Top 4 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phải Mang Thai Hộ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Hộ Là Gì Và Vì Sao Phải Nhờ Mang Thai Hộ ?

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là sau khi được các bác sỹ đã tiến hành lấy tinh trùng của người mẹ và người bố thụ tinh trong ống nghiệm được viết tắt là TTTON.

Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm thì có thể bơm tinh trùng tử cung để có thai, hay người chồng có thể giao hợp với phụ nữ khác điều này cũng được coi là mang thai hộ.

Khả năng cao phụ nữ này sẽ có thai sau đó trao con trả lại cho bố mẹ theo đúng nhu cầu, nhứng trên thực tế là người mang thai hộ có con với người chồng có con theo sinh học, được phát triển hỗ trợ của bác sỹ, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, với sự việc trên ở nước ta y hữu ít được pháp luật, đạo đức xã hội chấp nhận.

TTTON lấy tinh trùng và noãn của 2 vợ chồng ra khỏi cơ thể để tạo chúng thành phôi và nuôi cấy phôi sau đó tiến hành đưa phôi này vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai.

Sau đó chúng ta theo dõi suốt quá trình xem kết quả xác xuất thành công là bao nhiêu, khi được đưa vào tử cung phụ nữ nhờ mang thai hộ.

Làm thế nào để mang thai hộ?

Để mang thai hộ cũng phải có hiệu lực từ 1/1/2015 quy định của luật hôn nhân và gia đình là: Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Do vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ luật và thực hiện theo nhà nước đề ra khi người vợ nhờ mang thai hộ cũng phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền.

Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vợ chồng không có con chung với nhau, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Nếu vợ chồng nhờ người thân thích mang thai hộ phải xuất phát trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên.

Người mang thai hộ phải là người họ hàng cùng hàng bên phía vợ hoặc chồng của bạn. Người được nhờ mang thai hộ phải trong độ tuổi sinh đẻ, từng có con và chưa mang thai hộ lần nào.

Phải thỏa thuận của 2 bên, tự nguyện và chuẩn bị hồ sơ theo điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/3/2015).

Sau đó gửi đến một trong những cơ sở y tế có có đủ điều kiện về mang thai hộ như: Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện phụ sản từ dũ TP HCM.

Điều kiện để được mang thai hộ

Luật pháp quy định khi vợ chồng nhờ người mang thai hộ

Có giấy xác nhận về vợ không có khả năng mang thai hay sinh con cái kể cả khi bạn đã áp dụng phương pháp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

2 vợ chồng không có con chung với nhau, chưa có con.

Bản thân đã được tư vấn đầy đủ y tế, pháp lý, tâm lý.

Luật với người mang thai hộ

Là người thân thích họ hàng của 2 vợ chồng khi được nhờ mang thai hộ.

Đã từng sinh con trước khi mang thai hộ và chỉ mang thai thai 1 lần.

Điều kiện sinh nở ở độ tuổi phù hợp, có xác nhận của tổ chức y tế về sức khỏe khi mang thai hộ.

Khi mang thai hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng hiện tại, nếu có chồng.

Phải nắm rõ và được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.

Vì Sao Sắp Cưới, Ronaldo Vẫn Nhờ Người Mang Thai Hộ?

– Cristiano Ronaldo đang có bạn gái hẳn hoi và rất được lòng mẹ anh. Tuy nhiên, siêu sao người Bồ sắp làm cha lần nữa – với 1 cặp bé trai song sinh, tương như như chào đón Ronaldo Jr., người nhờ mang thai hộ!

Tin sốt dẻo, Ronaldo sắp đón thêm 2 quý tử được The Sun loan báo trong ngày cuối tuần. Đó là một kế hoạch được CR7 tính toán kỹ lưỡng, cũng như cả khoản tiền khổng lồ để “giấu kín” thân phận mẹ của bọn trẻ, như anh đã làm với mẹ của Ronaldo Jr. Chỉ biết, việc nhờ người mang thai hộ được Ronaldo tiếp tục thực hiện ở Mỹ!

Lúc trước, sự có bất bất ngờ của cậu nhóc Ronaldo đệ nhị (gần 7 tuổi), có thể được vin vào bởi thời ăn chơi nông nổi của Ronaldo và anh quyết định làm bố đơn thân bởi không muốn dính dáng, và không có tình cảm với mẹ cậu nhóc.

Tuy nhiên, lần này thì khác hẳn, khi mà Ronaldo đang có vợ sắp cưới là Georgina Rodriguez (đã dẫn ra mắt mẹ anh – bà Dolores, và rất được lòng), cũng là lần đầu công khai bạn gái mới sau khi bị Irina Shayk “đá” vào đầu 2015.

Anh cũng đã từng chia sẻ ước mong kiếm được “một nửa” phù hợp để sinh cho anh thật nhiều con… Thế nhưng, Ronaldo đang làm gì? Nhờ người mang thai hộ và đang rất háo hức chờ một cặp bé trai song sinh, đến nỗi không thể giấu niềm vui với bạn bè thân thiết nên đã để lộ ra.

Tại sao lại có sự mâu thuẫn này, có bạn gái, đề cập chuyện kết hôn, nhưng lại có lựa chọn tương tự như nam ca sĩ đồng tính nổi tiếng Ricky Martin?

Phải chăng, không dám công khai như Martin nên việc Ronaldo có chân dài kề bên chỉ là “hình thức”, và anh tuyệt nhiên không nghĩ đến chuyện kết hôn (với phụ nữ) như những gì nói với truyền thông? Và chuyện cặp kè Georgina Rodriguez ít tiếng tăm cũng chỉ là… hợp đồng?

Đừng quên, Ronaldo bị đặt dấu hỏi rất to về giới tính kể từ sau mối tình 5 năm với Irina tan vỡ. Anh cũng ngày một điều đà, với quần hồng, quần vàng mỗi khi đi biển, và có những cử chỉ rất… nữ tính…

Lẽ nào, đó là sự thật về anh chàng có thân hình quyến rũ nhất làng túc cầu? Nhiều chị em sẽ khóc vì điều đó!

L.H

Cristiano Ronaldo xuất hiện với chiếc mặt nạ ác quỷ cùng tấm áo choàng đen để hưởng ứng lễ hội ở ngôi trường cậu con trai theo học.

Nhân dịp sinh nhật thứ 22 của cô bạn gái Georgina Rodriguez, Cristiano Ronaldo đã đưa người mẫu xinh đẹp đi dùng bữa tối tại một nhà hàng ở trung tâm thành phố Madrid (Tây Ban Nha) tối 1/2.

Cristiano Ronaldo đã xác nhận lên kế hoạch cưới người tình trẻ Georgina Rodriguez, như một cách phủ nhận tin đồn anh chỉ thích có bạn trai.

Phong độ gần đây củaCristiano Ronaldo không thực sự tốt. Sự sa sút ấy trùng thời điểm CR7 công bố tình yêu với Georgina Rodriguez.

Vì Sao Phải Xét Nghiệm Máu Và Nước Tiểu Khi Mang Thai?

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện ra những vấn đề nguy hiểm trong thời kỳ dưỡng thai hay quá trình sinh nở của bản thân.

Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai

Thêm vào đó, dựa vào các chỉ số trên kết quả, các bác sĩ còn đưa ra những dự đoán về nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra được an toàn. Việc phát hiện sớm các nguy cơ sẽ giúp chủ động hơn trong việc đưa ra những phương án can thiệp phù hợp và kịp thời để hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.

Những xét nghiệm máu trong thời kỳ mang thai bao gồm:

Xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm yếu tố Rh

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm hàm lượng sắt

Xét nghiệm các vi khuẩn và virus như HIV, giang mai, Rubella, viêm gan B,…

Một số xét nghiệm khác tùy từng hoàn cảnh thực tế

Tuy những xét nghiệm này không yêu cầu phải thực hiện toàn bộ nhưng để đảm bảo có một thời kỳ dưỡng thai an toàn và khỏe mạnh thì các chị em nên tiến hành để giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đề phát sinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thời điểm bà bầu cần xét nghiệm máu

Thông thường không có bất kỳ quy định bắt buộc nào về việc yêu cầu thai phụ phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, xét nghiệm máu trên thực tế là cần thiết với mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

Bên cạnh đó, vào khoảng tuần từ 28 trở đi, khi đăng ký sinh tại một số bệnh viên thì các mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số về nhóm máu, sự đông máu hay một số bệnh về máu,… để có chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn sau này

Quy trình xét nghiệm máu

Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm máu là vào buổi sáng và trước khi tiến hành xét nghiệm thì mẹ bầu cần nhịn ăn để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Quá trình lấy máu diễn ra vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Một số trường hợp, các chị em có thể cảm thấy hơi đau nhói hoặc thâm tím tại vết chích nhưng sẽ hết nhanh nên không cần quá lo lắng.

Chỉ số xét nghiệm máu cần thiết của phụ nữ mang thai trong thai kỳ

Việc xét nghiệm giúp nhận biết nhóm máu (A, B, AB, O) sẽ giúp ích rất nhiều cho thai phụ trong trường hợp cần được truyền máu khẩn cấp, ví dụ nếu bạn bị chảy máu nhiều (xuất huyết) khi mang thai hoặc sinh.

Xét nghiệm yếu tố Rh giúp nhận định thai phụ mang Rh + (dương tính) hay Rh- (âm tính). Thông thường thì tỉ lệ người mang nhóm máu Rh+ chiếm đại đa số còn Rh- tương đối hiếm.

Ở một số trường hợp, khi người cha có yếu tố Rh+ còn người mẹ mang thai có yếu tố Rh- thì nhiều khả năng đứa trẻ sẽ mang yếu tố Rh+ (đây là hiện tượng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con). Và hệ quả là cơ thể người mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể khiến hồng cầu ở thai nhi bị phá hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Chính vì thế việc nắm trước được vấn đề này sẽ giúp các bác sĩ tiến hành tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể người mẹ để giảm thiểu yếu tố rủi ro cho đứa bé.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện một số loại bệnh

Virus HIV sẽ gây ra bệnh AIDS, gây các nhiễm trùng trong khi mang thai, sinh nở và cho con bú. Điều trị cho mẹ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho bé và đó là lý do vì sao thai phụ được khuyên nên xét nghiệm máu.

Còn gọi là sởi Đức, Rubella gây hại cho 90% bé sơ sinh nếu mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu.

Thêm một bệnh lây qua đường tình dục nữa mà nếu không điều trị, có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai lưu. Thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra giang mai. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.

Giữa tuần 10 và 18 của thai kỳ, xét nghiệm máu cho thai phụ có thể cảnh báo nguy cơ bị ở bé. Nguy cơ này cũng được phát hiện sớm qua đo .

Đây là bệnh di truyền nghiêm trọng, cần được chăm sóc trong suốt cuộc đời. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này thì con của họ có nguy cơ bị bệnh cao.

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng và được thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ mang thai.

Sở dĩ nhận định đây là xét nghiệm quan trọng bởi thông qua kết quả, các bác sĩ có thể kiểm tra mức độ protein, glucose và máu cũng như xác định các dấu hiệu nhiễm trùng. Từ những bất thường trong kết quả xét nghiệm sẽ là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao) hoặc nhiễm trùng thận và bàng quang.

Vậy nên việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cho các mẹ bầu nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân và có những hướng điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh.

Nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi nào?

Ngoài ra, xét nghiệm này không gây ra bất cứ rủi ro nào cho sức khỏe của mẹ và bé nên hoàn toàn yên tâm và coi đây như một cách kiểm tra sức khỏe tiêu chuẩn của bản thân.

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện những gì?

Đối với sản phụ khỏe mạnh thường có rất ít hoặc không có đường (glucose) trong nước tiểu khi mang thai. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao thì chúng có thể lắng xuống trong nước tiểu. Điều này là dấu hiệu nhận biết về căn bệnh tiểu đường thai kỳ, một dạng bệnh tiểu đường chỉ phát triển trong thai kỳ. Nó xảy ra khi hormone thai kỳ phá vỡ khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hóa chất biến đường trong máu thành năng lượng.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên không thể kiểm soát được cân nặng của trẻ và em bé của các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có khả năng nặng hơn 4kg. Điều này khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, nồng độ glucose không được kiểm soát trong suốt thai kỳ cũng dẫn đến nguy cơ dị tật tim, thận và cột sống ở trẻ sơ sinh.

Ngay cả khi kết quả xét nghiệm nước tiểu của bạn vẫn bình thường thì hầu hết phụ nữ đều được chỉ định rút máu để xét nghiệm glucose trong tuần từ 24 đến 28. Nhưng đừng băn khoăn vì mức đường cao bất thường không có nghĩa là bạn bị tiểu đường – uống nước ngọt hoặc ăn no gần với thời gian kiểm tra cũng có thể gây ra kết quả dương tính giả. Vậy nên, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để theo dõi liệu bạn có thực sự bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Nếu xuất hiện vi khuẩn trong nước tiểu thì đó là dấu hiệu rõ ràng của bệnh nhiễm trùng tiểu. Có tới 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu, nhưng nhiều người thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận và gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho mẹ hoặc em bé.

Một que thử nước tiểu không phát hiện vi khuẩn, nhưng nó có thể phát hiện ra một loại enzyme là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, thông qua xét nghiệm cũng có thể phát hiện nitrit trong nước tiểu, được tiết ra bởi một số vi khuẩn.

Nếu xét nghiệm này là dương tính, các bác sĩ thường khuyên sản phụ nên theo dõi cấy nước tiểu để xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn và loại kháng sinh nào sẽ hoạt động tốt nhất. Phụ nữ mang thai (ngay cả khi họ không có triệu chứng) có vi khuẩn trong nước tiểu luôn được điều trị bằng kháng sinh. Một số loại kháng sinh được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kháng sinh nào.

Trên thực tế, các bác sĩ thường yêu cầu nuôi cấy nước tiểu khi bắt đầu mang thai để họ có thể xác định và điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn không triệu chứng nào có thể gây ra các biến chứng sau này.

Khi chất béo bị phân hủy để lấy năng lượng thay vì carbohydrate, kết quả là các sản phẩm phụ có tính axit được gọi là ketone. Nếu bạn bị tiểu đường, một lượng lớn ketone trong nước tiểu có thể chỉ ra hiện tượng có hại gọi là ketoacidosis, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hôn mê.

Nếu nồng độ ketone đặc biệt cao được tìm thấy trong nước tiểu của thai phụ, bác sĩ sẽ căn cứ vào thói quen ăn uống hay sinh hoạt để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu bác sĩ xác định rằng sự hiện diện của ketone trong nước tiểu của bà bầu xuất phát từ lý do không ăn đủ và biến mất sau khi ăn, thì việc nhập viện là không cần thiết.

Tuy nhiên trong trường hợp buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng thì sản phụ có thể được chỉ định tiếp nhận chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.

Trong trường hợp sản phụ bị protein niệu và huyết áp ở mức bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu nuôi cấy nước tiểu để xác định xem nhiễm trùng có gây ra protein niệu hay không.

Trong trường hợp xấu nhất, các bác sĩ có thể đề nghị chuyển hoặc thực hiện mổ lấy thai trước thời hạn.

Các bước thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Sản phụ sẽ được phát một cốc lấy mẫu nước tiểu cùng khăn lau tiệt trùng.

Quá trình tiến hành lấy mẫu:

Đầu tiên hãy đảm bảo rửa tay thật sạch. Sau đó, dùng ngón tay để tách môi âm hộ và lau sạch từ trước ra sau.

Tiến hành tiểu trong vài giây vào bồn cầu và đặt cốc giữa dòng nước cho đến khi lấy đủ mẫu được yêu cầu.

Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mẫu bằng cách đưa mẫu thử sẽ được cho vào đĩa petri rồi nhúng que thử đổi màu rồi so sánh kết quả với bảng đối chiếu để cho ra kết quả cuối cùng.

Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu

Để đảm bảo kết quả chính xác nhất thì mẹ bầu cần nhịn ăn và nhịn đi tiểu trước khi tiến hành xét nghiệm.

Ngoài ra, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm, tránh dùng các dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit cao vì có thể dễ khiến môi trường âm đạo thay đổi.

Một điều lưu ý nữa là không nên ăn các thực phẩm có màu đậm vì có thể khiến nước tiểu đổi màu.

Hạn chế tập thể dục quá sức trước khi xét nghiệm và không nên dùng bất cứ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Xét nghiệm máu và nước tiểu trong thời kỳ mang thai ở đâu?

Xét nghiệm máu và nước tiểu là hai xét nghiệm cơ bản nhất trong thời kỳ mang thai nên bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện loại xét nghiệm này.

Bài viết tham khảo từ:

https://consumer.healthday.com/encyclopedia/pregnancy-33/pregnancy-news-543/urine-tests-during-pregnancy-643994.html

Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Bị Khó Thở? Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị khó thở?

Hỏi: Thưa chuyên gia, tại sao phụ nữ khi mang thai lại hay bị khó thở ạ? Cháu mới bầu tháng thứ 3, bụng chưa lớn lắm mà đã cảm thấy rất khó chịu rồi. Không biết những mẹ bầu khác có bị như vậy không?

Chuyên gia giải đáp: Theo nghiên cứu, có tới 60 – 70% phụ nữ bị khó thở khi mang thai. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:

Sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone progesterone tăng cao làm ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não, từ đó làm mẹ bầu khó thở hơn, hơi thở cũng trở nên gấp gáp hơn.

Khi mang thai bị khó thở cũng do tử cung lớn dần lên để thích hợp với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) bị hạn chế, làm mẹ bầu cảm thấy khó thở.

Một số trường hợp thiếu máu do thiếu sắt nhưng không được điều trị kịp thời cũng có thể khiến phụ nữ bị khó thở khi mang thai ở tháng đầu.

Ngoài ra, 1 số nguyên nhân như: Mặc quần áo quá chật, vận động mạnh, hay cố chống lại các cơn buồn ngủ khi mang thai cũng khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, nặng nề hơn.

Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Hỏi: Cháu đang cảm thấy lo quá, càng sắp sinh lại càng cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Đặc biệt là khó thở khi nằm và vào ban đêm, nhiều hôm còn bị mất ngủ. Như vậy có nguy hiểm không? Cháu có cần phải đi khám không ạ?

Chuyên gia giải đáp: Tình trạng khó thở khi mang thai có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, chủ yếu là bắt đầu vào tháng thứ 4 và trở nên nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì nó không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Chỉ trừ 1 số trường hợp khó thở khi mang thai kèm các triệu chứng sau thì các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan:

Bà bầu khó thở kèm hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.

Cảm giác khó thở khi mang thai ngày càng nghiêm trọng, thậm chí bị ngay từ những tháng đầu tiên. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, phải gắng sức.

Khi làm việc nào đó mẹ bầu có cảm giác đau ngực, đau liên tục không thở được

Bà bầu bị khó thở về đêm, hụt hơi thở.

Hay mang thai bị khó thở kèm theo hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ, sưng to.

Khi gặp phải những tình trạng như vậy, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám sớm để xử trí kịp thời, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử bệnh hen suyễn, cần gặp bác sĩ để nhận lời khuyên tốt nhất, đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Vậy mang thai bị khó thở phải làm sao để khắc phục?

Hỏi: Có cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai không? Em nghe nói là thai nhi càng lớn thì mẹ bầu sẽ càng ì ạch, nặng nề hơn, việc hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn.

Chuyên gia giải đáp: Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai bị khó thở cũng là hiện tượng bình thường, không có vấn đề gì quá nghiêm trọng, cũng không có cách xử lý triệt để. Thay vào đó, các mẹ có thể khắc phục để cảm thấy dễ chịu hơn bằng những cách sau:

Thay đổi tư thế: Nếu đang ngồi, mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, đẩy vai ra phía sau. Nếu mẹ bầu khó thở khi nằm, có thể chèn gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Nếu bà bầu khó thở về đêm, nên nên nâng cao đầu để đường hô hấp thông thoáng, dễ thở hơn, đồng thời kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.

Thường xuyên tập thể dục thể thao. Những bài tập nhẹ nhàng, như yoga sẽ giúp mẹ bầu điều hòa và kiểm soát hơi thở tốt hơn, cung cấp thêm oxy cho phổi. Bơi lội, đi bộ hoặc các bài tập hít thở cũng giúp giảm tình trạng khó thở khi mang thai.

Thư giãn, thoải mái tinh thần, không căng thẳng, lo lắng quá mức khiến hơi thở dồn dập, nặng nề hơn.

Nguồn: Mebeaz.com