Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Cua Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Cua Đồng? Khoa Học Đã Nói Gì?

Vì sao bà bầu không nên ăn cua đồng? Khoa học đã nói gì? Cua đồng được xem là thực phẩm giàu canxi, các vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng ăn được cua đồng, trong đó có phụ nữ mang thai. Vậy tại sao bà bầu không nên ăn cua đồng?

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 31oC, tốt nhất là 15 – 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l.

Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Về dinh dưỡng, theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin… Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.

Trong thịt cua đồng có hàm lượng kẽm, đồng, selen,… cao hơn cả thịt gà, hàm lượng canxi trong thịt cua rất lớn, chính vì thế, đây được xem là nguồn thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho hệ xương và răng của mẹ và thai nhi. Trong dân gian, cua đồng thường được dùng để chữa nhiều bệnh như lở loét, kém ăn, viêm thận, sưng tấy,…

>> Hé lộ thực đơn cho bà bầu đầy đủ dưỡng chất

Vì sao bà bầu không nên ăn cua đồng?

Với nhiều chất dinh dưỡng là thế, nhưng tại sao bà bầu không nên ăn cua đồng?

Trong thịt cua, nhất là cua biển có chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đó, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua có thể chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, 2 loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy mà bà bầu không nên ăn cua đồng.

Trong Đông y, cua đồng có tính độc, công năng phá, nên thường dùng để dĩ độc trị độc, chữa các bệnh nhiễm độc nhẹ, cũng như phá các khối u. Bà bầu không nên ăn cua đồng, đặc biệt là những tháng đầu mang thai hoặc thai nhi yếu.

Một là do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Chính vì những lý do này mà bà bầu không nên ăn cua đồng khi đã bước vào thai kỳ.

>> Mẹ bầu không thể bỏ qua những thực phẩm này trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ăn cua đúng cách khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu mẹ muốn ăn cua đồng, thì đây là những gợi ý cho mẹ.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai cũng như trong suốt thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển cơ thể.

Vì vậy, mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoặc cua sắp chết. Mẹ bầu nên chọn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.

Các mẹ không nên ăn cua chưa nấu chín hoặc uống nước cua sống vì mẹ có thể nhiễm ấu trùng giun sán, khuẩn dấu phẩy,…

Đặc biệt, mẹ không nên uống trà hoặc ăn hồng trước, trong và sau khi ăn cua bởi 2 loại thực phẩm này khi kết hợp với thịt cua sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, có thể gây tiêu chảy.

Món ăn bổ dưỡng từ cua mà mẹ có thể tham khảo

Nhiều bà bầu lo lắng rằng việc ăn cua sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, sau này con sinh ra sẽ ” ngang như cua”. Nhưng trên thực tế, các món canh cua rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu và còn giúp mẹ giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức nữa đấy.

Các mẹ có thể dùng cua để chế biến thành những món ăn ngon và nhiều lợi ích như canh cua rau nhút và khoai sọ làm cho mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi; bún riêu cua giúp dễ ăn và ngon miệng; canh cua rau đay, canh cua bí đao có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giảm chứng phù nề, lợi tiểu và lợi món ăn lợi sữa cho mẹ sau khi sinh.

Khi chọn cua, mẹ nên chọn con cua tươi, khoẻ, lành lặn, cầm chắc tay. Mẹ có thể dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.

Những trường hợp nào tuyệt đối bà bầu không nên ăn cua đồng?

Bà bầu không nên ăn cua đồng khi bị đau ốm, mới khoẻ, hệ tiêu hoá còn yếu.

Mẹ bầu bị tiêu chảy.

Bà bầu không nên ăn cua đồng khi bị cảm cúm, ho hen.

Các mẹ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mẫn đỏ hoặc mề đay khắp người.

Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Cà Muối?

Cà muối (hay còn gọi là cà pháo) là món ăn truyền thống của người Việt Nam và có mặt thường xuyên trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, rất nhiều người khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn. Vậy, có thực sự bà bầu không nên ăn cà muối? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm ra câu trả lời.

Cà muối có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Có thể nói, thực phẩm lên men sẽ giúp cơ thể của con người dễ hấp thu các dưỡng chất hơn hẳn so với những thực phẩm thông thường khác. Ở thực phẩm lên men có vi khuẩn và enzyms sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động trở nên tốt hơn. Thế nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên thường xuyên ăn những thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, men sữa.

Với dưa hoặc cà muối cùng được coi là thực phẩm được chế biến dựa trên quá trình lên men của vi khuẩn lactic, loại vi khuẩn này có sẵn trong tự nhiên. Thế nên, cà muối cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời, trong nước dưa cà muối vừa chín tới, chưa bị hỏng hoặc thiu, ủng thì có tới hơn 20 loại axit amin có lợi cho cơ thể. Thế nhưng, chất dinh dưỡng từ bản thân quả cà muối lại thường có rất ít, chỉ có một số vitamin và một số khoáng chất, vài thành phần đạm nhưng lại hầu như không đáng kể.

Cà muối cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa.

Vì sao bà bầu không nên ăn cà muối?

Mặc dù không có tên trong danh sách những thực phẩm cần tránh khi mang thai nhưng mẹ bầu nếu muốn ăn cà muối cần phải hết sức cẩn thận. Bởi hoạt chất solanin có trong quả cà có thể tạo ra ngộ độc hệ thần kinh và tiêu hóa. Cà càng sống (chưa muối thật kỹ) thì có lượng solanin càng cao. Khi muối chua đã giảm bớt độc tính của solanin nhưng nó vẫn không an toàn đối với mẹ bầu thế nên, chị em cũng tránh ăn quá nhiều cà muối, nhất là cà muối xổi. Bởi khoa học đã chứng minh, cà khi muối chưa chín kỹ sẽ chính là nguồn gốc gây ung thư bởi khi muối xổi, lượng nitrat có trong quả cà sẽ chuyển hóa thành chất nitrit, chất này cùng với các axit amin có trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm.

Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng khi bà bầu quyết định thêm món cà muối vào bữa ăn của chính mình. Để cho an toàn, cà pháo nên được muối trong các chum bằng sành, sứ, thủy tinh chứ không nên sử dụng vại nén làm bằng đất nung có kim loại nặng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến lượng nước muối cà.

Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và những phụ nữ sau khi sinh, người bệnh bị tăng nhãn áp cần lưu ý khi ăn cà muối. Cà muối có tính hàn, hơi độc, ăn nhiều dễ bị đau bụng và sinh cố tật. Bởi vậy người xưa đã nói rằng “một quả cà, ba chén thuốc”. Phụ nữ ăn nhiều cà muối cũng khiến hoạt động của tử cung gặp phải trở ngại. Trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như: dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn các mẹ bầu. Thế nhưng, những đồ muối này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, thậm chí còn dễ dẫn đến phù nề nên các bà bầu không nên ăn cà muối.

Bà bầu nên hạn chế những thực phẩm lên men

Những thực phẩm lên men không tốt cho sức khỏe bà bầu.

Bà bầu cần hạn chế ăn măng chua: Trong măng chua có khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và tạo thành axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa cho bà bầu. Hơn nữa, măng chua hiện nay thường được tẩy trắng bằng axit oxalic, rất độc hại cho cơ thể.

– Không nên ăn nem chua: Do được chế biến từ quá trình lên men thịt sống nên nem chua sẽ sản sinh ra các vi khuẩn mà mẹ bầu khi ăn dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.

– Hạn chế ăn dưa chua: Cũng giống như cà muối, dưa chua muối xổi cũng chứa luợng chất hóa học gây ung thư, rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên chọn loại dưa vừa muối chín tới để ăn trong trường hợp quá thèm.

Như vậy, bà bầu không nên ăn cà muối bởi trong cà muối có chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, các chị em nên cố gắng tiết chế sở thích ăn cà muối của mình trong lúc mang thai.

Vì Sao Bà Bầu Nên Ăn Trứng!

Vì sao bà bầu nên ăn trứng gà?

Vì vậy trứng gà được coi như một vị thuốc công hiệu cho người suy nhược, thể trạng yếu và phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Nguồn dinh dưỡng từ trứng gà Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải. Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.

Vì sao trứng gà tốt cho bà bầu? Chúng ta đều biết trong trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này lại đặc biệt tốt cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy nó đương nhiên có lợi cho bà bầu. Ngoài ra những người sắp làm mẹ nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng. Sử dụng trứng gà như thế nào? Tuy nhiên các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trong trứng gà có chứa chất chống protein, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thực phẩm, gây ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi, cơ thịt đau nhức. Ngoài ra ăn trứng gà sống phá vỡ chức năng tiêu hóa của cơ thể. Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức ăng tiêu hóa của dạ dày đường ruột. Thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà nếu không làm thận quá tải, mỗi tuần chỉ nên ăn 3-4 quả là đủ.

Tuy trứng gà có chứa lượng canxi cao nhưng lượng canxi tương đối không đủ cho thai kỳ, cho nên ăn kết hợp giữa trứng gà và các loại sữa để bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời cần phối hợp nhiều loại thực phẩm cung cấp nhiều protein khác nhau như thịt, cá, tôm, đậu, đỗ, sữa…. cũng như các thực phẩm có nhiều vitamin và muối khoáng như rau, hoa quả… Những thai phụ tăng cân quá nhanh hoặc những thai nhi được chẩn đoán quá to thì thai phụ nên hạn chế ăn trứng gà. Món ăn với trứng gà tốt cho thai phụ Trứng gà ngải cứu: là một bài thuốc dân gian, dùng để an thai, tốt trong việc điều trị trụy thai. Thai nhi từ tháng thứ hai nên ăn mỗi tuần 1 lần canh trứng gà nấu ngải cứu, theo tỷ lệ 2 quả trứng gà với 15g ngải cứu. Từ tháng thứ 4, ăn một lần/tháng. Sử dụng bài thuốc này điều độ, đúng liều lượng, khi sinh em bé, bạn sẽ tránh được sự suy nhược của sức khoẻ. Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng gà với lá mơ hoặc xào cùng đậu non giúp bớt ngán nhưng vẫn giữ được chất dinh dưỡng cho thai phụ.

Theo Eva

Vì Sao Bà Bầu Tuyệt Đối Không Nên Ăn Kem?

Ăn quá nhiều kem sẽ làm các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng theo đó giảm mạnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…. Tay chân của phụ nữ khi mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Còn chưa kể đến, ăn phải kem không đảm bảo chất lượng thì sức khỏe của bà bầu càng bị đe dọa, thai nhi sẽ bị tác động nhất định.

Ăn nhiều đồ lạnh có thể gây hại cho bà bầu.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết axit gastric giảm, nhu động của ruột và dạ dày yếu. Do đó, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với sự kích thích nóng lạnh.

Nếu thai phụ ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn, trong thời gian ngắn, cũng sẽ làm cho mạch máu của ruột dạ dày đột nhiên co rút lại, quá trình tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó, dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa, trướng bụng và gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, thai nhi trong bụng cũng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh, khi thai phụ uống hay ăn lượng lớn đồ lạnh thì nhiệt độ trong bụng giảm xuống. Thai nhi trong tử cung sẽ bất an.

Vi khuẩn Listeria có thể có trong kem

Listeria thường được tìm thấy trong thịt nguội, pho mát mềm và sữa chưa tiệt trùng. Việc nhiễm vi khuẩn Listeria dễ gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Mà các loại kem thường được làm bằng sữa nên cũng không thể loại bỏ nguy cơ kem bị nhiễm Listeria.

Vi khuẩn Listeria có trong kem có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non…

Ngoài ra, máy làm kem không được vệ sinh đúng cách có thể khiến vi khuẩn Listeria nhiễm vào kem và gây hại cho bạn và thai nhi khi bạn ăn chúng.

Kem có chứa hàm lượng đường khá cao

Trung bình một cốc kem chứa khoảng 111 calo và 16 gram đường. Nếu bạn ăn quá nhiều kem trong thời gian mang thai, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cân nhanh và dẫn tới việc đẻ mổ.