh phải cắt tử cung, không có tử cung bẩm sinh hoặc không thể mang thai vì điều kiện bệnh lý.

Tuy nhiên người mẹ này vẫn có trứng (noãn) và người bố vẫn có tinh trùng bình thường. Khi đó, người mang thai hộ sẽ cho “mượn bụng” để đặt phôi thai được thụ tinh nhân tạo. Đứa bé sẽ mang gen di truyền của cha và mẹ chứ không phải người mang thai hộ.

Theo GS Tiến, các điều kiện chặt chẽ này nhằm hạn chế những ca mang thai hộ vì mục đích thương mại hoặc các rắc rối về vấn đề pháp lý khi tranh chấp đứa con giữa cha mẹ ruột và người mang thai hộ.

Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng chỉ có trứng hoặc chỉ có tinh trùng và cũng không thể mang lại thì buồn bực vì không thể xin trứng hoặc xin tinh trùng để nhờ “mang thai hộ”. Cũng có người không tìm được họ hàng, cô bác hoặc chị em ruột, chị em họ nhờ mang thai hộ nên cũng ‘bất lực”. Thậm chí, có chị em đồng ý nhưng chồng họ không đồng ý thì cũng không được phép.

Theo Dân Việt