Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Bị Trĩ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Vì Sao Bà Bậu Hay Bị Trĩ

Bệnh trĩ ở bà bầu là do tình trạng thai nghén, nhất là thai to cản trợ hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Bài viết chi tiết giúp bà bầu nắm được nguyên nhân và cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Bác sĩ ngoại khoa Bùi Tiến Hưng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cho biết, phụ nữ có thai bị trĩ khá phổ biến.

Theo bác sĩ Hưng, bản chất búi trĩ chính là đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng thai nghén, nhất là thai to cản trợ hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm.

Chị em thường thấy ở hậu môn sa ra một khối cứng, ấn đau, ít chảy máu, kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Có những người tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táo, thậm chí có người to như một trái súp lơ khiến người bệnh đau dữ dội.

Ngoài lý do trên, khi có thai, phụ nữ ít vận động cũng gây nên tình trạng khí huyết kém lưu thông khiến tăng độ sa giãn búi mạch. Hơn nữa, giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ mạnh hơn (để truyền dưỡng chất nuôi con) nên thường sinh nhiệt, gây táo bón, khiến trĩ càng có cơ hội phát ra.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết thêm, tình trạng trĩ ở phụ nữ mang thai không thể coi thường. Thường nguyên nhân gây trĩ cho trị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, theo bà, khi có cơ thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Về cách điều trị trĩ, bác sĩ Bùi Tiến Hưng cho biết, đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi. Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng. Có thể điều trị bằng bột ngâm trĩ chống viêm, chống huyết ứ bằng các bài thuốc đông y như: lá móng, hoàng bá, binh lang, phèn phi, hay kha tử + phèn phi; hạt cau+ hoàng bá…

Theo bác sĩ, tốt nhất, chị em có thai cần phòng bệnh ngay từ đầu: Không nên ngồi nhiều, đứng lâu mà cần vận động nhẹ nhàng; Sử dụng các biện pháp chống táo bón (ăn đồ mát, nhiều chất xơ…), tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm, sau khi ngủ đậy. Chị em cũng có thể tập một bài thể dục đơn giản cho cơ nâng hậu môn để phòng trĩ: Đứng hai chân hình chữ V, kiễng chân nhón gót, ép mông. Bài tập này có thể dùng cho bất kỳ ai, giúp những người bị trĩ độ 1-2 đỡ sa giãn, còn người chưa bị sẽ ít phát sinh. Tuy nhiên, người tập cần kiên trì, mỗi ngày thực hiện vài lần.

Bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu như búi trĩ bị sa quá mức, đau nhức, đau rát hậu môn, chảy máu vùng này thì chị em cần đi khám để được hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Với một số trường hợp bị trĩ kèm các bệnh khác rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đại trực tràng… thì cần phải chữa tận gốc.

Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao?

Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều thai phụ. Theo thống kê, có tới 50% phụ nữ mang thai bị trĩ với những mức độ khác nhau. Mặc dù, đây là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người mẹ và thai nhi, nếu không được điều trị kịp thời. Thế nhưng, việc điều trị trĩ cho bà bầu lại gặp rất nhiều khó khăn bởi bên cạnh vừa phải đảm bảo sức khỏe cho mẹ còn phải tính đến sự an toàn cho bé.

Theo thống kê có tới 50% thai phụ bị trĩ – Ảnh Internet

1. Bà bầu bị trĩ là do đâu?

Bệnh trĩ được hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng dãn tĩnh mạch), trĩ có thể bị ở trong hay ở ngoài (trĩ nội – trĩ ngoại). Nguyên nhân chính là do tử cung phát triển, gia tăng nồng độ hormone, táo bón lâu dài. Ngoài ra, đôi khi là do tiêu chảy. Trĩ thường xảy ra ở ba điểm cách đều nhau quanh vòng hậu môn. Bệnh không biến chứng và ít khi gây đau, thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn. Triệu chứng chính của bệnh là xuất huyết.

2. Cách điều trị và phòng tránh khi bà bầu bị trĩ

2.1 Điều trị trĩ bằng các bài thuốc tự nhiên dễ tìm

Uống lá diếp cá: Xay nhuyễn lá diếp cá lấy nước uống hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp xông và ngâm rửa hậu môn mỗi ngày bằng nồi nước lá diếp cá có bổ sung một ít muối, tận dụng bã diếp cá đắp lên búi trĩ để giảm đau.

Lá diếp cá có công dụng trị trĩ cực kỳ tốt – Ảnh Internet

Sấy khô vỏ củ ấu và đem đốt tồn tính rồi tán bột, trộn bột củ ấu với dầu mè bôi hoặc đắp lên búi trĩ giúp giảm sưng đau. Trong trường hợp bà bầu bị trĩ xuất huyết thì dùng 20g hoa mướp và 10g hoa hoè, đem hãm với nước sôi khoảng 20 phút, mẹ uống thay nước trong ngày

Mẹ bị sa búi trĩ thì lấy 1 nắm hoa mướp rửa sạch giã nát rồi đắp vào hậu môn, sau đó băng lại. Búi trĩ bị sưng nề gây đau đớn, mẹ có thể dùng 10g hoa mào gà và 10g phương nhãn thảo. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.

Dùng 100g lá thiên lý non, thêm 5g muối hạt to vào giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Dùng để thoa lên hậu môn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần. Kết hợp ăn thêm món canh hoa thiên lý thường xuyên. Chỉ sau 2 tuần hiện tượng sa búi trĩ sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lá, hoa thiên lý giúp làm giảm hiện tượng sa búi trĩ – Ảnh Internet

2.2 Cách phòng ngừa trĩ cực hiệu quả

Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả vào bữa ăn hàng ngày để tránh tình trạng táo bón. Đặc biệt, mẹ nên uống nhiều nước và duy trì luyện tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội, yoga…

Các bài tập kegels hàng ngày sẽ giúp mẹ phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai. Kegels giúp tăng lưu thông máu ở vùng trực tràng và tăng cường các cơ xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ. Bài tập này còn giúp mẹ thu hẹp vùng cơ quanh âm đạo, niệu đạo, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.

Bài tập kegels giúp tăng lưu lượng máu ở trực tràng – Ảnh internet

Tránh ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài.

Nằm nghỉ ngơi, xem ti vi hay đọc sách, mẹ hãy nằm nghiêng người về một bên, nghiêng sang trái là tốt nhất để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn. Tránh tình trạng nằm ngửa hoặc nằm sấp

Vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có nhiều mùi thơm.

Bên cạnh đó, bà bầu bị trĩ cũng nên kiêng những đồ ăn sau:

Kiêng ăn tỏi, ớt, hạt tiêu, gừng tươi, mù tạt, xả…đây là gia vị có tính nóng sẽ gây kích ứng hậu môn, khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Không uống rượu, bia, những đồ uống có cồn, cà phê, nước trà…

Mẹ tuyệt đối không nên uống rượu, bia hay cà phê – Ảnh internet

Bùi Phường tổng hợp

Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên sẽ gây khó tiêu và làm cơ thể dễ bị nóng.

Bà bầu bị trẽ phải làm sao hẳn đến đây mẹ đã thấy rõ lời giải đáp. Bên cạnh thực hiên các phương pháp điều trị ở trên, bầu nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để bác sỹ có những biện pháp điều trị dứt điểm. chúng tôi chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Bà Bầu Bị Trĩ Ngoại Phải Làm Sao

Bệnh trĩ bao gồm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại trong đó trĩ ngoại nằm xung quanh hậu môn, có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường và sờ thấy được. Bệnh trĩ ngoại không chỉ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không kịp thời chữa trị.

Những triệu chứng bà bầu bị trĩ ngoại bao gồm:

Vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

Xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.

Cảm giác đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện.

Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ ngoại?

Vì sao bà bầu bị trĩ ngoại cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh thắc mắc bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao.

Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ, trong đó có trĩ ngoại. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có đến 7 – 8 người mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do:

Trong thời gian mang thai, tử cung của chị em phụ nữ phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra tình trạng mắc bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong quá trình mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch, bao gồm cả các tĩnh mạch ở hậu môn khiến khu vực này trở nên nhạy cảm hơn, sưng và nóng rát.

Táo bón cũng là một trong những chứng phổ biến xuất hiện khi mang thai, đây cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ ở bà bầu thêm trầm trọng. Trong quá trình đại tiện, phụ nữ mang thai bị táo bón phải cố gắng căng cơ để rặn.

Ngoài ra, nguyên nhân bà bầu dễ bị trĩ còn do sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch vùng hậu môn dễ bị sưng. Progesterone cũng làm chậm nhu động ruột và khiến chị em phụ nữ dễ bị táo bón.

Bà bầu bị trĩ ngoại có sao không?

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao thì bà bầu bị trĩ ngoại có sao không cũng là điều khiến các chị em băn khoăn, lo lắng.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, chị em phụ nữ đang mang thai không nên quá chủ quan với căn bệnh này và có tâm lý “sống chung với lũ”. Thông thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em đang mang thai là táo bón. Khi đó, phân sẽ chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể của chị em gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, khi đang mang thai, cơ thể chị em phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu chị em mang thai bị trĩ ngoại, khi rặn đẻ có thể làm tình trạng bệnh càng nặng thêm, khiến các chị em phụ nữ vô cùng đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi sinh.

Chính vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, chị em phụ nữ cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ ngoại khi mang thai và nếu không may bị trĩ ngoại thì cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

Chú ý chế độ ăn uống: Bà bầu bị bệnh trĩ ngoại nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày như: Ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, đậu, các loại rau quả tươi… giúp phụ nữ đang mang thai đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế việc đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp các chị em phụ nữ bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, các mẹ bầu nên dùng khăn mềm để lau khô hậu môn, không nên dùng giấy khô để lau hậu môn vì sẽ gây tổn thương hậu môn và làm cho búi trĩ ngoại chảy máu nhiều hơn.

Sử dụng thảo dược tự nhiên: Các bài thuốc dân gian từ thảo dược có sẵn trong tự nhiên cũng là cách làm co búi trĩ cho bà bầu an toàn mà bạn có thể áp dụng như: Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá, lá thiên lý, lá bỏng, quả sung… Các mẹ bầu có thể giã nát các loại thảo dược này đắp vào hậu môn, nấu nước để xông hậu môn hoặc sử dụng nước ép của một số loại lá kể trên để uống mỗi ngày.

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có tác dụng giúp tuần hoàn máu rất tốt. Vì thế, bà bầu bị trĩ ngoại có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút, để giúp máu ở tĩnh mạch hậu môn được lưu thông, giảm tình trạng sưng và giảm đau các búi trĩ hiệu quả.

Ngoài chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ đúng cách, các mẹ bầu bị trĩ ngoại có thể dùng thuốc trị trĩ cho bà bầu (bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần hết sức thận trọng. Thuốc trị trĩ cho bà bầu phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị trĩ ngoại nên sinh thường hay sinh mổ?

Nên sinh thường hay sinh mổ khi bà bầu bị trĩ ngoại còn phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ ngoại của bà bầu nặng hay nhẹ. Nếu bệnh trĩ ngoại ở các mẹ bầu được chẩn đoán ở mức độ nhẹ thì các mẹ bầu có thể yên tâm sinh thường. Tuy nhiên, nếu sinh thường thì sau khi sinh xong có thể trĩ ngoại sẽ bị nặng hơn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của các chị em. Bởi khi sinh thường, các mẹ phải cố gắng ra sức rặn, điều này sẽ khiến búi trĩ theo lực thò ra ngoài nhiều hơn, vùng trĩ cũng bị tổn thương nặng hơn. Sau khi sinh xong, các chị em phụ nữ cũng sẽ cảm nhận rõ sự đau đớn khi đại tiện.

Nếu chị em bị trĩ ngoại ở mức độ nặng hơn trong thời gian mang thai như thấy rõ búi trĩ thò hẳn ra ngoài, táo bón nặng hay bị ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu nhiều lần trong thời gian mang thai thì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân cũng như quá trình sinh con thì tốt nhất chị em nên sinh mổ.

Bà Bầu Bị Bệnh Trĩ Nội Phải Làm Sao?

Em năm nay 25 tuổi và đang mang bầu tuần thứ 28, mang bầu lần đầu tiên ạ. Cách đây 1 tuần em thấy mình bị đi ngoài ra máu và hơi đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Em đi khám và được kết luận bị mắc bệnh trĩ nội độ 1. Bác sĩ nói đây chỉ là giai đoạn trĩ độ nhẹ nhưng do em mang bầu nên có thể bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn bình thường làm em rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi bà bầu bị trĩ nội thì phải làm sao ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Phương Anh, Thái Nguyên)

Trả lời:

Chào bạn Phương Anh,

Bệnh trĩ nội nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ nội là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, và đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung ở phụ nữ.

Bà bầu mắc bệnh trĩ nội khi mang thai chủ yếu là do trong quá trình mang thai trọng lượng của thai nhi lớn làm túi nước ối lớn dần. Chúng tạo áp lực và đè lên các tĩnh mạch trĩ trong và vùng xương chậu, lâu ngày khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức gây ra bệnh trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng cuối của thai kì).

Các mẹ bầu hãy cảnh giác với chứng “đi ngoài ra máu”

Một số dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu dễ phát hiện như: đi ngoài ra máu, có cảm giác đau rát hậu môn khi rặn đại tiện, có dịch nhày hậu môn và xuất hiện chứng sa búi trĩ – dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh trĩ nội này không xuất hiện cùng một thời điểm mà tùy vào từng giai đoạn bệnh trĩ nội khác nhau thì các triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện khác nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn trĩ nội độ 1: Các mẹ bầu xuất hiện chứng đi ngoài ra máu (nhưng không thường xuyên)

Giai đoạn trĩ nội độ 2: Mẹ bầu xuất hiện chứng sa búi trĩ kèm theo đi ngoài ra máu. Dịch nhầy hậu môn và cảm giác đau rát cũng bắt đầu xuất hiện ít.

Giai đoạn trĩ nội độ 3: Các dấu hiệu bệnh trĩ nội phát triển với mức độ nặng dần, cảm giác đau rát, sưng phồng hậu môn kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu.

Giai đoạn trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Khi bị mắc bệnh trĩ, bà bầu phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:

Đại tiện khó khăn: Táo bón là một nguyên nhân tác động gây bệnh trĩ và đây cũng là biểu hiện không thể tránh của phụ nữ mang thai. Khi bị mắc bệnh trĩ nội mẹ bầu đi đại tiện khó khăn hơn do xuất hiện cảm giác đau nhói, buốt hậu môn từ bệnh trĩ gây ra.

Thiếu máu: Triệu chứng đầu tiên và dễ phát hiện nhất ở bệnh trĩ là chứng đi ngoài ra máu. Tình trạng đi đại tiện kèm theo máu trong thời gian dài có thể làm mẹ bầu bị thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể… từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Xảy ra các biến chứng bệnh trĩ: nhiễm khuẩn búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, hoại tử búi trĩ và hậu môn, ung thư đại trực tràng… Tuy nhiên, các biến chứng này chỉ xảy ra trong trường hợp bệnh quá nặng (ở trĩ nội độ 4) và người bệnh không thể dùng thuốc uống điều trị.

Bệnh trĩ nội gây thiếu máu, mệt mỏi và đau rát hậu môn cho mẹ bầu

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến thai nhi trừ trường hợp bà bầu uống thuốc kháng sinh chữa trĩ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mĩ của người mẹ cả trong thời gian mang bầu và sau khi sinh nở.

Bà bầu bị bệnh trĩ nội phải làm sao?

Để ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nhanh trong thời gian các mẹ mang bầu cũng như giảm tỉ lệ bệnh trĩ nội biến chứng nặng hơn sau khi “vượt cạn”, các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

Bổ sung nhiều rau xanh và chất sơ trong thực đơn hàng ngày nhằm làm giảm tình trạng táo bón – một trong các tác nhân gây bệnh trĩ nội.

Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng là cách làm rất tốt trong việc làm giảm cảm giác sưng tấy, đau rát do bệnh trĩ nội gây ra, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ và hậu môn.

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Hãy tập thói quen đi đại tiện 1 lần/ngày và tốt nhất vào buổi sáng nhằm làm giảm phân tích tụ trong đại tràng lâu ngày gây áp lực đến các tĩnh mạch trĩ.

Tham khảo một số loại kem bôi trĩ lành tính có thể dùng điều trị từ bên ngoài cho bà bầu bị bệnh trĩ với thành phần được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như: cao ngải cứu, cao lá lốt, cao cúc tần, cao lá sung, tinh nghệ nên có độ lành tính cao như gel bôi trĩ Cotripro Gel.

Kết hợp dùng các loại nguyên liệu dân gian có tác dụng điều trị trĩ nội đắp rửa bên ngoài hậu môn như: lá rau diếp cá chữa trĩ, lá trầu không, cỏ mần trầu, lá vông nem, lá bỏng (cây sống đời)…

Ngải cứu giúp điều trị bệnh trĩ từ bên ngoài

Bổ sung các món ăn tốt cho bà bầu khi bị mắc trĩ như: cháo vừng thịt nạc, chè đu đủ.

Do không thể dùng các loại thuốc dùng điều trị trĩ nội trong thời gian nhạy cảm này nên chị Phương Anh hãy kiên trì thực hiện các thói quen tốt cũng như kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị trĩ nội ngay từ giai đoạn nhẹ này để tránh bệnh phát triển lên các giai đoạn nặng khiến việc điều trị khó khăn hơn sau này.