Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Bị Mất Ngủ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Vì Sao Bà Bầu Mất Ngủ?

Thông thường, bà bầu sẽ ngủ nhiều hơn vào những tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể quá mệt mỏi do phải huy động máu và ôxi để hình thành nhau thai, nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, đến khoảng giữa và cuối thai kỳ, đa phần các bà mẹ tương lai đều gặp rắc rối khi tìm một giấc ngủ ngon. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ trong giai đoạn này như sau:

Lo âu và căng thẳng: Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn… có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu, nhất là khi bạn lại đem các vấn đề này lên giường ngủ.

Tiêu hóa: Cùng với thời gian, thai nhi ngày càng lớn hơn ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai cũng hoạt động kém và yếu đi, dẫn đến thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Mọi việc sẽ càng tệ hơn vào những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày càng lớn tạo lực ép ngày càng tăng cho dạ dày hoặc ruột già. Hơn nữa, việc bổ sung nhiều dưỡng chất trong thời gian mang thai khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ hết cộng với những thay đổi hoóc-môn trong cơ thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa trên và đương nhiên những triệu chứng này sẽ làm bạn khó tìm đến giấc ngủ, ngủ không sâu và mất ngủ.

Thai nhi ngày một lớn hơn: Em bé ngày một phát triển, bụng bạn ngày càng to và khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái.

Chăm sóc giấc ngủ cho bà bầu là rất quan trọng (ảnh: Internet)

Nhịp tim tăng: Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.

Hô hấp: Giai đoạn đầu thai kỳ do tác động của hoóc-môn khi mang thai làm hơi thở bạn chậm và sâu, cảm giác hít thở khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành khiến cử động của cơ hoành giảm bớt nên thai phụ càng phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy nhiều không khí chứa ôxy. Điều này làm tăng hơn 40% dung tích thở, nhưng nhu cầu oxi chỉ tăng 20%, dẫn đến bà bầu thở ra nhiều carbon dioxyde hơn bình thường. Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông khiến bà bầu càng cảm thấy khó chịu hơn, ảnh hưởng đến cả chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.

Đau lưng và chuột rút: Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, sau đó là cơn đau tại chỗ chuột rút làm bà bầu phải thức giấc vì đau. Tình trạng này thường diễn ra vào cuối thai kỳ. Hơn nữa, lưng và chân ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé nên thai phụ dễ gặp phải chứng đau vùng lưng, đây là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ.

Vì Sao Bà Bầu Thường Hay Mất Ngủ?

Bên cạnh những khó chịu “đặc thù” trong thai kỳ như đau lưng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, hay quên, nhiều bà bầu còn phải loay hoay đối phó với chứng mất ngủ. Dù áp dụng đủ mọi cách từ đếm cừu cho đến nghe nhạc êm dịu, massage xoa bóp, chị em vẫn trằn trọc băn khoăn trong đêm, chẳng thể có được giấc ngủ sâu và ngon như thời son trẻ.

Mặc dù thông thường, bà bầu sẽ ngủ nhiều hơn vào những tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể quá mệt mỏi do phải huy động máu và oxy để hình thành nhau thai, nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên đến khoảng giữa và cuối thai kỳ, đa phần các bà mẹ tương lai đều gặp rắc rối khi tìm một giấc ngủ ngon. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ trong giai đoạn này như sau:

Thai nhi ngày một lớn hơn

Bé yêu ngày một phát triển, đồng nghĩa với việc bụng bạn ngày càng to và khó tìm một tư thế thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái. Chưa kể vào những tháng cuối thai kỳ, bà bầu sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, gây khó thở. Do cử động của cơ hoành giảm bớt khi bé lớn lên trong bụng mẹ nên thai phụ càng phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy nhiều không khí chứa oxy. Điều này làm tăng hơn 40% dung tích thở, nhưng nhu cầu oxy chỉ tăng 20%, dẫn đến bà bầu thở ra nhiều carbon dioxyde hơn bình thường. Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông, khiến bà bầu càng cảm thấy khó chịu hơn, ảnh hưởng đến cả chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.

Khi mang thai, thận phải tăng cường hoạt động để lọc khối lượng máu tăng từ 30 – 50 % so với bình thường, dẫn đến bàng quang của bà bầu chứa nhiều nước tiểu hơn. Chưa kể thai nhi ngày càng phát triển làm tử cung lớn lên, tăng áp lực lên bàng quang, khiến bà bầu thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu. Đặc biệt số lượng đi tiểu về đêm sẽ càng tăng nếu em bé của bạn có thói quen hoạt động vào ban đêm so với ban ngày.

Nguồn:https://meovatdoc.blogspot.com/2018/10/vi-sao-ba-bau-thuong-hay-mat-ngu.html

Làm Sao Để Bà Bầu Không Bị Mất Ngủ

Mất ngủ là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến các các mẹ bầu lo lắng và mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu ?

Bà bầu bị mất ngủ có thể do một số nguyên nhân gây ra. Đó có thể là:

Rối loạn tiêu hóa: Các rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở bà bầu là táo bón, bệnh trĩ, bị ợ hơi, ợ nóng, … Việc bổ sung nhiều dưỡng chất trong thời gin mang thai khiến cơ thể thai phụ không thể hấp thụ hết cộng thêm với các thay đổi hormone trong cơ thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, những rối loạn này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu, khiến bà bầu ngủ không ngon và sâu giấc.

Tư thế nằm ngủ không phù hợp: Vị trí ngủ không phù hợp cũng khiến cho thai phụ khó lòng mà ngủ ngon được. Khi thai nhi phát triển ngày một lớn, bạn sẽ không thể ngủ úp bụng, cũng không thể ngủ ngửa. Hầu như tất cả các tư thế ngủ đều khiến bạn không thể thoải mái.

Đau lưng, nhức mỏi cơ thể: lưng và chân ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé ngày một phát triển, nên thai phụ dễ gặp phải chứng đau vùng lưng, hông, cổ, vai gáy, chân,… đây là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ.

Lo âu và căng thẳng: Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn… có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu, nhất là khi bạn lại đem các vấn đề này lên giường ngủ.

Ảnh hưởng bởi những giấc mơ: Mang bầu là khoảng thời gian tâm trí bạn khá căng thẳng vì vậy những giấc mơ đáng sợ về đêm là không thể tránh khỏi. Những giấc mơ xáo trộn trong đêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó nhắm mắt hoặc bị tỉnh giấc giữa đêm gây tình trạng mất ngủ.

Bà bầu bị chuột rút: Nhiều bà bầu chia sẻ, giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng bởi chuột rút giữa đêm.

Đi tiểu nhiều lúc nửa đêm: Khi mang thai, áp lực của em bé đè lên bàng quang của thai phụ khiế cho nhiều thai phụ buồn tiểu lúc giữa đêm. Mà thức dậy lúc giữa đêm nhiều khi thành thói quen dễ dẫn đến chứng mất ngủ.

Mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ có biết thai nhi ngủ khi mẹ thức và thường thức khi mẹ ngủ? Do đó, đừng quá lo lắng chứng mất ngủ của mình sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của con. Hơn nữa, nhờ lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc, thai nhi sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu bên ngoài khiến mẹ khó ngủ.

Sức khỏe của bé chỉ bị ảnh hưởng khi hoạt động hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ, chẳng hạn như kiệt sức, biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Từ đó, dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.

Những cách hiệu quả giúp mẹ bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ

1. Masage chăm sóc bà bầu

Massage chân giúp giảm thiểu tình trạng bị chuột rút, massage toàn thân thư giãn thì đêm ngủ đỡ bị ê ẩm toàn thân, giúp ngủ được sâu và ngon hơn. Chị em có thể nhờ ông xã xoa bóp trước khi đi ngủ hoặc nếu không chị em có thể tự thưởng cho mình những buổi massage bầu tại các trung tâm, spa chăm sóc bầu tuần 1-2 lần. Đi spa làm đẹp bà bầu không những mẹ không còn tình trạng mất ngủ hàng đêm nữa, mà còn có những phút giây thư giãn, thoải mái, xua tan mệt mỏi, giảm đau lưng, nhức xương. Ngoài ra, đi spa, chị em còn được massage, chăm sóc da khắc phục da sạm, mụn, nám, rạn da,… những vấn đề thường gặp ở thai kỳ nữa. Thật tuyệt phải không nào, vừa chăm sóc sức khỏe lại vừa được làm đẹp.

2. Giải quyết việc đi tiểu đêm nhiều

Các mẹ nên uống nhiều nước vào buổi sáng và ban ngày, chiều tối uống ít thôi. Và có thể sắm một cái bô to để ngay cạnh giường để không mất thời gian đi lại nhiều vào ban đêm nếu phòng ngủ không có phòng vệ sinh riêng.

3. Trước khi đi ngủ không nên dùng các thiết bị di động, đồ điện tử

Điện thoại, máy tính bảng, tivi, máy tính… Những thiết bị này không những làm ảnh hưởng tới thai nhi mà còn khiến các mẹ bầu khó ngủ hơn đó. Ngâm chân trước khi ngủ vào nước gừng và muối ấm, thêm lá hương nhu, lá sả thì càng tốt giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ.

4. Tư thế nằm ngủ

Bà bầu nên tập cho mình thói quen ngủ tốt với tư thế nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Đây được xem là tư thế ngủ thoải mái nhất cho thai phụ vì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp, có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai.

5. Sử dụng gối ôm chuyên dụng cho bà bầu

gối ôm dành cho bà bầu hiện được bày bán ở khắp nơi, không những giúp chị em cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giảm hẳn tình trạng mỏi vai gáy và tức bụng.

6. Chế độ luyện tập

Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giúp cho phụ nữ mang thai giảm được stress. Điều này giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn rất nhiều. Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, nên đi bộ mỗi ngày để cải thiện chứng chuột rút. Hoặc bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn nhưng không nên tập sát giờ đi ngủ. Trước khi ngủ nên tắm nước ấm (có thể pha chút tinh dầu cho tinh thần thư thái), uống một ly sữa ấm nhỏ…

7. Nghỉ ngơi hợp lý

Bạn nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày, lý tưởng nhất là vào buổi sáng và buổi trưa. Giấc ngủ ngắn từ 30 – 60 phút tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén. Không nên ngủ nhiều giấc ngủ dài vào ban ngày vì như vậy bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm. Cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

8. Chế độ dinh dưỡng, ăn uống

Vì thế, để có một tâm trạng và sức khỏe thật tốt trong suốt 9 tháng thai kỳ chuẩn bị thật tốt chào đón con yên, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, và hy vọng những chia sẻ làm sao để bà bầu không bị mất ngủ trên sẽ hữu ích với chị em.

Thai phụ không ăn no trước khi đi ngủ, nên ăn tối trước lúc đi ngủ từ 2 – 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết phần thức ăn.

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn ngủ ngon.

Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ để dạ dày không bị quá sức, tránh tình trạng ợ nóng.

Hạn chế thức ăn có vị ngọt vì ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường sẽ giảm, nếu đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và làm cho bạn khó ngủ.

Giảm các loại đồ uống gây kích thích như: cà phê, trà, sôcôla và sôđa hoặc chỉ uống chúng vào buổi sáng. Tránh uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no trong vòng vài giờ trước khi ngủ.

Ăn các món ăn dễ ngủ: các món canh, súp hầm chung với hạt sen, vừa ngon vừa bổ lại dễ ngủ nữa.

Bà Bầu Bị Mất Ngủ

Bà bầu bị mất ngủ là hiện tượng khá phổ biến, hầu như phụ nữ mang thai nào cũng bị. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ hoặc do bị thiếu hụt dưỡng chất. Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp khắc phục tình trạng này một cách an toàn.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Chứng mất ngủ ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ trong thai kỳ. Điều này có thể bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau:

Sự gia tăng nồng độ hóc môn progesterone khiến cho bà bầu trở nên nhạy cảm, tính tình thay đổi, dễ nổi nóng với những vấn đề nhỏ nhặt. Điều này khiến bà bầu hay bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Những người phụ nữ khi mang thai thường có tâm trạng chung là lo lắng về sự phát triển của thai nhi cũng như mang trong mình những băn khoan về việc chăm sóc con sau này.

Bên cạnh đó những căng thẳng trong công việc và mối quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bà bầu.

Trong thai kỳ, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu. Nguyên nhân là do tử cung ngày càng giãn nở chèn ép vào dạ dày khiến cho hoạt động tiêu hóa trở nên kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc ăn uống tẩm bổ quả nhiều cũng gây quá tải cho hệ tiêu hóa và khiến bụng luôn trong trạng thái ậm ạch, khó chịu. Tất cả những vấn đề trên đều tạo điều kiện thuận lợn để chứng mất ngủ phát triển trong thai kỳ.

Lượng ure tăng cao trong thai kỳ cùng với áp lực chèn ép từ tử cung lên bàng quang có thể làm cho bà bầu thường xuyên mót tiểu. Tình trạng này diễn ra vào ban đêm tất yếu sẽ khiến cho bà bầu thường xuyên phải thức giấc giữa đêm để đi ngủ.

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai khiến chị em buồn nôn, nôn ói nhiều. Từ đó dẫn đến mệt mỏi, khó ngủ về đêm.

Sự thay đổi của hóc môn trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm các cơ ở đường thở thư giãn. Hậu quả là nhịp thở trở nên chậm hơn, việc hít thở bình thường đôi khi trở nên khó khăn đối với bà bầu.

Càng về những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi càng phát triển to hơn xâm lấn vào cơ hoành khiến tình trạng khó thở càng trở nên tồi tệ. Hiện tượng này diễn ra ngay cả vào ban đêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Khi em bé trong bụng lớn dần, bà bầu sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu, không thoải mái khi ngủ ở bất cứ tư thế nào, đặc biệt là khi nằm ngửa. Mất ngủ là hậu quả tất yếu.

Để dạ con luôn được nhận đầy đủ máu thì tim phải làm việc với công suất mạnh hơn bình thường. Điều này khiến cho bà bầu có cảm giác tim đập nhanh, bồn chồn, khó ngủ vào ban đêm.

Hiện tượng chuột rút có thể xuất hiện đột ngột vào ban đêm quấy phá giấc ngủ của bà bầu. Tình trạng này có khuynh hướng ngày càng trầm trọng trong những thái cuối của thai kỳ dẫn đến mất ngủ, ngủ không yên giấc.

Đau lưng cũng khiến cho bà bầu bị mất ngủ. Đây là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ do cột sống lưng phải chịu áp lực lớn khi cân nặng của người mẹ tăng.

Ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B, sắt, axit folic cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ ở bà bầu.

Triệu chứng mất ngủ ở bà bầu

Hiện tượng mất ngủ ở phụ nữ mang thai thường có những dấu hiệu sau:

Hoàn toàn không ngủ được hoặc chỉ ngủ được vài tiếng

Khó đi vào giấc ngủ

Hay thức giấc giữa đêm

Ngủ chập chờn không yên giấc

Khó ngủ trở lại

Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao?

Việc dùng thuốc trị mất ngủ cho bà bầu là phương án sau cùng được lựa chọn vì thuốc tân dược có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho em bé trong bụng. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai được khuyên nên thử nghiệm các biện pháp khắc phục tự nhiên trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc.

1. Cách khắc phục tại nhà an toàn khi bà bầu bị mất ngủ

– Xây dựng thói quen ngủ tốt

Một số thói quen có thể giúp bà bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Chị em nên cố gắng tuân thủ để có một giấc ngủ ngon và chất lượng.

Đảm bảo chỉ ngủ trên chiếc giường quen thuộc của bản thân. Tránh thay đổi không gian phòng ngủ.

Đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định trong ngày. Dần dần não bộ sẽ tạo được thói quen sinh lý tốt nhắc nhở chị em đi ngủ đúng giờ.

Tắt đèn khi đi ngủ và giữ cho không gian trong phòng ngủ luôn mát mẻ, thoải mái

Ngưng sử dụng các thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính ở trên giường.

Thử thay đổi tư thế ngủ và lựa chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất

Sử dụng gối cao đầu hơn một chút khi nằm ngủ để tránh hiện tượng ợ nóng, trào ngược dạ dày – những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ khiến bà bầu bị mất ngủ.

Hãy đi ra khỏi giường và làm một việc gì đó nếu không thể ngủ được sau khi lên giường 15 – 30 phút.

Tránh uống cà phê, nước chè hoặc các chất kích thích vào buổi tối. Nếu có thể hãy ngưng sử dụng các thức uống này trong thời gian mang thai vì chúng không chỉ gây mất ngủ mà còn không tốt cho em bé trong bụng.

– Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bà bầu bằng một chế độ ăn uống hợp lý

Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Tắm với nước ấm kết hợp với mát xa cũng là cách đơn giản để giải tỏa căng thẳng và giúp bà bầu dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Thực phẩm giàu sắt: Các loại hạt, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, cải bó xôi, lựu, thịt đỏ, đậu phụ, hạt bí ngô, cà chua, củ cải đường…

Thực phẩm chứa nhiều axit folic: Rau lá xanh, đậu bắp, trái cây họ cam/quýt, bơ, đậu bắp, súp lơ xanh…

Nhóm thức ăn giàu vitamin B: Dâu, nấm, súp lơ, hải sản, trái cây có múi, bánh mì nguyên hạt, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa.

Ăn uống cũng là một trong những liệu pháp chữa mất ngủ tự nhiên, an toàn cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy thiếu sắt, vitamin B và axit folic có thể gây rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, bà bầu bị mất ngủ có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem có bị thiếu hụt những dưỡng chất này hay không để có kế hoạch dùng thuốc bổ thích hợp. Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung các chất trên thông qua con đường ăn uống.

– Áp dụng kỹ thuật thư giãn

Ngoài ra, bà bầu bị mất ngủ cũng được khuyên nên ăn chuối, kiwi, anh đào và các loại cá béo. Chúng giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh và có khả năng kích thích sản xuất serotonin – một chất có thể giúp tăng cường giấc ngủ cho mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai.

Các bài tập thư giãn, chẳng hạn như thiền có thể giúp xoa dịu trạng thái căng thẳng ở thần kinh, mang đến cho bà bầu một giấc ngủ ngon hơn.

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sản khoa của Mỹ vào năm 2015 cho thấy thiền có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Việc tập luyện yoga cũng có thể mang đến những lợi ích tương tự.

– Ngâm chân với nước gừng chữa mất ngủ cho bà bầu:

Bà bầu bị mất ngủ có thể đăng ký tham dự một khóa học thiền và yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Sau khi đã thực hành thuần thục thì có thể tự mình tập luyện tại nhà.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, bà bầu nên ngâm chân vào nước gừng ấm có pha một chút muối khoảng 15 phút. Việc làm đơn giản này có tác dụng kích thích huyệt đạo, tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện khả năng trao đổi chất và giúp đầu óc được thư giãn.

Kiên trì ngâm chân mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ không chỉ giúp bà bầu ngủ ngon hơn mà còn giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.

– Tập thể dục:

Giải phóng endorphin trong não bộ giúp thần kinh được thư giãn

Làm tăng năng lượng hoạt động vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm

Tránh sự gia tăng cân nặng quá mức, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ

Giảm đau lưng

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Việc tăng cân trong thai kỳ có thể khiến bà bầu gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể chất hàng ngày. Tuy nhiên hãy duy trì thói quen tập thể dục vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như:

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như vậy song bà bầu cũng không nên tập luyện quá sức. Mỗi ngày chỉ nên tập thể dục khoảng 30 phút với các động tác nhẹ nhàng. Thời điểm tập luyện nên cách giờ đi ngủ ít nhất 4 – 6 tiếng. Tránh tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thần kinh bị hưng phấn sẽ làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng hơn.

2. Dùng thuốc chữa mất ngủ cho bà bầu

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bà bầu nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị. Một số loại thuốc chữa mất ngủ được cho là an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai. Chúng bao gồm:

Tuy nhiên, bà bầu tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc hay thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ nào trong thai kỳ, trừ khi được bác sĩ kê toa.

Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc bổ sung magie nhằm chống lại hiện tượng táo bón và chuột rút trong thai kỳ. Việc uống loại thuốc này trước khi đi ngủ cũng giúp làm thư giãn cơ bắp, tạo điều kiện cho bà bầu có giấc ngủ ngon hơn.

Như vậy có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị mất ngủ. Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng thuốc hay các phương pháp tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chị em nên đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.