Top 10 # Xem Nhiều Nhất Video Mang Thai Sinh Đôi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Sinh Đôi Khác Trứng Là Gì &Amp; Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai Sinh Đôi

Mang thai sinh đôi khác trứng là gì & Dấu hiệu nhận biết mang thai sinh đôi? Song thai khác trứng chiếm 2/3 tỉ lệ các ca sinh đôi. Cơ thể người mẹ có 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. Hai tinh trùng này có thể đến từ 2 lần giao hợp khác nhau (do đó, có những trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố). Mỗi thai nhi có một lá nhau riêng nhưng những lá nhau này có thể gắn kết với nhau. Một nửa số sinh đôi khác trứng là 1 trai 1 gái, nửa còn lại là 2 trai hoặc 2 gái. Sinh đôi khác trứng thường có tính di truyền về phía người mẹ, không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng tuổi tác hay do số lần có thai của người mẹ…Cặp song sinh khác trứng cũng giống như các anh (chị) em cùng cha mẹ ruột nhưng có sự khác biệt là được hình thành và phát triển trong tử cung người mẹ trong cùng một thai kì. Giống như các anh (chị) em cùng cha mẹ, cặp song sinh khác trứng có 50% cấu trúc gen giống nhau. Khi mang song thai, điều gì diễn ra trong tử cung người mẹ? Có những trường hợp song thai khác trứng nào có thể xảy ra? Cặp song sinh khác trứng khác nhau thế nào và liệu có những rủi ro nào mẹ gặp phải khi mang song thai? Những thắc mắc này sẽ được canthiepsomtw.edu.vn giải đáp trong bài viết này:

Mang thai sinh đôi khác trứng là gì & hình thành như thế nào?

Song thai khác trứng chiếm 2/3 tỉ lệ các ca sinh đôi. Cơ thể người mẹ có 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. Hai tinh trùng này có thể đến từ 2 lần giao hợp khác nhau (do đó, có những trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố). Mỗi thai nhi có một lá nhau riêng nhưng những lá nhau này có thể gắn kết với nhau. Một nửa số sinh đôi khác trứng là 1 trai 1 gái, nửa còn lại là 2 trai hoặc 2 gái. Sinh đôi khác trứng thường có tính di truyền về phía người mẹ, không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng tuổi tác hay do số lần có thai của người mẹ…

Làm thế nào để nhận biết song thai khác trứng?

Một số phụ nữ biết được họ mang song thai trước khi khám thai. Điều thú vị là bà mẹ của cặp song sinh sẽ thường nói rằng họ luôn biết sẽ có em bé song sinh. Họ mơ ước có chúng và cảm nhận thấy cặp song sinh trong họ đang lớn lên từng ngày. Mang thai song sinh sẽ chắc chắn khi có triệu chứng mang thai rõ ràng hơn hoặc khi siêu âm xác định có 2 phôi thai, nhưng không thể phân biệt được là song sinh cùng hay khác trứng. Có thể siêu âm mang thai song sinh sau 12 tuần, hoặc sớm hơn là sau 6 tuần. Người mẹ có thể biết được mang thai song sinh cùng trứng hay khác trứng sau 12 tuần thai.

Cặp song sinh khác trứng có giống nhau?

50% cấu trúc gene của cặp song sinh khác trứng sẽ khác nhau. Khi được sinh ra, màu tóc, màu da, cân nặng, kích thước, khuôn mặt, vóc dáng của cặp song sinh này có thể hoàn toàn khác nhau nếu cha và mẹ có màu da khác biệt nhau. Thai nhi song sinh khác trứng có hai nhau thai cho từng thai nhi và nằm trong hai màng ối khác nhau trong tử cung người mẹ. Giới tính của song sinh khác trứng có thể là đồng giới hoặc khác giới. Tỉ lệ này là 50:50.

Yếu tố khiến bạn có thể mang song thai khác trứng

– Sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản, thuốc sẽ làm tăng số trứng rụng.

– Nếu người mẹ có anh chị em sinh đôi thì sẽ có khoảng 10% cơ hội có cặp song sinh khác trứng.

– Nếu một bà mẹ đã từng mang thai cặp song sinh khác trứng thì sẽ có khả năng có thai cặp song sinh khác trứng ở lần sau.

– Ở bà mẹ sinh nhiều lần, cơ hội mang song thai cao hơn. Vì vậy khi họ hạn chế sinh con đồng nghĩa với giảm khả năng có thai song sinh.

– Càng lớn tuổi thì khả năng sinh đôi càng lớn. Phụ nữ 20 tuổi có cơ hội mang song thai thấp hơn so với phụ nữ từ 30 tới 40 tuổi. Khả năng có cặp song sinh của phụ nữ có độ tuổi trên 35 là gấp đôi.

– Những phụ nữ gốc Phi sẽ có cơ hội mang cặp song sinh khác trứng cao nhất. Phụ nữ Châu Á có cơ hội thấp nhất.

– Ăn nhiều khoai lang và khoai tây ngọt giúp cho phụ nữ tăng khả năng mang song thai.

– Phụ nữ có chiều cao càng cao thì khả năng mang thai song sinh khác trứng càng lớn.

Rủi ro khi mang song thai khác trứng

Những rủi ro thường gặp của người mang song thai khác trứng cũng giống với người mang song thai cùng trứng. Ví dụ như:

– Sinh mổ

– Sinh non và nhẹ cân do một tử cung người mẹ phải chứa hai thai nhi.

– Gây ra cao huyết áp.

– Bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Nhau tiền đạo .

– Thời gian hồi phục lâu hơn sau khi sinh.

sinh đôi cùng trứng là gì

sinh đôi khác trứng khác giới

sinh đôi khác giới

tỷ lệ sinh đôi 1 trai 1 gái

song thai hai túi ối

sinh đôi khác cha

bầu song thai khác trứng

sinh doi cung trung co nguy hiem khong

Mẹ – Bé – Tags: mang thai

Mang Thai Sinh Đôi Thường Sinh Ở Tuần Nào?

Hầu hết phụ nữ mang thai sinh đôi đều không sinh con đủ tuần. Để tránh tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sinh nở sớm hơn so với ngày dự sinh.

1. Song thai có sinh thường được không?

Đa phần những người mẹ mang thai đôi thường nghĩ rằng mình sẽ cần phải sinh mổ, tuy nhiên sự thật không hẳn như vậy. Không có sự khác biệt đáng kể nào trong số ca sinh mổ hay sinh thường ở phụ nữ mang thai đôi so với những người mẹ mang đơn thai.

Điều này có nghĩa là, phụ nữ vẫn có thể sinh thường được ngay cả khi mang thai sinh đôi. Trong trường hợp thai phụ muốn sinh thường trong trường hợp mang song thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khám thai cho mẹ, bởi vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa sản mới có thể quyết định được việc này.

Trên thực tế, song thai có sinh thường được không tùy thuộc phần lớn vào vị thế nằm của cả hai thai nhi. Nếu cả hai bé đều ở vào vị trí ngôi thuận, hay nếu thai thứ nhất ngôi thuận thì sẽ sinh thường. Tuy nhiên, nếu sản phụ có các yếu tố như lần mang thai trước phải sinh mổ, khung xương chậu hẹp, thai to,… thì nhiều khả năng sẽ phải sinh mổ.

Tuy nhiên, các bà mẹ sinh đôi thường sẽ phải sinh mổ nhiều hơn, song rất nhiều bé sinh đôi vẫn có khả năng được sinh ra qua đường âm đạo một cách bình thường và an toàn. Thông thường, với các sản phụ mang song thai sinh thường, sau khi em bé thứ nhất được sinh ra, thì em bé thứ hai cũng sẽ ra rất nhanh. Thế nhưng, cũng có một số trường hợp bé thứ hai ra đời cách em bé thứ nhất đến vài tiếng đồng hồ, nhưng nếu tính trung bình thì khoảng cách ra đời của hai bé đối với ca sinh thường hầu hết chỉ dưới một tiếng.

2. Bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu?

Đa số các phụ nữ mang thai đôi đều không sinh con đủ tuần hay đúng ngày dự sinh. Trên thực tế, bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và căn cứ vào tình hình thực tế của từng thai phụ. nhưng chưa có một tài liệu y khoa nào ghi lại chính xác khoảng thời gian chuyển dạ của các trường hợp mang thai đôi.

Nguy cơ xảy ra tử vong chu sinh (tử vong trong khoảng 4 tuần sau sinh) và thai chết lưu cũng trong khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Do vậy, thời điểm này được xem là thời điểm có nguy cơ biến chứng cao nhất đối với việc mang thai đôi. Chính vì vậy, đối với thắc mắc bà bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu thì đa phần các trường hợp mang thai đôi thường được cân nhắc chỉ định sinh nở khi thai nhi sắp đạt tới mốc 37 tuần tuổi.

Trên thực tế, hầu như các sản phụ mang song thai thường sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thai thứ 36 – 37 nếu không có vấn đề gì bất thường. Trong trường hợp người mẹ mang thai đôi mà chỉ có một bánh rau, thì thời điểm sinh trung bình trong nghiên cứu trên là 36 tuần, nhưng tùy tình hình thực tế của thai kỳ, một số bác sĩ có thể chỉ định cho sinh nở ngay cả khi thai nhi đang ở tuần thứ 34 để có thể hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

3. Mang thai sinh đôi cần khám thai thường xuyên

Thông thường, nguy cơ lớn nhất của việc mang thai sinh đôi chính là sinh non, bên cạnh một số biến chứng khác. Ngoài ra, nguy cơ tiền sản giật cũng sẽ tăng lên gấp khoảng 2 lần và khả năng bị tiểu đường thai kỳ cũng sẽ cao hơn.

Do đó, bà bầu sinh đôi nên khám thai định kỳ thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ sản phụ khoa, để phát hiện sớm những vấn đề xảy ra, từ đó bác sĩ có thể chỉ định kịp thời, phù hợp hơn cho việc sinh nở của người mẹ. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ còn giúp theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Đặc biệt với mang thai đôi, bà bầu cần có một lịch khám thai riêng và cụ thể, điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao được tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hơn nữa, khi mang song thai, thai phụ sẽ phải chịu gấp đôi áp lực, nhất là thời gian từ tuần thứ 32 trở đi, khi hai em bé bắt đầu phát triển với kích thước lớn. Khi đó, người mẹ cũng sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như vỡ ối non, nhau tiền đạo, nhau bong non, hạ huyết áp,… Do đó, việc khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những biến chứng này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cần Biết Khi Mang Đa Thai: Sinh Đôi, Sinh Ba…

Trên thực tế việc sinh đa thai đồng nghĩa tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và con. Do vậy, gần như đã thành một quy luật, kể từ khi có kết quả xác nhận mang đa thai, các bà mẹ thường cùng bác sĩ bắt đầu lập kế hoạch sao cho việc sinh nở của họ được diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất có thể. Bởi chúng ta cần phải xác định rằng sự an toàn của mẹ và bé luôn là mục tiêu tối quan trọng.

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình sẽ sinh thường, và do vậy không chuẩn bị kế hoạch cho những can thiệp y tế nào cho đến khi đối mặt với thực tế. Thật vậy, khả năng cần đến sự hỗ trợ của những y cụ như kẹp hoặc dụng cụ hút, hoặc phải thực hiện mổ lấy thai đối với các ca song sinh trở lên là cao hơn rất nhiều so với một ca sinh đơn thai bình thường.

Các bác sĩ sản khoa có các tiêu chí xử lý riêng cho các ca sinh đa thai. Và để đảm bảo an toàn cũng như để tránh các nguy cơ kiện tụng trên thực tế, họ chỉ đề nghị sinh mổ khi có đa thai.

Việc mang đa thai luôn cần được theo dõi chặt chẽ. Do vậy, điều quan trọng là thai phụ phải có được sự chăm sóc sản khoa cẩn thận và tỉ mỉ nhất. Cần phải sớm lập kế hoạch cho việc sinh nở ở đâu và như thế nào. Đối với những người sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa thì việc di chuyển chổ ở thường là cần thiết. Địa điểm lý tưởng để chuyến đến là các thành phố hoặc các quận huyện lớn, nơi có các bệnh viện phụ sản và các cơ sở hộ sinh uy tín.Tuy nhiên, cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mấy, vẫn có trường hợp phải chuyển các em bé và bà mẹ bằng đường bộ hoặc đường không đến bệnh viện phụ sản lớn ở tuyến trên.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là không thể có một kế hoạch nào là hoàn hảo với tất cả các ca sinh đa thai. Tùy vào mỗi tình huống của người mẹ mà các bác sĩ sản khoa sẽ đề xuất cách thức và địa điểm để thai phụ hạ sinh các em bé tốt nhất và an toàn nhất..

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị mọi thứ sớm và kỹ càng luôn tốt cho bạn và gia đình bạn. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị “hành lý” đi bệnh viện từ sớm. Nên viết ra các việc cần làm, đồng thời lên danh sách sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của ai trong gia đình và bạn bè sau khi em bé ra đời.

Trong trường hợp sinh đa thai, nếu có khả năng tài chính thì bạn cũng nên đầu tư để cho các tiện ích hiện đại như máy rửa chén, máy sấy quần áo, hay các thiết bị gia dụng khác. Ngoài ra,cũng nên dự trữ sẵn nhu yếu phẩm trong nhà và những món cần thiết cho em bé một cách chu đáo và đầy đủ.

Nên tránh bắt tay vào việc sửa nhà vào thời gian trước ngày dự sinh. Mặc dù có nhà mới để đón em bé thật sự là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng thực tế sẽ luôn có khả năng bạn phải chi quá ngân sách và phải mất nhiều thời gian hơn cho việc này..

Những rủi ro cụ thể khi sinh đa thai

Sinh non, tức là sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường cần sự chăm sóc đặc biệt (xem bên dưới).

Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng – thường là do tử cung chật chội không đủ chỗ cho các bé phát triển đầy đủ.

Khi bào thai phát triển thì hiện tượng tăng huyết áp ở mẹ là phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cần phải được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp huyết áp tăng quá cao.

Bong nhau thai có hoặc không có xuất huyết.

Nhau tiền đạo : Đây là tình huống mà nhau thai nằm một phần hoặc hoàn toàn choàng qua cổ tử cung và có khả năng ngăn thai nhi di chuyển xuống qua cổ tử cung.

Người mẹ thiếu máu: tùy thuộc vào lượng sắt và các tế bào hồng cầu trong máu của người mẹ mà có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và giảm lượng truyền ôxy ở các em bé.

Các rủi ro có thể xảy ra cho các em bé: gồm chứng bại não, khó thở do phổi chưa trưởng thành, khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể và/hoặc lượng đường bình thường trong máu, ăn uống khó khăn, và bệnh vàng da.

Sinh đa thai được kiểm soát như thế nào?

Trước tiên, bạn cần phải được ở trong hoặc gần khu vực để có thể nhanh chóng đến một bệnh viện phụ sản lớn, nơi có trung tâm hoặc bộ phận đặc biệt chăm sóc chuyên sâu cho trẻ sơ sinh.

Thông thường, vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn sẽ được tư vấn sớm rằng có thể cần phải chọn phương pháp sinh mổ. Nếu bạn đã từng sinh mổ trước đó hoặc từng gặp khó khăn khi sinh thường thì khả năng sinh mổ cho lần này là cao.

Nhiều bệnh viện phụ sản có quy định không cho phép người thân vào phòng mổ nếu sản phụ cần được gây mê toàn thân. Tuy nhiên, nếu sản phụ chỉ cần gây tê ngoài màng cứng người chồng (hay người thân) luôn có thể có mặt trong phòng mổ. Bạn nên kiểm tra lại với bệnh viện của mình để biết chắc chắn về quy định ở đó.

Có thể cần phải theo dõi nhịp tim của em bé bằng dụng cụ đo tim thai trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ, để có thể phát hiện ngay dấu hiệu bất thường ở bé.

Bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch (để truyền nước và thuốc) nhằm giữ nước cho cơ thể trong trường hợp có vấn đề gì đó xảy ra hoặc trường hợp cần chuyển qua mổ lấy thai.

Hầu hết các bác sĩ sản khoa khuyên nên áp dụng gây tê ngoài màng cứng ở giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ. Điều này là cần thiết trong trường hợp em bé thứ hai cần phải được chuyển sang vị trí quay đầu xuống.

Bạn cần suy nghĩ cởi mở và linh hoạt, vì mặc dù bạn có thể đã có kế hoạch sinh thường nhưng trên thực tế có khi bạn phải chọn phương pháp sinh mổ, trong trường hợp sinh thường có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chính bạn hoặc em bé của bạn.

Bạn có thể yêu cầu tiêm oxytocin để kích thích co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ. Sau khi các em bé chào đời, bạn sẽ được tiêm syntometrine để giúp tử cung co lại và giảm thiểu xuất huyết.

Sẽ có nhiều nhân viên y tế có mặt trong phòng sinh hoặc phòng mổ để theo dõi, chăm sóc sản phụ và các em bé, mỗi nhóm được phân công tập trung cho một em bé. Đây là để giảm thiểu sự nhầm lẫn, giúp cho từng em bé có được sự chăm sóc tốt nhất, đồng thời cũng giúp phân biệt rõ giữa các bé và các phương pháp điều trị dành riêng cho mỗi em.

Các em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các không xảy ra vấn để gì trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ và sinh.

Nếu bé đầu tiên ra được rồi thì (các) bé sau cũng sẽ ra?

Với một ca sinh đôi hoặc sinh ba theo ngã âm đạo, mối quan tâm phổ biến thường là việc lọt lòng của em bé thứ hai hoặc kế tiếp. Ngay cả khi em bé đầu tiên đã có ngôi đầu (đầu ra trước) thì cũng không có cách nào có thể dự đoán bé thứ hai (và tiếp theo) sẽ ra như thế nào.

Các em bé trong ca sinh đa thai thường lọt lòng cách nhau 15 phút hoặc lâu hơn một chút. Hoặc chúng cũng có thể ra rất nhanh chóng. Mặc dù việc sinh nhanh chóng có thể làm cho người mẹ thấy dễ chịu hơn, song nó lại không tốt cho em bé bởi vì các bé có thể bị ảnh hưởng hoặc bị tổn thương. Có một hướng dẫn chung là, nếu em bé sau không được sinh ra trong vòng 30 phút cách em bé trước, thì cần phải chuyển qua sinh mổ.

Cách nào để dễ ra?

Các em bé ra sau có khuynh hướng thay đổi vị trí trong tử cung, thay vì lý tưởng là ngôi đầu (đầu hướng xuống) và sẵn sàng để ra thì bé lại di chuyển vào vị trí ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) hoặc ngôi ngược (mông hoặc chân ra trước). Do vốn đã quen với môi trường “chật chội”, việc đột nhiên có thêm chổ trống để di chuyển dễ khiến các bé thay đổi tư thế nằm trong tử cung của người mẹ. Đây là một vấn đề, bởi vì sẽ có khả năng bé bị mắc kẹt và không thể di chuyển xuống bình thường để ra khỏi âm đạo. Trong trường hợp này thì cần phải mổ để đưa em bé ra. Vì lý do này mà hầu hết các ca sinh mổ chủ động đều được lên kế hoạch xung quanh tuần thứ 38 trở đi của thai kỳ. Nếu người mẹ bắt đầu chuyển dạ trước đó và không có kế hoạch sinh thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ cấp cứu.

Trong trường hợp bạn mang thai đôi hoặc thai ba và rất muốn được sinh thường, bạn sẽ cần phải được theo dõi rất chặt chẽ bởi các bác sĩ. Việc tiêm thuốc giục sinh thường được bố trí ở khoảng tuần 37-38 vì nếu lố qua giai đoạn này, càng về sau thì bạn có thể sẽ càng cảm thấy rất khó chịu. Một vấn đề khác nữa là, khi đó thì các biến chứng sẽ trở nên phổ biến hơn.

Các nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa (sơ sinh) cũng cần phải có mặt tại phòng sinh trong trường hợp cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng sinh thường thì cũng sẽ được khuyên nên gây tê ngoài màng cứng để đề phòng trường hợp phải chuyển qua sinh mổ.

Việc phục hồi sau sinh đa thai có gì khác?

Sinh thường có thể mất nhiều thời gian để phục hồi hơn (so với sinh đơn thai).

Nếu các bé bị sinh non hoặc không khỏe, cha mẹ có thể sẽ khá căng thẳng và lo lắng.

Có thể có chảy máu âm đạo nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn so với sinh đơn thai.

Thời gian bé tập bú mẹ cũng có thể lâu hơn, đặc biệt là trong trường hợp em bé không thể bú mẹ trực tiếp và người mẹ cần phải vắt sữa ra cho con.

Có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng, bởi vì việc mang đa thai làm cho da bụng bị giãn ra nhiều hơn và dư thừa nhiều hơn.

Việc tập luyện sau sinh, đặc biệt với cơ sàn chậu và cơ bụng, vì vậy, là rất quan trọng. Và sắp xếp thời gian thế nào để có thể duy trì việc tập luyện này trên thực tế thật sự là một thử thách không nhỏ.

Có thể phải mất một khoảng thời gian để người mẹ quen dần về mặt cảm xúc và tâm lý với việc làm mẹ của nhiều em bé cùng một lúc. Nhiều bậc phụ huynh có con sinh đôi sinh ba phải trải nghiệm khó khăn với vấn đề điều chỉnh cuộc sống, đặc biệt là khi họ không có được sự hỗ trợ tích cực từ những người thân khác trong gia đình.

Nếu các con bạn được sinh sớm và cần chế độ chăm sóc đặc biệt thì bạn sẽ cần phải sắp xếp để dành thời gian cho các bé theo lịch mỗi ngày. Điều này sẽ rất mệt mỏi, đặc biệt khi bạn còn đang trong thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh.

Tuy nhiên, sau tất cả những khó khăn thử thách đó thì niềm hạnh phúc của có được nhiều con cùng một lúc luôn là một đền bù hết sức xứng đáng.

Mang Thai Đôi Và Sinh Đôi Cần Lưu Ý Những Điều Sau Để Sinh Con An Toàn ⋆ Hồng Ngọc Hospital

Mang thai đôi, mang song thai có nghĩa là trong bụng mẹ, cùng một lúc có hai em bé đang lớn lên. Mang thai đôi và sinh đôi cần lưu ý rất nhiều vấn đề về sức khỏe để có thể có một thai kỳ trọn vẹn, sinh con an toàn.

Cơ chế hình thành thai đôi

Trong một thai kỳ, cùng lúc có hai thai nhi được gọi là thai đôi.

Bình thường, chỉ có 1 quả trứng được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt và được thụ tinh bởi 1 dẫn đến phát triển thành 1 phôi và chỉ có một em bé chào đời.

Trong 2 trường hợp sau có thể dẫn đến thai đôi:

Trường hợp có đến 2 quả trứng được giải phóng, mỗi quả trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng dẫn đến có 2 phôi phát triển trong tử cung sẽ dẫn đến thai đôi. Trường hợp này gọi là sinh đôi khác trứng. Hai người sinh đôi khác trứng có thể giống một vài đặc điểm nhưng đa phần là khác nhau cả về hình thể, đặc điểm tâm sinh lý.

Trường hợp 1 quả trứng và 1 tinh trùng thụ tinh nhưng trong gia đoạn đầu của quá trình phân chia, chúng tách ra làm 2 hợp tử phát triển độc lập dẫn đến có 2 phôi cấy vào tử cung và phát triển thành hai bào thai khác nhau dẫn đến song thai. Trường hợp này gọi là sinh đôi cùng trứng. Hai người sinh đôi cùng trứng có nhiều đặc điểm giống nhau về hình thể và các mối liên hệ về tâm sinh lý chưa được kiểm chứng hết.

Một số nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh đôi

Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh đôi cũng có xu hướng gia tăng bởi nguyên nhân chính là do các bà mẹ càng ngày càng mang thai muộn. Với phụ nữ có độ tuổi dưới 20, tỷ lệ sinh đôi không cùng trứng chỉ là 0.3% trong khi đối với phụ nữ từ 35-40 tuổi thì tỷ lệ này là 1.4% (và lại giảm nhẹ sau tuổi 40).

Axit folic làm tăng xác suất sinh đôi

Một trong những điều mọi người ít biết là việc sử dụng nhiều acid folic có thể làm tăng nhẹ xác suất sinh đôi.

Acid folic thường được khuyên dùng trước và trong thời kỳ đầu tiên khi mang thai nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây tác dụng phụ. Ước tính rằng cứ 176 bà mẹ đang mang thai được uống đầy đủ acid folic thì có một bà mẹ sẽ sinh đôi.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Việc có thai ngay khi dừng uống thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng khả năng sinh đôi.

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ uống thuốc tránh thai trên 6 tháng và có bầu ngay sau khi dừng uống thuốc sẽ có xác suất sinh đôi gấp đôi so với bình thường.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh trong ống nghiệm có thể dẫn đến song thai nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung.

Phụ nữ trên 35 tuổi, đã sinh nhiều con

Phụ nữ trên 35 tuổi hoặc phụ nữ đã từng sinh từ 4-5 con cũng có nhiều khả năng giải phóng hai hoặc nhiều trứng trong một chu kỳ kinh nguyệt hơn so với phụ nữ trẻ. Do đó, họ có nhiều khả năng mang song thai hơn phụ nữ trẻ.

Người châu Phi có xu hướng dễ sinh đôi không cùng trứng hơn người châu Á.

Trong khi đó, tỷ lệ sinh đôi của người da trắng nằm giữa người châu Phi và người châu Á.

Những dấu hiệu nhận biết mang song thai

Trong quá khứ, hơn 50% bà mẹ mang thai đôi không hề biết mình sẽ sinh đôi cho tới tận khi đẻ hai em bé ra. Điều này xảy ra do sự biến đổi bên ngoài của người mang thai đôi và người mang thai đơn là khá giống nhau và rất khó phân biệt. Ngay cả những bà đỡ hoặc bác sỹ đầy kinh nghiệm cũng rất dễ sai lầm khi dự đoán xem bà mẹ đang mang thai đơn hay đôi nếu chỉ nhìn bên ngoài.

Sau khi máy được sử dụng rộng rãi, việc phát hiện ra bà mẹ mang thai đôi đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dưới đây là các biểu hiện mà bà mẹ có thể biết rằng mình đang mang thai đôi và sẽ sinh đôi:

Một bài bà mẹ có thể cảm nhận được mình đang mang thai nhiều hơn một đứa trẻ cho dù họ không có bất cứ biểu hiện bên ngoài nào (ví dụ bụng to hơn) để chứng minh.

Biểu hiện nghén nhiều hơn:

Người sinh đôi sẽ dễ bị nghén hơn người bình thường.

Trọng lượng cơ thể của mẹ mang thai đôi cũng có thể tăng nhanh hơn các bà bầu bình thường nhưng đây cũng chưa phải là một biểu hiện chắc chắn cho việc mang thai đôi.

Sau 20 tuần mang thai, mẹ có thể có cảm giác chuyển động trên khắp vùng bụng của mình thay vì chỉ ở một vài vùng (biểu hiện này cũng có thể xảy ra ở một vài bà mẹ mang thai đơn).

Ngoài hCG cao hơn bình thường, một vài các xét nghiệm máu khác như AFP cũng có thể đưa lại kết quả cao hơn mức mong đợi nếu bà mẹ mang thai đôi.

Việc này thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ là tự nhiên để giúp chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp diễn ra dễ dàng hơn.

Các máy siêu âm sẽ phát hiện được thai đôi ngay từ tuần thứ 6 cho tới tuần thứ 8 mang thai.

Tuy vậy, phải tới tuần 10-12 thì bác sỹ mới có thể khẳng định được chắc chắn khi nhìn thấy rõ ràng hai cái đầu em bé và thấy hai tim thai khác nhau.

Một số vấn đề cần lưu ý khi mang thai thôi, sinh đôi

Nguy cơ biến chứng khi mang thai đôi, sinh đôi

Nếu người mẹ mang thai đôi, có thể có nguy cơ biến chứng trong khi mang thai hoặc khi sinh cao hơn mang thai đơn.

Người mẹ cần phải khám thai thường xuyên hơn với bác sĩ sản khoa.

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, thai phụ có thể kiểm tra siêu âm cứ sau 4 – 6 tuần một lần. Nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu một vấn đề nào đó, thai phụ có thể cần các xét nghiệm và kiểm tra đặc biệt và siêu âm thường xuyên hơn.

Biến chứng sinh non là phổ biến nhất khi mang thai đôi. Hơn một nửa số cặp song sinh được .

Nguy cơ cho em bé sinh trước 37 tuần mang thai có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa. Các vấn đề khác như trí tuệ hay khuyết tật hành vi có thể xuất hiện muộn hơn ở thời thơ ấu hoặc thậm chí ở tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ sinh non (những người sinh ra trước 32 tuần mang thai) có thể chết hoặc gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất.

Bệnh bẩm sinh: Trẻ song sinh sinh non cũng có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh cao hơn, hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Nguy cơ về hội chứng truyền máu song sinh khi lưu lượng máu giữa các cặp song sinh trở nên mất cân bằng. Một trong hai thai nhi truyền máu cho người còn lại khiến người cho thì quá ít máu và người còn lại thì quá nhiều máu dẫn đến biến chứng nghiêm trọng đối với thai kỳ.

Biến chứng dây rốn khi mang song thai.

Tiền sản giật là một rối loạn huyết áp thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai hoặc sau khi sinh con. Nó có nguy cơ xảy ra cao hơn và sớm hơn khi mẹ mang song thai. Tiền sản giật có thể làm hỏng nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, não và mắt.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đôi cao hơn bình thường. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và phát triển bệnh đái tháo đường sau này. Trẻ sơ sinh có thể có vấn đề về hô hấp hoặc lượng đường trong máu thấp. Chế độ ăn uống, tập thể dục, và đôi khi thuốc có thể làm giảm nguy cơ của các biến chứng này.

Sự tăng trưởng của thai nhi: Trẻ song sinh có nhiều khả năng gặp vấn đề về tăng trưởng hơn so với những đứa trẻ khác. Nếu nghi ngờ về hạn chế tăng trưởng ở một hoặc cả hai thai nhi, thai phụ cần được kiểm tra siêu âm thường xuyên.

Anh hưởng đến việc sinh nở: Người mẹ sinh đôi thường sinh mổ, ít người mẹ sinh thường nhất là trong thời đại y tế phát triển.

Nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ sinh đôi thường cao hơn bởi vì mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc một lúc hai con nhất là đối với những bà mẹ không có kinh nghiệm, ít nhận được sự hỗ trợ hoặc chia sẻ cảm xúc.

Khó khăn khi cho con bú: Người mẹ sinh đôi phải cho hai bé bú sau khi sinh thường gặp vấn đề về lượng sữa cho con bú, thời gian cho con bú. Vì vậy, tùy thuộc vào thể trạng và tình hình, mẹ có thể lựa chọn cho bé bú bình và có người giúp đỡ.

Dinh dưỡng khi mang song thai

Thông thường, phụ nữ mang thai có nhiều cân sẽ tăng cân hơn so với phụ nữ mang thai một thai nhi. Cần thêm 300 calo mỗi ngày cho mỗi thai nhi. Chẳng hạn, nếu bạn mang thai cặp song sinh, bạn cần thêm 600 calo mỗi ngày.

Vì vậy, phụ nữ mang song thai cần phải bổ sung gấp đôi để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng đều.

Vấn đề vận động, tập thể dục khi mang thai đôi

Duy trì hoạt động trong khi mang thai nhất là thai đôi rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ.

Tuy nhiên, thai phụ cần tránh tập thể dục quá nặng. Hãy thử tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng, chẳng hạn như bơi lội, yoga trước khi sinh và đi bộ.

Thai phụ nên tập tối đa 30 phút mỗi ngày. Nếu có vấn đề phát sinh trong thai kỳ, thai phụ có thể nên tránh tập thể dục./.