Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Khó Thở Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Khó Thở, Phải Làm Sao?

Nếu bạn là một trong số đó, đừng quá lo lắng vì đây là điều hoàn toàn bình thường và nó thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khó thở lại vô cùng nguy hiểm và vì thế, bà bầu phải cần phải đến gặp bác sỹ để khám chữa kịp thời.

Thế nào là khó thở thông thường ở phụ nữ mang thai?

Khó thở khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối và trong thời kỳ đầu mang thai. Gần 75% phụ nữ không bao giờ cảm thấy khó thở trước khi mang thai. Nếu khó thở là do một số hoạt động thể chất gắng sức như leo cầu thang, nó hoàn toàn bình thường và vô hại.

♦ Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Lồng ngực trở nên rộng lớn hơn để tăng dung tích phổi. Lồng ngực di chuyển lên trên và ra ngoài, do đó việc hít thở của ban cũng trở nên khó khăn hơn.

Mặc dù số lần thở giống như trước khi mang thai nhưng bà bầu phải thở sâu hơn, và đây là lý do bà bầu cảm thấy khó thở.

Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai, thể tích máu của cơ thể tăng 50%. Vì thế, tim phải làm việc nhiều hơn so với trước đây. Điều này làm cho bà bầu phải thở nhiều hơn ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

♦ Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Các hormone thai kỳ khiến nhu cầu oxy của cơ thể bà bầu tăng, do đó kích thích não để tăng số lượng và độ sâu của hơi thở.

Các hormone cũng làm sưng các mao mạch ở đường hô hấp làm cho bà bầu cảm thấy như đang thở dốc.

♦ Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Sự lớn lên của bé và tử cung phát triển đẩy cơ hoành (cơ nằm dưới lồng ngực) lên trên, làm thu hẹp khoảng không gian của phổi và làm cho phổi khó giãn nở. Do đó, mẹ bầu thở nhanh hơn, giống như vừa chạy marathon. Đây là điều khá bình thường và hoàn toàn vô hại cho mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, bà bầu có thể bị khó thở khi đi cầu thang, mang theo trọng lượng nặng hoặc tăng cân bất thường trong thai kỳ.

Khó thở cũng có thể xảy ra khi bà bầu đang mang thai song sinh. Và tất nhiên, bà bầu cần nhiều thời gian nghỉ hơn hơn nếu cần thiết.

Đôi khi, bà bầu khó thở có thể là dấu hiệu của một số bệnh thường gặp sau, bao gồm:

Thiếu máu: Nếu bị thiếu sắt, bà bầu sẽ có số lượng tế bào hồng cầu thấp (các tế bào hồng cầu có chức năng mang oxy từ phổi đến các phần cơ quan của cơ thể và đưa khí carbonic từ các cơ quan trong cơ thể đến phổi) và cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cả mẹ và bé. Khó thở tiến triển là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu.

Nếu bà bầu có khó thở kèm mạch nhanh, đánh trống ngực hoặc ngón tay và ngón chân lạnh, đó có thể là biến chứng nghiêm trọng của bệnh tim hoặc phổi. Mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức.

Làm thế nào để giảm khó thở khi mang thai?

1. Thực hành tư thế đúng:

Tư thế đúng sẽ làm giảm khó thở. Trong khi ngồi, giữ cho ngực nâng lên và vai hạ xuống. Khi đó, phổi sẽ có đủ không gian để co giãn.

Trong khi ngủ, hãy dùng gối dựa để cơ thể hướng lên trên. Làm như thế giúp tăng không gian trong khoang bụng, làm cho bà bầu thấy dễ thở hơn.

2. Thay đổi vị trí:

Nếu bà bầu khó thở vì ở một vị trí trong thời gian dài, hãy thay đổi vị trí để hít thở dễ dàng. Bà bầu có thể đứng thẳng vì như thế sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành.

Cảm nhận cơ thể và nghỉ ngơi bất cứ khi nào bà bầu muốn thư giãn. Khi bà bầu cảm thấy hụt hơi, cố gắng thư giãn. Chỉ cần dừng lại những gì đang làm và thở sâu cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Hãy nghỉ ngơi khoảng 20 phút và sau đó tiếp tục làm việc.

4. Các bài tập thở:

Tập thở sẽ giúp tăng dung tích phổi và dễ thở hơn (tuy nhiên thở bụng không được khuyến cáo do mở rộng tử cung). Các bà bầu bị khó thở có thể thử bài tập thở này:

Hít vào sâu đồng thời nâng cánh tay lên trên và hai bên.

Sau đó thở ra đồng thời đặt cánh tay của bạn xuống hai bên.

Nâng cao đầu trong khi hít vào và hạ thấp hơn trong khi thở ra.

Thở sâu bằng cách đặt tay lên lồng ngực.

Đẩy lồng ngực xa tay trong khi hít vào sâu.

5. Tập thể dục:

Không tập thể dục có thể làm tăng khó thở. Vì vậy hãy thử một số bài tập nhẹ để giúp bà bầu có thể có một cuộc trò chuyện mà không phải đi ra ngoài hít thở. Tất nhiên, bé cũng sẽ nhận được đủ oxy trong khi mẹ tập thể dục.

Bài tập aerobic vào đầu thai kỳ có thể cải thiện hơi thở và kiểm soát nhịp tim của bà bầu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.

Nếu bà bầu chưa bắt đầu bất kỳ hoạt động nào, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập yoga. Tập yoga giúp hít thở đúng cách.

Đi bộ nhanh và bơi lội cũng sẽ làm tăng khả năng thở sâu hơn và duy trì mức độ tập thể dục.

Những bài tập sẽ cung cấp cho bà bầu đủ sức chịu đựng để chống lại với các triệu chứng khó thở có hiệu quả. Thế nhưng, hãy lắng nghe cơ thể và đừng lạm dụng bất kỳ bài tập thể dục nào.

Làm thế nào để ngăn chặn khó thở ở phụ nữ mang thai

1. Uống đủ nước

Bà bầu khó thở là một triệu chứng phổ biến của tình trạng mất nước. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước và tránh các đồ uống như cà phê, trà, soda và rượu. Những thức uống làm tăng trọng lượng cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở.

2. Chế độ ăn hợp lý

Một số loại trái cây và rau củ chứa nhiều sắt

Cần bổ sung vitamin C vì nó giúp cơ thể tăng hấp thụ sắt.

Ngoài ra, đậu là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn đậu ở mức độ vừa phải vì chúng có thể ảnh hưởng đến hấp thụ sắt.

3. Tránh làm việc quá sức

Đừng gây áp lực cho bản thân như mang vật nặng hay ở lại cơ quan quá muộn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi khi làm việc căng thẳng hay quá sức.

Bà bầu khó thở trong thời gian bao lâu?

Nếu bà bầu lần đầu tiên mang thai, thai nhi xuống đến xương chậu vào khoảng tuần 36. Đây là thời điểm cuối cùng có các vấn đề về hơi thở. Nếu bà bầu đã từng mang thai, tình trạng khó thở sẽ vẫn tiếp tục đến hết thai kỳ.

Sau khi sinh, lượng hormone progesterone giảm xuống, làm giảm áp lực lên cơ hoành và tử cung. Thế nhưng, phải mất ít nhất một vài tháng hệ thống hô hấp của bạn mới bình thường trở lại.

Khó thở có ảnh hưởng đến bé không?

Miễn là không có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại khác, bà bầu khó thở là tình trạng khá phổ biến và sẽ không gây tổn hại cho bé vì bé sẽ nhận được nhiều oxy qua nhau thai. Hít thở sâu sẽ cung cấp cho bé nhiều oxy trong máu.

Hiện Tượng Khó Thở Khi Mang Thai, Bà Bầu Bị Khó Thở Phải Làm Sao?

Bà bầu bị khó thở là một hiện tượng dễ gặp; và biểu hiện này có thể theo bước các chị em trong suốt thai kỳ. Khó thở khi mang thai khiến các mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy bà bầu có cảm giác có sao không? Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở là gì?

Nguyên nhân gây khó thở khi mang bầu

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể của các mẹ bầu sẽ tiết ra lượng lớn hormone quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của em bé trong bụng. Vì vậy cơ thể cũng sẽ có sự thay đổi; không những thay đổi về cân nặng mà còn xuất hiện thêm những biểu hiện khó chịu.

Trong đó, hiện tượng khó thở khi mang thai rất thường gặp. Vậy nguyên nhân gây hiện tượng này là gì? mẹ bầu bị khó thở phải làm sao?

Vì sao có hiện tượng khó thở khi mang bầu? Tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những lý do hết sức đơn giản như mặc quần áo quá bó; đối đầu với cơn buồn ngủ đang kéo đến… cũng có thể khiến các mẹ bầu bị khó thở.

Sự thay đổi của hormone trong cơ thể

Có nhiều nguyên nhân, thế nhưng thủ phạm chính phải nhắc đến những thay đổi trong cơ thể người phụ nữ. Trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ; trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rất mạnh của một loại hormone tự nhiên mang tên progesterone.

Sự gia tăng loại hormone này là một hiện tượng hoàn toàn bình thường; nó không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi lượng progesterone tăng lên, nó sẽ tác động trực tiếp tới phổi và trung tâm điều khiển hô hấp ở não bộ. Điều đó làm cho nhịp thở của chị em trở nên gấp hơn, cảm thấy khó khăn hơn.

Bà bầu bị khó thở do sự phát triển của thai nhi

Hiện tượng mẹ bầu khó thở xuất hiện khá nhiều vào khoảng thời gian tháng thứ 4 trở đi; đặc biệt nhiều vào những tháng cuối của thai kỳ. Bởi vào thời điểm đó, thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển lớn; tạo ra những áp lực lên cơ hoành.

Cơ hoành là một cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ đưa không khí vào phổi. Khi gặp phải những áp lực, chức năng mở rộng của cơ hoành sẽ gặp những khó khăn, dẫn đến tình trạng bà bầu khó thở. Hiện tượng khó thở khi mang thai càng nặng nề hơn khi mang song thai hoặc đa thai.

Thế nhưng, càng đến gần ngày sinh, nhịp thở của mẹ bầu sẽ trở nên dễ chịu hơn bởi lúc đó thai nhi đã xuống đến khung xương chậu, đợi ngày cất tiếng khóc chào đời.

Khó thở khi mang bầu vì thiếu máu

Trong thời gian thai kỳ, việc thiếu máu xảy ra thường xuyên với các chị em. Thiếu máu rất có thể là do cơ thể bị thiếu sắt gây ra. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ trở nên nặng nề hơn; xuất hiện các biểu hiện bất thường, trong đó có cảm giác khó thở khi mang thai.

Những biểu hiện thường thấy khi mẹ bầu bị thiếu sắt: Cảm giác cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt, móng tay giòn hơn bình thường.

Khi xuất hiện những biểu hiện như trên, các mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ sản phụ khoa hướng dẫn cách bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết. Phòng tránh những nguy hại có thể xuất hiện trong quãng thời gian mang thai.

Trong suốt thai kỳ, cảm giác khó thở khi mang thai sẽ luôn đồng hành cùng các chị em. Có thể nói rằng, bà bầu bị khó thở là một hiện tượng không thể thiếu trong thai kỳ; gần như không một người phụ nữ nào tránh được nó.

Những cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong hơn 9 tháng mang thai, các chị em phải tìm cách để khắc phục hiện tượng khó chịu này. Vậy nên làm gì khi bị khó thở trong thai kỳ?

Bà bầu bị khó thở phải làm gì

Mệt mỏi và khó thở khi mang thai phải làm gì? Khi gặp tình trạng này các chị em không nên mất bình tĩnh. Tránh gây căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.

Khi mang thai các mẹ nên chú ý mặc quần áo rộng rãi; những trang phục thoải mái sẽ giúp cho mẹ bầu hít thở dễ dàng hơn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn, đi lại và làm việc nhẹ nhàng chậm dãi, hạn chế làm việc nặng nhọc, quá sức. Các mẹ nên hoạt động bằng việc di chuyển và làm các công việc nhẹ nhàng tại nhà.

Trong lúc ngồi, hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau. Làm như vậy sẽ giúp không khí lưu thông vào phổi thuận lợi hơn. Ngoài ra, tư thế ngồi như vậy còn giúp phổi được mở rộng; nhờ đó giảm bớt áp lực tác động vào cơ hoành.

Khi đứng hay di chuyển, các mẹ bầu cũng nên giữ tư thế lưng thẳng. Nếu như cong người lại việc hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn.

Một số bà bầu khó thở về đêm; nếu gặp tình trạng này các chị em có thể kê một vài cái gối ở phần thân trên để giảm bớt áp lực của thai nhi lên phổi.

Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ

Cảm thấy khó thở, cùng với đó là biểu hiện da chân có màu đỏ hoặc trở nên sưng tấy. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm đối với các mẹ bầu; nếu gặp biểu hiện này các bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức để được chăm sóc kịp thời.

Khó thở kèm theo biểu hiện sốt hoặc ho ra đờm cũng là trường hợp mà các bạn cần phải tìm gặp bác sĩ sớm để được hỗ trợ.

Biểu hiện khó thở diễn ra đột ngột hoặc xuất hiện chớp nhoáng một vài phút; bạn cũng nên thu xếp đi thăm khám ngay lập tức.

Bà bầu bị khó thở là dấu hiệu của bệnh gì

Trong một số trường hợp, hiện tượng khó thở khi mang thai còn có thể hình thành những cục máu đông trong phổi; gây tắc nghẽn đường phổi và nguy hiểm đến tính mạng. Đây là tình trạng khá hiếm gặp tuy nhiên không phải là không xảy ra.

Bà bầu bị khó thở kèm theo biểu hiện cơ thể mệt mỏi, chóng mặt… Có thể là dấu hiệu bà bầu bị mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến việc mẹ bầu bị ngất.

Nếu gặp phải hiện tượng khó thở khi mang thai; các chị em cần hết sức bình tĩnh và có biện pháp khắc phục phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu gặp các biểu hiện bất thường các mẹ nên thẳng thắn chia sẻ với người bạn đời của mình; các đấng phu quân chắc chắn sẽ là người hỗ trợ tuyệt vời nhất dành cho bạn.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể chia sẻ những bất thường mình gặp phải với bác sĩ tư vấn của chúng tôi để nhận được lời khuyên bổ ích.

Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Bị Khó Thở? Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị khó thở?

Hỏi: Thưa chuyên gia, tại sao phụ nữ khi mang thai lại hay bị khó thở ạ? Cháu mới bầu tháng thứ 3, bụng chưa lớn lắm mà đã cảm thấy rất khó chịu rồi. Không biết những mẹ bầu khác có bị như vậy không?

Chuyên gia giải đáp: Theo nghiên cứu, có tới 60 – 70% phụ nữ bị khó thở khi mang thai. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:

Sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone progesterone tăng cao làm ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não, từ đó làm mẹ bầu khó thở hơn, hơi thở cũng trở nên gấp gáp hơn.

Khi mang thai bị khó thở cũng do tử cung lớn dần lên để thích hợp với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) bị hạn chế, làm mẹ bầu cảm thấy khó thở.

Một số trường hợp thiếu máu do thiếu sắt nhưng không được điều trị kịp thời cũng có thể khiến phụ nữ bị khó thở khi mang thai ở tháng đầu.

Ngoài ra, 1 số nguyên nhân như: Mặc quần áo quá chật, vận động mạnh, hay cố chống lại các cơn buồn ngủ khi mang thai cũng khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, nặng nề hơn.

Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Hỏi: Cháu đang cảm thấy lo quá, càng sắp sinh lại càng cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Đặc biệt là khó thở khi nằm và vào ban đêm, nhiều hôm còn bị mất ngủ. Như vậy có nguy hiểm không? Cháu có cần phải đi khám không ạ?

Chuyên gia giải đáp: Tình trạng khó thở khi mang thai có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, chủ yếu là bắt đầu vào tháng thứ 4 và trở nên nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì nó không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Chỉ trừ 1 số trường hợp khó thở khi mang thai kèm các triệu chứng sau thì các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan:

Bà bầu khó thở kèm hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.

Cảm giác khó thở khi mang thai ngày càng nghiêm trọng, thậm chí bị ngay từ những tháng đầu tiên. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, phải gắng sức.

Khi làm việc nào đó mẹ bầu có cảm giác đau ngực, đau liên tục không thở được

Bà bầu bị khó thở về đêm, hụt hơi thở.

Hay mang thai bị khó thở kèm theo hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ, sưng to.

Khi gặp phải những tình trạng như vậy, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám sớm để xử trí kịp thời, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử bệnh hen suyễn, cần gặp bác sĩ để nhận lời khuyên tốt nhất, đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Vậy mang thai bị khó thở phải làm sao để khắc phục?

Hỏi: Có cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai không? Em nghe nói là thai nhi càng lớn thì mẹ bầu sẽ càng ì ạch, nặng nề hơn, việc hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn.

Chuyên gia giải đáp: Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai bị khó thở cũng là hiện tượng bình thường, không có vấn đề gì quá nghiêm trọng, cũng không có cách xử lý triệt để. Thay vào đó, các mẹ có thể khắc phục để cảm thấy dễ chịu hơn bằng những cách sau:

Thay đổi tư thế: Nếu đang ngồi, mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, đẩy vai ra phía sau. Nếu mẹ bầu khó thở khi nằm, có thể chèn gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Nếu bà bầu khó thở về đêm, nên nên nâng cao đầu để đường hô hấp thông thoáng, dễ thở hơn, đồng thời kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.

Thường xuyên tập thể dục thể thao. Những bài tập nhẹ nhàng, như yoga sẽ giúp mẹ bầu điều hòa và kiểm soát hơi thở tốt hơn, cung cấp thêm oxy cho phổi. Bơi lội, đi bộ hoặc các bài tập hít thở cũng giúp giảm tình trạng khó thở khi mang thai.

Thư giãn, thoải mái tinh thần, không căng thẳng, lo lắng quá mức khiến hơi thở dồn dập, nặng nề hơn.

Nguồn: Mebeaz.com

Đi Tìm Lý Do Vì Sao Bà Bầu Khó Thở Và Cách Giải Quyết Vấn Đề Này * Hello Bacsi

Nguyên nhân bà bầu khó thở

Tuy khó thở là triệu chứng phổ biến của thai kỳ, nhưng không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bà bầu khó thở vừa có thể do tử cung phát triển vừa có thể do tim bỗng dưng thay đổi trong thai kỳ.

Một số phụ nữ có thể nhận thấy những thay đổi trong hơi thở của họ gần như ngay lập tức, trong khi những người khác lại chỉ cảm nhận điều này trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

1. Bà bầu khó thở trong tam cá nguyệt thứ nhất

Trong quãng thời gian này, thai nhi chưa đủ lớn để khiến bà bầu khó thở hoặc tạo ra các vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, cơ hoành, một dải mô cơ ngăn cách tim và phổi với bụng, sẽ tăng lên 4cm trong ba tháng đầu mang thai. Chuyển động của cơ hoành giúp phổi có nhiều không khí hơn. Một số mẹ bầu không nhận thấy sự thay đổi trong quá trình hít thở, còn một số thai phụ khác chú ý thấy rằng không thể thở sâu như lúc trước khi mang thai.

Tương tự như thay đổi ở cơ hoành, bà bầu thường thở nhanh hơn do sự gia tăng của hormone progesterone. Hormone này đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của thai nhi. Nó cũng là một chất kích thích hô hấp khiến bạn thở nhanh và nhiều hơn, từ đó bà bầu khó thở do nhu cầu cần được cung cấp dưỡng khí tăng cao.

2. Bà bầu khó thở trong tam cá nguyệt thứ hai

Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy khó thở trong tam cá nguyệt thứ hai. Đây cũng là giai đoạn tử cung phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số thay đổi trong cách thức hoạt động của tim cũng có thể gây ra tác động tương tự.

Một lý do khác cho việc bà bầu khó thở nữa là lượng máu trong cơ thể tăng đáng kể, khiến tim phải bơm mạnh hơn để vận chuyển máu qua cơ thể và đến nhau thai. Khối lượng công việc tim cần làm trở nên nhiều hơn sẽ khiến bạn mệt mỏi trong quá trình hít thở.

3. Bà bầu khó thở trong tam cá nguyệt thứ ba

Theo Trung tâm Tài nguyên sức khỏe phụ nữ Quốc gia Hoa Kỳ ( National Women’s Health Resource Center), tình trạng khó thở thường xảy ra khoảng từ tuần 31 – 34.

4. Các nguyên nhân khác

Dù những thay đổi khi mang thai có thể khiến bà bầu khó thở, nhưng vẫn có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

Hen suyễn

Mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Bất cứ ai bị hen suyễn cũng đều cần nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ để tránh làm hại mẹ lẫn con.

Bệnh cơ tim chu sản

Đây là một loại suy tim có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, mệt mỏi và tim đập nhanh. Nhiều phụ nữ ban đầu có thể lầm tưởng các biểu hiện này thành dấu hiệu mang thai nhưng bệnh cơ tim chu sản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và thường cần được điều trị.

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thở, gây ho, đau ngực và khó thở.

Giữ nước

Một số phụ nữ gặp phải chứng phù nề khi mang thai. Đây là một dạng giữ nước nghiêm trọng nhưng khá phổ biến ở mẹ bầu. Khi bị phù nề, tình trạng sẽ ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, từ đó gặp khó khăn khi thở.

Thiếu máu

Cơ thể bạn sử dụng lượng sắt dự trữ để tạo ra các tế bào hồng cầu cần thiết và mang oxy đi khắp các nội cơ quan. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ thiếu máu và khiến cơ thể làm việc nhiều hơn so với bình thường nhằm tạo ra oxy, từ đó khiến bà bầu khó thở.

Cách giảm nhẹ tình trạng khó thở ở bà bầu

Cảm thấy khó thở có thể khiến bà bầu không thoải mái cũng như hạn chế hoạt động thể chất. Tuy nhiên, Hello Bacsi sẽ bật mí một số mẹo nhỏ để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:

Các tư thế đúng

Nghỉ ngơi

Mẹ bầu hãy lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết nếu cảm thấy không thở bình thường được. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, phụ nữ mang thai không thể thực hiện các hoạt động thể chất như trước.

Chèn gối vào phần lưng trên khi ngủ có thể khiến tử cung nghiêng xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Nghiêng nhẹ sang trái cũng hỗ trợ tử cung không đè lên động mạch chủ (động mạch chính di chuyển máu kết hợp oxy qua cơ thể), từ đó giúp mẹ bầu thở dễ dàng hơn.

Vận động nhẹ

Khi nào nên đến bác sĩ?

Bà bầu khó thở là tình trạng phổ biến nhưng nếu có các biểu hiện sau, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức:

Ngón tay, môi và ngón chân chuyển sang màu xanh

Tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng cao

Đau ngực khi thở

Thở khò khè.

Khi gặp bác sĩ, bạn có thể được chỉ định siêu âm để loại trừ trường hợp bị cục máu đông.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.