Top 6 # Xem Nhiều Nhất Video Mang Thai Tuan 32 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

#32 Mang Thai 32 Tuần

Khi thai nhi được 32 tuần tuổi, bụng của mẹ đã khá to do đó rất khó khăn trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày từ di chuyển cho đến những hoạt động cá nhân. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở do áp lực từ thai nhi dồn nén khiến cơ hoành bị chèn ép dần, từ đó làm phổi bị đẩy lên phía trên gây lên triệu chứng khó thở. Bụng quá to cũng khiến mẹ bầu luôn ước mình có thể thoải mái duỗi người mình ra.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg?

Khi thai nhi được 32 tuần tuổi sẽ có cân nặng rơi vào khoảng 1.7 kg và 42 cm chiều dài tính từ đầu đến chân. Bé đã có hình dáng rất giống với trẻ sơ sinh và da bé khi này đã hồng hào, mềm mại chứ không còn nhăn nheo như trước . Khung xương cũng vững chắc hơn để chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Xương trên hộp sọ vào thời điểm này chưa chụm vào và có thể chồng lên nhau để bé có thể dễ dàng chui qua tử cung của người mẹ vào lúc sinh. Có những em bé vì tử cung người mẹ quá nhỏ nên khi phải chịu một sự chèn ép khá lớn khi ra ngoài đến nỗi đầu có dạng hình nón khi chào đời.

Những xương này sẽ khít lại hẳn đến khi bé trưởng thành để trí não được phát triển qua từng ngày lớn lên. Đây cũng là một trong những cách lý giải vì sao trẻ em thường ghi nhớ nhanh và dễ tiếp thu hơn người trưởng thành.

Em bé đã có thể mở mắt, chớp mắt, nheo mắt và luyện tập việc điều tiết ánh sáng. Khi có những tia sáng mạnh chui qua thành bụng của mẹ đến mắt bé, bé sẽ tự mình nhắm mắt lại và đồng tử điều tiết để ngăn cản các tia sáng mạnh chiếu vào mắt. Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả của nó trong tuần thai thứ 32 này. Lớp lông tơ bọc quanh da bé sẽ dần dần biến mất.

Các bộ phận trên cơ thể bé đã hoàn thiện đầy đủ. Cơ thể to dần khiến bé có xu hướng cử động ít hơn trước do tử cung ngày càng chật chội. Tại thời điểm này, người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được từng chuyển động của bé dù là nhỏ nhất như khua tay, khua chân..

Em bé vào lúc này có thể di chuyển đầu từ bên này sang bên kia và có xu hướng quay đầu về phía tử cung của người mẹ để quá trình ra đời được thuận lợi nhất.

Cơ thể người mẹ có sự thay đổi rất lớn trong tuần thai thứ 32 này, bụng ngày càng to ra khiến việc đi lại trở lên rất khó khăn – từ những bước đi khệnh khạng vào tuần trước nay mỗi bước đi đều lạch bạch, lắc lư. Để có thể ngồi được một cách thoải mái bây giờ là vô cùng khó khăn, đấy là chưa kể đến lúc ngủ, tắm, vệ sinh… Vì vậy, vào thời điểm này vai trò của các ông chồng là rất quan trọng đối với người vợ trong việc phụ giúp các hoạt động mà người vợ không thể tự mình làm được.

Áp lực từ thai nhi có thể khiến người mẹ cảm thấy thường xuyên bị tê cứng ở các đầu ngón tay, cổ tay và bàn chân. Những dây thần kinh chạy qua ống xương có thể bị bó chặt, tạo nên cảm giác tê cứng, đau nhói hay đau âm ỉ. Có thể giảm bớt các cơn đau bằng biện pháp kê cao tay lên gối khi ngủ hay nhờ chồng massa bàn tay, bàn chân. Nếu công việc của người mẹ đòi hỏi phải vận động thường xuyên, hãy duỗi tay mỗi khi nghỉ giải lao để cơ thể được thoải mái.

“ Khám thai mốc 12 -13 tuần

“ Khám thai mốc 22-23 tuần“ Khám thai mốc 32-33 tuần

Trong tuần khám thai này, thai phụ sẽ được các bác sĩ tiến hành siêu âm màu 4D để có thể nhìn thấy rõ hình hài của bé, xét nghiệm nước tiểu để phân tích tình trạng của mẹ và bé. Tùy thuộc vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án chăm sóc thích hợp và tư vấn cụ thể cho người mẹ hiểu rõ tình trạng của mẹ và con.

Bác sĩ cũng dựa vào siêu âm để phân tích xem tim, mạch, cấu trúc não của em bé xem có dấu hiệu bất thường nào xảy ra hay không. Trong quá trình khám bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của bé thông qua các thông số về chiều cao, cân nặng.

Khảo sát sự lưu thông của máu trong dây rốn, khối lượng, màu sắc nước ối, xác định vị trí đầu bé để xem là ngôi thai thuận hay nghịch, tình trạng của nhau bám cũng là những công việc bác sĩ cần thực hiện trong khám thai này.

Thời điểm siêu âm trong tuần mang thai thứ 32 là thời điểm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện các dị tật bất thường có thể xảy ra muộn đối với bé mà các lần siêu âm trước đó không thể phát hiện ra được. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những kết luận chính xác về tình hình phát triển của thai nhi và sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời nến thai nhi tron tử cung có dấu hiệu đang phát triển chậm hơn so với những đứa bé khác cùng độ tuổi.

Ngoài ra, người mẹ cũng sẽ được bác sĩ tư vấn các phương pháp sinh phù hợp với tình hình hiện tại của mình.

Nếu kết quả siêu âm là hoàn toàn bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu xấu nào thì bạn không cần phải lo lắng gì nữa. Hãy tập chung chăm sóc sức khỏe của mình và con bằng cách xây dựng một chế độ luyện tập, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học. Chuẩn bị một tinh thần thật tốt cho một cuộc vượt cạn đầy gian nan cũng là những gì người mẹ cần làm.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Hiện tượng tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 33 tuần

Mang Thai Tuần Thứ 32

Mang thai tuần thai thứ 32

Mang thai tuần thứ 32 này, bé nặng hơn 1,8kg một chút và dài hơn 43cm, cỡ bằng một quả dứa. Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.

Mi mắt, lông mày, và tóc trên đầu bé đã có thể nhìn thấy rõ ràng hơn. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Móng chân và móng tay của bé đã hình thành. Phổi tiếp tục hoàn thiện nhưng sẽ không đạt tới mức hoàn toàn trong trong vài tuần nữa. Bộ xương của bé đã hoàn chỉnh nhưng rất mềm và dễ uốn.

Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời.

Nếu là bé trai, dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Còn nếu là bé gái, âm hộ của bé sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Những thay đổi ở mẹ bầu tuần thai 32

Mẹ có thể thường xuyên thấy khó thở trong giai đoạn này. Do phổi và cơ hoành của mẹ đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày.

Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này.

Do thân nhiệt cơ thể tăng nên mẹ lúc nào cũng thấy nóng ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, mẹ sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.

Lượng máu của mẹ trong tuần này cũng tăng nhiều hơn. Và nó sẽ giảm dần đi khi mẹ sin hem bé.

Lời khuyên cho bà bầu mang thai tuần thứ 32

Thay đổi vị trí: hãy tranh thủ nằm một chút nếu đang đi lại hoặc đứng quá nhiều.

Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày.

Tắm nước ấm khoảng 30 phút trở xuống.

Uống một tách trà thảo dược ấm hoặc sữa.

Uống một vài ly nước, bởi vì các cơn co thắt có thể được gây ra bởi tình trạng mất nước.

Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào mẹ có thể để đưa máu quay trở lại thân người.

Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Tăng cân quá nhiều sẽ có ảnh hưởng lớn đến các mạch máu của mẹ đấy.

Mang Thai Tháng Thứ 8 (Thai 32 Tuần)

Khi thai nhi 32 tuần, bạn sẽ thấy càng khó khăn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi bạn sẽ không căng lên được như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Lúc nào bạn cũng muốn cả cơ thể được duỗi ra thoải mái, và ước gì mình dài hơn được vài xen-ti-mét, đặc biệt là ở phần thân giữa.

Hãy tự tin, đừng quá quan tâm đến những nhận xét của mọi người

Mọi người sẽ nhận xét về hình thể của bạn khi bạn mang thai được 32 tuần, và thể nào thì cũng năm người mười ý. Bất cứ bạn đi đâu, bạn cũng sẽ tới tấp nhận được những nhận xét kiểu như “Ôi, béo lên nhiều thật đấy”, “Ôi, tám tháng rồi mà trông còn bé thế”, “Ôi, em bé chắc to lắm đây”. Dường như ai cũng là chuyên gia sinh sản, và luôn rất hăng hái đưa ra lời khuyên. Bạn hãy học cách mỉm cười ngọt ngào và chuyển chủ đề hoặc lảng đi chỗ khác. Cố gắng đừng để ý nhiều đến nhận xét của mọi người, và chỉ quan tâm đến các thông tin tư vấn của những nguồn đáng tin cậy. Bạn, người hộ sinh và/hoặc bác sĩ của bạn chính là những chuyên gia duy nhất có thể hiểu được sức khỏe của bạn và em bé đang tiến triển thế nào.

Thật không dễ để bỏ ngoài tai mọi thứ. Dù bạn biết rằng bạn và em bé của bạn là khác biệt, và sẽ có phác đồ phát triển riêng của mình, nhưng bạn cũng vẫn muốn mình giống như đa phần các phụ nữ mang bầu khác, bạn muốn giống như “bình thường”. Và có thể, bạn sẽ thấy bạn đời của mình có xu hướng “xù lông” để bảo vệ mình, nhất là khi thấy bạn có phần phiền lòng vì một vài lời nhận xét của ai đó. Đây có thể là một phần tính cách của anh ấy mà bạn chưa thấy bao giờ. Vai trò của các bạn đã ít nhiều thay đổi, và có thể anh ấy đang cảm thấy rằng anh ấy không đóng góp được gì đáng kể trong khi bạn thì phải chịu nhiều khó nhọc. Nếu anh ấy cho rằng vai trò của mình là phải hỗ trợ bạn về mặt tình cảm, bảo vệ bạn và em bé, thì chắc chắn đây là một điều tốt. Những điều này sẽ càng củng cố mối quan hệ của hai người, và còn giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai bạn với em bé nữa.

Cơ thể bạn thay đổi như thế nào trong tuần 32?

Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5 cen-ti-met khi thai nhi 32 tuần tuổi. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn. Bạn có xu hướng so sánh cơ thể và hình dáng của bụng bầu của mình với các bà bầu khác. Hãy luôn nhớ rằng mỗi bà bầu mỗi khác, và sẽ không có ai giống ai cả. Em bé của bạn cũng là sự kết hợp đặc biệt và duy nhất giữa ADN của bạn và của bạn đời, và cái cách mà cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt và duy nhất nữa.

Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.

Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn nữa khi thai 32 tuần. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được thức ăn cứng.

Trong thời gian thai nhi 32 tuần tuổi, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.

Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của bạn mà thôi.

Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.

Cho dù bạn đời vẫn thấy bạn thật hấp dẫn, chuyện mây mưa giờ đây là điều cuối cùng mà bạn có thể nghĩ được khi thai 32 tuần. Chỉ nghĩ đến chuyện gần gũi nhau và phải tiêu tốn rất nhiều sức lực đã khiến bạn mất hết hứng thú rồi. Hãy làm cho bạn đời của bạn thất vọng một cách nhẹ nhàng nhất, nói với anh ấy rằng bạn không thích và không thực sự cảm thấy thoải mái. Anh ấy sẽ phải thông cảm. Xét cho cùng, cái thai kỳ vất vả này cũng là để bạn mang nặng đẻ đau đứa bé của cả anh ấy chứ không chỉ của riêng bạn. (Tham khảo: Quan hệ khi mang thai)

Những thay đổi tâm lý khi mang thai 32 tuần

Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.

Khi mang thai 32 tuần, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Đôi khi, chỉ nhìn vào lịch và nhẩm đếm ngược thôi cũng khiến cho bạn thấy sốc. Đừng để dành mọi chuyện đến phút cuối mới làm. Em bé thì vẫn sẽ ra đời khi đã sẵn sàng, và bố mẹ em bé thì cứ quáng quàng cả lên với ti tỉ thứ việc còn chưa chuẩn bị xong.

Thai nhi 32 tuần tuổi thay đổi và phát triển như thế nào?

Nếu em bé là con trai, thì lúc thai nhi 32 tuần, dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại, và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.

Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến bạn chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai, và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Bằng cách nào đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.

Mẹ mang thai tuần 32 nên làm gì?

Hãy tận dụng cuối tuần để đi chơi xa. Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn tận hưởng thời gian bên nhau, và cùng nhau tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Nhớ mang theo máy ảnh và ghi lại những khoảnh khắc quý báu khi bạn đang mang thai này. Có thể bạn thấy mình không lấy gì làm quyến rũ cho lắm, nhưng sẽ có lúc bạn nhìn lại số ảnh này vì thầm mừng rằng may mà mình đã lưu lại những giây phút ấy.

Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả. Do độ cân bằng cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. Bạn cũng sẽ không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.

Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu bạn chưa hoàn thành chúng. Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc bạn có thể hoàn tất, và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Bạn cần phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái rằng bạn đã xong xuôi công việc của mình, và giờ là lúc bạn tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.

Xem tiếp Thai nhi tuần 33

Đọc thêm thông tin ở Mang thai và Danh mục tuần.

Mang Thai Tuần Thứ 31 Và 32

Út Em chào các mẹ.

Mẹ có thể đang cảm thấy bụng của mình ngày càng căng ra, để sẵn sàng hạ sinh trong vài tháng tới. Đây được gọi là những cơn gò Braxton Hicks.

Mang thai 31 – 32 tuần: thai nhi

Tất cả các bé đều khác nhau, thậm chí ở cả giai đoạn này. Bé của mẹ sẽ có thói quen vận động riêng. Sẽ rất tốt nếu mẹ quen với những vận động này và nhận ra thói quen vận động của con mình. Khi đó nếu có bất kì thay đổi nào về thói quen vận động, mẹ có thể liên hệ với bà đỡ hoặc bệnh viện một cách nhanh chóng.

Các em bé thường không cử động chậm ở cuối thai kỳ. Thật hoang đường nếu nói rằng điều này xảy ra do nơi các bé đang ở ngày càng chật. Trong thực tế, những cử động chậm có thể là dấu hiệu cho thấy con mẹ cần giúp đỡ, vì vậy hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện nếu mẹ nhận thấy điều này.

Hãy thường xuyên nói chuyện và hát cho bé nghe cũng như khuyến khích các thành viên gia đình làm như vậy – bé sẽ nhận ra giọng nói của mẹ sau khi bé chào đời.

Nghe nhạc cũng rất tốt cho thai kỳ nhưng mẹ không cần phải nghe nhạc theo kiểu gắng sức để biến con mình thành thiên tài.

Mang thai 31 – 32 tuần: mẹ

Điều gì đang diễn ra với cơ thể của mẹ?

Mẹ có thể thường xuyên cảm thấy bụng của mình căng ra và cứng lên trong vài giây. Những cơn gò Braxton Hicks bất thường này thường không gây đau đớn và đó là dấu hiệu bình thường trong nửa cuối thai kì. Nếu những cơn gò này khiến mẹ thấy đau, hãy đi khám bác sĩ.

Nếu mẹ thấy dịch tiết âm đạo ngày càng nhiều, hay nhiều nước chảy ra như khi đi tiểu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để bác sĩ kiểm tra xem liệu mẹ đã bị vỡ ối chưa?

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline mua hàng:

xem Fanpage:

Đặt Mua Online

Mẹ cảm thấy như thế nào?

Khi bụng của mẹ ngày càng lớn mẹ có thể cảm thấy mình ngày càng vụng về và mất thăng bằng. Hãy thận trọng khi mẹ đi xe đạp (mặc dù những bài tập đạp xe ở phòng tập đều tốt) hoặc khi bước lên, bước xuống xe bus. Nếu mẹ bị ngã hay bụng bầu của mẹ bị va chạm mạnh, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Nếu mẹ thấy lo lắng khi nghĩ đến lúc chuyển dạ và sinh đẻ, hãy nghĩ về người mẹ đồng hành tốt nhất trong quá trình vượt cạn của mẹ. Đó có thể không phải là cha của đứa bé – đó có thể là bà ngoại, chị gái của mẹ hoặc một người bạn thân thiết. Mẹ cũng có thể nghĩ đến một nữ hộ sinh. Đây là người đến khi mẹ sinh (thường cũng là mẹ đồng hành khi mẹ sinh) để giúp mẹ thở, thư giãn và chỉnh tư thế. Một số nữ hộ sinh cũng sẽ giúp mẹ sau khi sinh.

Nếu mẹ đang rất sợ hãi về việc sinh đẻ, hãy nói với bác sĩ của mẹ.

Nếu đây là đứa con đầu lòng của mẹ thì thật tốt nếu mẹ tìm hiểu xem cuộc sống của mẹ sẽ như thế nào khi mẹ có thai và con nhỏ.

Mang thai 31 – 32 tuần: những việc mẹ nên làm

Luyện tập cho quá trình chuyển dạ.

Philatô và yoga là hai loại bài tập giúp mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Philatô giúp tăng độ chắc khỏe của sàn xương chậu, cơ bụng và cơ lưng. Yoga cũng rất tốt cho các cơ của mẹ và không đặt quá nhiều áp lực nên các khớp của mẹ.

Mẹ cũng phải sử dụng các phương pháp hít thở để hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Với Yoga và Philatô, tốt nhất mẹ nên tham gia lớp học giành riêng cho phụ nữ mang thai.

Philatô và yoga chỉ là 2 lựa chọn – mẹ cũng có thể tham gia các lớp học tiền sản dưới nước, đi bơi, đạp xe hay đơn giản là năng động trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Kế hoạch sinh của mẹ

Không quá sớm để mẹ vạch ra kế hoạch sinh trong giai đoạn này. Việc làm này sẽ giúp mọi người biết mẹ muốn gì trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Nó có thể gồm các thông tin về:

Mẹ đồng hành trong quá trình sinh.

Loại giảm đau mà mẹ muốn.

Liệu mẹ có muốn tiêm trong quá trình đỡ đẻ không.

Hãy nhớ rằng kế hoạch sinh cần phải linh hoạt. Đội ngũ chăm sóc mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con sẽ cố gắng hết sức để thực hiện theo kế hoạch của mẹ nhưng đôi khi nó có thể không khả thi. Hãy nhớ rằng mẹ có thể thay đổi suy nghĩ về việc mẹ muốn mọi việc xảy ra như thế nào vào ngày đó – và điều đó cũng tốt!

Chăm sóc thai sản

Nếu đây là con đầu lòng của mẹ, có lẽ mẹ cần có lịch khám thai thường xuyên hơn (tuỳ từng mẹ, có mẹ vào giai đoạn này 2 ,3 ngày lại đi khám 1 lần) khi thai được tầm 31 tuần.