Top 14 # Xem Nhiều Nhất Video Mang Thai Thang Thu 2 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Tháng Thứ 2 Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Hấp Thu Tốt?

Mang thai tháng thứ hai là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Ở giai đoạn này thai nhi sẽ hình thành và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là yếu tố quyết định sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi.

Khi bước sang tháng thứ hai, một số bà bầu vẫn còn triệu chứng ốm nghén, thậm chí chúng còn trở nên nặng nề hơn và gây ra nhiều phiền toái cho thai phụ. Tuy nhiên, các bà bầu cần cố gắng để có thể ăn uống điều độ và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Một chế độ ăn đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất là điều cần thiết, trong đó một số nhóm chất quan trọng cũng cần được lưu ý bổ sung như:

Chất sắt: Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu trong máu, một loại tế bào máu có nhiệm vụ mang oxy đi nuôi cơ thể. Việc bổ sung chất sắt giúp đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời còn giúp đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi trong khi mang thai tháng thứ hai. Vi chất sắt có nhiều trong thịt, cá, hải sản, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây và nhiều loại hạt ngũ cốc, trong đó cơ thể dễ hấp thu sắt từ nguồn động vật hơn so với thực vật. Việc hấp thu chất sắt sẽ được tăng cường khi ăn cùng với những thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, cà chua, dâu tây. Hàm lượng sắt trung bình cần bổ sung cho thai phụ là 27mg mỗi ngày.

Acid folic: Đây là một vi chất quan trọng cần thiết bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, bao gồm cả phụ nữ mang thai tháng thứ hai. Axit folic có vai trò dự phòng và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các bất thường dị tật bẩm sinh của ống thần kinh bao gồm tật chẻ đôi đốt sống. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung axit folic từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ. Nguồn cung cấp axit folic có thể đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt, đậu … Tuy nhiên, sự hấp thu acid folic không được đảm bảo một cách tuyệt đối, vì thế phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo bổ sung các loại viên uống chứa acid folic. Hàm lượng cần cung cấp hằng ngày dao động trung bình từ 400 đến 800 microgram.

Canxi: Một trong những khoáng chất không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai là canxi. Phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần bổ sung canxi đầy đủ để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển hệ xương răng của thai nhi. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ hoạt động hệ cơ xương khớp của người mẹ, thích nghi được với những biến đổi do thai kỳ gây ra. Thiếu hụt hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý loãng xương ở mẹ và các bệnh lý xương khớp ở trẻ sau này. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, trứng, các loại cá có xương, rau xanh, ngũ cốc … Hàm lượng canxi trung bình cần cung cấp cho phụ nữ mang thai tháng thứ hai khoảng 1g mỗi ngày, có thể bổ sung từ cả khẩu phần ăn và các loại viên uống bổ sung.

Vitamin D: cùng với canxi, vitamin D được xếp vào nhóm các chất có vai trò quyết định sự phát triển hệ xương răng của trẻ. Vitamin D có thể được chuyển hóa và hấp thụ nhờ vào ánh nắng mặt trời, bên cạnh đó bổ sung vitamin D cho cơ thể người mẹ thông qua một số loại thực phẩm nhất định như sữa, ngũ cốc, cá hồi, dầu cá, phô mai cũng là một phương án có hiệu quả. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đủ 600UI vitamin D mỗi ngày.

Chất đạm: nhóm chất quan trọng không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chính là chất đạm hay protein. Sự bổ sung đầy đủ chất đạm là nền tảng cho sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ hai của thai kỳ và sự tăng lên về kích thước của cả tử cung và tuyến vú của người mẹ. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại đậu và sữa. Trung bình mỗi ngày, lượng protein cần được bổ sung cho phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần đạt 1,52g tương ứng với 1kg của mẹ.

Chất béo: Chất béo thường bị hiểu lầm là một loại chất có hại cho sức khỏe của con người, tuy nhiên trong thai kỳ, chất béo đóng vai trò lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ như sự hình thành và phát triển não bộ. Chất béo không bão hòa, có nguồn gốc từ thực vật là những loại chất béo có lợi cho cơ thể. Phụ nữ mang thai tháng thứ hai nên hạn chế các loại chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật và không nên ăn quá nhiều đồ chiên. Các loại acid béo omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu, có vai trò hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và hệ miễn dịch ở thai nhi cũng như giảm thiểu khả năng sinh non và trầm cảm sau sinh của mẹ.

Chất xơ: Trong thai kỳ, do sự tăng kích thước của tử cung và sự xáo trộn hoạt động của hệ tiêu hóa nên rất nhiều bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Vì thế, phụ nữ mang thai thường được khuyên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả và trái cây để phòng tránh táo bón.

Bổ sung nhiều loại thực phẩm đa dạng là điều cần thiết trong khi mang thai, tuy nhiên các bà bầu nên lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh như:

Thịt cá tái sống: Những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tái sống như sushi, gỏi cá sống, thịt bò tái là những món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này không nên có tên trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và mầm bệnh nguy hiểm.

Nội tạng động vật: Gan động vật có thể là một nguồn cung cấp sắt và protein dồi dào, tuy nhiên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Lòng bò, lòng lợn có thể không được chế biến sạch sẽ có thể là nguồn lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa.

Rượu: Rượu nói riêng và đồ uống có chứa nồng độ cồn nói chung là những chất nguy hiểm và cần tuyệt đối tránh sử dụng trong khi mang thai, vì được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần lưu ý các điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ:

Không bỏ bữa ăn sáng

Chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn sáng phong phú từ nhiều nguyên liệu

Chia thành nhiều bữa trong ngày, ăn theo nhu cầu của người mẹ

Nên ăn tối vừa phải để tránh ợ hơi, ợ chua.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2 có vai trò rất quan trọng, bởi giai đoạn này hệ thần kinh của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Ngoài ra, các thai phụ cũng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai cũng như một số cách để hạn chế các bệnh lý thường gặp.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Khi Mang Thai Có Nên Leo Cầu Thang Nhiều Không?

Khi mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Thông thường, việc leo thang bộ hàng ngày mang tới nhiều lợi ích tốt, như một cách hỗ trợ tăng cường sức khoẻ giống như một vài động tác thể dục tập luyện cơ chân. Tuy nhiên, nếu dần bước sang tam cá nguyệt thứ 3 trở đi việc leo cầu thang nhiều sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu nữa vì chiếc bụng đã trở nên to hơn rất nhiều so với thời gian đầu, đồng thời mỗi khi chân mẹ bầu nhấc lên lại khiến cho cơ bụng gập vào, chèn ép thai nhi khiến oxy cung cấp không đủ cho bé. Ngoài ra vì lý do đó, nhiều thai phụ dễ sinh non vì leo thang bộ nhiều.

Mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa việc leo cầu thang giúp mẹ vận động tránh mệt mỏi, tuy nhiên không nên leo lên, leo xuống quá nhiều vì dễ khiến mẹ bầu mất sức.

Nếu mẹ leo cầu thang quá nhiều cũng khiến cơ thể nóng hơn, nhịp tim đập nhanh hơn dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Trong 3 tháng cuối, tốt nhất mẹ nên hạn chế leo cầu thang dành thời gian để nghỉ ngơi và giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Mẹ bầu vốn có trọng lượng cơ thể tương đối nặng, khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống và tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Hơn nữa trong lúc leo cầu thang, vùng bụng sẽ thu nhỏ lại, bụng bầu chịu thêm áp lực gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Có trường hợp bà bầu ở chung cư cao tầng nghe nói lên xuống bằng cầu thang bộ sẽ giúp việc sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn, thế nên mẹ bầu “cự tuyệt” thang máy, quyết tâm ngày nào cũng leo mười mấy tầng lầu. Kết quả là người mẹ này xuất huyết, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.

Có bà bầu ngày nào cũng kiên trì đi cầu thang bộ với hy vọng lúc sinh con sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên đến khi sinh các bác sĩ phát hiện ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé, trường hợp này rất nghiêm trọng, không thể sinh thường mà buộc phải chọn phương pháp sinh mổ.

Tập luyện leo thang bộ tuy tốt cho bà bầu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó mẹ bầu không nên leo cầu thang quá sức, cần chú ý một số diều sau đây:

Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc.

Bà bầu leo cầu thang chỉ như tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy cơ thể mệt mỏi thì cần dừng lại. Tốt nhất mỗi lần lên xuống cầu thang không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng.

Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Bà bầu mang vác vật nặng khi leo cầu thang sẽ tăng áp lực lớn lên phần bụng, dễ dẫn tới sinh non, sảy thai…

Lên xuống cầu thang tuyệt đối không vội vàng mà cần bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang và trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

Thường xuyên bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tránh nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung.

Có một số cách khác ngoài việc leo cầu thang mẹ bầu nên lựa chọn như:

Mẹ mang thai có nên leo cầu thang?

Đi bộ, vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng khoảng 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm, khi không khí trong lành và cơ thể khoẻ khoắn nhất.

Mẹ bầu nên đăng ký tham gia lớp học yoga chuyên dành cho các bà bầu.

Vận động hợp lý, tránh nằm quá nhiều để dễ sinh hơn nhưng tại địa hình bằng phẳng và môi trường sống thoải mái.

Qua những thông tin trên mang thai có nên leo cầu thang nhiều không còn là nỗi băn khoăn của các mẹ bầu nữa. Chúc các mẹ có thai kỳ mạnh khoẻ.

Mẹ Bầu 2 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Để Mẹ Khỏe, Thai Nhi Hấp Thu Tốt?

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn gì là điều mà các thai phụ đang rất quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả thai kỳ. Do đó, dù muốn hay không mẹ bầu cũng nên thay đổi cách ăn uống và chỉ nên dung nạp vào cơ thể các thực phẩm tốt cho cả hai mẹ con.

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn gì mẹ đẹp, con khỏe?

Cá hồi

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn gì? Cá hồi là một lựa chọn cực tốt, chúng sẽ cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, trong cá hồi có chứa hàm lượng Omega 3 lớn giúp quá trình hình thành và phát triển não bộ của bé hoàn chỉnh hơn.

Thịt bò là sự lựa chọn hàng đầu

Khi mang thai cơ thể người mẹ cần một lượng sắt gần như gấp đôi so với người bình thường. Và trong thịt bò có chứa hàm lượng sắt rất cao tốt cho cơ thể mẹ bầu.

Hàm lượng sắt có trong thịt bò sẽ giúp mẹ bổ sung và nuôi dưỡng thai nhi phát triển bình thường. Chú ý, mẹ bầu không nên ăn thịt bò sống.

Trứng chứa hàm lượng protein dồi dào

Không thể phủ nhận làm lượng protein có trong trứng sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi hấp thu tốt tăng cân đều đều. Bên cạnh đó, trứng còn bổ sung hàm lượng vitamin D hỗ trợ sự phát triển hệ xương của em bé.

Họ nhà đậu giúp phát triển hệ cơ bắp thai nhi

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn gì? Thực phẩm họ nhà đậu có chứa hàm lượng protein cao giúp phát triển các mô và hệ cơ bắp của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn thực phẩm họ đậu để đảm nguồn năng lượng cho mẹ.

Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm họ nhà đậu vào cơ thể bằng cách nấu chè đậu. Nhưng mẹ chú ý khi nấu chè đậu chỉ cho ít đường thôi nếu không sẽ phản tác dụng đó.

Súp lơ

Súp lơ có chứa nhiều sắt, axit folic rất tốt cho cơ thể mẹ bầu đang trong giai đoạn đầu thai kỳ. Không chỉ có súp lơ mà các mẹ có thể thay đổi thực đơn với các loại rau có màu xanh đậm.

Đậu phộng là sự lựa chọn tiếp theo

Mẹ bầu 2 tháng đầu thai kỳ có thể ăn đậu phộng giúp giảm tình trạng trẻ bị dị ứng sau sinh. Vì trong đậu phộng có chứa protein và chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ với một nhúm nhỏ mỗi ngày.

Quả có múi

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn gì? Sữa chua tốt cho cả mẹ và con

Sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin D và lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, bà bầu ăn sữa chua sẽ ngăn chặn hiện tượng táo bón.

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên kiêng gì?

Thực phẩm gây co thắt tử cung

Cua, rau răm, dứa, đu đủ xanh, rau ngót, ngải cứu, cam thảo… là những thực phẩm có thể gây nên cơn thắt tử cung mạnh và thai dễ bị động, thậm chí sẩy thai.

Hải sản

Mẹ bầu 2 tháng đầu nên hạn chế ăn các loại hải sản. Vì trong đó có một số loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Gan động vật

Gan động vật có chứa nhiều độc tố và chứa retinol nên có thể gây nên tình trạng sẩy thai ở mẹ bầu.

Sữa chưa tiệt trùng

Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn, vi sinh vật gây hại cho cơ thể mẹ bầu. Do đó, bà bầu chỉ nên uống sữa tươi tiệt trùng đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Đồ uống có cồn, ga, chứa cafein

Đồ uống có ga, rượu bia là loại nước uống bà bầu cần tránh xa trong giai đoạn này. Nếu mẹ bầu dung nạp vào cơ thể các loại nước uống này thai nhi có thể bị dị tật.

Trứng sống

Trứng sống hay lòng đào chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cần phải kiêng. Vì mẹ bầu ăn trứng sống có thể bị nhiễm khuẩn, đau bụng và dễ sẩy thai.

Đồ ăn chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, nem chua, mì tôm… có chứa nhiều chất phụ gia, thuốc bảo quản. Nếu mẹ bầu hấp thu vào trong cơ thể sẽ không tốt cho thai nhi.

Với chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng ở trên, các mẹ đã tự mình trả lời cho câu hỏi mẹ bầu 2 tháng đầu nên ăn gì rồi đúng không nào. Vậy hãy thay đổi cách ăn uống và chỉ ăn thực phẩm thật sự tốt cho mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mẹ Bầu Có Nên Leo Cầu Thang Khi Mang Thai? – Carerum

Leo cầu thang khi mang thai có an toàn không?

Leo cầu thang khi mang thai là mối quan tâm, lo lắng của nhiều mẹ bầu. Mối quan tâm lớn nhất của mẹ bầu là trượt chân và bị thương khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Chấn thương duy trì trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi theo nhiều cách. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn trọng, leo cầu thang trong thai kỳ là an toàn. Đặc biệt, nó có thể mang đến cho bạn những lợi ích bất ngờ.

Tại sao mẹ bầu nên leo cầu thang khi mang thai

Khi mang thai bình thường, khỏe mạnh, việc leo cầu thang là hoàn toàn an toàn. Một số lợi ích của việc leo cầu thang với mẹ bầu là:

Giảm nguy cơ tiền sản giật: Theo một số nghiên cứu được công bố, những phụ nữ duy trì hoạt động trong khi mang thai và leo cầu thang có nguy cơ tiền sản giật thấp hơn. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng khi phụ nữ mang thai bị huyết áp cao. Nó có thể dẫn đến sưng ở tay và chân và các vấn đề về thận.

Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Người ta nói rằng leo cầu thang trong ba tháng đầu tiên có thể làm giảm cơ hội phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Khi đó cơ thể không thể xử lý lượng đường tăng lên.

Giảm đau lưng và táo bón: Các hoạt động thể chất như chạy bộ, đi bộ hoặc leo cầu thang trong thai kỳ có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng đau lưng và táo bón. Chúng cũng giúp giảm sưng và đầy hơi. Leo cầu thang cũng có thể cải thiện và hỗ trợ quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.

Khi nào nên tránh leo cầu thang khi mang thai

Có một số trường hợp khi mang thai sớm khi leo cầu thang nên tránh:

Nếu bạn đã bị sẩy thai trước đây.

Nếu bạn bị chảy máu hoặc chuột rút

Nếu bạn bị chóng mặt

Nếu bạn đang mang đa thai

Nếu bạn có nhau thai thấp hơn (nhau tiền đạo)

Nếu bạn bị huyết áp cao hay thấp

Tại sao không nên leo cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ

Loạng choạng: Thai nhi lớn dần, gia tăng áp lực về phía trước. Cơ thể bạn mất cân bằng, bạn dễ vấp ngã hơn. Nếu bạn vấp ngã hoặc trượt chân khi leo cầu thang, nó có thể khiến bạn và em bé bị thương nặng.

Áp lực ở lưng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực của việc tăng cân. Điều này có thể khiến bạn chóng mặt và đau lưng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn khi leo cầu thang.

Bàn chân bị sưng: Nếu bạn bị sưng chân khi mang thai việc leo cầu thang có thể gây thêm áp lực lên bàn chân và làm tăng sưng.

Khó thở: Leo cầu thang có thể khiến bạn cảm thấy khó thở. Điều này có thể tác động đến thai nhi vì nguồn cung cấp oxy bị giảm khi bạn khó thở.

Mất thăng bằng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, trọng tâm của cơ thể bạn sẽ thay đổi, khiến cho việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn.

Các biện pháp giúp leo cầu thang an toàn

Đi chậm: Leo cầu thang chậm, với tốc độ đều. Tránh lao lên hoặc xuống cầu thang, và đi từng bậc một.

Sử dụng tay vịn: Đảm bảo bạn giữ tay vịn bằng ít nhất một tay để được hỗ trợ. Nếu bạn có túi nặng hoặc hành lý, hãy nhờ ai đó giúp bạn mang chúng lên lầu.

Ánh sáng: Hãy chắc chắn rằng cầu thang được chiếu sáng tốt để bạn có thể tránh những bước đi sai lầm và có nguy cơ làm tổn thương chính mình.

Cảnh giác với cầu thang trơn trượt: Đừng cố leo lên cầu thang ướt hoặc dính dầu mỡ khi mang bầu. Bạn có thể bị trượt và làm tổn thương chính mình và em bé.

Không mặc quần áo quá rộng: Quần áo hoặc váy bầu quá rộng có thể cản trở quá trình di chuyển của bạn. Để thuận tiện  cho hoạt động hàng ngày, bạn nên chọn quần áo bầu gọn gàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và leo cầu thang hơn

Nếu bạn có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, leo cầu thang khi mang thai có thể mang đến những lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt cuối cùng, bạn nên tránh leo cầu thang để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đau đầu khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, khỏe đẹp từ trong bụng

Thực phẩm giúp thai nhi khỏe mạnh, đẩy lùi dị tật bẩm sinh