Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Mang Thai Ngoài Tử Cung Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Vì Sao Lại Mang Thai Ngoài Tử Cung?

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh vì một lý do nào đó mà không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ hoặc di chuyển quá chậm khiến thai lớn lên ngoài tử cung và nằm ở vị trí ngoài tử cung (ống dẫn trứng, eo tử cung, ổ bụng,…).

Thông thường, trứng sau khi thụ tinh ở một phần ba ngoài của vòi trứng thì di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ ở đó. Quá trình thai phát triển, buồng tử cung cũng phát triển để đủ chứa thai, bánh nhau và nước ối ở trong đó (ở thời kỳ thai đủ tháng, các sợi cơ tử cung đã phát triển, tăng chiều dài tới 40 lần so với khi không có thai). Trường hợp ngược lại thai không vào tử cung mà nằm ở vị trí nào đó ngoài tử cung được gọi là mang thai ngoài tử cung.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung những chủ yếu là viêm nhiễm âm đạo, buồng trứng và các khối u buồng trứng gây ra.

Khi âm đạo và buồng tử cung bị viêm nhiễm (có thể do bệnh lây truyền qua đường tình dục, do thực hiện các thủ thuật như nạo hút thai không đúng quy cách, bơm hơi, bơm kháng sinh vào buồng tử cung…), vòi trứng cũng bị viêm làm tổn thương lớp niêm mạc và làm hẹp lòng vòi trứng lại và trứng sẽ khó khăn khi di chuyển về buồng tử cung, hoặc do rối loạn nhu động của vòi trứng nên trứng không những không di chuyển về buồng tử cung mà lại rơi vào bề mặt buồng trứng hoặc rơi vào ổ bụng và làm tổ ở đó.

Các khối u buồng trứng cũng có thể gây nên TNTC do khối u làm vòi trứng căng ra, hẹp lại và hạn chế nhu động nên trứng cũng khó di chuyển về buồng tử cung được.

Ngoài ra, việc nạo hút thai cũng làm cho nguy cơ của mang thai ngoài tử cung tăng lên rất nhiều.

Mang Thai Ngoài Tử Cung Phải Làm Sao?

Một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhất chính là mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây vỡ vòi trứng, tràn máu ổ bụng và nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. Vậy mang thai ngoài tử cung phải làm sao? Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung như thế nào? Mời chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung (hay còn gọi là mang thai ngoài dạ con) là tình trạng thai nhi phát triển ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng chứ không phải bên trong tử cung.

Mang thai ngoài tử cung do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mang thai ngoài tử cung có thể do chị em bị di tật cơ quan sinh sản bẩm sinh hoặc có tiền sử tiểu phẫu các bệnh phụ khoa và đặc biệt là nạo phá thai không an toàn… Trong đó, nạo phá thai quá nhiều được coi là nguyên nhân hàng đầu gây mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung còn do một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa: viêm vòi trứng, u phần phụ, lạc nội mạc cổ tử cung… không được điều trị triệt để gây tắc dính vòi trứng khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển được đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Một số chị em phụ nữ có thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung. Chất Nicotin trong thuốc lá gây phá hủy thành ống dẫn trứng và giảm cử động của vòi trứng khiến các hợp tử di chuyển khó khăn hơn về tử cung.

Ngoài việc đi siêu âm để phát hiện mang thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phát hiện mang thai ngoài tử cung sớm:

Chậm kinh, ốm nghén: Không ngoại lệ, chị em mang thai ngoài tử cung cũng có những biểu hiện thường gặp như chị em phụ nữ mang thai bình thường.

Đau bụng dưới: Mang thai ngoài tử cung thường gặp phải những biểu hiện đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng bụng dưới. Cơn đau lan sang cả vùng xương chậu và lưng.

Chảy máu âm đạo: Khi thai phát triển lớn làm cho vòi trứng bị rạn nứt dẫn đến hiện tượng máu bị rỉ ra ít ở vùng âm đạo. Máu chảy ít và kéo dài, có màu sẫm và nhỏ giọt khiến chị em thường lầm tưởng về hiện tượng rong kinh. Khi lượng máu bên trong chảy nhiều dẫn tới bệnh nhân có cảm giác đau đầu, da mặt xanh tái lại, huyết áp thấp từ đó khiến cho chị em có biểu hiện chóng mặt và sốc.

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung phải làm sao?

Khi gặp phải những biểu hiện của mang thai ngoài tử cung chị em cần đến ngay trung tâm y tế tin cậy nhất để được bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Bởi mang thai ngoài tử cung nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

Tùy theo kích cỡ cũng như vị trí thai nhi cũng như hiện trạng của thai phụ mà bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể, dựa vào mức độ thai ngoài tử cung đã vỡ hoặc chưa vỡ mà bác sĩ có những phương pháp điều trị như sau:

Thai ngoài tử cung chưa vỡ, máu chảy ít

Trường hợp này bác sĩ thường sử dụng 2 phương pháp đó là bác sĩ có thể chỉ định phương pháp tiêm thuốc đặc hiệu vào bào thai để kích thích thai tự tiêu hoặc dùng phương pháp phẫu thuât. Nhưng để đảm bảo hiệu quả cao bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi nhiều hơn dùng thuốc. Bởi tình trạng sót thai và thai có thể tiếp tục phát triển sau khi dùng thuốc là khá cao, có trường hợp sử dụng thuốc khi đi siêu âm lại vẫn thấy có tim thai. Còn phương pháp phẫu thuật nội soi vừa đảm bảo được điều trị hiệu quả vừa bảo toàn được tai vòi.

Thai ngoài tử cung đã vỡ, thai phụ xuất huyết ồ ạt

Ở trường hợp nghiêm trọng này bác sĩ sẽ bắt buộc chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi. Tùy vào tình trạng của chị em và mức độ tổn thương cũng như mong muốn của chị em bác sĩ sẽ tiến hành bảo tồn hoặc cắt bỏ hoàn toàn tai vòi.

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng thai kỳ không mong đợi ở tất cả chị em nhưng cũng cần phải chấp nhận. Nếu không may có chị em phụ nữ nào gặp phải tình trạng này thì chị em có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Đã có trường hợp mang thai ngoài tử cung phát triển bình thường nhưng tỷ lệ sinh nở an toàn được là rất thấp. Vì vậy, mang thai ngoài tử cung nên được xử lý càng sớm càng tốt. Xử lý sớm vừa giảm được nguy cơ tử vong vừa hạn chế được nguy cơ vô sinh hiếm muộn do vòi trứng bị vỡ.

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể phòng ngừa được bằng một số lưu ý cơ bản dưới đây:

Khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa như: viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… để có thể kịp thời điều trị kịp thời. Bỏi những viêm nhiễm này không được điều trị sớm dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây tắc, dính vòi trứng dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau sinh.

Không nên nạo phá thai quá nhiều lần. Để phòng tránh việc này chị em nên sử dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn tránh việc có thai ngoài ý muốn.

Tránh quan hệ tình dục quá sớm, quan hệ với nhiều người…

Trên đây, các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Phụ sản Hào Nam đã chia sẻ đến chị em những thông tin cơ bản về mang thai ngoài tử cung và phương pháp điều trị. Phòng khám Phụ sản Hào Nam với 25 năm kinh nghiệm và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa cùng với trang thiết bị y tế hiện đại nổi trội là áp dụng công nghệ siêu âm thai 4D bằng máy Voluson của Mỹ luôn là địa chỉ siêu âm tin cậy cho chị em. Mọi thắc mắc cần giải đáp chị em hãy liên hệ đến số điện thoại 0966.82.6666 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám trong thời gian làm việc (Thứ 2 đến thứ 7 từ 14h – 20h, Chủ nhật từ 9h – 12h).

Cám ơn bạn đã quan tâm đến Phusanhaonam.com

Bị Mang Thai Ngoài Tử Cung Phải Làm Sao? 2

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là những trường hợp mà thai nhi không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác ở bên ngoài tử cung, trường hợp thường gặp nhất là thai ở vòi trứng. Khi khối thai vỡ ra sẽ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng của người mang thai ngoài tử cung. Đặc biệt những người có thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại lần thứ 2.

Số người mang thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ là 4,5 – 10,5 phần ngàn số người có thai, có nghĩa là cứ trong 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người bị thai ngoài tử cung.

2. Bị thai ngoài tử cung phải làm sao?

Thai ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành bào thai bình thường, đủ ngày và đủ tháng vì thai ngoài tử cung không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để phát triển như bào thai bình thường. Thai ngoài tử cung có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, khi vỡ máu sẽ ồ ạt chảy vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu, dẫn đến tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện, hoặc là nếu có thể điều trị kịp thời thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức khỏe sinh sản về sau.

Vì vậy, khi bị thai ngoài tử cung, người bệnh không còn cách nào khác là ngay lập tức thăm khám lại một lần nữa và chuẩn bị thực hiện bỏ khối thai, hoặc là làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi. Hiện nay có một số kĩ thuật được áp dụng trong bỏ thai ngoài tử cung mà bạn có thể được áp dụng như:

– Điều trị ngoại khoa (hay còn gọi là phẫu thuật): Nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hoặc mổ qua nội soi.

– Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Tiêm thuốc vào cơ thể hoặc vào khối thai, mục đích làm chết đi các tế bào của khối thai và để khối thai tự tiêu.

Khi khối thai đã bị vỡ thì người bệnh thường phải cắt bỏ hẳn vòi trứng. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ còn một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Nhưng nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì nhiều khả năng sẽ mất cả bên vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa bị vỡ, người ta thường đặt ra vấn đề phải bảo tồn vòi trứng, đặc biệt là với những người chưa sinh đủ con.

Khi thai nhi càng phát triển, trọng lượng và thể tích của túi thai lớn lên, những vị trí bên ngoài tử cung không còn là nơi thích hợp cho sự phát triển của thai nhi và buộc nó phải bị vỡ ra.Trên thực tế, thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bác sĩ không thể nào đưa ra khoảng thời gian chính xác thai ngoài tử cung vỡ hoặc là tự dự đoán về khả năng vỡ của thai, mà chỉ có thể dự đoán khoảng thời gian thai vỡ căn cứ trên kết quả siêu âm. Vì vậy, khi mang thai ngoài tử cung người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa và cần được thực hiện loại bỏ khối thai càng sớm càng tốt.

Mang Thai Ngoài Tử Cung Là Gì, Làm Sao Phát Hiện?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên là nơi trứng sau khi thụ tinh sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường. Trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng, hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.

Tại sao bị mang thai ngoài tử cung?

Một số trường hợp viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra mang thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm sinh dục thường dễ xuất hiện và phát triển âm thầm sau nạo phá thai và gây ra biến chứng này. Vòi trứng cũng có thể bị tắc hay hẹp do bẩm sinh, hoặc do một can thiệp trước đó trên vòi trứng. Những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính (bên trong hay bên ngoài vòi trứng) và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng.

Làm cách nào để phát hiện mang thai ngoài tử cung?

Các dấu hiệu thực thể:

– Bệnh nhân có dấu hiệu trễ kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai, thậm chí có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.

– Chảy máu âm đạo xuất hiện muộn hơn thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì) làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện để điều trị tình trạng rong kinh này.

– Đau bụng thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, đau có thể giảm tạm thời với các thuốc giảm đau nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết thời gian tác dụng. Hiếm hơn có người có cảm giác đau vùng vai do có hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây ra đau vai.

Khi khám bệnh bác sĩ sẽ khám được tình trạng đau vùng bụng dưới, có khi sờ được khối đau hay khắp bụng có phản ứng căng cứng.

Các dấu hiệu trên xét nghiệm

Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu sẽ cho kết quả là có thai.

Siêu âm vùng bụng sẽ thấy có khối bên cạnh tử cung nhưng không thấy thai trong lòng tử cung dù xét nghiệm máu (hay nước tiểu) cho kết quả có thai. Tuy nhiên, siêu âm có thể thấy tình trạng chảy máu trong ổ bụng.

Có khi bệnh nhân được đề nghị làm thủ thuật chọc dò ổ bụng qua ngã bụng hoặc qua ngã âm đạo để kiểm tra xem có tình trạng chảy máu trong ổ bụng hay không.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về chửa ngoài tử cung các bạn có thể xem tại đây.

Thảo luận 2

Cảm ơn bạn chủ top về thông tin hữu ích!