Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Bị Ngứa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Vì Sao Bạn Bị Ngứa Khi Mang Thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bị ngứa khi mang thai là tình trạng thường gặp, do những thay đổi về cơ thể, hormone hay bệnh lý gặp trong thai kỳ. Đa số trường hợp bị ngứa khi mang thai là lành tính không ảnh hưởng tới sức khỏe chỉ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu, tuy nhiên có số ít trường hợp do nguyên nhân bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi.

1. Vì sao bị ngứa khi mang thai

Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng hay gặp. Ngứa ở phụ nữ mang thai có tới 40% số phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này.

Tình trạng ngứa thường do các biến đổi của cơ thể trong khi mang thai, ngoài ra có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra.

Các nguyên nhân gây ra ngứa khi mang thai bao gồm:

Sự phát triển của thai: Thai phát triển nên tử cung cần to ra để đủ chỗ cho thai nhi phát triển gây ra tình trạng rạn da, khi da bị rạn gây ra ngứa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong khi mang thai.

Do tăng hormone estrogen: Tăng hormone estrogen làm cho mạch máu giãn và gây ngứa. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.

Tăng cân: Khi mang thai phụ nữ thường có biểu hiện tăng cân nhanh và tập chung ở phần mông, đùi, ngực làm cho da bị rạn, ngứa. Ở những cuối thai kỳ tình trạng này hay gặp.

Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm hoặc tình trạng dị ứng thì khi mang thai có thể gây ngứa.

Do tình trạng ứ mật trong gan (ứ mật thai kỳ), làm cho mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, làm cho muối mật tích tụ ở da và gây ngứa, ngoài ngứa bà bầu còn có các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nếu ứ mật nhiều có thể gây ra vàng da. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Viêm da bọng nước: Bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đầu, có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc ở quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này xuất hiện ở vùng lưng, bàn tay, bàn chân…

Viêm nang lông trong thai kỳ: Hay gặp ở quý 3 của thai kỳ, biểu hiện là dát sẩn đỏ ở nang lông, ngứa. Có một số trường hợp bị viêm nang lông do sử dụng dầu dừa để bôi vùng da rạn.

Mồ hôi ra nhiều cũng gây ra tình trạng ngứa da

Ngứa vùng kín: Do nhiễm vi khuẩn, nấm trong quá trình mang thai cơ quan sinh dục ngoài dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh.

Những trường hợp bị ngứa khi mang thai tháng đầu hay ngứa ít thường không có vấn đề gì nghiêm trọng có thể giảm bớt bằng các biện pháp không dùng thuốc. Còn nếu ngứa trầm trọng toàn thân trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc ba có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan của thai kỳ, có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

2. Cách hạn chế ngứa khi mang thai

Để hạn chế tình trạng ngứa khi mang thai có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Không nên cào, gãi nhiều khi ngứa. Khi bị ngứa, nếu càng gãi thì lại càng khiến cho lớp da bị ngứa tổn thương, dẫn tới kích thích gây ngứa hơn, còn có thể gây bội nhiễm da ảnh hưởng tới sức khỏe. Để hạn chế cơn ngứa có thể dùng một chiếc khăn mát, túi chườm mát hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa.

Vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách: Tắm thường xuyên bằng nước ấm, có thể dùng sữa tắm phù hợp không làm khô da hoặc không cần sữa tắm, nếu được có thể tắm với yến mạch cũng làm giảm bớt ngứa, sau khi tắm là thời điểm da mất nước nên sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh khô da vì khô da sẽ gây ngứa. Chú ý không ngâm trong nước tắm nóng lâu, vì làm da mất nước gây ra khô da; Nên tránh các loại sữa tắm hay xà bông có độ PH cao dễ gây kích thích da.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Giữ ẩm và chống rạn da: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu hạnh nhân, hướng dương… giúp giảm khô da, hạn chế rạn da. Thời điểm bôi chất dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm, trước khi đi ngủ. Chú ý khi bôi đối với vùng bụng, nên bôi một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài: Chú ý giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng chú ý nên chọn loại phù hợp cho phụ nữ mang thai và không nên lạm dụng vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

Mặc quần áo thoáng thấm mồ hôi, tránh những nơi nắng nóng oi bức để hạn chế ra mồ hôi. Ngoài ra nên tránh những nơi nhiều bụi bẩn có chứa tác nhân gây dị ứng, ngứa

Chế độ ăn uống: Nên ăn uống đủ dinh dưỡng chú ý bổ sung tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và D, tránh đồ ăn cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 đến 2 lít nước.

3. Bị ngứa khi mang thai khi nào cần điều trị

Tình trạng ngứa khi mang bầu thường lành tính nhưng nếu ngứa kèm theo một số dấu hiệu cảnh bảo bệnh lý khác cần tới khám và được điều trị theo chỉ định của bác sĩ:

Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da, rối loạn tiêu hóa: Trường hợp này có thể bạn đang mắc phải chứng ứ mật thai kỳ.

Ngứa, phát ban và sốt: Là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh nhiễm trùng gây phát ban như herpes, sốt phát ban, sởi…

Ngứa đi kèm với những tổn thương ngoài da: Gặp trong bệnh viêm da cơ địa, vảy nến…

Ngứa vùng kín, kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo, khi hư ra nhiều: Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cần phải điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa khi mang thai, chủ yếu các nguyên nhân này là lành tính. Tuy nhiên không nên chủ quan nếu ngứa kèm theo các dấu hiệu bất thường cần tới cơ sở y tế khám, điều trị tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm rất dễ xảy ra hiện tượng ngứa khi mang thai, đồng thời đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Bà Bầu Bị Ngứa Bụng Và Có Nên Gãi Không

Tình trạng bà bầu bị ngứa bụng là tình trạng phổ biến, thường gặp khi mang thai giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. bà bầu bị ngứa bụng nên làm gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc về vấn đề này.

Giai đoạn mang thai là giai đoạn nhạy cảm với mẹ bầu, bất cứ một triệu chứng, một vấn đề nào đó cũng gây khó chịu và lo lắng cho mẹ bầu. Tình trạng bà bầu bị ngứa bụng cũng là một trong những nỗi lo của các mẹ bầu thường gặp phải.

Theo quan niệm cha ông ta thường truyền lại với nhau, bà bầu bị ngứa bụng nguyên nhân là do thai nhi mọc tóc. Nhưng theo một số nghiên cứu và các nhận định của bác sĩ chuyên khoa, cho rằng bà bầu bị ngứa bụng không phải hoàn toàn là do thai nhi mọc tóc, đây là biểu hiện của hội chứng IPC ( intrahepatic cholestasis of pregnancy) hay còn gọi là bệnh ứ mật trong gan.

MANG THAI 3 THÁNG GIỮA NÊN KIÊNG GÌ

Đây là tình trạng gan không thể lọc được các chất độc hại, do thay đổi của nội tiết tố khi mang thai dẫn tới thay đổi dòng chảy mật, làm cho mật trong gan tràn vào máu gây ngứa bụng ở bà bầu.

Ngoài ra bà bầu bị ngứa bụng còn do nhiều nguyên nhân khác như: bà bầu bị tăng hormone estrogen, mẹ bầu bị viêm nang lông, viêm da bọng nước, dị ứng, hiện tượng rạn da làm da bụng căng ra gây nên cảm giác ngứa ở bà bầu, cũng có thể là dị ứng với kem dưỡng da hoặc thức ăn.

Trong hầu hết các trường hợp bị ngứa bụng, theo tự nhiên mẹ bầu sẽ gãi. Nhưng khi gãi như vậy sẽ gây ngứa thêm và đây là cách mà các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện khi mang thai.

Trong trường hợp bà bầu bị ngứa bụng, mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng ẩm thoa lên vùng bụng, giúp giảm kích ứng gây ngứa. Lưu ý nên dùng kem dành cho phụ nữ mang thai và đảm bảo an toàn.

Theo nhiều nghiên cứu và nhận định của bác sĩ, khi bà bầu bị ngứa bụng ở mức độ nặng và kéo dài mỗi ngày một nặng thêm thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, theo dõi cũng như đưa ra liệu pháp chữa trị, can thiệp kịp thời tránh trường hợp xấu tới mẹ và thai nhi.

Khi bà bầu bị ngứa bụng có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng bụng. Nhưng tuyệt đối không được gãi, gãi có thể gây kích ứng da làm càng ngứa thêm.

Nên sử dụng những bộ đồ rộng, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời để giảm thiểu ngứa bụng.

Nên uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm dễ dị ứng.

Ngoài ra khi bà bầu bị ngứa bụng có thể dùng tinh dầu dừa bôi lên bụng, tránh các loại sữa tắm có độ PH cao, nếu có nên tắm nước lá khế sẽ giúp giảm ngứa.

Trong hầu hết các trường hợp bà bầu bị ngứa bụng, ngoài bị ứ mật trong gan hoặc ngứa bụng kèm theo các triệu chứng: vàng da, nóng rát âm đạo, bị tổn thương ngoài da, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay thì những trường hợp còn lại đều an toàn cho mẹ và bé nên mẹ bầu không cần phải lo lắng quá. Nguồn : https://zcare.vn/ba-bau-bi-ngua-bung.html

Bà Bầu Bị Ngứa Nổi Mụn Nước Là Vì Sao Và Cách Chữa Trị An Toàn Nhất

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nhanh. Các vùng da ma sát khi mặc quần áo đặc biệt là đồ bó sát dễ khiến da nổi mụn nước ngứa. Đôi khi hiện tượng này cũng xuất hiện nhiều khi làn da mẹ bầu kích ứng khi đổi loại sữa tắm; mỹ phẩm mới hoặc do thời tiết thay đổi.

Bệnh nổi mụn nước báo hiệu mẹ bầu đang bị nóng trong người mà không được giải nhiệt kịp thời. Không chỉ chân tay nổi mụn nước ngứa mà lưng, ngực hay bụng cũng bị các nốt mụn xâm chiếm.

Bà bầu nổi mụn nước thường rất khó chịu và bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý. Nhiều mẹ ngứa ngáy đến không ngủ được; ngãi quá mạnh lại khiến da bị tổn thương. Biết được căn nguyên dẫn tới các vết mụn phiền toái này sẽ giúp mẹ bầu sớm có cách giải quyết nhanh tình trạng đang gặp.

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Dùng tay gãi là việc mà bà bầu bị ngứa nổi mụn nước thường làm đầu tiên để giải thoát cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên hành động này lại phản khoa học; và vô tình làm tổn thương da. Làn da mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng khi các mụn nước vỡ ra; tình trạng ngứa ngày càng nặng.

Nhiều mẹ bầu nổi mụn nước thường nghĩ là bình thường. Tuy nhiên, đây lại là mầm mống báo hiệu một số triệu chứng bệnh da liễu nguy hiểm như sau:

Bà bầu bị nổi mụn nước do chứng rôm sảy

Mẹ bầu nóng trong có thể bị nổi rôm sảy nhất là vùng lưng, ngực. Da bị nổi mụn nước ngứa ngáy bứt rứt. Dùng tay gãi sẽ làm các nốt mụn sảy loét và chảy dịch rất rát.

Chứng viêm nang lông làm nổi mụn nước ngứa ngáy ở bà bầu

Khi mang thai, thân nhiệt mẹ bầu thường cao khiến bài tiết mồ hôi nhiều. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, chúng ta dễ gặp bệnh nổi mụn nước có mủ ở nang lông.

Bà bầu bị bệnh viêm da bọng nước gây nổi mụn nước ngứa

Bệnh viêm da bọng nước là bệnh lý da liễu hay mắc ở bà bầu đang trong tuần 20 – 21 của thai kỳ. Biểu hiện của bệnh là nhiều mảng mề đay và nổi mụn nước trên da quanh vùng rốn, đùi.

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước do bệnh thủy đậu

Vi rút Chickenpox gây thủy đậu ở mọi lứa tuổi. Với bà bầu bị nổi mụn nước do thủy đậu có thể gây dị tật thai nhi. Ban đầu, bệnh biểu hiện với các triệu chứng phát ban đỏ và lan nhanh ra toàn thân. Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, khắp cơ thể; đặc biệt là chân tay nổi mụn nước rất ngứa và dễ vỡ.

Cách chữa ngứa nổi mụn nước cho bà bầu bằng nha đam

Thực tế cho thấy, nha đam có tác dụng hiệu quả trong trường hợp bà bầu bị nổi mụn nước. Chất dịch chiết xuất từ phần nhựa trong của nha đam chứa hàm lượng cao axit folic; vitamin B, kẽm, magie cùng tinh chất kháng khuẩn giúp loại bỏ tình trạng nổi mụn nước; xoa dịu các tổn thương do mụn để lại.

Sử dụng nha đam chữa ngứa nổi mụn nước cho bà bầu như thế nào?

Nha đam được dùng để trị bệnh nổi mụn nước bằng cách đơn giản sau:

Nguyên liệu cần có: lá nha đam, chanh tươi.

Cách tiến hành:

– Sử dụng 1/4 lá nha đam tách bỏ phần vỏ để lấy phần gel trong suốt. Đem bỏ phần gel vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

– Chanh tươi đem vắt chỉ 1 đến 2 giọt; hoặc có thể cắt một lát mỏng bỏ vào máy xay chung với nha đam.

– Bỏ hỗn hợp vào lọ đóng nắp và bảo quản trong tủ lạnh.

– Dùng hỗn hợp này thoa vào vùng nổi mụn nước và ngứa hàng ngày; vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm giảm nhanh các nốt mụn.

– Để hỗn hợp trên da khoảng 15 đến 20 phút, sau đó mẹ bầu tắm lại bằng nước ấm.

Duy trì cách trị nổi mụn nước trên da đơn giản bằng nha đam này sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh; không còn lo lắng. Ngoài cách trên, dùng gel trong suốt của nha đam bôi trực tiếp lên các vết mụn cũng đẩy lùi rõ rệt tình trạng chân tay nổi mụn nước ngứa chỉ từ 2 đến 6 tuần. Nha đam được ví như vị cứu tinh của bà bầu bị mụn nước mà thiên nhiên ban tặng.

Cách chữa ngứa nổi mụn nước cho bà bầu bằng muối biển

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có thể dùng muối biển – nguyên liệu có sẵn trong gian bếp để tình trạng bệnh giảm dần. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh được môi trường bazơ mạnh mà muối biển tạo ra có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây tắc nang lông. Nhờ đó mà nước muối biển phát huy công dụng rất tốt khi trị bệnh nổi mụn nước. Bên cạnh đó, muối biển còn cân bằng độ pH cho da, chống nhờn; giúp mẹ bầu không nổi mụn nước trong suốt thai kỳ.

Dùng muối biển chữa ngứa nổi mụn nước cho bà bầu như thế nào?

Mẹ bầu nên dùng dung dịch nước muối biển pha loãng để tắm để ngăn ngừa và chữa trị nổi mụn nước trên da. Khi tắm, mẹ bầu cho thêm một vài giọt tinh dầu dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho da thêm khỏe.

Trước khi tắm bằng nước muối pha loãng; mẹ bầu hãy tắm qua một lần cho sạch hết bụi bẩn để nước muối thẩm thấu sâu vào vùng mụn nước. Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước muối rồi lau nhẹ khắp cơ thể; đặc biệt là vùng lưng, ngực, chân tay nổi mụn nước ngứa nhiều.

Để vùng da nổi mụn nước ngứa không bị kích ứng; trước khi tắm mẹ bầu nên thử bôi một ít dung dịch muối loãng vào vùng da dưới nách. Nếu không thấy mẩn đỏ hoặc đau rát thì bà bầu bị nổi mụn nước hoàn toàn có thể dùng muối biển để chữa bệnh lý này.

Cách chữa ngứa nổi mụn nước cho bà bầu bằng giấm táo

Trong thai kỳ, chân tay nổi mụn nước ngứa không phải là tình trạng hiếm gặp. Cách điều trị cho bà bầu bị nổi mụn nước bằng giấm táo cũng được nhiều mẹ truyền tai nhau. Dùng giấm táo có thể loại trừ bớt lượng dầu nhờn dư thừa do da tiết quá nhiều nhờ axit alpha hydroxy và enzyme tự nhiên sẵn chứa trong đó. Từ đó, lỗ chân lông được thông thoáng; tác nhân gây ngứa nổi mụn nước được triệt tiêu.

Cách chữa nổi mụn nước bằng giấm táo vô cùng đơn giản, ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Mẹ bầu pha giấm táo vào nước tinh khiết theo tỷ lệ 1:3. Sau khi khuấy đều dung dịch, mẹ bầu dùng bông gạc y tế để tẩm dung dịch rồi lau nhẹ trên vùng da nổi mụn nước. Giấm táo hoàn toàn lành tính và không gây kích ứng với làn da của bà bầu bị nổi mụn nước.

Bà bầu nên làm gì khi bị ngứa nổi mụn nước?

– Khi nổi mụn nước, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng tay gãi và mặc đồ bó sát. Mẹ nên mặc quần áo rộng để tránh làm loét các vết mụn, thậm chí gây nhiễm trùng.

– Hóa mỹ phẩm, kem dưỡng da là khắc tinh khiến bệnh nổi mụn nước. Các thành phần hóa học trong các lọ kem dưỡng có thể gây kích ứng da cho mẹ bầu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

– Khi đi tắm, mẹ bầu tránh ngâm mình lâu trong nước; và chà mạnh bởi các vết nổi mụn nước trên da sẽ bị vỡ, loét da gây đau rát.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ rút ngắn thời gian điều trị nổi mụn nước ngứa. Mẹ bầu nên tăng cường rau tươi, trái cây tươi trong thực đơn để tăng sức đề kháng. Đồng thời hạn chế đồ ngọt, đồ cay nóng bởi chúng không tốt cho làn da.

– Mẹ bầu khi thấy chân tay nổi mụn ngứa không nên dùng các loại thuốc bôi bởi chúng có thể gây dị tật cho bào thai trong bụng, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Thay vào đó, bà bầu bị nổi mụn nước có thể sử dụng nước lá trà xanh đun sôi để tắm để làm dịu ngứa ngáy và sát khuẩn vết mụn.

Thuốc trị ngứa nổi mụn nước Đông y Nam Hoàng an toàn cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, các cách chữa ngứa nổi mụn nước bằng thiên nhiên là lựa chọn mà các mẹ nghĩ đến đầu tiên. Tuy các phương pháp này an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ nhưng lại có tác dụng chậm, không giảm ngay cơn ngứa ngáy. Thế nhưng nếu sử dụng các loại thuốc bôi hay thuốc Tây lại không an toàn cho mẹ và bé. Liệu có cách nào giúp mẹ bầu giải tỏa lo âu?

Hiểu được tâm sự và lo âu của các mẹ, Nhà thuốc Đông y Nam Hoàng đã cho nghiên cứu thuốc trị ngứa nổi mụn nước với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên. Thuốc chỉ định với các trường hợp: lưng, bụng, ngực, chân tay nổi mụn nước, lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Nhờ thành phần tự nhiên mà Thuốc trị ngứa nổi mụn nước Đông y Nam Hoàng có thể dùng cho cả phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em trên 8 tuổi.

Thuốc Trị Nấm Da Đông Y Gia Truyền Nam Hoàng

Nấm móng tay: +4 nguyên nhân +3 dấu hiệu + 4 cách điều trị dân gian

Ngứa háng ở nữ do đâu? [Tư vấn] một số cách điều trị theo dân gian

Cách chữa mẩn ngứa ở mông dứt điểm bằng bài thuốc đông y gia truyền

Vì Sao Mẹ Bầu Bị Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu?

1.1 Thay đổi nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân gây bệnh ngứa vùng kín là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố, điều này gây ảnh hưởng tới sự cân bằng pH tại âm đạo. Ngoài ra, lúc này cơ thể mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến cho vùng kín “ẩm ướt”, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

1.2 Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín không sạch hay thiếu khoa học (ví dụ như sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong nước giặt quần áo hay giấy vệ sinh….) dễ khiến “nơi ấy” trở nên nhạy cảm, tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

1.3 Mắc các bệnh phụ khoa

Trong 3 tháng đầu mang thai, triệu chứng ngứa vùng kín kéo dài có thể là dấu hiệu nhận biết người mẹ đã mắc các bệnh lý về phụ khoa.

Viêm âm đạo: Bệnh này xảy ra là do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Bà bầu mắc bệnh này thường có triệu chứng ngoài ngứa ngày kéo dài còn kèm theo tình trạng vùng kín sưng đỏ, mẩn ngứa, đau rát, nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn chúng tôi tấn công gây ngứa ngáy và đau rát vùng kín khi tiểu tiện.

Bệnh lây qua đường tình dục: Bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas là những căn bệnh phổ biến bị lây nhiễm thông qua đường tình dục. Người mắc bệnh này thường có cảm giác ngứa rát vùng kín, ngoài ra kèm theo các triệu chứng âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục, khi tiểu tiện đau buốt.

Rận mu: Nếu người mẹ chỉ có cảm giác ngứa xung quanh lông mu thì khả năng lớn là mắc bệnh rận mu. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, mẹ bầu cũng có thể dễ dàng phát hiện những mẩn nhỏ nổi lên xung quanh mép âm đạo.

2. Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Trước hết, ngứa vùng kín kéo dài sẽ gây khó chịu cho bản thân người mẹ, khiến người mẹ cảm thấy lo lắng. Ngoài ra,việc cảm giác không thoải mái cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.

Thêm vào đó, tình trạng ngứa vùng kín kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh phụ khoa nguy hiểm, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi (trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do bị vi khuẩn tấn công nếu người mẹ sinh thường…).

3. Phương pháp điều trị ngứa vùng kín khi mang thai

Thông thường, khi phát hiện tình trạng ngứa vùng kín trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày để khắc phục bệnh.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên biệt để làm sạch vùng kín.

Chú ý giữ vùng kín luôn sạch và khô thoáng

Lựa chọn quần lót rộng rãi, sạch sẽ, thấm mồ hôi

Hiện tượng ngứa vùng kín sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, tuy vậy cần hạn chế tối đa việc gãi. Vì gãi có thể khiến bề mặt da bị tổn thương, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da tổn thương gây viêm nhiễm trên diện rộng.

Nếu xuất hiện tình trạng ngứa do mắc các bệnh phụ khoa, phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là đốt viêm hoặc dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai phương pháp đốt viêm không được phép áp dụng, còn sử dụng thuốc kháng sinh cần hạn chế tối đa để tránh gây nguy hại đến bé. Vì vậy, trong trường hợp này mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ xem xét và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Ngoài ra, khi trong thời kỳ đầu mang thai mà bị ngứa vùng kín thì tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, đồng thời cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Sữa chua lúc này là thực phẩm tuyệt vời dành cho mẹ bầu, vì thành phần trong sữa chua có chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể. Việc sử dụng sữa chua đều đặn liên tục trong vài ngày có thể khiến triệu chứng ngứa vùng kín được cải thiện rõ rệt.

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu xuất hiện tình trạng ngứa vùng kín, kèm theo một số triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nghiêm cấm tuyệt đối việc quan hệ tình dục, tránh trường hợp bệnh phát triển nặng hơn.

Để đảm bảo sức khỏe một cách toàn diện, ngăn chặn những biến chứng không hay có thể xảy ra, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng ngứa vùng kín, qua đó đưa ra phương pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec có các gói Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội, bao gồm Chăm sóc thai sản 12 tuần; Chăm sóc thai sản 27 tuần; Chăm sóc thai sản 36 tuần và khi chuyển dạ. Thai phụ sẽ được theo dõi sức khỏe từ khi đang mang thai, trong lúc sinh và sau khi sinh, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, bao gồm ngứa vùng kín khi mang thai.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.