Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Phải Làm Sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai.

Bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc song song trong suốt thai kỳ. Điều đặc biệt lưu ý là phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Hình ảnh bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:

Nhịn tiểu quá lâu: Khi nhịn tiểu quá lâu sẽ làm cho viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.

Do thói quen sinh hoạt như mang giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng đến xương hông và xương sống khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.

Do rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại thuốc uống cũng dễ khiến nữ giới bị viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị mắc bệnh, người bệnh lúc nào cũng có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, đái rắt, đái buốt, đái khó, đôi khi ra máu (lượng nước tiểu ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu: thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời

Viêm thận, bể thận cấp; Áp-xe quanh thận; Nhiễm khuẩn huyết; Suy thận cấp…, trong đó viêm bể thận là hay gặp hơn cả. Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản).

Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây: Xuất hiện đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có trước đó.

Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 40 độ C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ…

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.

Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không…

Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai… Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy thuốc)…

Lời khuyên của thầy thuốc

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh; Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện. Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).

Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

Vì Sao Mẹ Bầu Dễ Bị Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc tại sao trong thai kì lại thường xuyên phải xét nghiệm nước tiểu. Đó là vì các bác sĩ cần kiểm tra và tìm cách chữa trị sớm nếu chẳng may mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu

Khi nghe cụm từ “nhiễm trùng đường tiểu”, bạn có thể nghĩ đến nhiễm trùng bàng quang và các triệu chứng kèm theo – như cảm giác thường xuyên mắc tiểu và đau rát khi đi tiểu. Tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong ống tiểu, bắt đầu từ thận – nơi tạo ra nước tiểu; sau đó qua các ống niệu xuống đến bàng quang, nơi nước tiểu tích tụ trước khi tiểu; và kết thúc ở niệu đạo – một ống ngắn đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Nhiễm trùng đường tiểu thường được gây ra bởi vi khuẩn từ da, âm đạo, hay trực tràng xâm nhập vào niệu đạo và đi ngược dòng. Thông thường, vi khuẩn ngừng lại trong bàng quang và phát triển lên ở đó gây viêm.

Nhưng vi khuẩn cũng có thể đi từ bàng quang, đến ống niệu, làm nhiễm một trong các ống đó hoặc cả hai thận. Nhiễm trùng thận (hay còn gọi là viêm thận bể thận) là một trong các biến chứng nặng nhất của thai kỳ. Nhiễm trùng có thể lan qua máu và đe dọa tính mạng.

Nhiễm trùng thận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra bị nhẹ cân, và cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các mẹ bầu nằm trong nhóm dễ mắc bệnh

Các nghiên cứu cho rằng, có thai sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thận. Nồng độ cao hormon progesterone làm giảm trương lực cơ của các ống niệu (các ống giữa thận và bàng quang), làm cho các ống bị giãn ra và làm dòng tiểu bị chậm lại. Hơn nữa, do tử cung lớn có thể đè nén các ống niệu, gây khó khăn cho nước tiểu chảy qua không nhanh và thoải mái như bình thường.

Bàng quang có thể mất trương lực trong quá trình mang thai. Sẽ khó khăn hơn khi bàng quang dễ bị chảy ngược và nước tiểu chạy ngược lên các ống niệu hướng về thận.

Kết quả của những thay đổi này là nước tiểu sẽ phải đi qua các ống tiết niệu lâu hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và giữ lại trước khi bị thải ra, và do đó vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển lên thận. Ngoài ra, trong quá trình mang thai nước tiểu sẽ kém có tính acid và thường chứa đường, môi trường thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.

Những triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Triệu chứng nhiễm trùng tiểu có thể rất khác nhau ở mỗi phụ nữ. Các triệu chứng chung bao gồm:

Đau, cảm thấy không thoải mái, bỏng rát khi đi tiểu và có thể trong khi giao hợp

Cảm thấy không thoải mái ở khu vực xương chậu hoặc đau bụng dưới (thường ngay trên xương mu)

Cảm giác thường xuyên buồn tiểu hay không kiểm soát, dù chỉ có rất ít nước tiểu trong bàng quang.

Có thể nước tiểu sẽ có mùi hôi hoặc đục. Hoặc có thể trong nước tiểu sẽ có máu.

Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu

Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước (ly 200ml) một ngày

Không nên nén tiểu. Cố gắng đi tiểu ngay khi mắc.

Sau khi đại tiện, vệ sinh bằng cách lau từ trước ra sau để tránh phân từ sau dính vào niệu đạo

Giữ sạch bộ phận sinh dục bằng xà phòng trung tính và nước.

Vệ sinh bộ phận sinh dụng và tiểu trước và sau khi giao hợp.

Uống nước ép nam việt quất. Các nghiên cứu cho thấy nước ép nam việt quất và các trái cây cùng họ với nó, như lingonberry – có thể làm giảm nồng độ vi khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn mới trong đường tiểu. (Uống nước ép nam việt quất không điều trị việc đang nhiễm, mặc dù vậy, nếu có triệu chứng, cần phải khám bác sĩ ngay để được điều trị bằng kháng sinh.)

Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ (dạng phun hay dạng bột) và xà phòng gây kích ứng niệu đạo và bộ phận sinh dục, làm môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn. Lưu ý không thụt rửa âm đạo trong khi mang thai.

Dấu Hiệu Khi Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu là gì? Đường tiết niệu là nơi loại bỏ các chất thải và nước tiểu ra ngoài cơ thể. Niệu quản có tác dụng dẫn nước tiểu tới bàng quang. Bàng quang là nơi chứa và lưu giữ nước tiểu để thải ngoài cơ thể qua niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là trường hợp các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc niệu quản. Viêm đường tiết niệu cũng có thể xảy ra ở thận, gọi là viêm bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận.

2. Nguyên nhân bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng. Sự tăng lên kích thước của tử cung do quá trình mang thai, tử cung giãn nở trong tạo ra áp lực lên bàng quang.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Viêm đường tiết niệu xảy ra do nhiễm khuẩn từ đường ruột. Một số vi khuẩn như chúng tôi trú ẩn trong đường ruột. Vì niệu đạo có vị trí gần trực tràng nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua. Để hạn chế việc xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, mẹ bầu nên vệ sinh từ trước ra sau (không vệ sinh sau ra trước).

Quan hệ tình dục khi mang thai là một trong những đường khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu. Một số vi khuẩn gần âm đạo có thể đi vào niệu đạo trong quá trình quan hệ. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ nên đi tiểu trước khi bắt đầu cuộc yêu.

Nếu mẹ đã từng gặp các trường hợp bên dưới thì càng nên đến bệnh viện sớm:

Từng bị viêm đường tiết niệu.

Từng mắc bệnh tiểu đường.

Nhiễm tế bào hình liềm.

Từng mắc bệnh thận.

Từng phẫu thuật đường tiết niệu.

3. Biểu hiện khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Một số biểu hiện thường dễ nhận biết khi mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu là:

Khi đi tiểu, cảm giác rất nóng, rát và buốt.

Thường xuyên đi tiểu, mỗi lần đi tiểu rất ít.

Nước tiểu có mùi, đôi khi mẹ tiểu ra máu.

Đau bụng và cảm giác khó chịu.

Đau ở một bên, ở giữa hoặc phía sau lưng.

Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng thận mà mẹ cần điều trị ngay:

Ớn lạnh, buồn nôn.

Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thận và sinh non nhưng rất hiếm gặp. Mẹ nên đi xét nghiệm nước tiểu để biết kết quả chính xác và nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Dễ Bị Viêm Đường Tiết Niệu?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn chúng tôi và vi trùng gây nên và phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu

Khi mang thai, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, không kiểm soát được tiểu tiện do thai nhi phát triển trong tử cung gây chèn ép bàng quang. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại ngược dòng thâm nhập vào trong cơ thể gây viêm đường tiết niệu.

Một lý do khác là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên khoảng cách giữa âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau dễ bị lây nhiễm bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn cũng sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu. Ảnh internet.

Mẹ bầu nếu không phát hiện và điều kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi tùy theo mức độ bệnh. Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, thậm chí có thể lây sang cổ tử cung, tử cung làm tăng nguy cơ rỉ ối, nước ối bị nhiễm trùng dẫn đến lưu thai, sảy thai, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Viêm đường tiết niệu chia thành 3 thể tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn đầu khởi phát bệnh, mẹ bầu sẽ gặp thể nhiễm khuẩn và không có dấu hiệu rõ ràng mắc bệnh nên chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu khi đi khám thai.

Thứ 2 chính là thể viêm bàng quang. Lúc này, vi khuẩn đã bắt đầu lan rộng nên mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu bí hoặc tiểu nhiều, có đôi khi sẽ lẫn máu trong nước tiểu.

Thể nặng nhất của bệnh chính là viêm thận, bể thận cấp. Song song với các triệu chứng trên thì mẹ còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như sốt cao, tim đập nhanh, mệt mỏi, nôn ói. Lúc này, cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai…

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Ảnh internet.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu mắc bệnh. Vì thế, ngay từ khi có những biểu hiện như nóng rát khi tiểu, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu lẫn máu, đau vùng lưng…thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Để phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần đi khám thai. Hầu hết các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm nước tiểu trong lần đầu đi khám thai để xác định nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Để phòng bệnh, mẹ bầu nên uống nhiều nước khi mang thai, tốt nhất là 2 -3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú trọng bổ sung thêm nước trái cây, trà thảo dược để vừa tăng cường sức khỏe vừa lợi tiểu.

Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh để ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Ảnh internet.

Bên cạnh đó, thai phụ cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động bài tiết. Hạn chế tình trạng nín nhịn tiểu quá lâu sẽ gây hại cho hệ bài tiết, bàng quang và thận.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi, phát triển. Khi lau rửa mẹ bầu nên nhớ lau rửa âm đạo trước để tránh lây nhiễm vi khuẩn ngược từ hậu môn.