Vì sao bà bầu hay bị chuột rút? nguyên nhân và cách phòng: Nguyên nhân gây chuột rút ở giai đoạn này là khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới. Do u nang (Corpus Luteal) hình thành ngay trên buồng trứng và làm trứng rụng trước khi được thụ tinh. U nang này có chức năng quan trọng là sản sinh đủ progesterone để nuôi dưỡng phôi thai trước khi nhau thai hình thành.
Vì sao bà bầu hay bị chuột rút? nguyên nhân và cách phòng
Tình trạng bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các mạch máu, các cơ bắp ở ở chân, thai nhi lớn chèn vào một số mạch máu trong phần chân gây ra. Ngoài ra, Chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu giúp chị em nhận biết mình đang mang thai nhé.
Để tìm ra giải pháp thích hợp phòng ngừa chuột rút, chúng ta cần biết nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Và dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra chuột rút.
Do cơ thể không được cung cấp đủ nước: Theo như nghiên cứu và người ta đã tìm ra được một trong những nguyên nhân gây hiện tượng chuột rút là do cơ thể mất nước, không được cung cấp đủ nước. Khi bạn vận động quá mạnh, hay đi dưới trời nắng khiến cơ thể ra mồ hôi nhiều và lúc này cơ thể mất đi một lượng nước không nhỏ, tức là nguồn điện giải suy giảm. Nếu không được bổ sung nước kịp thời sẽ gây ra hiện tượng co thắt cơ bắp bởi điện giải là nhân tố giúp kiểm soát các cơn co thắt cơ bắp.
Do phải đứng nhiều giờ liền: việc đứng nhiều giờ sẽ gây mỏi cơ, đau nhức cơ và đôi chân chịu căng thẳng kèm theo trọng lượng cơ thể lớn. Từ đó gây ra hiện tượng co thắt cơ bắp dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Cơ thể đột ngột gặp lạnh: khi đột ngột gặp lạnh, cơ thể chưa thể thích nghi ngay được và phản ứng theo phản xạ tự nhiên của cơ thể là co rúm người lại, kèm với đó các cơ cũng co và gây ra hiện tượng chuột rút.
Do vận động mạnh, luyện tập thể dục thể thao: những hoạt động này sẽ gây ra đau nhức, mệt mỏi cơ bắp. Từ đó dễ xảy ra hiện tượng chuột rút. Ngoài ra theo như nhiều chuyên gia thì việc thiếu hút các khoáng chất như magie, kali, natri trong máu hay người mắc một số bệnh như tiểu đường, đau dạ dày, rối loạn chức năng thần kinh… cũng khiến cơ thể dễ bị chuột rút.
Bà bầu nên làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút ở bắp chân, mẹ bầu nên kéo duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu bị rút ở đùi thì nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình thẳng ra, tay kia ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút.
Lấy một chai nước nóng hoặc nước đá lạnh đặt lên vùng bị chuột rút, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất. Sau khi chân đã đỡ đau, bà bầu nên đi lại một chút. Khi cơ bắp chân căng, có thể bạn sẽ thấy đi lại hơi khó khăn nhưng các cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu đã thực hiện cách trên mà cơn đau vẫn còn tiếp diễn và kèm theo dấu hiệu chân bị sưng, đau, hoặc khi chạm vào có cảm giác ấm nóng xung quanh thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của cục đông máu, cần được chăm sóc ngay lập tức. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kiến thức phòng tránh chuột rút khi mang thai qua những gợi ý dưới đây của Bacsihay.com:
– Mẹ bầu thường xuyên rèn luyện những bài tập khởi động ở chân thường xuyên như đi bộ, yoga để giúp tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó hạn chế bị chuột rút.
– Uống nhiều nước rất có lợi cho sức khỏe. Mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn vào những ngày nắng nóng hoặc sau khi mẹ tập thể thao nhiều.
– Massage các vùng bụng, tay, chân, lưng,… có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút, đau lưng và đặc biệt là hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai. dấu hiệu mang thai Khi nằm nghỉ ngơi hoặc buổi tối khi đi ngủ, các mẹ nên nằm nghiêng về bên trái và để chân cao hơn một chút bằng cách kê một chiếc gối hoặc chăn phía dưới chân.
– Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt nhất, bạn hãy để đôi chân mình được hoạt động và nghỉ ngơi đúng thời điểm. Khi phải ngồi làm việc quá lâu thì bạn nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.
– Mẹ bầu nên bổ sung canxi, magie,… cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như cá, sữa, trứng, gà, gan, hải sản, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…
Kết: Nếu bị chuột rút khi mang thai, bạn có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.