Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Nên Ăn Mía Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Đây Là Lý Do Vì Sao Bà Bầu Không Nên Uống Nước Mía Trong Thai Kỳ

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Nước mía là thức uống giải khát phổ biến của mọi người hiện nay. Tuy nhiên đối với bà bầu, việc có nên uống nước mía hay không không phải chị em nào cũng biết.

Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu uống nước mía sẽ giúp tăng ối, con sinh ra có làn da trắng hồng. Tuy nhiên trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn không chính xác.

Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, Cố vấn chuyên môn khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi cho biết:

“Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone thai kỳ. Các hormone HCS (humnan chorionic gonadotrophin), estrogen, progesterone, endorphin… tiết ra nhiều hơn khiến tâm trạng mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Bên cạnh đó, hormone insulin – hormone có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường trong cơ thể mẹ bầu cũng được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu uống nước mía khi mang thai khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, insulin không thể điều chỉnh được lượng đường phù hợp. Hậu quả là bà bầu mắc hội chứng tiểu đường thai kỳ. Vì thành phần chủ yếu của nước mía chính là đường”.

– Nên ăn đầy đủ các chất, các thực phẩm giàu dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi…) để cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cho thai nhi.

– Không nên ăn quá nhiều (theo tâm lí ăn cho mẹ và con) mà chỉ nên ăn vừa phải.

– Ăn ít cơm và tinh bột.

– Hạn chế ăn các chất đường, chất béo không tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, khi thấy sức khỏe có những dấu hiệu bất thường, chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán. Tuyệt đối không tự ý tìm hiểu các thông tin tràn lan, gây nhiễu trên mạng.

Ai không nên uống nước mía?

Không chỉ bà bầu, nước mía tuy là thức uống giải khát ngon – bổ – rẻ nhưng mọi người cũng cần chú ý không nên uống trong một số trường hợp:

Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc

Những người đang sử dụng mốt số loại thuốc bổ sung, thuốc chống đông máu không nên uống nước mía. Thành phần các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol – thành phần làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Người có đường ruột yếu nên hạn chế uống nước mía

Những người bị đường ruột yếu, đầy bụng, hay tiêu chảy nên hạn chế sử dụng nước mía. Hàm lượng cao cũng gây ra tình trạng dư đường, béo phì, thừa năng lượng ở một số người.

Vì Sao Bà Bầu Nên Ăn Củ Sen?

Thứ 6, 18/12/2020, 06:27 AM

Thành phần dinh dưỡng có trong củ sen

Trong 100g củ sen đã được nấu chín cung cấp khoảng:

Calo: 66

Kali: 360mg

Phốt pho: 78mg

Folate: 8mgc

Sắt: 0,9mg

Mangan: 0,2 mg

Thiamin: 0,1 mg

Acid pantothenic: 0,3 mg

Canxi: 26mg

Vitamin B6: 0,25mg

Vitamin C: 27,5 mg

Tác dụng của củ sen với bà bầu 

Giảm căng thẳng 

Nuôi dưỡng một em bé trong bụng có thể khiến mẹ cảm thấy căng thẳng và lo lắng do những áp lực xung quanh cũng như sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu có thể bổ sung hoạt chất pyridoxine từ củ sen nhằm giảm lo âu, kiểm soát các cơn đau đầu. 

Kiểm soát huyết áp

Nhiều loại vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic hay thiamin được tìm thấy trong củ sen sẽ tham gia vào quá trình bảo vệ tim mạch bằng cách kiểm soát lượng cholesterol và homocysteine trong máu. 

Ngăn ngừa vàng da ở trẻ

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra một phần là do chế độ ăn uống của mẹ ở giai đoạn mang thai. Trong thai kì, mẹ nên ăn thêm những món ăn có tính mát, bổ gan như củ sen để nạp thêm tanin – hoạt chất giúp thanh lọc gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ. 

Cải thiện hệ tiêu hóa 

Hầu hết các mẹ đều phải đối mặt với vấn đề tiêu hóa kém trong thời gian mang thai, làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cảm giác ngon miệng khi ăn. Mẹ bầu có thể uống thêm trà củ sen để cải thiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy. 

Bảo vệ đường hô hấp 

Nếu các cơ quan hô hấp của mẹ không được bảo vệ tốt, các vi khuẩn và virus gây viêm nhiễm dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, dẫn đến tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn hay viêm phế quản. 

Bà bầu nên ăn thêm củ sen để hấp thu vitamin C, giúp loại bỏ các chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp, từ đó có thể phòng ngừa các bệnh lý một cách hiệu quả. 

Tăng cường sức đề kháng 

Khi cơ thể có sức đề kháng tốt, mẹ có thể phòng chống được nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bản thân và cả em bé. Các khoáng chất kẽm, mangan và magie do củ sen cung cấp sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh. 

Giảm nguy cơ thiếu máu 

Nhờ có hai hợp chất quan trọng là đồng và sắt, củ sen sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị thiếu máu, đồng thời tăng cường quá trình hình thành tế bào hồng cầu trong máu. 

Củ sen nấu sườn 

Nguyên liệu:

200g tôm sú

100g giò sống

200g củ sen

1 quả trứng gà

10g bột chiên, 10g bột xù, 1 thìa cà phê tương xí muội, 1/2 thìa cà phê muối.

1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, dầu để chiên.   Cách làm:

Tôm sú lột vỏ, chẻ lưng, để ráo. Ướp tôm với hạt nêm, muối, tiêu, đường, bột ngọt.

Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt từng khoanh khoảng 5cm, ngâm nước chanh khoảng 5 phút, xả lại nước sạch, để thật ráo nước.

Cho giò sống vào 2 mặt mỗi miếng củ sen, lấy 2 miếng củ sen ốp 2 bên con tôm đã ướp.

Lăn tôm vào bột chiên, nhúng qua trứng gà rồi lăn qua bột xù. Bắc chảo dầu nóng vừa, cho tôm vào chiên vàng. Lấy ra đĩa, chấm tương xí muội.

Canh củ sen nấu tôm

Món ăn từ củ sen này có vị thanh mát kết hợp với vị ngọt của tôm sẽ khiến bạn cảm thấy rất ngon miệng.

Củ sen nấu tôm

Nguyên liệu:

2 củ sen

2 búp sen tươi hoặc hạt sen khô

5 con tôm lớn

1 củ cà rốt

Bột nêm, tiêu, hành, ngò (rau mùi)

Cách làm:

Búp sen tươi bỏ vỏ, lấy hạt, bỏ tâm sen.

Củ sen và cà rốt thái miếng vừa ăn.

Làm nóng dầu ăn rồi cho tôm vào xào khoảng 3 phút thì cho nước vào.

Tiếp đến cho củ sen, hạt sen, cà rốt vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Nếu dùng hạt sen khô thì bạn cần đun mềm hạt sen trước rồi mới thả vào nồi canh.

Sau 15 phút dọn ra tô rắc hành lá, ngò và tiêu.

Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Cà Muối?

Cà muối (hay còn gọi là cà pháo) là món ăn truyền thống của người Việt Nam và có mặt thường xuyên trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, rất nhiều người khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn. Vậy, có thực sự bà bầu không nên ăn cà muối? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm ra câu trả lời.

Cà muối có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Có thể nói, thực phẩm lên men sẽ giúp cơ thể của con người dễ hấp thu các dưỡng chất hơn hẳn so với những thực phẩm thông thường khác. Ở thực phẩm lên men có vi khuẩn và enzyms sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động trở nên tốt hơn. Thế nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên thường xuyên ăn những thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, men sữa.

Với dưa hoặc cà muối cùng được coi là thực phẩm được chế biến dựa trên quá trình lên men của vi khuẩn lactic, loại vi khuẩn này có sẵn trong tự nhiên. Thế nên, cà muối cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời, trong nước dưa cà muối vừa chín tới, chưa bị hỏng hoặc thiu, ủng thì có tới hơn 20 loại axit amin có lợi cho cơ thể. Thế nhưng, chất dinh dưỡng từ bản thân quả cà muối lại thường có rất ít, chỉ có một số vitamin và một số khoáng chất, vài thành phần đạm nhưng lại hầu như không đáng kể.

Cà muối cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa.

Vì sao bà bầu không nên ăn cà muối?

Mặc dù không có tên trong danh sách những thực phẩm cần tránh khi mang thai nhưng mẹ bầu nếu muốn ăn cà muối cần phải hết sức cẩn thận. Bởi hoạt chất solanin có trong quả cà có thể tạo ra ngộ độc hệ thần kinh và tiêu hóa. Cà càng sống (chưa muối thật kỹ) thì có lượng solanin càng cao. Khi muối chua đã giảm bớt độc tính của solanin nhưng nó vẫn không an toàn đối với mẹ bầu thế nên, chị em cũng tránh ăn quá nhiều cà muối, nhất là cà muối xổi. Bởi khoa học đã chứng minh, cà khi muối chưa chín kỹ sẽ chính là nguồn gốc gây ung thư bởi khi muối xổi, lượng nitrat có trong quả cà sẽ chuyển hóa thành chất nitrit, chất này cùng với các axit amin có trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm.

Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng khi bà bầu quyết định thêm món cà muối vào bữa ăn của chính mình. Để cho an toàn, cà pháo nên được muối trong các chum bằng sành, sứ, thủy tinh chứ không nên sử dụng vại nén làm bằng đất nung có kim loại nặng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến lượng nước muối cà.

Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và những phụ nữ sau khi sinh, người bệnh bị tăng nhãn áp cần lưu ý khi ăn cà muối. Cà muối có tính hàn, hơi độc, ăn nhiều dễ bị đau bụng và sinh cố tật. Bởi vậy người xưa đã nói rằng “một quả cà, ba chén thuốc”. Phụ nữ ăn nhiều cà muối cũng khiến hoạt động của tử cung gặp phải trở ngại. Trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như: dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn các mẹ bầu. Thế nhưng, những đồ muối này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, thậm chí còn dễ dẫn đến phù nề nên các bà bầu không nên ăn cà muối.

Bà bầu nên hạn chế những thực phẩm lên men

Những thực phẩm lên men không tốt cho sức khỏe bà bầu.

Bà bầu cần hạn chế ăn măng chua: Trong măng chua có khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và tạo thành axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa cho bà bầu. Hơn nữa, măng chua hiện nay thường được tẩy trắng bằng axit oxalic, rất độc hại cho cơ thể.

– Không nên ăn nem chua: Do được chế biến từ quá trình lên men thịt sống nên nem chua sẽ sản sinh ra các vi khuẩn mà mẹ bầu khi ăn dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.

– Hạn chế ăn dưa chua: Cũng giống như cà muối, dưa chua muối xổi cũng chứa luợng chất hóa học gây ung thư, rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên chọn loại dưa vừa muối chín tới để ăn trong trường hợp quá thèm.

Như vậy, bà bầu không nên ăn cà muối bởi trong cà muối có chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, các chị em nên cố gắng tiết chế sở thích ăn cà muối của mình trong lúc mang thai.

Vì Sao Bà Bầu Tuyệt Đối Không Nên Ăn Kem?

Ăn quá nhiều kem sẽ làm các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng theo đó giảm mạnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…. Tay chân của phụ nữ khi mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Còn chưa kể đến, ăn phải kem không đảm bảo chất lượng thì sức khỏe của bà bầu càng bị đe dọa, thai nhi sẽ bị tác động nhất định.

Ăn nhiều đồ lạnh có thể gây hại cho bà bầu.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết axit gastric giảm, nhu động của ruột và dạ dày yếu. Do đó, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với sự kích thích nóng lạnh.

Nếu thai phụ ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn, trong thời gian ngắn, cũng sẽ làm cho mạch máu của ruột dạ dày đột nhiên co rút lại, quá trình tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó, dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa, trướng bụng và gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, thai nhi trong bụng cũng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh, khi thai phụ uống hay ăn lượng lớn đồ lạnh thì nhiệt độ trong bụng giảm xuống. Thai nhi trong tử cung sẽ bất an.

Vi khuẩn Listeria có thể có trong kem

Listeria thường được tìm thấy trong thịt nguội, pho mát mềm và sữa chưa tiệt trùng. Việc nhiễm vi khuẩn Listeria dễ gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Mà các loại kem thường được làm bằng sữa nên cũng không thể loại bỏ nguy cơ kem bị nhiễm Listeria.

Vi khuẩn Listeria có trong kem có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non…

Ngoài ra, máy làm kem không được vệ sinh đúng cách có thể khiến vi khuẩn Listeria nhiễm vào kem và gây hại cho bạn và thai nhi khi bạn ăn chúng.

Kem có chứa hàm lượng đường khá cao

Trung bình một cốc kem chứa khoảng 111 calo và 16 gram đường. Nếu bạn ăn quá nhiều kem trong thời gian mang thai, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cân nhanh và dẫn tới việc đẻ mổ.