Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vi Sao Mang Thai Lai Di Tieu Nhieu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Tai Sao Mang Thai Sau Som Sau Sinh Mo Lai Gay Nhieu Nguy Hiem Cho Me Bau ? By Hai Le

Thời gian gần đây, có thông tin một phụ nữ vừa sinh mổ được 3 tháng lại phát hiện mang thai khoảng 8 tuần khiến cho rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Vì sao lại xảy ra tình trạng có thai sớm sau khi sinh?

Thông thường, phụ nữ sau khi sinh xong dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều sẽ có thời gian hậu sản trong khoảng 6 tuần.

Đây là khoảng thời gian để cơ thể người phụ nữ phục hồi, đặc biệt là ‘vùng nhạy cảm’ trở lại bình thường như: cổ tử cung, âm đạo bắt đầu co lại, buồng trứng bắt đầu hoạt động, vết thương ở tử cung hoặc tầng sinh môn cũng sẽ hồi phục… và nếu như chị em quan hệ ngay sau thời gian này (sau 6 tuần) thì việc mang thai hoàn toàn có thể xảy ra.

Bác sĩ Vũ Văn Hiền cho biết, phụ nữ sau khi sinh xong khoảng 6 tuần, các cơ quan sẽ bắt đầu hoạt động bình thường, vết mổ tại vùng bụng sau 7 ngày cũng sẽ bắt đầu lành lại. Tuy nhiên, để vết mổ hoàn toàn hồi phục thì cần khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để các mô sợi giúp liên kết thành sẹo được vững chắc hơn.

Để vết mổ được lành lặn hoàn toàn thì cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (Nguồn: Internet)

Việc mang thai sớm khi mô sẹo chưa bền vững có khả năng khiến cho vết mổ bị bục ra hoặc trong quá trình chuyển dạ, các cơn gò chuyển dạ có thể gây vỡ tử cung.

Chính vì thế, đối với những chị em sinh mổ, các bác sĩ thường khuyến cáo chị em chỉ nên có thai lần 2 sau sinh mổ ít nhất là 1 năm để vết thương có thể phục hồi hoàn toàn và không làm ảnh hưởng đến việc mang thai lần tiếp theo.

Cho con bú mẹ hoàn toàn vẫn có thể mang thai

Nhiều chị em thường cho rằng, sau khi sinh xong cho con bú sữa mẹ thì sẽ có thể ngừa thai mà không phải dùng thêm bất cứ biện pháp an toàn nào. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hiền, dù cho có bú sữa mẹ hoàn toàn thì khả năng ngừa thai cũng chỉ 50 – 60%.

Thực tế, việc cho con bú sữa mẹ sẽ giúp kích thích sản sinh ra nội tiết tố prolactin làm ức chế sự hoạt động của buồng trứng. Tuy nhiên, để có thể ức chế buồng trứng hoạt động, mẹ cần phải cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, không được thêm bất kỳ một loại sữa nào khác.

Ngoài ra, trong giai đoạn cho con bú các chị em thường sẽ bị mất kinh, nhiều chị em sẽ bị mất kinh từ 6 tháng đến 1 năm. Thế nhưng, không có kinh nguyệt không đồng nghĩa với việc chị em sẽ không có thai. Do đó, cách tốt nhất chính là chị nên kết hợp ngừa thai sau khi sinh bằng các biện pháp an toàn khác.

Sinh mổ có thai sớm có thể gây ra những nguy hiểm gì?

Đối với những trường hợp chị em sinh mổ có thai sớm thì dù quyết định giữ thai hay bỏ thai thì sản phụ cũng đều sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

Nhiều khả năng thai sẽ bám vào mô sẹo cũ gây ra nhau tình trạng cài răng lược, nhau tiền đạo, băng huyết…

Nguy cơ bị sảy thai, bị nhiễm trùng do sảy thai nhưng nhau thai chưa ra hết.

Có thể dẫn đến nứt vết mổ, sinh non, thậm chí vỡ tử cung, bắt buộc phải cắt bỏ tử cung.

Bỏ thai hay giữ thai đối với sản phụ mới sinh đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Thai phụ cần phải kiểm tra thật kỹ vị trí thai, nếu thai bám vào mô sẹo cũ, việc bỏ thai có thể gây ra băng huyết ồ ạt và dẫn đến tử vong.

Sử dụng các thủ thuật bỏ thai có khả năng bị thủng tử cung, nhiễm trùng…

Dùng thuốc phá thai sẽ gây ảnh hưởng đến sữa mẹ và vết mổ trước đó.

Sau khi mổ có thể áp dụng được các biện pháp ngừa thai nào?

Bác sĩ Hiền cho rằng, việc quyết định giữ thai hay bỏ thai đối với những phụ nữ sinh mổ có thai sớm đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do đó, các chị em nên chủ động trong việc ngừa thai bằng cách áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn ngay khi bắt đầu lại chuyện ‘chăn gối’.

Hiện nay các chị em có thể áp dụng một số biện pháp tránh như:

Sử dụng viên thuốc tránh thai có chứa drospirenone. Loại thuốc này không gây ảnh hưởng đến số lượng và cả chất lượng của sữa mẹ.

Dùng que cấy tránh thai tiêm vào cánh tay phụ nữ sẽ giúp tránh thai được khoảng 3 năm và cũng không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Đặt vòng tránh thai trong trường hợp sản phụ đã sinh được 2 con.

Các chị em không nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng cách tính ngày, vì với phụ nữ sau khi sinh xong thì kinh nguyệt vẫn chưa đều, nếu áp dụng cách này thì sẽ rất dễ bị thất bại.

Ngoài ra, bác sĩ Hiền cũng cho biết, với những chị em sinh mổ, chỉ nên sinh từ 1 – 2 con. Không nên sinh quá nhiều (trên 2 con) vì mỗi lần sinh mổ đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Tài liệu tham khảo

Kiến thức trong bài viết được tham khảo từ những chia sẻ của Bác sĩ Lê Văn Hiền – Bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc trong chương trình Sống Khỏe phát sóng trên VOH Radio – Đài Tiếng Nói Nhân DânTPHCM.

Bạn có thể nghe lại những trao đổi của bác sĩ Lê Văn Hiền tại audio bên dưới:

Created on Nov 15th 2018 20:18. Viewed 151 times.

Mang Thai Hộ: Con Lai Của Ai?

Cấm hay không cấm mang thai hộ

Với tình trạng vô sinh ngày càng nhiều, vợ chồng hiếm muộn hay đơn giản là không muốn trực tiếp sinh con để giữ vóc dáng thì nhu cầu mang thai hộ, nhu cầu thuê đẻ thực sự là có thật. Pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có quy định cấm việc mang thai hộ thậm chí có chế tài xử phạt nặng vấn đề này, thế nhưng những “giao dịch” ngầm vẫn tồn tại và việc đẻ thuê mang thai hộ vẫn xảy ra.

Đa số các ý kiến cho rằng mang thai hộ là vi phạm về đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, với phong tục tập quán của người Việt từ lâu đời: Con ruột phải do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra. Tình mẫu tử là rất thiêng liêng. Mặc dù là mang thai hộ nhưng cũng trải qua chín tháng, mười ngày, do đó sợi dây tình cảm giữa đứa trẻ với người mẹ không thể tự nhiên dứt bỏ. Việc sinh ra và phải “trả con” cho người khác, tình “mẫu tử” bị chia cắt là không phù hợp và trái đạo lý.

Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có một quy định nào về vấn đề mang thai hộ tuy nhiên Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học đã nghiêm cấm hành vi mang thai hộ này.

Cần có một quy định mở về mang thai thai hộ cho một số trường hợp đặc biệt.

Ở một khía cạnh khác, có người lại cho rằng cần cho phép mang thai hộ nhưng nghiêm cấm “giúp trực tiếp”. Để bảo vệ quan điểm này, người ta lý giải rằng với những trường hợp người vợ không thể mang thai nhưng hai vợ chồng đều có khả năng có con, mà thông qua con đường thụ tinh ống nghiệm, vợ chồng họ lấy trứng và tinh trùng để nuôi phôi thai rồi cấy phôi để chị, em gái hoặc người thân tình nguyện mang thai hộ nhau, thì cần được nhìn nhận một cách toàn diện và nhân văn.

Bởi trong quan hệ mang thai hộ này không tồn tại yếu tố “tiêu cực” nào, người chồng không có quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ, và đứa trẻ được hình thành từ trứng của người vợ, tinh trùng của người chồng nên dù không phải do người vợ mang thai thì vẫn là “máu mủ” của họ.

Do đó vấn đề cấm hay không cấm mang thai hộ cần được Bạn soạn thảo sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình mang ra bàn thảo tiếp. Nên chẳng cần có một quy định mở để đảm bảo cho một số trường hợp đặc biệt,

Nhiều người đặt câu hỏi: Đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ là con của “người đẻ” hay con của người mẹ “nhờ đẻ”? Thực tế người mẹ mang thai hộ và sinh ra đứa trẻ về mặt sinh học thì không phải là mẹ của đứa trẻ ấy, nhưng về mặt quan hệ dân sự lại là quan hệ mẹ ruột – con ruột, trong khi về mặt pháp luật lại không được thừa nhận.

Thiết nghĩ, Luật hôn nhân sửa đổi bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần quy định cụ thể về mang thai hộ, hậu quả pháp lý của việc mang thai hộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em sinh ra từ quan hệ này.

Điều 31. Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi;

b) Thực hiện việc cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép thực hiện;

c) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Sinh sản vô tính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải khắc phục tình trạng không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 của Điều này.

(Nghị định 45/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế)

Download Vi Sao Ba Bau Hay Bi ‘Chuot Rut’

Vì sao bà bầu hay bị ‘chuột rút’ Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến cả ông xã cũng phải mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy. Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (đường Thái Hà, Hà Nội), đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ. Thường, khi phải di chuyển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về. Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. “Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi”, bà Dung giải thích. Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước. Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng… Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi. Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân. Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai…

Các Bà Mẹ Tương Lai Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai?

Các bà mẹ tương lai cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Khám sức khỏe trước khi mang thai

Để chuẩn bị cho việc mang thai, các mẹ nên đi khám tiền sản. Qua đó bác sĩ sẽ nắm được tiền sử bệnh, loại thuốc mà các mẹ đang sử dụng… Ngoài ra, chị em phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Nếu đã lên kế hoạch có con, chị em cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa. Trong trường hợp đang có bệnh thì cần điều trị dứt điểm vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Một số bệnh lý phụ khoa có thể được kể đến như: Viêm phụ khoa, polyp cổ tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

Nên xét nghiệm máu để tìm các bệnh lý về máu như thiếu máu, Thalassemia,… hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến thai kỳ như viêm gan B, HIV, giang mai…

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, chị em cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu đang bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao.

Chuẩn bị dinh dưỡng dành cho mẹ

Chuẩn bị dinh dưỡng dành cho mẹ là câu trả lời không thể thiếu cho thắc mắc “Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?” Để chuẩn bị tốt nhất cho việc thụ thai, nuôi bào thai an toàn và khỏe mạnh, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất, từ đó mới đủ sức khỏe để hoàn thành thiên chức của mình. Chính bởi vậy, chế độ ăn uống hợp lý là điều hết sức quan trọng.

– Để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, các mẹ cần bổ sung acid folic từ thực phẩm hoặc viên uống trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai. Ăn các loại rau sẫm màu (rau cải xanh, rau bina…), các loại hạt, sữa, chuối, dưa hấu, hải sản…

– Bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, đặc biệt là vitamin A (có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua…) và vitamin C (có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau…).

– Bổ sung sắt giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong rau ngót, cá biển, thịt nạc, rau muống…

– Nếu mẹ không có nhiều canxi có thể dẫn đến tình trạng thai nhi bị còi xương, kém phát triển…. Chính bởi vậy, chị em chuẩn bị mang thai cần bổ sung canxi đầy đủ giúp xương mẹ khỏe mạnh, vững chắc hơn.

– Bổ sung thêm protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…

Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

Cần làm gì trước khi mang thai? Đó là: Chuẩn bị tâm lý thật tốt. Các nghiên cứu cho thấy, trong thời gian chuẩn bị trước khi mang thai, nếu phụ nữ thường xuyên bị stress thì khả năng thụ thai thấp hơn những người có tâm trạng vui vẻ. Vì vậy, để sớm có tin vui, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật thoải mái.

Với những chị em có vấn đề về sức khỏe từ trước đó, cần bình tĩnh tìm hướng giải quyết thay vì đôn đáo chạy ngược chạy xuôi tìm các phương pháp sinh con thiếu khoa học. Các chuyên gia cho biết tập trung trang bị hệ thống kiến thức về vấn đề thụ thai sẽ giúp cho việc quan hệ hiệu quả hơn.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những việc cực kỳ quan trọng trong việc cần chuẩn bị gì trước khi mang thai.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch cơ thể mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Do đó, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của mẹ cũng vì vậy mà tăng lên. Các chuyên gia cho biết: Việc tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B…

Đây cũng là cách tốt để bảo vệ cho cả mẹ. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin các mẹ cần hết sức lưu ý và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

– Một số loại vacxin sống như chủng ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR), chị em được khuyến cáo không nên thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

– Vacxin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà có thể được tiêm trong khi bạn đang mang thai.

– Vacxin ngừa cúm thì có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang thai tùy thuộc vào thời điểm (đang có dịch cúm hay không).

Từ những chú ý trên, để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nên biết bản thân cần tiêm phòng vacxin gì và chọn thời điểm tiêm phù hợp.

Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

Ngoài sự chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe, những kiến thức đúng đắn về quá trình thụ thai, vợ chồng bạn cũng cần sẵn sàng về cả vấn đề tài chính.

Khi sinh một đứa con, các mẹ sẽ phải chi tiêu rất nhiều, từ bỉm, sữa, cho đến những vấn đề lớn hơn như khi con bị bệnh, sau đó là nuôi ăn học. Do đó, vợ chồng hãy cân nhắc vấn đề tài chính một cách thấu đáo để chắc chắn mình đủ khả năng lo cho cuộc sống của con và cho con một tương lai tốt đẹp.

Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm cả việc làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng macrosomia – em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh, dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh.

Chưa dừng lại ở đó, nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể mẹ sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi bằng kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.

Ngược lại, thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là rối loạn hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời. Do đó, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế những nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Bổ sung vitamin trước khi mang thai

Mặc dù hầu hết chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để hai mẹ con luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai, được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.

Chính vì những lợi ích kể trên mà bổ sung vitamin trước khi mang thai luôn là một trong những đáp án của câu hỏi cần chuẩn bị gì trước khi mang thai.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập chúng tôi hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 00810/2018/ATTP-XNQC Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng